Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phúc Thành sama
Xem chi tiết
Phúc Thành sama
Xem chi tiết
Chaungoc Lely
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Anh
12 tháng 2 2019 lúc 10:32

muốn có quả ngọt và ngon thì chỉ tốn thời gian tối đa là mười năm trồng cây, còn đối với con người, đối với cả thế hệ sau này, muốn con cháu được nên người, xã hội được phồn vinh thì chúng ta cần phải chú trọng công tác giáo dục, chăm nom thế hệ trẻ vì đó là tương lai của cả đất nước.

xKraken
12 tháng 2 2019 lúc 10:56

Theo tôi, ngụ ý của Bác là: muốn có quả ngọt và ngon thì chỉ tốn thời gian tối đa là mười năm trồng cây, còn đối với con người, đối với cả thế hệ sau này, muốn con cháu được nên người, xã hội được phồn vinh thì chúng ta cần phải chú trọng công tác giáo dục, chăm nom thế hệ trẻ vì đó là tương lai của cả đất nước.

Chúc bạn học tốt !!!

Nhật Hạ
12 tháng 2 2019 lúc 11:07

 “Trồng cây” thì mất “mười năm” nhưng “trồng người” phải mất đến“trăm năm”, khoảng cách giữa con số “mười năm” và “trăm năm” là độ dài của sự tu dưỡng và quyết tâm rèn luyện. Công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước còn nhiều lo toan và bươn trải, mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh” đang được cà nước “xuống đường” như ngày “xuống đường” đánh Pháp và Mĩ của toàn dân tộc năm nào. Dù khó khăn gian khổ thế nào, dù phải vất vả, hy sinh thế nào đi nữa, nhớ tới Bác, nghĩ về Bác chúng ta như được tiếp thêm sức mạnh, chấp thêm đội cánh và bay nhanh tới chân trời mơ ước, chân trời khát vọng, chân trời trồng người vĩ đại của dân tộc, của thế hệ con cháu Bác Hồ Chí Minh, và của mục tiêu bất tử: “Vì lợi ích mười năm trồng cây_ Vì lợi ích trăm năm trồng người” sống mãi trong ngành giáo dục chúng ta.

P/s: Hoq chắc 

Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Thành
16 tháng 9 2023 lúc 13:05

-Hoán dụ: Trăm năm, mười năm

Lấy cái cụ thể là con số để thay cho cái trừu tượng chính là thời gian trông người....

-Ẩn dụ: trồng

Từ trồng vốn để chỉ hoạt động trồng cây, trồng hoa; nhưng ở câu nói trên lại để chỉ hoạt đọng chăm sóc, giáo dục con người

-Điệp ngữ: Vì lợi ích, trồng

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 1 2018 lúc 3:49

Đáp án: D

đỗ thanh mai
Xem chi tiết

Các từ hoán dụ là : mười năm, trăm năm

Mối quan hệ : câu A : cái trìu tượng, câu B cái cụ thể

Ý nghĩa : câu A : Gọi tên cái cụ thể, câu B : Thay cho cái trìu tượng : con số không xác định

Chúc cậu học tốt !!!

Pham thi thu ngan
Xem chi tiết
Minh
26 tháng 4 2022 lúc 21:33

tham khảo

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, chúng ta luôn tràn ngập niềm vui, hạnh phúc bên gia đình. Ngoài việc sum họp bên gia đình, khắp đất nước ta có một phong trào mới "Tết trồng cây" được mọi người hưởng ứng sôi nổi như một ngày lễ hội lớn vậy. Trong phong trào này, ta lại nhớ đến lời dạy bảo của Bác Hồ kính yêu:

"Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân"

Qua hai dòng thơ trên, Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân lại có thể góp phần làm mùa xuân của đất nước?

 

Trong bốn mùa của đất nước, mùa xuân có khí hậu ấm áp, ôn hòa làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nở. Đây là mùa thích hợp cho việc trồng cây. Bác đã nhắc nhở mọi người phải trồng cây để quanh ta có bầu không khí trong lành để chúng ta sống khỏe mạnh hơn. Trồng cây để chúng ta tô điểm cho cuộc sống trở nên xanh tươi hơn, gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên

Bác nói: "Mùa xuân là Tết trồng cây" mang ý nghĩa cả mùa xuân là Tết của trồng cây. Nhắc đến Tết là nhắc đến không khí tràn ngập niềm vui; khi trồng cây ta sẽ thấy sảng khoái, yêu đời, yêu thiên nhiên. Tết trồng cây khẳng định rằng việc trồng cây mang lợi ích rất lớn cho dân tộc ta hôm nay và cả tương lai.

Bác Hồ đã nói rõ mục đích của Tết trồng cây: "Làm cho đất nước càng ngày càng xuân". Từ 'xuân' ở câu này không phải chỉ một mùa trong năm, mà mang ý nghĩa là sức sống tươi đẹp, trẻ trung của đất nước. Khi trồng cây, cây sẽ xanh tươi thì ở mọi nơi trên đất nước sẽ tràn ngập sức sống làm cho con người yêu thiên nhiên hơn. Nếu mỗi người chỉ trồng một cây thôi thì cũng đã góp phần nhỏ trong việc làm đẹp cho đất nước. Một thời gian sau, ta sẽ biến những nơi đất trống đồi trọc thành nơi phủ xanh.

Bác đã nói: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người" để mọi người hiểu rõ vể lợi ích trồng cây trồng người.

Đúng vậy, trồng cây có lợi ích rất lớn đối với cuộc sống con người. Cây xanh làm giảm xói mòn. Hằng ngày, các nhà máy, các phương tiện giao thông đã thải khói bụi thì cây đã giúp ta phần nào khi thanh lọc những khí thải, lấy lại sự trong lành cho không khí. Vào mùa nước lũ, nếu không có cây chắn gió, chắn dòng nước lũ thì sẽ không biết bao nhiêu đồ đạc sẽ cuốn theo dòng nước lũ. Cây cối còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, tạo ra những sản phẩm để phục vụ đời sống con người. Khi mùa hè chói chang, oi bức thì những hàng cây xanh sẽ che bóng mát, hứng chịu cái nắng gay gắt. Đứng dưới bóng cây, ta như lạc vào thế giới thần tiên tràn ngập một màu xanh tươi mát. Chính vì thế, nếu không có cây xanh thì sẽ chẳng còn ai tồn tại trên đời. Vì vậy, chúng ta phải trồng cây để bảo vệ môi trường, đây là việc cần thiết đối với toàn nhân loại.

 

Với lời dạy của Bác, ta thấy Bác rất quan tâm và gần gũi với thiên nhiên. Bác thường xuyên theo dõi, cổ vũ phong trào Tết trồng cây. Hằng năm, mỗi độ xuân về, Bác vừa viết báo nhắc nhở nhân dân thực hiện Tết trồng cây, vừa đi thăm và tham gia trồng cây cùng nhân dân. Trong khu nhà đơn sơ của mình, Bác đã tạo ra một môi trường thiên nhiên tươi đẹp, trồng và chăm sóc rất chu đáo. Từ việc làm và lời dạy của Bác, ta nhận thấy rằng con người ta sống không thể tách rời với thiên nhiên. Vì vậy, ta phải trồng cây để góp phần làm cho cuộc sống trở nên "xanh, sạch đẹp!".

Là người học sinh, em thấy mình phải có trách nhiệm đối với việc trồng cây. Đồng thời, học sinh chúng ta phải tự giác, nhắc nhở các bạn phải tôn trọng về việc bảo vệ cây xanh. Mỗi học sinh phải có ý thức giữ gìn một môi trường trong lành. Và không biết từ bao giờ, Tết trồng cây đã trở thành một nếp sống đẹp; một truyền thống gắn bó với nhân dân ta khi mùa xuân về.

Qua lời dạy trên của Bác, ta càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa và lợi ích to lớn của việc trồng cây. Học sinh chúng em sẽ trồng cây để góp phần làm đẹp cho đất nước và sẽ cố gắng học thật giỏi để mai này xây dựng đất nước ngày một phồn vinh, thịnh vượng hơn.

Phùng Thị Thanh Thủy
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Vân
11 tháng 5 2020 lúc 21:49

nếu ta học hành đầy đủ thì lợi ích có thể đến trăm năm nhưng nếu ta bỏ ra thơi gian đó để trồng cây thì lợi ích đó chỉ có thể tốn tại ddcuwoj 10 năm 

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thanh Vân
11 tháng 5 2020 lúc 21:51

đó là ý của mình

Khách vãng lai đã xóa
-..-
12 tháng 5 2020 lúc 13:44

Hiểu rõ sự gắn bó mật thiết giữa con người với môi trường sống, nên Bác Hồ đặc biệt quan tâm tới việc “trồng cây gây rừng” và Người luôn coi đây là một trong những vấn đề chiến lược, góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống và bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Trồng cây theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoài việc để nhân dân chuẩn bị lấy gỗ làm nhà ở, để sản xuất, v.v..còn có một ý nghĩa thiết thực là bảo vệ môi trường tự nhiên.

Ngày 28-11-1959, Người viết bài Tết trồng cây và “đề nghị tổ chức một ngày Tết trồng cây” để thiết thực “lấy thành tích chúc mừng Đảng 30 mươi tuổi”. Người từng nói: trồng cây “tốn kém ít mà ích lợi nhiều”, cho nên “tất cả nhân dân miền Bắc mỗi người phụ trách trồng một hoặc vài ba cây và săn sóc cho tốt” và “mỗi Tết trồng được độ 15 triệu cây”, thì sau mươi năm, “nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu sẽ điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta”. Sáng 6/1/1960, Lời kêu gọi toàn dân hưởng ứng một tháng Tết trồng cây của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng được đăng trên báo Nhân dân và một số tờ báo khác, trong đó, Người kêu gọi mỗi người hãy trồng ít nhất một cây và phải chăm sóc tốt. Đợt trồng cây này gọi là Tết trồng cây và là Tết trồng cây đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Mùa xuân năm sau, ngày 5-2-1961, Người trồng cây ở Vườn hoa Thanh niên cùng các đại biểu dự Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Lao động thành phố Hà Nội. Ngày 20-2-1961, về thăm Pác Bó (Cao Bằng) sau hai mươi năm xa cách, sau khi dự cuộc mít tinh của nhân dân Huyện Hà Quảng tổ chức bên bờ suối Pác Bó, thăm một số gia đình có công với cách mạng, thăm lại hang Cốc Bó, Người trồng một khóm trúc bên bờ suối làm kỷ niệm…

Không chỉ viết về Tết trồng cây, Người còn nhấn mạnh rằng: Trồng cây phải là một kế hoạch kinh tế lâu dài và liên tục của Nhà nước. Trên tinh thần đó, để trồng cây đạt hiệu quả thiết thực chứ không chỉ là phong trào, thì các cấp bộ, ngành “phải có kế hoạch, có hướng dẫn, tìm thêm hạt, ươm thêm giống… phải làm đúng khẩu hiệu “trồng cây nào tốt cây ấy”(1), để “phong cảnh của ta cũng thật sự là non sông gấm vóc, tươi đẹp vô cùng”. Không chỉ có vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: muốn cho Tết trồng cây trở thành một tục lệ tốt đẹp trong đời sống tinh thần của nhân dân ta, trở thành một nét đẹp truyền thống mỗi dịp đầu xuân, theo Người: “Tết trồng cây cũng như mọi việc khác, các cấp uỷ Đảng phải lãnh đạo cụ thể và chặt chẽ thì sẽ thành công”(2). Tuy nhiên, trong khi thường xuyên nhắc nhở chính quyền, đoàn thể các cấp phải “khéo vận động” nhân dân trồng cây để lấy gỗ làm nhà, làm củi đun, Người cũng không quên nhấn mạnh: tất cả mọi người đều phải lo “bảo vệ rừng, cấm phá rừng” để bảo vệ môi trương sinh thái, chắn gió bão, chống xói mòn, lụt lội…Theo lời Người, điểm đặc biệt là phong trào “trồng cây” sẽ thu hút tất cả mọi người – từ các cụ phụ lão đến các em nhi đồng đều có thể hăng hái tham gia, thì phong trào “bảo vệ rừng, cấm phá rừng” cũng sẽ thu hút được sự tham gia của toàn xã hội.

Tiếp đó, cứ mỗi dịp xuân về, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại dành thời gian trồng cây ở Hà Nội và các địa phương, và viết bài cổ vũ cho Tết trồng cây. Trong những năm đồng bào miền Nam còn đang phải đấu tranh để tiến hành cuộc cách mạng giải phóng, Người từng nhắc: mỗi cây chúng ta trồng ở miền Bắc không chỉ có ý nghĩa với riêng miền Bắc, mà là “trồng cây cho cả đồng bào miền Nam nữa”. Trước Tết Kỷ Dậu 1969, Người đã viết bài báo cuối cùng về Tết trồng cây, đăng báo Nhân dân ngày 5-2-1969. Trong đó, Người kêu gọi: “Năm nay, chúng ta thi đua trồng cây cho thật tốt, phải đảm bảo trồng cây nào tốt cây ấy, tổ chức “một Tết trồng cây quyết thắng giặc Mỹ xâm lược”. Ngày mồng một Tết Nguyên đán năm 1969, như bao xuân trước, mặc dù không được khoẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đi thăm cán bộ chiến sĩ Quân chủng phòng không không quân tại sân bay Bạch Mai. Buổi trưa cùng ngày, Người đi thăm, chúc Tết nhân dân và trồng cây đa khai xuân cuối cùng trên đồi Vật Lại, Ba Vì, Hà Tây.

Từ khi chuẩn bị phát động Tết trồng cây, cho đến khi qua đời (1959-1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài về Tết trồng cây, cổ động nhân dân tích cực tham gia phong trào trồng cây, góp phần bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường và bản thân Người cũng trồng nhiều cây. Gần 43 năm sau khi Người ra đi và 53 năm sau bài viết đầu tiên của Người có nội dung về Tết trồng cây, phong trào Trồng cây đầu xuân theo tinh thần “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân” như Người mong muốn và phát động, đã mang lại những lợi ích thiết thực về môi sinh, môi trường. Biết bao cây non nhân dân ta và chính Người trực tiếp đã trồng trong những Tết trồng cây mỗi dịp đầu xuân đang trường tồn cùng thời gian, làm đẹp thêm cho làng quê, cho công viên, đường phố, để đất nước Việt Nam 4 mùa đều tươi xanh.


*Ryeo*

Khách vãng lai đã xóa
Huy Hoàng Đoàn Lê
Xem chi tiết
Wall HaiAnh
22 tháng 4 2018 lúc 18:25

Trả lời

 mười năm, trăm năm.

- Mối quan hệ: cái cụ thế (B) và cái trừu tượng (A):

+ Gọi tên cái cụ thể: mười năm, trăm năm.

+ Thay cho cái trừu tượng: con số không xác đinh.