Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ?
Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ?
Du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ vì có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển:
* Vị trí: Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, cửa ngõ của các nước láng giềng ra Biển Đông và ngược lại, cửa ngõ hành lang Đông - Tây của Tiểu vùng sông Mê Công, thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới về du lịch.
* Có nguồn tài nguyên du lịch đa dụng, phong phú
- Tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ Địa hình: có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Bắc Trung Bộ có các bãi biển nổi tiếng: Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế).
+ Khí hậu: nhiệt đới ấm gió mùa, có mùa đông lạnh vừa, thuận lợi cho phát triển du lịch.
+ Nước: sông, hồ; một số nơi có nguồn nước khoáng: Suối Bang (Quảng Bình).
+ Sinh vật: có các vườn quốc gia: Bến Én (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế); khu bảo tồn thiên nhiên: Tây Nghệ An (Nghệ An).
- Tài nguyên du lịch nhân văn:
+ Di tích: có nhiều di tích văn hoá - lịch sử như: quê hương Bác Hồ (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An), Cố Đô Huế,...
+ Có các lễ hội, làng nghề truyền thống.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Bắc Trung Bộ có số dân khá đông, người dân mến khách, phần lớn lao động họat động ở lĩnh vực du lịch đã được qua đào tạo.
- Có hệ thống giao thông khá phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch ngày càng phát triển (nhà hàng, khách sạn, mạng lưới chợ, cơ sở y tế,...).
- Mức sống và trình độ dân trí của người dân ngày càng nâng lên.
- Số lượng khách du lịch đến Bắc Trung Bộ ngày càng tăng nhanh.
- An ninh trật tự xã hội dược bảo đảm,...
Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ.
‐ Bắc Trung Bộ có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú:
+ Bãi biển: sầm Sơn ﴾Thanh Hoá﴿, Cửa Lò ﴾Nghệ An﴿, Thiên Cầm ﴾Hà Tĩnh﴿, Thuận An, Lăng Cô ﴾Thừa Thiên ‐ Huế﴿,...
+ Các vườn quốc gia: Phong Nha ‐ Kẻ Bàng ﴾Quảng Bình﴿, Bạch Mã ﴾Thừa Thiên ‐ Huế﴿,...
+ Các di tích lịch sử ‐ văn hoá ﴾Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An ‐ quê hương Bác Hồ﴿, di tích ở Cố đô Huế,...
‐ Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn: Kim Liên, Phong Nha ‐ Kẻ Bàng, Cố đô Huế,...
‐ Số lượng khách du lịch đến Bắc Trung Bộ ngày càng đông.
Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế ở Bắc Trung Bộ?
Du lịch là thế mạnh kinh tế ở Bắc Trung Bộ, vì Bắc Trung Bộ có nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng, hấp dẫn khách du lịch:
+ Các bãi biển nổi tiếng : sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế),...
+ Các vườn quốc gia: Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế),...
+ Các di tích lịch sử - văn hoá : Quê hương Bác Hồ (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An), Cố đô Huế,...
1) Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khan gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?
2) Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ?
3) Sưu tầm tư liệu về khu di tích quê Bác Hồ tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An; vườn quốc gia Phong Nha- Kẽ Bàng, thành phố Huế
1. Khó khăn và thuận lợi của điều kiện tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ:
- Thuần lợi:
+ Dải đồng bằng ven biển là nơi trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực.
+ Vùng gò đồi có diện tích tương đối rộng thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn; một sô nơi có đất badan, hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày.
+ Tỉnh nào cũng có biển, tạo điều kiện cho phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản phát triển.
+ Độ che phủ rừng đứng thứ hai cả nước (sau Tây Nguyên) với nhiều loài thực, động vật có giá trị cao.
+ Tài nguyên du lịch đa dạng: các bãi biển, di tích lịch sử - văn hoá,.... Đặc biệt, có Di sản thiên nhiên thế giới là Phong Nha - Kẻ Bảng và các Di sản vãn hoá thế giới: cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.
- Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán, gió phơn Tây Nam khô nóng, cát bay, cát chảy,...
2. - Bắc Trung Bộ có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú:
Bãi biển: sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế),...Các vườn quốc gia: Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế),...Các di tích lịch sử - văn hoá (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An - quê hương Bác Hồ), di tích ở Cố đô Huế,...- Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn: Kim Liên, Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế,..
=> Chính vì những điều kể trên mà số lượng khách du lịch đến Bắc Trung Bộ ngày càng đông.
3. Khu di tích Kim Liên là khu di tích tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn (Nghệ An), cách thành phố Vinh khoảng 15 km theo tỉnh lộ 49.
Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia
Khu di tích Kim Liên là một trong bốn di tích quan trọng tại Việt Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa lịch sử về thời niên thiếu của chủ tịch Hồ Chí Minh và những người thân trong gia đình.
Toàn bộ khu di tích bao gồm nhà tranh nhỏ của cha mẹ Hồ Chí Minh (Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan), cụm di tích Hoàng Trù, nhà thờ chi họ Hoàng Xuân, nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, giếng Cốc, lò rèn Cố Điền; di tích cây đa, sân vận động Làng Sen; phần mộ bà Hoàng Thị Loan….
Tham khảo
1.
a) Thuận lợi:
- Khí hậu: nhiệt đới ẩm, lượng mưa khá lớn.
- Địa hình: kết hợp đất đai tạo điều kiện để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp theo chiều Tây- Đông:
+ Phía Tây là vùng núi thấp, đất feralit: thuận lợi canh tác cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.
+ Vùng đồi trước núi phát triển chăn nuôi gia súc: trâu, bò (bò chiếm 50% số lượng đàn bò cả nước).
+ Vùng đồng bằng ven biển: có thể phát triển cây lúa, các loại cây công nghiệp ngắn ngày: lạc, vừng, nghệ, thuốc lá, mía…cây ăn quả (cam, chanh, xoài), nuôi gia cầm, lợn…
+ Vùng biển rộng lớn phía Đông: có nhiều bãi tôm, bãi cá phát triển đánh bắt thủy sản, các vũng vịnh, đầm phá có thể nuôi trồng thủy sản (tôm, cá). Bờ biển khúc khuỷu nhiều vũng vịnh thuận lợi xây dựng các cảng biển (Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Chân Mây…), có nhiều bãi biển đẹp để phát triển du lịch.
- Sông ngòi: dốc, nước chảy quanh năm thuận lợi phát triển nông nghiệp, công nghiệp, nguồn thủy năng quan trọng của vùng.
- Tài nguyên khoáng sản: sắt (Hà tĩnh), crom (Thanh hóa), thiếc, đá quý (Nghệ an), titan (Hà Tĩnh), đá vôi, sét, cao lanh…là cơ sở để phát triển nhiều ngành công nghiệp như khai khoáng, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng…
- Tài nguyên du lịch khá đa dạng: các bãi biển đẹp (Cửa Lò, Sầm Sơn, Lăng Cô...) các vườn quốc gia: Pù Mát (Nghệ An), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế), nhiều hang động đẹp: Phong Nha - Kẻ Bàng, Sơn Đòong (Quảng Bình) có lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng…
b) Khó khăn
- Chịu ảnh hưởng hiệu ứng phơn khô nóng vào mùa hạ.
- Bão nhiệt đới; lũ quét, lũ ống, sạt lở đất ở vùng miền núi.
- Nạn cát bay cát chảy ven biển.
- Đồng bằng hạn với diện tích nhỏ hẹp, hạn chế cho việc đảm bảo nhu cầu lương thực của vùng. Vùng đồi núi phía Tây địa hình dốc gây trở ngại cho việc khai thác, giao thông đi lại, điều kiện sống còn nhiều khó khăn.
2.
- Bắc Trung Bộ có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú:
Bãi biển: sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế),...Các vườn quốc gia: Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế),...Các di tích lịch sử - văn hoá (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An - quê hương Bác Hồ), di tích ở Cố đô Huế,...- Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn: Kim Liên, Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế,..
=> Chính vì những điều kể trên mà số lượng khách du lịch đến Bắc Trung Bộ ngày càng đông.
3.
Khu di tích Kim Liên là khu di tích tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn (Nghệ An), cách thành phố Vinh khoảng 15 km theo tỉnh lộ 49.
Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia
Khu di tích Kim Liên là một trong bốn di tích quan trọng tại Việt Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa lịch sử về thời niên thiếu của chủ tịch Hồ Chí Minh và những người thân trong gia đình.
Toàn bộ khu di tích bao gồm nhà tranh nhỏ của cha mẹ Hồ Chí Minh (Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan), cụm di tích Hoàng Trù, nhà thờ chi họ Hoàng Xuân, nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, giếng Cốc, lò rèn Cố Điền; di tích cây đa, sân vận động Làng Sen; phần mộ bà Hoàng Thị Loan….
Dựa vào Atlat Địa lí Việt nam và kiến thức đã học, phân tích các thế mạnh kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tại sao nói việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc?
HƯỚNG DẪN
a) Các thế mạnh kinh tế
− Vị trí địa lí: Giáp với Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía nam Trung Quốc, là những nơi có sự phát triển kinh tế năng động; có khả năng giao lưu nước ngoài bằng đường biển (qua cảng biển ở Quảng Ninh), chịu sự tác động lan tỏa ngày càng lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc.
− Tài nguyên khoáng sản phong phú nhất nước ta, tạo ra lợi thế cho vùng về các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, từ đó tạo ra cơ cấu các ngành công nghiệp nặng.
− Có thế mạnh nổi bật về công nghiệp năng lương: Vùng than Quảng Ninh trữ lượng lớn, chất lượng cao; trữ năng thủy điện lớn nhất cả nước (tập teung lớn nhất ở hệ thống sông Hồng).
− Có thế mạnh đặc sắc về các cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới, về chăn nuôi gia súc lớn (trâu).
− Thế mạnh kinh tế biển của tỉnh Quảng Ninh (du lịch biển, thủy sản, dịch vụ hàng hải…), tạo nên một thế mạnh độc đáo của vùng, làm cho cơ cấu kinh tế vùng càng thêm hoàn chỉnh và phát triển năng động hơn.
b) Việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa rất lớn về:
− Kinh tế: Vùng có tiềm năng lớn, nhưng mới được khai thác một phần. Việc phát huy các thế mạnh của vùng sẽ góp phần nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế cả nước và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế − xã hội của vùng, tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn.
− Chính trị, xã hội: Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người, đã có đóng góp rất lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong vùng vẫn còn nhiều xã nghèo, huyện nghèo.
C1 những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội của vùng trung du miền núi Bắc Bộ
C2 Tại sao nói du lịch là thế mạnh của Bắc Trung Bộ
C3 Tại sao nói du lịch là thế mạnh của Tây Nguyên
C1 những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội của vùng trung du miền núi Bắc Bộ
a) Thuận lợi
- Vị trí địa lí:
+ Bắc Trung Bộ liền kề với Đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng trong quá trình phát triển.
+ Với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây mở mối giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan, đã tạo điều kiện thuận lợi để Bắc Trung Bộ phát triển nền kinh tế mở.
- Về mặt tự nhiên:
+ Có dải đồng bằng ven biển: Thanh - Nghệ - Tỉnh, Bình - Trị - Thiên.
+ Đất phù sa mới tập trung ở các con sông. Đất cát biển. Đất feralit ở vùng rìa đồng bằng. Một số nơi có đất đỏ badan. Có khả năng trồng lúa, cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Diện tích vùng gò đồi tương đối lớn, có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn.
+ Có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômit, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý.
+ Rừng có diện tích tương đối lớn.
+ Các hệ thống sông Mã, Cả có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện.
+ Dọc ven biển có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
+ Tài nguyên du lịch rất phong phú, nhất là về du lịch biển. Có các bãi tắm nổi tiếng như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên cầm, Thuận An, Lăng Cô; Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.
- Về mặt kinh tế-xã hội:
+ Dân số đông (10,6 triệu người, chiếm 12,7% số dân cả nước, năm 2006), nguồn lao động dồi dào. Ở các thành phố lớn tập trung nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật.
+ Có chuỗi đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển (Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế).
+ Có đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1, các tuyến đường ngang (quốc lộ 7, 8, 9) nối với quốc lộ 1 tạo nên mối quan hệ giữa vùng ven biển - đồng bằng với vùng đồi núi phía tây và với Lào.
+ Có các di sản văn hoá thế giới: Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.
+ Sự hình và phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể.
b) Khó khăn
- Tiềm năng phát triển nông nghiệp còn hạn chế, do các đồng bằng nhỏ hẹp.
- Nạn cát bay lấn đồng ruộng làng mạc (nhất là Quảng Bình); về mùa hạ có gió phơn Tây Nam khô nóng; hạn hán, bão, lụt diễn biến bất thường.
- Hậu quả của chiến tranh còn để lại, nhất là ở vùng rừng núi.
- Cơ sở hạ tầng còn nghèo.
C2 Tại sao nói du lịch là thế mạnh của Bắc Trung Bộ
- Bắc Trung Bộ có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú:
Bãi biển: sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế),... Các vườn quốc gia: Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế),... Các di tích lịch sử - văn hoá (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An - quê hương Bác Hồ), di tích ở Cố đô Huế,...- Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn: Kim Liên, Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế,..
=> Chính vì những điều kể trên mà số lượng khách du lịch đến Bắc Trung Bộ ngày càng đông.
C3 Tại sao nói du lịch là thế mạnh của Tây Nguyên
Nói Tây Nguyên có thế mạnh phát triển du lịch vì:
- Tây Nguyên có tài nguyên du lịch khá phong phú: gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: có nhiều thắng cảnh (hồ Xuân Hương, hồ Lăk, thác Yaly, thác Pren ...), các vườn quốc gia (Yok Đôn, Chư Mom Rây, Chư Yang Sin), các khu vực có khí hậu tốt (Đà Lạt, Ngọc Linh..).
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: các di tích lịch sử (nhà tù Plây Ku, Buôn Ma Thuột), các lễ hội, văn hóa dân gian (lễ hội đâm trâu, văn hóa cồng chiêng), sản phẩm thủ công của các dân tộc
⟹ Thuận lợi phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.
- Vị trí địa lí của Tây Nguyên thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước, với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công.
- Cơ sở hạ tầng của các thành phố, cũng là các trung tâm du lịch của vùng (Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Plây Ku) ngày càng hoàn thiện.
- Hiện nay đã có nhiều tuyến quốc lộ nối các thành phố, khu du lịch Tây Nguyên tới các vùng phát triển ở Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ (quốc lộ 19,26, 20, đường Hồ Chí Minh); các sân bay (như Buôn Ma Thuật, Plây Ku, Đà Lạt) góp phần rất lớn thúc đẩy hoạt động du lịch của vùng.
Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ
NHANH NHÉ !!!
THANKS !!!!
Tại sao du lịch lại là thế mạnh kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
Du lịch là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vì:
+ Đây là vùng giàu tài nguyên du lịch, có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng…
* Tài nguyên du lịch tự nhiên:
- Tập trung nhiều bãi biển đẹp của cả nước: Mỹ Khê, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Đại Lãnh, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ (Ninh Thuận), Cà Ná, Mũi Né (Ninh Thuận)…
- Có các thắng cảnh nổi tiếng: Ngũ Hành Sơn, Bà Nà (TP Đà Nẵng), vịnh Nha Trang (Khánh Hòa, được xem là một trong những vịnh biển đẹp nhất của thế giới)…
- Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận), khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm(Quảng Nam, đã được UNESCO công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên của thế giớ vào năm 2009)
- Nước khoáng Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận).
* Tài nguyên du lịch nhân văn:
- Di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).
- Di tích lịch, cách mạng, lễ hội truyền thống: Ba Tơ (Quảng Ngãi), lễ hội Ka tê (Ninh Thuận), lễ hội Tây Sơn (Bình Định), Lễ hội Tháp Bà (Khánh Hòa)…
+ Duyên hải Nam Trung Bộ có lượng mưa trung bình năm thấp, bầu trời quanh năm chan hòa ánh sang, nhất là các tỉnh cực năm của vùng, rất thích hợp để phát triển du lịch biển- đảo.
+ Vị trí nằm trên trục giao thông Bắc – Nam, có các sân bay lớn: Đà Nẵng, Nha Trang và nhiều cảng biển: Đà Nẵng (TP Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa)… thuận lợi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn, ý nghĩa chính trị, xã hội sậu sắc?
- Ý nghĩa kinh tế lớn: Trung du và miền núi Bắc Bộ có tiềm năng lớn, nhưng mới được khai thác một phần. Việc phát hủy các thế mạnh của vùng sẽ góp phần nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế cả nước và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, tạo ra cơ cấu kinh tế của vùng ngày càng hoàn thiện hơn.
- Ý nghĩa chính trị, xã hội: đây là vùng có nhiều dân tộc ít người, đồng bào các dân tộc đã đóng góp rất lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quốc. Tuy nhiên, trong vùng vẫn còn nhiều xã nghèo, huyện nghèọ.