Nhận xét về các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn?
Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn?
A. Diễn ra liên tục từ đầu thời Nguyễn cho đến những năm 50
B. Lôi cuốn đông đảo các giai cấp và tầng lớp tham gia
C. Đều bị triều đình dập tắt
D. Đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến cát cứ
Lời giải:
Đặc điểm của các cuộc nổi dậy của nhân dân thời nhà Nguyễn đầu thế kỉ XIX:
- Phong trào đấu tranh của nhân dân chống chính quyền và giai cấp thống trị ở nửa dầu thế kỉ XIX đã diễn ra suốt từ đầu thời Nguyễn cho đến những năm 50 chứ không mang tính giai đoạn như ở các thế kỉ trưóc.
- Phong trào đã lôi cuốn toàn bộ nhưng người bị trị, từ nông dân, thợ thủ công, nho sĩ, quan lại cấp dưới, … miền xuôi đên binh lính, các dân tộc ít người, tất nhiên ở những mức độ khác nhau ở vùng này hay vùng khác.
- Đều bị triều đình đàn áp.
=> Loại trừ đáp án: D
Đáp án cần chọn là: D
Sự bùng nổ liên tục các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn phản ánh điều gì?
A. Chế độ phong kiến chấm dứt hoàn toàn
B. Mâu thuẫn gay gắt giữa triều đình Nguyễn với nhân dân
C.Cần có một vị vua mới thay thế Minh Mạng
D. Cần có một triều đại mới thay thế nhà Nguyễn
Lời giải:
Sự bùng nổ liên tục các cuộc nổi dậy của nhân dưới thời Nguyễn đã phản ánh mâu thuẫn sâu sắc giữa vương triều Nguyễn với toàn thể các tầng lớp nhân dân. Nhà Nguyễn dường như bất lực trước việc đáp ứng các yêu cầu của nhân dân
Đáp án cần chọn là: B
bạn ơi giúp mk câu này với
- Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn như thế nào?
- Hãy nêu nhận xét đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn?
- Ý kiến về chế độ phong kiến của nhà Nguyễn?
Hãy lập một bảng cho các cuộc khởi nghĩa dưới thời Nguyễn gồm
-tên cuộc khởi nghĩa
- thời gian
- diễn biến chính
các bạn làm càng gọn càng tốt thank :)
Ý 1:
- Đời sống nhân dân, nhất là nông dân ngày càng cực khổ.
- Địa chủ cường hào chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế nặng nề.
- Nạn đói, dịch bệnh hoành hành khắp nơi.
=> Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
Ý 2:
Đời sống của các tầng lớp nhân dân dưới triều Nguyễn cực khổ do:
- Địa chủ, cường hào chiếm đoạt ruộng đất.
- Quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề.
- Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi.
=> Nhân dân căm phẫn, bất bình, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, nên họ nổi dậy đấu tranh chống chính quyền nhà Nguyễn.
Các cuộc nổi dậy của nhân dân thời Nguyễn thất bại xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu nào?
A. Sự hùng mạnh của quân đội triều đình
B. Mang tính tự phát, thiếu một đường lối đấu tranh đúng đắn
C. Triều đình Nguyễn câu kết với thực dân Pháp để đàn áp
D. Triều đình Nguyễn tiến hành chia rẽ, mua chuộc
Lời giải:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thất bại của các cuộc nổi dậy của nhân dân thời nhà Nguyễn là do các cuộc khởi nghĩa còn mang tính tự phát, địa phương, riêng rẽ, chưa có sự đoàn kết, trang bị vũ khí thô sơ, chưa có đường lối đúng đắn nên quân đội triều đình có thể dễ dàng đàn áp.
Đáp án cần chọn là: B
Em hãy nêu nguyên nhân vì sao các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới triều Nguyễn bị thất bại
Các cuộc nổi dậy của nhân dân thời Nguyễn thất bại xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu mạng tính tự phát, thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn.
Các cuộc nổi dậy của nhân dân thời Nguyễn không để lại hậu quả nào sau đây?
A. Nền sản xuất đình trệ
B. Khối đoàn kết dân tộc rạn nứt
C. Sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm
D. Lật đổ nhà Nguyễn, thiết lập một vương triều mới
Lời giải:
Các nổi dậy của nhân dân thời Nguyễn khiến cho nền sản xuất bị đình trệ, khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt, từ đó khiến cho sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm
=> Việt Nam đứng ở thế bất lợi trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây.
=> Đáp án D: Đến năm 1945 triều Nguyễn mới bị lật đổ.
Đáp án cần chọn là: D
hãy phân tích nguyên nhân mục tiêu ý nghĩa của các cuộc nổi dậy của nhân dân ta dưới triều nguyễn thế kỉ XIX ?
lẹ vv
Nguyên nhân :
+ Phong trào đấu tranh đã nổ ra ngay từ khi nhà Nguyễn vừa mới thành lập và kéo dài liên tục, Chỉ tính đến riêng trong nửa đầu thế kỉ XIX, đã có gần 400 cuộc khởi nghĩa, như vậy trung bình mỗi năm có khoảng 10 cuộc khởi nghĩa. Thời vua Minh Mạng, thời kì phát triển của nhà Nguyễn, đã nổ ra 250 cuộc Khởi nghĩa.
+ Phong trào đấu tranh đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp trong xã hội tham gia, nhiều cuộc khởi nghĩa do các quan lại của nhà Nguyễn lãnh đạo, thậm chí lực lượng binh lính cũng chống lại triều đình.
+ Phong trào đấu tranh có quy mô khắp trong cả nước từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền ngược.
+ Các cuộc khởi nghĩa diễn ra liên tục song mang nặng tư tưởng cục bộ địa phương nên chưa tạo thành một phong trào chung, vì vậy nhà Nguyễn có điều kiện để tập trung lực lượng đàn áp.
Ý nghĩa :
+ Phong trào đấu tranh đã chứng tỏ sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột.
1. Em có nhận xét gì về đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn?
2. Hàng năm cuộc nỗi dậy chống nhà Nguyễn nói lên thực trạng xã hội bấy giờ như thế nào?
1. Đời sống nhân dân ngày càng cực khổ
2.
Hàng trăm cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn đã phản ánh thực trạng xã họi rối ren , triều đình nhà Nguyễn thối nát , bảo thủ , ương hèn ,/ ra sức bóc lột nhân dân , các tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ à mâu thuẩn xã hội gây gắt ,/ nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra ở cả miền xuôi và miền ngược , có sự liên kết phối hợp với nhau ,/ không bó hẹp trong một địa phương mà lang ra nhiều vùng ,/ đó chính là thái độ của nhân dân đối với triều đình quan lại nhà Nguyễn .
Các cuộc nổi dậy của nhân dân ta dưới Triều Nguyễn thế kỉ XIX mặc dù thất bại nhưng có ý nghĩa gì?
Góp phần vào sự suy yếu của chế độ phong kiến nhà Nguyễn.
Thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân ta.