Hướng dẫn soạn bài "Nước Đại Việt ta" - Nguyễn Trãi - Văn lớp 8
Hướng dẫn soạn bài " Cảnh ngày hè" - Nguyễn Trãi - Văn lớp 10
Câu 1 (trang 118 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Miêu tả cảnh ngày hè, tác giả đã sử dụng các động từ:ề thiên nhiên: “đùn đùn”, “giương”, “phun”. Từ đùn đùn gợi tả sắc xanh thẫm của tán hoè lớp lớp, liên tiếp tuôn ra, giương rộng ra; từ phun gợi sự nổi bật, bắt mắt của màu đỏ hoa lựu, xen vào đó là mùi hương thơm ngát của hoa sen trong hồ. Cảnh vật được miêu tả với những động từ mạnh thể hiện một sức sống mãnh liệt như có một cái gì đó thôi thúc bên trong, sức sống như ứa căng, tràn đầy.
Câu 2 (trang 118 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Bức tranh ngày hè có sự kết hợp giữa màu sắc và âm thanh, giữa cảnh vật với con người một cách hài hòa, sinh động. Cảnh vật ngày hè ngập tràn màu sắc, sự kết hợp màu độc đáo giữa màu đỏ của hoa lựu trước hiên với cây hòe xanh rợp bóng. Hương hoa sen kết hợp với khung cảnh ấy khiến không gian tràn đầy sức sống. Và trong không gian cảnh hè ấy, hình ảnh con người hiện lên với sự sung túc, hạnh phúc trong lao động. Tiếng “lao xao” của làng chài cùng tiếng ve râm ran tạo ra không khí nhộn nhịp, tràn đầy sức sống.
Câu 3 (trang 118 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Để thấy được toàn bộ vẻ đẹp của cảnh ngày hè, tác giả không chỉ dùng thị giác mà còn cảm nhận bằng thính giác và khứu giác. Không những nhìn thấy màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa thạch lựu, tác giả còn nghe thấy âm thanh lao xao của chợ cá, tiếng của ve kêu và ngửi thấy mùi thơm của hoa sen mùa hè. Thi nhân dường như mở rộng tất cả các giác gian để đón nhận thiên nhiên, để cảm nhận thiên nhiên và giao hòa cùng thiên nhiên, làm cho bức tranh thiên nhiên trong bài thơ trở nên tinh tế, sống động.
Qua đây, ta thấy được một tình yêu đối với thiên nhiên hay nói rộng hơn là qua việc thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên tác giả muốn nói lên tấm lòng của mình đối với nhân dân, đất nước.
Câu 4 (trang 118 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):Tâm sự của nhà thơ:
Hai câu thơ cuối thể hiện ước muốn của tác giả, là điểm hội tụ nội dung tư tưởng của cả bài thơ. Tác giả ước mình có “Ngu cầm” – cây đàn của vua Ngu Thuấn – gảy lên khúc hát Nam phong, khúc hát về sự ấm no cho trăm họ. Câu thơ này thể hiện ước muốn về một đất nước thái bình, người dân được tham gia lao động, có cuộc sống hạnh phúc để “dân giàu đủ” ở “khắp đòi phương”. Câu thơ cuối với sáu chữ với nhịp thơ nhanh như giải phóng tất cả nỗi niềm mà tác giả dồn nèn ở những câu thơ trên. Suy cho cùng, cái mà Nguyễn Trãi hướng đến luôn là nhân dân xã tắc chứ không chỉ đơn thuần là cảnh đẹp “nhàn” khi đi ở ẩn.
Câu 5 (trang 118 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân. Nguyễn Trãi – một nhân vật lịch sử với một tấm lòng trung quân ái quốc, người đã từng viết lên áng thiên cổ hùng văn của dân tộc đã buộc lòng về ở ẩn bởi bất mãn trước thời cuộc. Trong lòng ông không lúc nào nguôi đi nỗi thương dân. Và trong bài thơ này, tuy chỉ bộc lộ tình thương cho nhân dân ở hai câu thơ cuối là chủ yếu, nhưng qua tất cả những câu thơ còn lại ta cũng thấy được ước muốn của ông khi miêu tả những vẻ đẹp thôn quê cùng vẻ đẹp của con người lao động.
Câu 1:
Miêu tả cảnh ngày hè, tác giả đã sử dụng các động từ: đùn đùn, giương, phun. Từ đùn đùn gợi tả sắc xanh thẫm của tán hoè lớp lớp, liên tiếp tuôn ra, giương rộng ra ; từ phun gợi sự nổi bật, bắt mắt của màu đỏ hoa lựu. Cảnh vật được miêu tả với sức sống mãnh liệt. Như có một cái gì đó thôi thúc bên trong, sức sống như ứa căng, tràn đầy khiến cho màu xanh của lá hòe đùn đùn lên và tán giương lên che rợp, khiến cho cây lựu ở hiên nhà phun ra màu đỏ. Thiên nhiên hiện lên sống động vô cùng.
Câu 2:
Bức tranh ngày hè có sự kết hợp giữa màu sắc và âm thanh, giữa cảnh vật với con người một cách hài hòa, sinh động. Màu xanh của tán cây hòe làm nổi bật màu đỏ của hoa thạch lựu, tiếng lao xao của chợ cá hòa lẫn với tiếng ve kêu, trong không gian đầy sức sống ấy, con người (ngư dân làng chài) cũng đang nhộn nhịp với cuộc sống của mình.
Câu 3
Cảnh ngày hè là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện tấm lòng ưu ái của Nguyễn Trãi đối với thiên nhiên. Tác giả đã cảm nhận thiên nhiên không những bằng thị giác mà còn bằng thính giác, khứu giác. Không những nhìn thấy màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa thạch lựu, tác giả còn nghe thấy âm thanh lao xao của chợ cá, tiếng dắng dỏi của ve kêu và ngửi thấy mùi thơm của hoa sen mùa hè. Thi nhân dường như mở rộng tất cả các giác gian để đón nhận thiên nhiên, để cảm nhận thiên nhiên và giao hòa cùng thiên nhiên, làm cho bức tranh thiên nhiên trong bài thơ trở nên tinh tế, sống động.
Câu 4: Tâm sự của nhà thơ:
Sắc thái của cảnh vật trong bức tranh về sự sống mùa hè đã cho thấy tâm trạng phấn chấn trước vẻ đẹp của cuộc sống đã "phá vỡ" cái tĩnh tại của cuộc sống nhàn dật thuần tuý, qua đó bộc lộ niềm quyến luyến, thiết tha lớn với cuộc đời. Nỗi lòng của nhà thơ đối với đời, với cuộc sống nhân dân hiện ra rõ nét ở hai câu cuối bài. Ông nói đến cây đàn của Ngu Thuấn với mong ước thanh bình, no đủ cho muôn dân. Niềm tha thiết, gắn bó với đời được cụ thể bằng niềm mong mỏi giàu đủ cho nhân dân. Ngay cả trong không gian nhàn dật, ý thức nhập thế, giúp đời luôn thường trực trong tâm hồn Nguyễn Trãi.
Hướng dẫn soạn bài " Việt Bắc " - Nguyễn Kim Thành - Văn lớp 12
Đề bài: Soạn bài Việt Bắc của Tố Hữu
I. Tìm hiểu chung
3. Tác giả
a. Cuộc đời
– Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920 – 2002)
– Quê ở Thừa Thiên Huế
– Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo
– Thời đại:
“ Năm hai mươi của thế kỉ hai mươi
Tôi sinh ra nhưng chưa được làm người
Nước đã mất cha đã làm nô lệ”
– Bản thân: chịu cảnh mất mẹ thiếu thốn tình thường, sớm có tình yêu văn học và lớn lên theo đuổi ước vọng làm cách mạng để cứu đất nước
– Ông đã từng bị bắt vào tù năm 1939 đến 1942 ông vượt ngục thành công trở về hoạt động cách mạng
– Trong hai cuộc kháng chiến chống quân Pháp và Mỹ ông đảm nhiệm nhiều chức vụ cao và góp nhiều công sức cả mặt trận quân sư lẫn mặt trận tinh thần
b. Đường cách mạng đường thơ: con đường thơ gắn liền với con đường cách mạng
– Tập thơ Từ ấy (1937 – 1946)
– Tập thơ Việt Bắc (1946- 1954)
– Gió lộng (1955- 1961)
– Ra trận (1962- 1971) và máu và hoa( 1972- 1977)
– Một tiếng đờn (1992), ta với ta(1999)
– Phong cách nghệ thuật: cả nội dung và nghệ thuật đều mang tính chất trữ tình chính trị, giọng điệu đăm thắm mượt mà
4. Tác phẩm Việt Bắc
a. Hoàn cảnh sáng tác
– Tháng 10 – 1954 nhân sự kiện quân ta đánh tan chiến dịch Điện Biên phủ của Pháp. Các chiến sĩ nhanh chóng về xuôi để bảo vệ cơ quan đầu não của Đảng. Trước sự kiện quan trọng cùng với cuộc chia tay nhân dân Việt Bắc bịn rịn quyến luyến Tố Hữu đã viết bài thơ này
b. Kết cấu: theo lối đối đáp giao duyên trong ca dao dân ca
c. Bố cục: 3 phần:
– Phần 1: 8 câu đầu: cảm xúc cuộc chia tay
– Phần 2: tiếp đến câu 20: lời người Việt Bắc
– Phần 3: còn lại: lời người cách mạng
d. Chủ đề:
ca ngợi về cuộc sống và con người kháng chiến thể hiện tình cảm thủy chung của người cách mạng với người dân Việt Bắc
V. Đọc hiểu chi tiết
1. Cảm xúc chia tay
a. Bốn câu đầu: lời của người ở lại
– Khung cảnh chia tay bịn rịn giữa kẻ ở và người về
– Cách xưng hô ‘mình – ta” : thân mật gần gũi như trong ca dao
– Điệp ngữ và kết cấu tu từ được lặp lại hai lần như khơi dậy bao kỉ niệm. Hai câu hỏi đều hướng về nỗi nhớ một nỗi nhớ về thời gian “mười lăm năm” một nỗi nhớ về không gian: sông, núi, nguồn
-> Đó là khoảng thời gian gắn bó biết bao kỉ niệm của người dân Việt Bắc với người lính
b. Bốn câu sau: lời của người về
– Từ láy “bâng khuâng” thể hiện sự xao xuyến, “bồn chồn” thể hiện sự không yên tâm trong dạ, không nỡ rời bước
– Hình ảnh “áo chàm” chỉ người dân Việt bắc thân thương giản dị
– Cử chỉ cầm tay nhau thay lời nói chứa đầy cảm xúc
2. Lời người Việt Bắc
– Nhịp thơ 2/4 ở câu lục, nhịp thơ 4/4 ở câu bát cùng với phép lặp cấu trúc cú pháp, điệp từ tạo nên sự đối xứng khiến cho bao kỉ niệm không rời rạc mà trở nên ngân nga da diết
– Hình ảnh: mưa nguồn, suối lũ, mây mù -> thiên nhiên đẹp nhưng đầy nguy hiểm
• Miếng cơm chấm muối -> cuộc sống thiếu thốn khổ cực
• Trám măng -> đặc sản của Việt Bắc
• Mối thù nặng vai -> trách nhiệm nặng nề
• Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son -> cuộc sống nghèo khó nhưng tình thương dạt dào
• Kháng Nhật, Việt minh -> buổi đầu cách mạng gian khổ
• Những địa danh Tân Trào, Hồng thái nơi diễn ra những sự kiện quan trọng
-> Tất cả những kỉ niệm từ sinh hoạt hằng ngày đến đánh trận đều được người dân Việt Bắc kể lại đầy ngậm ngùi nhung nhớ
3. Lời của người cách mạng
a. Nhớ cảnh và người Việt Bắc
– Người cách mạng khẳng định nỗi nhớ của mình với Việt Bắc
– Điệp từ nhớ khẳng định tình cảm thủy chung trước sau như một
– Thiên nhiên
• Vẻ đẹp đa dạng của không gian và thời gian
• Ánh trăng buổi tối
• Ánh sáng ban chiều
• Những bản làng mờ trong sương sớm
• Những bếp lửa hồng lúc đêm khuya
– Con người:
• Những ngày tháng đông cảm cộng khổ
• Chăn sui đắp cùng
• Người mẹ cơ cực trong lao động
• Lớp học bình dân
• Sinh hoạt cơ quan
• Tiếng mõ tiếng chày
-> Tình cảm gắn bó cảu đồng chí đồng bào
– Sự hòa quyện giữa cảnh và người
• Mùa đông: màu đỏ của hoa chuối và dao gài thắt lưng con người hiện lên vẻ đẹp hiên ngang làm chủ núi rừng
• Mùa xuân: mơ nở trắng rừng và người đan nón - vẻ đẹp con người chăm chỉ tỉ mỉ
• Mùa hè: rừng phách đổ vàng, con người hái măng một mình vẻ đẹp cần cù
• Mùa thu: trăng rọi hòa bình, tiếng hát ân tình thủy chung sự chung thủy
-> Câu thơ làm nên bức tranh tứ bình tuyệt đẹp về bốn mùa, bốn đức tính tốt đẹp của người dân Việt Bắc cũng được thê hiện rõ
b. Kỉ niệm Việt Bắc anh hùng
– Nghệ thuật nhân hóa rừng cây cũng biết đánh tây
– Điệp từ nhớ kết hợp với các địa danh cụ thể gắn liền với những chiến công oanh liệt trong chiến đấu
– Những hình ảnh không gian rộng lớn
– Những từ láy “rầm rập”, “điệp điệp”, “trùng trùng”
– Biện pháp so sánh như là đất rung
– Nghệ thuật cường điệu: bước chân nát đá
-> Diễn tả khí thế hào hùng của cuộc hành quân kháng chiến. tất cả các lực lượng bộ đội dân công đều cùng hợp sức để tạo nên thẳng lợi cuối cùng
– Động từ “vui” kết hợp với biện pháp liệt kê: Hòa Bình, Tây bắc, Điện Biên… gợi lên niềm vui như được lan tỏa ra khắp đất nước chứ không riêng gì Việt Bắc
c. Niềm tin cách mạng
– Nhớ Việt Bắc là nhớ về Đảng, nhớ về trung ương về chính phủ với những chủ trương đường lối đúng đắn
– Biện pháp liệt kê: “điều quân”, “phát động”, “ mở đường” cho thấy những việc làm và đường lối của Đảng quan trọng
– Nhớ về Việt bắc là nhớ về Bác Hồ
– Việt Bắc là quê hương của cách mạng, là niềm tin của nhân dân, nơi hội tụ tình cảm suy nghĩ niềm hi vọng của mọi người Việt Nam yêu nước
VI. Tổng kết
– Việt Bắc là khúc hát ân tình về cách mạng về kháng chiến, thể thơ lục bát kết hợp với đại từ “mình ta”, ngôn ngữ giàu hình ảnh gần gũi, các biện pháp nghệ thuật tạo được thành công khi biểu đạt ý đã làm nên một bài thơ vô cùng hấp dẫn
Hướng dẫn soạn bài "Thuế máu" - Nguyễn Ái Quốc - Văn lớp 8
I. VỀ TÁC PHẨM
Văn bản này được trích từ chương I cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp - một tác phẩm chính luận của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tiên tại Pa-ri năm 1925, xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1946. Đây là tác phẩm từng gây tiếng vang lớn trên khắp thế giới bởi nó đã vạch trần bản chất tàn bạo, xảo trá phía sau lớp vỏ lừa bịp "Bình đẳng, bác ái" của chủ nghĩa thực dân.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản.
- Cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản phản ánh rất chính xác thực tế cuộc sống, gợi được sự căm phẫn trong lòng người đọc cũng như chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và sự phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc.
- Thuế máu là cái tên chương rất sắc sảo khi nó phản ánh rất đúng thực tế ở thuộc địa khi dân chúng phải chịu đủ những thứ thuế bất công vô lí. Nhưng xót xa hơn, tàn nhẫn hơn là họ bị rơi vào hoàn cảnh bị bóc lột xương máu, thậm chí mất cả mạng sống của mình.
- Trong chương, trình tự và tên gọi các phần gợi lên rất rõ quá trình lừa bịp, bóc lột tàn tệ của bọn thực dân. Đó là một quá trình bóc lột rất tinh vi từ Chiến tranh và những người bản xứ đếnChế độ lính tình nguyện để rồi, cuối cùng tác giả chỉ ra Kết quả của sự hi sinh rất vô nghĩa của những người dân bản địa.
2. a) Thái độ của các quan cai trị thực dân đố với người dân thuộc địa ở hai thời điểm trước chiến tranh và khi chiến tranh xảy ra.
- Trước chiến tranh, họ bị xem là “những tên da đen bẩn thỉu… giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta”.
- Khi chiến tranh bùng nổ, lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc lên, khoác cho những danh hiệu cao quý và rồi đẩy họ đi khắp các chiến trường.
Cách đối xử của bọn thực dân lộ rõ bản chất bỉ ổi và thủ đoạn lừa bịp của chúng. Những người An Nam, vô hình trung đã trở thành vật hi sinh, trở thành những tấm lá chắn cho Pháp trên khắp các chiến trường.
b) Số phận bi thảm của những người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa của thực dân:
- Họ phải đột ngột xa gia đình, quê hương vì những mục đích vô nghĩa, vì những vinh dự hão huyền.
- Họ bị biến thành những vật hi sinh cho lợi ích của bọ cầm quyền (phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu, bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng,…).
- Những người không trực tiếp ra trận thì cũng bị vắt kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm hoặc bị nhiễm bời muôn vàn các chất độc hại khác mà chết.
Cuối đoạn, tác giả còn nêu ra con số chính xác về sự hi sinh của những người bản địa cho những mục đích xấu xa của thực dân (Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa).
3. a) Các thủ đoạn và mánh khoé bắt lính của bọn thực dân:
- Lùng ráp, vây bắt, cưỡng bức người ta phải đi lính.
- Lợi dụng chuyện bắt lính mà doạ nạt, đe nẹt những nhà giàu để kiếm tiền.
- Sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như súc vật hoặc đàn áp ngay nếu có ai chống đối.
b) Chiêu bài “tình nguyện” hay chính là những trò bịp bợm của bọn cầm quyền.
- Song song với những biện pháp rất mạnh tay trên, bọn thực dân vẫn tích cực rêu rao về sự đầu quân tình nguyện của những người dân thuộc địa.
- Thế nhưng thực ra, không hề có sự hiến dâng tình nguyện xương máu nào hết. Thực tế, để không bị bắt lính, người dân thuộc địa hoặc phải bỏ trốn, hoặc phải đút lót. Cũng có khi, họ thậm chí phải tìm cách tự làm cho mình bị nhiễm các loại bệnh nặng nhất để không phải đem thân ra lính.
4. Kết quả sự hi sinh của những người dân thuộc địa được trả bằng những cáI giá thật là tàn tệ:
- Chiến tranh kết thúc cũng là lúc những lời hứa trước đây của các ngài cũng tự dưng biến mất. Những người từng hi sinh sương máu cho mẫu quốc, những người trước đây đã từng được tâng bốc thì giờ đây hỡi ôi lại trở về với “cái giống người hèn hạ” như xưa.
- Bộ mặt lừa bịp của bọn thực dân được bộc lộ trắng trợn khi bọn chúng cướp hết những của cải mà người lính mua sắm được, đánh đập họ vô cớ hay đối xử với họ như súc vật vậy.
- Bỉ ổi hơn, nhằm vơ vét cho đầy túi, bọn thực dân còn cấp cả môn bài bán lẻ thuốc phiện cho thương binh người Pháp hay vợ con của tử sĩ người Pháp. Cách “báo ơn” ấy không chỉ càng làm cho những người Pháp nhục nhã hơn mà còn làm cho cả một dân tộc kệt quệ, suy vong.
5. a) Ba phần của Thuế máu được bố cục theo trình tự thời gian (trước, trong và sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất). Với trình tự sắp xếp này, tác giả đã lột trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, sự tàn bạo, xấu xa của bọn thực dân. Đồng thời, thân phận thảm thương của người dân nô lệ cũng được miêu tả một cách cụ thể, sinh động.
b) Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện chủ yếu qua các phương diện sau:
- Các hình ảnh được xây dựng trong đoạn trích rất sinh động, giàu tính biểu cảm và giàu sức mạnh tố cáo.
- Ngôn ngữ trong tác phẩm cũng mang màu sắc trào phúng, châm biếm (chú ý các từ ngữ: con yêu, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do, lấy máu mình tưới cho những vòng nguyệt quế,…).
- Giọng điệu trào phúng sắc sảo (giọng giễu cợt, mỉa mai; giọng đả kích,…).
6. Nhận xét về yếu tố biểu cảm trong đoạn trích.
- Các hình ảnh được xây dựng mang tính biểu cảm cao, làm toát lên số phận đáng thương của người dân thuộc địa và sự bỉ ổi của bọn thực dân.
- Giọng điệu của tác phẩm cũng là giọng của sự căm phẫn và niềm xót thương.
- Trong đoạn trích này, yếu tố tự sự và yếu tố biểu cảm được kết hợp chặt chẽ, hài hoà.
III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
1. Tóm tắt
Phần 1 chỉ rõ sự giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp bắt dân thuộc địa làm bia đỡ đạn và chết thay cho bọn tướng tá thực dân. Phần 2 tố cáo cái gọi là tình nguyện của những người dân thuộc địa. Phần 3 nói về kết quả của sự hi sinh, vạch trần những lời lẽ lừa bịp, giả nhân giả nghĩa của bọn thống trị. Cả ba phần làm nổi bật tính chất dã man của Thuế máu đánh vào dân thuộc địa.
2. Cách đọc
Để làm nổi bật những sự thật khủng khiếp, ghê tởm phía sau những chiêu bài lừa bịp, đồng thời để tạo nên sức tác động tối đa đối với bạn đọc (trong đó có nhân dân Pháp), tác giả Nguyễn ái Quốc đã vận dụng những cách viết vô cùng sáng tạo, linh hoạt, tạo nên những giọng điệu phong phú: khi thì tường thuật lạnh lùng, khi thì châm biếm sâu cay... Phía sau đó luôn luôn là thái độ sục sôi căm phẫn, làm tấm lòng thương xót đớn đau trước những số phận, những cảnh ngộ oan nghiệt mà chế độ thực dân đã gây ra.
Soạn bài Thuế Máu Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Về cách đặt tên chương, tên các phần của tác giả. - Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công vô lí. Song có lẽ một trong các thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất là bị bóc lộ xương máu, mạng sống. ‘Thuế Máu’ là cách gọi của Nguyễn Ái Quốc. Cái tên ‘thuế máu’ gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác ghê tớm của chính quyền thực dân. Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân cai trị. Từ ‘Chiến tranh và người bản xứ’ đến ‘Chế độ lính tình nguyện’ rồi chỉ ra ‘Kết qua của sự hi sinh’, các phần nối tiếp như thế… chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, sự phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc. Câu 2. a. So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở thời gian trước với khi cuộc chiến xảy ra. - Trước chiến tranh, họ bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử và đánh đập như súc vật. - Khi cuộc chiến tranh bùng bổ, lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc vỗ về, được phong cho những danh hiệu cao quý. Điều ấy nói lên thủ đoạn lừa bịp bị ổi của chính quyền thực dân để bắt đầu biên họ thành vật hi sinh (các từ ngữ, các hình ảnh trong lời lẽ của bọn thực dân cầm quyền được Nguyễn Ái Quốc nhắc lại với dụng ý, giọng điệu trào phúng). b. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa. - Phải đột ngột xa lìa gia đình, quê hương vì mục đích vô nghĩa, đem mạng sống mà đánh đổi lấy những vinh dự hão huyền. - Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của những kẻ cầm quyền. Tác giả đã kể ra bao cái chết thảm thương của người lính thuộc địa trên các bãi chiến trường ác liệt, xa xôi. Giọng điệu đoạn này vừa giễu cợt vừa thật xót xa. - Tuy không trực tiếp ra mặt trận nhưng rất nhiều người dân thuộc địa làm công việc chế tạo vũ khí, phục vụ chiến tranh ở hậu phương cũng chịu bệnh tật, cái chết đau đớn. - Tác giả đã nêu ra một con số đáng chú ý về số người bản xứ đã bỏ mình trên đất Pháp trong mấy năm chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 3. Các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân ? Người dân thuộc địa có thực ‘tình nguyện’ hiến dâng xương máy như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền không ? - Tiến hành lùng ráp, vây bắt và cưỡng bức người ta phải đi lính. - Lợi dụng chuyện bắt lính mà dọa nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những nhà giàu. - Sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như nhốt súc vật, sẵn sàng đàn áp dã man nếu như có chống đối. - Trong khi làm những điều trên, chính quyền thực dân vẫn rêu rao về lòng tự nguyện đầu quân của người dân thuộc địa. Lời tuyên bố trịnh trọng của phủ toàn quyền Đông Dương chỉ càng bộc lộ sự lừa bịp trơ trẽn. - Không hề có sự tình nguyện hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. Tác phẩm đã kể ra sự thực : người dân thuộc địa hoặc trốn tránh hoặc phải xì tiền ra. Thậm chí họ tìm cách tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất để khỏi phải đi lính. Câu 4. Kết quả của sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh ? Cách đối xử của chính quyền thực dân đối với họ sau khi bóc lột hết ‘thuế máu’ ? - Khi chiến tranh chấm hứ thì các lời tuyên bố ‘tình tứ’ của các ngài cầm quyền cũng tự dưng im bặt. Những người từng hi sinh bao xương máu, từng được tâng bốc trước đây mặc nhiên trở lại ‘giống người hèn hạ’. - Đối với người dân thuộc địa, sự hi sinh chẳng hề mang lại lợi ích gì cho họ bởi chế độ bản xứ không hề biết đến chính nghĩa và công lí. - Bộ mặt tráo trở, tàn nhẫn của chính quyền thực dân lại được bộc lộ trắng trợn khi tước đoạt hết của cải mà người lính thuộc địa mua sắm được, đánh đập họ vô cớ, đối xử với họ thô bi như đối với súc vật. Người dân thuộc địa lại trở về với vị trí hèn hạ ban đầu sau khi bị bốc lột trắng trợn hết thuế máu. Câu 5. Nhận xét về trình tự bố cục các phần trong chương, về nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả. a. Ba phần của chương Thuế máu được bố cục theo trình tự thời gian : trước, trong và sau khi xảy ra cuộc chiến tranh thế giới 1914 – 1918. Với cách sắp xếp này bộ mặt giả nhân giả nghĩa trơ trẽn, bản thuế máu được phơi bày toàn diện, triệt để. Mặt khác, thân phận thảm thương của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa được miêu tả một cách cụ thể, sinh động. b. Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện chủ yếu qua các phương diện sau : - Xây dựng một hệ thống hình ảnh sinh động, giàu tình cảm và sức mạnh tố cáo. + Trước hết, những hình ảnh được xây dưng đều có tính xác thực phản ánh chính xác tình trạng thực tế. Bản chất hình ảnh ấy đã mang tính lí lẽ không thể chối cãi. + Vừa xác thực, các hình ảnh trong tác phẩm vừa manh tính chất châm biếm, trào phúc sắc sảo và xót xa. Nhiều hình ảnh, nhất là ở phần Chiến tranh và người bản xứ mang đậm cảm hứng mỉa mai chua chát, cay đắng cho số phận thảm thương của người lính thuộc địa. + Gắn với hình ảnh, ngôn từ của tác phẩm cũng mang màu sắc trào phúng, châm biếm : ‘con yêu’, ‘bạn hiền’, ‘chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do’, ‘lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế’, ‘đem xương mình chạm nên những chiếc gậy’, ‘vật liệu biết nói’. - Giọng điệu trào phúng đặc sắc : + Giọng điệu giễu cợt, mỉa mai (chú ý đùng một cái’, ‘ấy thế mà’). + Nhắc lại những mĩ từ, danh hiệu hào nhoáng mà chính quyền thực dân khoác cho người lính thuộc địa để đả kích bản thân lừa bịp trơ trẽn. + Sử dụng rất thành công giọng điệu giễu nhại, nghệ thuật phản bác (chú ý đoạn cuối phần II). Dùng liên tiếp các câu hỏi để nêu lên các sự thực đập lại lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. Câu 6. Gợi ý nhận xét về yếu tố tự sự và yếu tốt biểu cảm trong đoạn trích. - Tác giả sử dụng có hiệu quả biện pháp nghệ thuậ kể để nêu ra những câu chuyện, những bằng chứng rõ ràng. Các câu chuyện, các sự kiện, con số được nêu ra đều lấy từ thực tế sinh động nên khôi chối cãi. Để tăng tính xác thực, khi cần còn dẫn ra ý kiến của người khác hay lời lẽ của chính đối tượng đã kích. - Các hình ảnh được xây dựng mang tính biểu tượng cao. Từ đó toát lên số phận đáng thương của người dân thuộc địa, bộ mặt giả nhân giả nghĩa bỉ ổi của chính quền thực dân. Từ hệ thống hình ảnh và giọng điệu của tác phẩm, người nhận ra một lòng căm phẫn kẻ thống trị tàn ác, niềm xót xa thương cảm cho thân phận người nô lệ bị lợi dụng, bị bóc lột ‘thuế máu’. - Trong đoạn trích, yếu tố tự sự và yếu tố biểu cảm được kết hợp chặt chẽ, hài hòa. Thự ra, trong bản thân yếu tố này đã bao hào, đã chứa đựng yếu tố kia và chúng được thể hiện qua nhau.
Soạn bài Thuế Máu Đọc – hiểu văn bản
Câu 1.
-Về cách đặt tên chương, tên các phần của tác giả :
- Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công vô lí. Song có lẽ một trong các thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất là bị bóc lộ xương máu, mạng sống. ‘Thuế Máu’ là cách gọi của Nguyễn Ái Quốc. Cái tên ‘thuế máu’ gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác ghê tớm của chính quyền thực dân. Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân cai trị.
Từ ‘Chiến tranh và người bản xứ’ đến ‘Chế độ lính tình nguyện’ rồi chỉ ra ‘Kết qua của sự hi sinh’, các phần nối tiếp như thế… chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, sự phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 2.
a. So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở thời gian trước với khi cuộc chiến xảy ra.
- Trước chiến tranh, họ bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử và đánh đập như súc vật.
- Khi cuộc chiến tranh bùng bổ, lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc vỗ về, được phong cho những danh hiệu cao quý. Điều ấy nói lên thủ đoạn lừa bịp bị ổi của chính quyền thực dân để bắt đầu biên họ thành vật hi sinh (các từ ngữ, các hình ảnh trong lời lẽ của bọn thực dân cầm quyền được Nguyễn Ái Quốc nhắc lại với dụng ý, giọng điệu trào phúng).
b. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.
- Phải đột ngột xa lìa gia đình, quê hương vì mục đích vô nghĩa, đem mạng sống mà đánh đổi lấy những vinh dự hão huyền.
- Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của những kẻ cầm quyền. Tác giả đã kể ra bao cái chết thảm thương của người lính thuộc địa trên các bãi chiến trường ác liệt, xa xôi. Giọng điệu đoạn này vừa giễu cợt vừa thật xót xa.
- Tuy không trực tiếp ra mặt trận nhưng rất nhiều người dân thuộc địa làm công việc chế tạo vũ khí, phục vụ chiến tranh ở hậu phương cũng chịu bệnh tật, cái chết đau đớn.
- Tác giả đã nêu ra một con số đáng chú ý về số người bản xứ đã bỏ mình trên đất Pháp trong mấy năm chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 3. Các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân ? Người dân thuộc địa có thực ‘tình nguyện’ hiến dâng xương máy như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền không ? - - Tiến hành lùng ráp, vây bắt và cưỡng bức người ta phải đi lính.
- Lợi dụng chuyện bắt lính mà dọa nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những nhà giàu.
- Sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như nhốt súc vật, sẵn sàng đàn áp dã man nếu như có chống đối.
- Trong khi làm những điều trên, chính quyền thực dân vẫn rêu rao về lòng tự nguyện đầu quân của người dân thuộc địa. Lời tuyên bố trịnh trọng của phủ toàn quyền Đông Dương chỉ càng bộc lộ sự lừa bịp trơ trẽn.
- Không hề có sự tình nguyện hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. Tác phẩm đã kể ra sự thực : người dân thuộc địa hoặc trốn tránh hoặc phải xì tiền ra. Thậm chí họ tìm cách tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất để khỏi phải đi lính.
Câu 4. Kết quả của sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh ? Cách đối xử của chính quyền thực dân đối với họ sau khi bóc lột hết ‘thuế máu’ ?
- Khi chiến tranh chấm hứ thì các lời tuyên bố ‘tình tứ’ của các ngài cầm quyền cũng tự dưng im bặt. Những người từng hi sinh bao xương máu, từng được tâng bốc trước đây mặc nhiên trở lại ‘giống người hèn hạ’.
- Đối với người dân thuộc địa, sự hi sinh chẳng hề mang lại lợi ích gì cho họ bởi chế độ bản xứ không hề biết đến chính nghĩa và công lí.
- Bộ mặt tráo trở, tàn nhẫn của chính quyền thực dân lại được bộc lộ trắng trợn khi tước đoạt hết của cải mà người lính thuộc địa mua sắm được, đánh đập họ vô cớ, đối xử với họ thô bi như đối với súc vật. Người dân thuộc địa lại trở về với vị trí hèn hạ ban đầu sau khi bị bốc lột trắng trợn hết thuế máu.
Câu 5. Nhận xét về trình tự bố cục các phần trong chương, về nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả.
a. Ba phần của chương Thuế máu được bố cục theo trình tự thời gian : trước, trong và sau khi xảy ra cuộc chiến tranh thế giới 1914 – 1918. Với cách sắp xếp này bộ mặt giả nhân giả nghĩa trơ trẽn, bản thuế máu được phơi bày toàn diện, triệt để. Mặt khác, thân phận thảm thương của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa được miêu tả một cách cụ thể, sinh động.
b. Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện chủ yếu qua các phương diện sau :
- Xây dựng một hệ thống hình ảnh sinh động, giàu tình cảm và sức mạnh tố cáo.
+ Trước hết, những hình ảnh được xây dưng đều có tính xác thực phản ánh chính xác tình trạng thực tế. Bản chất hình ảnh ấy đã mang tính lí lẽ không thể chối cãi.
+ Vừa xác thực, các hình ảnh trong tác phẩm vừa manh tính chất châm biếm, trào phúc sắc sảo và xót xa. Nhiều hình ảnh, nhất là ở phần Chiến tranh và người bản xứ mang đậm cảm hứng mỉa mai chua chát, cay đắng cho số phận thảm thương của người lính thuộc địa.
+ Gắn với hình ảnh, ngôn từ của tác phẩm cũng mang màu sắc trào phúng, châm biếm : ‘con yêu’, ‘bạn hiền’, ‘chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do’, ‘lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế’, ‘đem xương mình chạm nên những chiếc gậy’, ‘vật liệu biết nói’.
- Giọng điệu trào phúng đặc sắc :
+ Giọng điệu giễu cợt, mỉa mai (chú ý đùng một cái’, ‘ấy thế mà’).
+ Nhắc lại những mĩ từ, danh hiệu hào nhoáng mà chính quyền thực dân khoác cho người lính thuộc địa để đả kích bản thân lừa bịp trơ trẽn.
+ Sử dụng rất thành công giọng điệu giễu nhại, nghệ thuật phản bác (chú ý đoạn cuối phần II). Dùng liên tiếp các câu hỏi để nêu lên các sự thực đập lại lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền.
Câu 6. Gợi ý nhận xét về yếu tố tự sự và yếu tốt biểu cảm trong đoạn trích.
- Tác giả sử dụng có hiệu quả biện pháp nghệ thuậ kể để nêu ra những câu chuyện, những bằng chứng rõ ràng.
Các câu chuyện, các sự kiện, con số được nêu ra đều lấy từ thực tế sinh động nên khôi chối cãi. Để tăng tính xác thực, khi cần còn dẫn ra ý kiến của người khác hay lời lẽ của chính đối tượng đã kích.
- Các hình ảnh được xây dựng mang tính biểu tượng cao. Từ đó toát lên số phận đáng thương của người dân thuộc địa, bộ mặt giả nhân giả nghĩa bỉ ổi của chính quền thực dân. Từ hệ thống hình ảnh và giọng điệu của tác phẩm, người nhận ra một lòng căm phẫn kẻ thống trị tàn ác, niềm xót xa thương cảm cho thân phận người nô lệ bị lợi dụng, bị bóc lột ‘thuế máu’.
- Trong đoạn trích, yếu tố tự sự và yếu tố biểu cảm được kết hợp chặt chẽ, hài hòa. Thự ra, trong bản thân yếu tố này đã bao hào, đã chứa đựng yếu tố kia và chúng được thể hiện qua nhau.
Hướng dẫn soạn bài "Bàn luận về phép học" - Nguyễn Thiếp - Văn lớp 8
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử, quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh.
Nguyễn Thiếp là người "thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu", từng đỗ đạt, làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học.
2. Thể loại
Thời xưa, tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.
3. Tác phẩm
Bàn luận về phép học là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791. Văn bản chỉ rõ mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh cho đất nước.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đoạn đầu của bài trích (từ Ngọc không mài... đến... những điều tệ hại ấy), tác giả nêu lên mục đích chân chính của việc học và thực trạng tiêu cực của việc học đang hiện hành. Việc học vốn mang một ý nghĩa cao quý : "Biết rõ đạo". Tức là học để biết cách làm người, học để sống tốt, cư xử đúng chuẩn mực. "Ngọc không mài, không thành đồ vật", con người không học hành, tu dưỡng thì chẳng thành được con người có khả năng làm việc tốt, giúp ích cho đời. Dưới thể chế phong kiến theo Nho giáo xưa, học hành, thi cử còn là con đường trực tiếp dẫn đến chốn quan trường, là cơ hội để một đấng nam nhi góp sức mình cho đất nước.
2. Nhưng chính điều này dẫn đến những biểu hiện tiêu cực trong việc học: học vì mục đích thực dụng (tiến thân, làm quan, cầu danh lợi), chạy theo hình thức mà quên đi ý nghĩa chân chính của việc học. Những con người theo sự học giả dối như vậy, nếu thành đạt, ắt sẽ dẫn đến những "nịnh thần", trở thành sâu bọ đục khoét, làm cho "nước mất, nhà tan". La Sơn Phu Tử đã thẳng thắn nhìn vào thực tế và đúc thành những lời tâu xác thực, đầy tinh thần trung thực dâng lên Quang Trung. Nhưng giải quyết thực trạng đáng buồn của việc lựa chọn ấy bằng cách nào ? Tiếp theo Nguyễn Thiếp mới trình tấu về quan điểm, phương pháp học tập đúng đắn.
3. Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung: Việc học phải được tiến hành dưới một hình thức phổ biến. Làm thế nào để tất cả mọi người đều ý thức được việc học và có thể học ở bất kì đâu : "Thầy trò của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tuỳ đâu tiện đấy mà đi học".
4. Nói về phép học, Nguyễn Thiếp cho rằng học phải theo trình tự trước - sau, thấp - cao : "Lúc đầu học Tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên...". Nghĩa là người học phải bắt đầu từ những kiến thức có sở, nền tảng. Học rộng là cần thiết song cần phải biết suy nghĩ để thâu tóm những cái tinh tuý, cốt lõi nhất. Đặc biệt, học phải đi đôi với hành, kiến thức trong sách vở phải được thể nghiệm vận dụng vào thực tiễn đời sống : "Theo điều học mà làm". Có như thế thì người học mới có khả năng lập công trạng thể hiện điều học được thành hành động, giúp cho đất nước "vững yên", "thịnh trị".
Ở thời đại nào cũng cần đến sự học chân chính. Đây là phương cách căn bản để phát triển, tiến bộ. Điều Nguyễn Thiếp nói đúng cho mọi thời đại.
5*. Sơ đồ lập luận của đoạn văn
Mục đích chân chính của việc học | ||
|
|
|
Phê phán những quan điểm học tập sai trái |
| Khẳng định những quan điểm, phương pháp đúng đắn |
| ||
| Tác dụng của việc học chân chính |
|
III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
1. Cách đọc
Đây là bài tấu, cần đọc với tiết tấu chậm, rõ ràng, rành mạch.
2. Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành”.
Tham khảo đoạn văn sau:
… “Nước ta cũng giống nhiều nước khác ở Phương Đông, thời gian tồn tại của chế độ phong kiến quá dài. Thừa hưởng cái khung học thức trường ốc và sách vở của Trung Hoa, giáo dục nước ta trong một thời gian không hề ngắn chỉ nặng nề về lí thuyết. Cách học theo kiểu ấy ngày nay quả thực không thể đáp ứng tốt nhu cầu đang phát triển rất nhanh của cuộc sống…
Phương pháp “học đi đôi với hành” mang lại hiệu quả rất cao. Nhờ việc thực hành mà người học luôn luôn kiểm tra được kiến thức của mình, từ đó có thể phát huy sở trường, năng lực hoặc cũng có thể điều chỉnh hoạt động của mình. Hành cũng là cách tốt nhất giúp biến những tri thức của chúng ta thành những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp. Mà kĩ năng kĩ xảo càng thành thạo bao nhiêu thì hiệu quả công việc của chúng ta tốt bấy nhiêu…”.
(Ngô Tuần)
Hướng dẫn soạn bài " Đất nước" - Trích trường ca " Mặt đường khát vọng" - Nguyễn Khoa Điềm - Văn lớp 12
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Cuộc đời
– Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943
– Quê : Phong Điền – Thừa Thiên Huế
– Sinh ra trong một gia đình tri thức có truyền thống yêu nước và cách mạng. Đó là một gia đình có truyền thống văn học
– Bản thân
• Sau khi tốt nghiệp khoa văn Nguyễn Khoa Điềm về quê hoạt động tích cực hoạt động cách mạng và văn nghệ; viết báo, làm thơ
• Sau này ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước
b. Sự nghiệp
– Tác phẩm tiêu biểu: đất ngoại ô, mặt đường khát vọng, thơ Nguyễn Khoa Điềm
– Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong những năm kháng chiến chống Mỹ
– Phong cách nghệ thuật: thơ trữ tình chính luận, thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu cảm xúc suy tư dồn nén
2. Hoàn cảnh sáng tác Mặt đường khát vọng
– Hoàn cảnh ở chiến khu Trị Thiên, 1971. Tác phẩm viết về sự thức tỉnh của thế hệ trẻ thanh niên thời chống Mỹ với ý thức trách nhiệm sâu sắc với quê hương đất nước
3. Vị trí
– Đất nước thuộc phần đầu của chương V trường ca mặt đường khát vọng nhưng được xem như một bài thơ trọn vẹn
4. Bố cục: 2 phần
– Phần 1: từ đầu đến muôn đời: cảm nhận chung về đất nước
– Phần 2: còn lại: tư tưởng đất nước của nhân dân
II. Đọc hiểu chi tiêts
1. Cảm nhận chung về đất nước
a. Đất nước có tự bao giờ
– Giọng điệu tâm tình thủ thỉ, lối trò chuyện tự nhiên thân mật NKĐ đã phát hiện đất nước ở muôn mặt đời thường
– Một đất nước có tự ngày xửa ngày xưa
– Một đất nước bắt đầu từ miếng trầu giờ đã có bốn nghìn năm tuổi
– Một đất nước lớn lên khi dân biết chồng tre đánh giặc
– Đất nước là những hạt gạo một nắng hai sương, là tình cảm gừng cay muối mặn của cha mẹ
-> Như vậy nhà thơ định nghĩa nhà nước không bắt đầu bằng những triều đại lịch sử, không bắt đầu bằng những mốc thời gian hình thành mà bắt đầu bằng những đời sống hằng ngày bình dị gần gũi
b. Đất nước là gì?
– Nhà thơ tách đất nước ra làm hai thành tố để giải thích sau đó lại tổng hợp lại thành định nghĩa đất nước. Theo đó đất nước vừa là không gian riêng tư của đôi trai gái, vừa là không gian sinh tồn của nhân dân, không gian lớn lao của đất nước
– Thời gian được cảm nhận suốt chiều dài lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và đến tương lai. Đó là một đất nước thiêng liêng tư thời Lạc Long Quân và Âu Cơ và đến ngày nay có em và anh và mai này là đất nước của con chúng ta
-> Bốn câu thơ cuối như một lời nhắn nhủ của nhà thơ đối với tất cả chúng ta, nó không phải là giáo lý mà nó chỉ là một lời khuyên chân thành. Chúng ta nên biết hóa thân cho dáng hình sứ xở làm nên đất nước muôn đời.
Tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc được thể hiện qua bài văn "Nước Đại Việt Ta "của Nguyễn Trãi
Tham khảo nha em:
"Bình ngô đại cáo" là một áng văn lưu danh thiên cổ của một bậc toàn tài hiếm có Nguyễn Trãi, được mệnh danh là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Bài cáo là tình yêu nước sâu sắc cùng lòng căm thù ngoại xâm tột độ mà đoạn trích "Nước Đại Việt ta" là đỉnh cao của tinh thần yêu nước.
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Nguyễn Trãi đã chỉ ra yếu tố đầu tiên của lòng yêu nước đó là nhân nghĩa. Yêu nước tức là yêu tổ quốc, thương đồng bào và yêu cái truyền thống quý bảu mà cha ông để lại. Truyền thống ấy ở đây chính là nhân nghĩa, là lòng nhân trong cách đôi xử giữa người với người. Mà theo Nguyễn Trãi thì cốt lõi của lòng mọi việc nhân nghĩa trên đời ấy chính là "yên dân" làm sao cho dân ấm no, yên ổn. Mà trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng thì muốn yên dân cần điếu phạt, trước hết là trừ đi quân bạo tàn hà hiếp nhân dân. Tức là lấy dân làm gốc. Nguyễn Trãi đã từng quan niệm "Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân". Nhân dân chính là lực lượng quyết định cốt lõi trong vận mệnh quốc gia dân tộc, có nhân dân chính là có nguồn sức mạnh to lớn, quốc gia có mất thì cũng sẽ lấy lại được, tức là không mất gì hết nhưng mất đi nhân dân, quốc gia còn thì cũng chỉ là mảnh đất vô hồn, vô chủ. Vậy nên yêu nước chính là yêu dân, chứ không còn là chỉ yêu vua như trước nữa. Việc Nguyễn Trãi nói hai câu này ngay đầu bài cáo Bình Ngô chính là để khẳng định một tư tưởng về việc nhân nghĩa vững bền, đó là cơ sở cho tình yêu nước.
Tiếp theo sau đó, những chứng cớ về một quốc gia có độc lập chủ quyền lần lượt được đưa ra hết sức có cơ sở:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triều, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Không còn là sự khẳng định mông lung về bờ cõi trong "thiên thư" như cách nói của Lý Thường Kiệt nữa mà dẫn chứng được đưa ra rõ ràng để khẳng định nước ta là một nước có nền độc lập tự chủ từ lâu đời. Nước ta có tên "Đại Việt" có nền văn hóa, văn hiến lâu đời, có phong tục, tập quán, có lịch sử các thời đại có thể sánh ngang hàng với những thời đại lớn trong lịch sử Trung Hoa đồng thời còn có nhân tài. Một vùng lãnh thổ có đầy đủ những yếu tố như vậy thì hoàn toàn xứng đáng là một quốc gia có độc lập chủ quyền và là một quốc gia có quyền tự hào về độc lập chủ quyền của dân tộc mình. Tình yêu nước thể hiện ở đoạn này chính là những chứng cớ rõ ràng về lòng tư tôn dân tộc, chính vì lòng tự tôn ấy, ông chỉ ra hệ quả tất yếu của những tên xâm lược:
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cứ còn ghi.
Chứng cớ về những thất bại nhiều lần của tướng giặc cho thấy chúng đã phạm sai lầm khi cố tình giày xéo dân ta dưới gót giày bạo tàn, chúng đã phải trả giá cho những điều ấy bởi tinh thần yêu nước, sự đoàn kết của nhân dân cả nước cùng sự tài ba chính nghĩa của những vị anh hùng nước Nam.
Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" cho ta nhiều suy nghĩ về tình yêu nước mà quan trọng nhất đó là yêu tổ quốc chính là yêu đồng bào, yêu dân, làm sao lo cho dân được yên ổn, no ấm.
tham khao nha bạn
Bình ngô đại cáo" là một áng văn lưu danh thiên cổ của một bậc toàn tài hiếm có Nguyễn Trãi, được mệnh danh là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Bài cáo là tình yêu nước sâu sắc cùng lòng căm thù ngoại xâm tột độ mà đoạn trích "Nước Đại Việt ta" là đỉnh cao của tinh thần yêu nước.
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Nguyễn Trãi đã chỉ ra yếu tố đầu tiên của lòng yêu nước đó là nhân nghĩa. Yêu nước tức là yêu tổ quốc, thương đồng bào và yêu cái truyền thống quý bảu mà cha ông để lại. Truyền thống ấy ở đây chính là nhân nghĩa, là lòng nhân trong cách đôi xử giữa người với người. Mà theo Nguyễn Trãi thì cốt lõi của lòng mọi việc nhân nghĩa trên đời ấy chính là "yên dân" làm sao cho dân ấm no, yên ổn. Mà trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng thì muốn yên dân cần điếu phạt, trước hết là trừ đi quân bạo tàn hà hiếp nhân dân. Tức là lấy dân làm gốc. Nguyễn Trãi đã từng quan niệm "Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân". Nhân dân chính là lực lượng quyết định cốt lõi trong vận mệnh quốc gia dân tộc, có nhân dân chính là có nguồn sức mạnh to lớn, quốc gia có mất thì cũng sẽ lấy lại được, tức là không mất gì hết nhưng mất đi nhân dân, quốc gia còn thì cũng chỉ là mảnh đất vô hồn, vô chủ. Vậy nên yêu nước chính là yêu dân, chứ không còn là chỉ yêu vua như trước nữa. Việc Nguyễn Trãi nói hai câu này ngay đầu bài cáo Bình Ngô chính là để khẳng định một tư tưởng về việc nhân nghĩa vững bền, đó là cơ sở cho tình yêu nước.
Tiếp theo sau đó, những chứng cớ về một quốc gia có độc lập chủ quyền lần lượt được đưa ra hết sức có cơ sở:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triều, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Không còn là sự khẳng định mông lung về bờ cõi trong "thiên thư" như cách nói của Lý Thường Kiệt nữa mà dẫn chứng được đưa ra rõ ràng để khẳng định nước ta là một nước có nền độc lập tự chủ từ lâu đời. Nước ta có tên "Đại Việt" có nền văn hóa, văn hiến lâu đời, có phong tục, tập quán, có lịch sử các thời đại có thể sánh ngang hàng với những thời đại lớn trong lịch sử Trung Hoa đồng thời còn có nhân tài. Một vùng lãnh thổ có đầy đủ những yếu tố như vậy thì hoàn toàn xứng đáng là một quốc gia có độc lập chủ quyền và là một quốc gia có quyền tự hào về độc lập chủ quyền của dân tộc mình. Tình yêu nước thể hiện ở đoạn này chính là những chứng cớ rõ ràng về lòng tư tôn dân tộc, chính vì lòng tự tôn ấy, ông chỉ ra hệ quả tất yếu của những tên xâm lược:
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cứ còn ghi.
Chứng cớ về những thất bại nhiều lần của tướng giặc cho thấy chúng đã phạm sai lầm khi cố tình giày xéo dân ta dưới gót giày bạo tàn, chúng đã phải trả giá cho những điều ấy bởi tinh thần yêu nước, sự đoàn kết của nhân dân cả nước cùng sự tài ba chính nghĩa của những vị anh hùng nước Nam.
Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" cho ta nhiều suy nghĩ về tình yêu nước mà quan trọng nhất đó là yêu tổ quốc chính là yêu đồng bào, yêu dân, làm sao lo cho dân được yên ổn, no ấm.
tk
Phân tích tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc trong Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi
Bài tham khảo phân tích tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc trong Nước Đại Việt taBài tham khảo 1
Lòng yêu nước là một trong những cảm hứng lớn xuyên suốt chiều dài văn học. Qua thời gian, truyền thống ấy đã thành sợi chỉ đỏ gắn kết các tác phẩm văn chương ở mọi thời đại. Trích đoạn "Nước Đại Việt ta" là một áng văn giàu tinh thần yêu nước như thế, nó đã khơi gợi biết bao tình cảm mãnh liệt vẫn nằm ở nơi sâu kín nhất trong mỗi con người.
"Nước Đại Việt ta" trích "Bình Ngô đại cáo" được viết sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược. Tác phẩm là bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của dân tộc ta. Bên cạnh đó, tác giả còn thể hiện tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc thể hiện tập trung ở tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt bài cáo.
Lòng yêu nước trước hết thể hiện ở tư tưởng nhân nghĩa, vì nhân dân mà chống quân xâm lược:
"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"
Nhân nghĩa vốn là một tư tưởng tốt đẹp có nguồn gốc từ Nho giáo, quy định cách ứng xử giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí. Không chỉ kế thừa tư tưởng đó, Nguyễn Trãi còn phát triển nó lên một tầm cao mới: nhân nghĩa là yên dân, vì nhân dân mà trừ gian diệt bạo. Đây cũng chính là cơ sở làm nên tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa, vạch trần bộ mặt xảo trá của quân xâm lược khi chúng lấy cớ "phò Trần diệt Hồ" hòng cướp nước ta.
Lòng yêu nước còn gắn với niềm tự hào dân tộc, ý thức rõ về sự tồn tại độc lập của đất nước:
"Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Dường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có"
Xưa kia, trong bài thơ thần "Nam Quốc Sơn Hà", vốn được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất của nhân dân ta, Lý Thường Kiệt đã khẳng định nền độc lập của dân tộc về lãnh thổ, chủ quyền, song mới chủ yếu dựa nhiều vào yếu tố tâm linh là "thiên thư"- sách trời. Đến thế kỉ XV, Nguyễn Trãi tiếp tục bổ sung những yếu tố để làm nên một quốc gia độc lập. Nguyễn Trãi tự hào khẳng định đất nước ta có nền văn hiến lâu đời. Văn hiến vốn là những giá trị tinh thần được tạo nên qua các thời đại. Điều ấy chứng tỏ đất nước ta có một bề dày về lịch sử và trầm tích văn hóa. Không dừng lại ở đó, một nhà nước tự chủ là một nhà nước có chủ quyền riêng, lãnh thổ riêng: "Núi sông bờ cõi đã chia". Ở điểm này, Nguyễn Trãi đã gặp gỡ với Lí Thường Kiệt: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư". Vì chủ quyền, lãnh thổ riêng, cho nên phong tục phương Nam cũng không thể giống phương Bắc. Phong tục là những thói quen, tập quán lâu đời trong đời sống sinh hoạt, ăn sâu vào cách sống, cách nghĩ của mỗi người dân, làm nên bản sắc của một dân tộc. Không chỉ thế, tác giả còn đặt ngang hàng các triều đại của ta với các triều đại phong kiến bên Trung Quốc như một cách ngầm khẳng định vị thế ngang hàng, không hề thua kém của dân tộc ta. Nguyễn Trãi cũng vô cùng đề cao yếu tố con người, cụ thể là "hào kiệt đời nào cũng có".
"Bởi vậy:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi"
Những dẫn chứng cụ thể về thất bại nhục nhã của quân giặc như muốn cảnh cáo bất kì thế lực ngoại bang nào nung nấu ý đồ xâm lược nước ta đều sẽ gặp kết cục thảm khốc.
Tác phẩm đã làm bùng cháy tình cảm đối với quê hương, đất nước trong trái tim mỗi người. Lòng yêu nước chính là sức mạnh để dân tộc ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đi đến thắng lợi trong các cuộc kháng chiến
Viết đoạn văn (8 - 10 câu) về tình nhân nghĩa thương người của Nguyễn Trãi trong Nước Đại Việt ta.
Tình yêu thương, lòng nhân ái chính là thứ của cải vật chất đáng quý và thiêng liêng nhất mà con người có thể trao cho nhau. Tình yêu thương, lòng nhân ái chính là tấm lòng tử tế, những hành động đối đãi chân thành mong có thể giúp đỡ được cho người khác. Và thực sự, tình yêu thương và lòng nhân ái chính là phép màu kỳ diệu nhất trên thế gian. Thứ nhất, tình yêu thương và lòng nhân ái giúp chữa lành những vết thương và giúp con người bớt khổ hơn. Nếu như con người chỉ toàn đối xử lạnh nhạt với nhau thì cuộc sống sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Mỗi người mỗi ngày mà ko có cảm xúc, ko yêu thương thì chẳng khác gì những cỗ máy. Chúng ta cần làm những điều yêu thương dù là nhỏ nhặt nhất tới những người xung quanh, vì giúp họ cũng là giúp ta. Thứ hai, tình yêu thương và lòng nhân ái cho đi sẽ có ý nghĩa hơn việc cứ giữ khư khư. Tình yêu thương chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó mang tính cộng đồng và lan tỏa. Con người chỉ khi đối xử với nhau bằng tấm lòng yêu thương cũng như sự tử tế thì thế gian sẽ ngập tràn hạnh phúc. Thứ ba, tình yêu thương và lòng nhân ái luôn là nền tảng của mọi sự hạnh phúc. Cả người nhận được tình yêu thương lẫn người cho đi tình yêu thương đều sẽ được hạnh phúc. Đối mặt với những khó khăn gian khó, tình yêu thương lan tỏa trong cộng đồng sẽ tạo nên sức mạnh để cộng đồng, dân tộc luôn bền vững và gắn kết. Tóm lại, tình yêu thương và lòng nhân ái là thứ vũ khí kỳ diệu giúp cuộc sống tốt đẹp hơn, gắn kết con người với nhau và tạo nên một cộng đồng lớn mạnh.
Hướng dẫn soạn bài " Sang thu" - Nguyễn Hữu Thỉnh - Văn lớp 9
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông đã từng nhập ngũ, vào binh chủng Tăng - Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá tuyên truyền của quân đội. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh được bầu làm Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
Hữu Thỉnh rất gắn bó với cuộc sống nông thôn. Ông có nhiều bài thơ hay về con người và cuộc sống nông thôn.
2. Bài thơ Sang thu được tác giả sáng tác năm 1977.
3. Sự biến đổi của đất trời sang thu được nhà thơ cảm nhận bắt đầu từ những tín hiệu chuyển mùa: ngọn gió se mang theo hương ổi. Những sự biến đổi đó mang đến tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng được thể hiện qua các từ bỗng, hình như...
4. Sự biến chuyển của trời đất lúc thu sang được nhà thơ cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động tinh tế:
- Hương ổi phả vào trong gió se.
- Gió thu giăng mắc chầm chậm.
- Dòng sông dềnh dàng trôi.
- Những cánh chim bắt đầu vội vã (chuẩn bị cho chuyến đi tránh rét).
- Đám mây mùa hạ đã "vắt nửa mình sang thu".
- Nắng cuối hạ vẫn còn nhiều nhưng đã vơi dần những cơn mưa...
Những từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái (bỗng, phải vào, chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình...) được nhà thơ sử dụng rất tinh tế. Một mặt, chúng cho thấy trạng thái biến đổi của sự vật, mặt khác, chúng diễn tả tâm trạng bâng khuâng, xôn xao của tâm hồn trong thời khắc biến chuyển của đất trời.
5. Hai câu thơ cuối có cách diễn tả thật độc đáo:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Xét về ý nghĩa tả thực, hai câu thơ này có thể được hiểu rằng: Những tiếng sấm không còn bất ngờ nữa, thực chất là đã ít đi những tiếng sấm gắn liền với những cơn mưa mùa hạ quen thuộc. Một hiện tượng không có gì đặc biệt, thậm chí có thể coi là hiển nhiên nhưng cái hay của câu thơ nằm ở cách diễn đạt. Có cái gì đó thật ngộ nghĩnh, hồn nhiên trong cách cảm nhận và quan sát nhưng lại cũng rất già dặn, từng trải trong cách miêu tả và biểu hiện. Sấm là một hiện tượng thiên nhiên có tính bất thường. Trong hai câu này, dường như sấm còn là biểu tượng cho những vang động của cuộc sống sôi nổi. Mùa hè vốn đầy ắp âm thanh và màu sắc, mùa thu, trái lại, yên tĩnh và sâu lắng hơn. Chi tiết "sấm cũng bớt bất ngờ" cũng là một tín hiệu cho thấy mùa thu đang đến.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Bài thơ thể hiện sự cảm nhận tinh tế của tác giả trước biến thái thiên nhiên, do đó cần đọc bằng giọng nhẹ nhàng,
Hướng dẫn soạn bài " Chạy giặc" - Nguyễn Đình Chiểu - Văn lớp 11
I. Tác phẩm Bài thơ Chạy giặc được viết vào khoảng năm 1959 khi thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, gây bao cảnh đau thương, mất mát cho nhân dân ta. Bài thơ chia làm 4 đoạn:
- Đề: Tình cảnh nhân dân chạy giặc
- Thực: Nỗi khổ của người dân
- Luận: Tội ác của giặc xâm lược
- Kết: Thái độ của tác giả Chạy giặc phản ánh hiện thực đau thương của nhân dân Nam Bộ trong những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược. Đồng thời nói lên nỗi đau và lòng căm hận của tác giả trước tội ác của giặc; mong ước có một bậc anh hùng ra tay dẹp loạn.
II. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Tình cảnh nhân dân chạy giặc
Từ tan chợ thể hiện cuộc sống của nhân dân đang lúc bình yên nhưng kế đó là sự bất ngờ. Từ vừa nghe diễn tả sự đột ngột, chưa thấy bóng dáng quân giặc. Súng Tây gợi sự chết chóc kinh hoàng. Hình ảnh trong câu thơ đầu tiên chính xác, gợi tả. Hình ảnh cờ thế chỉ vận mệnh đất nước đang trong tình thế hiểm nghèo. Phút sat ay như chỉ sự thất bại hoàn toàn không thể cứu vãn trong giây lát. Câu thơ thể hiện thái độ bàng hoàng, bất ngờ khi mất nước. Hai câu đề giới thiệu hoàn cảnh chạy giặc. Tiếng súng thực dân Pháp đột ngột nói lên, phá tan cảnh sống yên bình của nhân dân ta và đẩy họ vào cảnh chết chóc đau thương.
Câu 2. Nỗi khổ của người dân
Hai hình ảnh có sức gợi cảm mạnh mẽ là lũ trẻ không nhà và bầy chim mất tổ. Những sinh linh bé bỏng yếu ớt ấy lẽ ra phải được che chở, vậy mà bỗng chốc đã bị đẩy ra khỏi tổ tấm vì bọn người tàn bạo; phải lơ xơ chạy, dáo dác bay, không biết tan tác về đâu. Biện pháp đảo ngữ góp phần đặc tả tính chất hoảng loạn của đối tượng miêu tả, làm tăng sức mạnh tố cáo của câu gợi và gợi nỗi xót xa thương cảm. Hai câu thực miêu tả cảnh chạy giặc của nhân dân, đồng thời toát lên thái độ thương cảm và tấm lòng thương yêu nhân dân của nhà thơ.
Câu 3. Tội ác của giặc xâm lược
Giặc vừa hạ thành Gia Định liền phóng hỏa đốt cả thóc gạo, san phẳng thành trì. Trên sông, ghe chìm trôi theo dòng nước. Khắp làng quê, nhà cửa bị giặc đốt cháy mịt trời. Những địa danh Bến Nghé, Đồng Nai – nơi quê hương thân thuộc đã tan bọt nước, nhuốm màu mây gợi lên hình ảnh quê nhà tan hoang, vụn nát dưới gót giày xâm lược của giặc Pháp. Biện pháp tương phản và đạo ngữ góp phần nhấn mạnh tội ác của giặc. Hai câu luận là lời tố cáo đanh thép vừa cụ thể, vừa khái quát về tội ác của giặc.
Câu 4. Thái độ của tác giả
Rày đâu vắng nhằm chất vấn một cách mỉa mai, chua chát; nỡ để dân đen là lời cảm thán, phê phán triều đình nhà Nguyễn bỏ mặc dân chúng gánh chịu cảnh điêu linh. Hai câu kết thể hiện niềm cảm khái lẫn thái độ phê phán triều đình hèn nhát, vô trách nhiệm đã bỏ đất, bỏ dân. Bài thơ Chạy giặc tái hiện cảnh chạy loạn, đau thương, tan tác của nhân dân trong buổi đầu thực dân Pháp xâm lược. Bên cạnh các chi tiết tả thực chân xác, những hình ảnh tượng trưng đầy gợi cảm, giọng thơ u hoài, đau xót góp phần thể hiện tình cảm của nhà thơ. Đó là lòng yêu thương dân, căm thù giặc bạo tàn và là lời ngầm trách móc triều đình bất lực.