Những câu hỏi liên quan
Hồ Thị Phong Lan
Xem chi tiết
Nguyễn Lam
7 tháng 9 2016 lúc 20:12

Câu 1: Điểm nhìn của tác giả

   Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: điểm nhìn cảnh thu là chiếc thuyền câu nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu.

   Từ điểm nhìn ấy, từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động.

Câu 2: Nét riêng của cảnh sắc mùa thu

- Sự dịu nhẹ thanh sơ của cảnh vật:

Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt.

Đường nét chuyển động nhẹ nhàng: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng ...

- Hình ảnh bình dị, thân thuộc: ao thơ, thuyền câu, ngõ trúc …

   Đó là cảnh mùa thu của làng quê bắc bộ. Bài thơ không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn là cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa, dân dã nhưng vẫn đầy sức sống. "Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh trúc, xanh trời, xanh bèo"… đúng là thanh sơ.

Câu 3: Không gian trong Thu điếu: tĩnh lặng, phảng phất buồn

- Miêu tả trực tiếp:

   + Nước "trong veo", sóng "gợn tí", mây "lơ lửng", lá "khẽ đưa vèo" các hình ảnh được miêu tả trong trạng thái ngưng chuyển động hoặc chuyển động rất khẽ, rất nhẹ càng làm nổi bật sự tĩnh lặng.

   + Đặc biệt câu kết "cá đâu đớp động dưới chân bèo".

   Vào lúc người ta có cảm giác tất cả đều bất động thì câu thơ tạo được một tiếng động nhất. Nhưng tiếng cá đớp mồi không phá vỡ cái tĩnh ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Đây chính là thủ pháp lấy động nói tĩnh rất quen thuộc của thơ ca.

   Không gian rộng, sâu đối lập với mặt ao hẹp, gợn sóng nhẹ và hiu hắt gió, lại cộng thêm với "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo" tạo cho không gian một cảm giác hiu quạnh. Cảnh làng quê trong trẻo trong ánh mắt của thi nhân nhưng phảng phất nỗi buồn. Cảnh đẹp nhưng tĩnh và vắng bởi cảm nhận của một người vẫn đầy suy tư trăn trở, chứng tỏ trong lòng nhà thơ còn rất nhiều trắc ẩn. Từ thân thế, cuộc đời, hoàn cảnh sống của tác giả có thể hiểu, tâm sự của người câu cá là chính là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.

Câu 4:

   Trong bài thơ rất đặc biệt. Vần "eo" là một vần khó luyến láy, vốn rất khó gò vào mạch thơ, ý thơ nhưng tác giả lại sử dụng rất tài tình, độc đáo. Vần "eo" góp phần diễn tả một không gian nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy oan khúc của thi nhân.

Câu 5:

   Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nếu không xuất phát từ tình yêu quê hương tha thiết thì không thể vẽ lên một bức tranh thu đẹp, rất đặc trưng và có hồn như thế. Cảnh thu rất đẹp nhưng buồn phảng phất. Đó chính là nét buồn lan ra từ tâm trạng của nhân vật trữ tình.

   Bài thơ không bộc lộ trực tiếp bất cứ cảm xúc nào của tác giả. Suốt từ đầu tới cuối bài thơ, người đọc mới thấy nhân vật trữ tình xuất hiện nhưng là xuất hiện trong cái tư thế của người đi câu (Tựa gối buông cần lâu chẳng được) mà thực tế không phải. Đó là tư thế của con người u uẩn trong nỗi lo âu triền miên, chìm đắm. Cái tình của Nguyễn Khuyến đối với đất nước, đối với non sông trầm lặng, da diết và đậm chất suy tư.

Bình luận (0)
Thu Hiền
Xem chi tiết
Blake Rose
24 tháng 11 2016 lúc 18:30

1. Bài thơ có thể chia thành bố cục ba phần:

+ Phần 1: Ba khổ thơ đầu tiên: Là dòng hồi tưởng của nhà thơ Nguyễn Duy về khoảng thời gian tuổi thơ cùng với tình cảm gắn bó với vầng trăng.
+ Phần 2: Khổ thơ thứ tư: Nói tình huống bất ngờ xảy ra: Khi đèn điện chợt tắt.
+ Phần ba: Những khổ thơ còn lại: Là sự suy tư, trăn trở của nhà thơ.

Bài thơ “Ánh trăng” có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, bước ngoặt tạo ra những thay đổi trong tâm trạng của nhà thơ chính là tình huống bất ngờ xảy ra, đèn điện chợt tắt nhưng chính tình huống đó lại thắp dậy những kí ức thân thiết đã từng vô tình lãng quên, cùng với đó là những suy tư, trăn trở, ý thức được sự vô tình của bản thân. Là cơ sở để Nguyễn Duy thể hiện được tư tưởng chủ đề của bài thơ của mình.

2. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa, không chỉ là hình ảnh xuất hiện trong thực tại mà nó còn là những biểu tượng của dòng hồi ức quá khứ, những kỉ niệm sâu sắc mà nhà thơ đã từng trải qua.

+ Trước hết, hình ảnh của vầng trăng là hình ảnh tả thực, đó là hình ảnh nhà thơ chứng kiến trong quá khứ cũng như là hình ảnh xuất hiện trong cuộc sống hiện tại của nhà thơ, hình ảnh trực tiếp khơi dậy những dòng hồi tưởng về quá khứ.
+ Hình ảnh vầng trăng còn là biểu tượng cho những kí ức của quá khứ, đó là những kí ức mà con người từng trải nghiệm, gắn liền với nó là những tình cảm, những cảm nhận đặc biệt, tạo nên trong tâm thức những hình ảnh đặc biệt mà mỗi khi hình ảnh vầng trăng xuất hiện thì những kí ức ấy cũng sẽ theo về như dòng thác lũ.Ý nghĩa triết lí của bài thơ: Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

3. Kết cấu của bài thơ “Ánh trăng” khá đặc biệt, trước hết mở đầu là khoảng thời gian thực tại khi nhà thơ hồi tưởng về những kỉ niệm gắn bó với vầng trăng. Sau đó câu chuyện thực sự mở ra bằng một tình huống bất ngờ, gây ra những biến chuyển trong tâm trạng, tình cảm của nhà thơ, đó là khi đèn điện tắt, và những câu thơ sau đó lại xoáy vào sự day dứt, trăn trở suy tư của chính nhà thơ. Kết cấu này tạo ra sự độc đáo cho bức tranh tâm trạng của nhà thơ, cũng chính là sự xây dựng câu chuyện một cách hợp lí, một sự lí giải cho chính những độc giả.

4. Bài thơ “ánh trăng” được Nguyễn Duy sáng tác năm 1978, ba năm sau khi đất nước được giải phóng ( 1975). Nguyễn Du đã từng có thời gian khoảng 10 năm sống trong quân ngũ, đã từng trải nghiệm cuộc sống của những người lính, từng có những kí ức sâu sắc trong khoảng thời gian đặc biệt đó. Vì vậy, bài thơ ánh trăng cũng chính là những dòng hồi tưởng, dòng tâm sự thực nhất của nhà thơ, nhắc nhở chính mình cũng như mang đến bài học triết lí, rằng hãy tôn trọng khoảng thời gian của quá khứ, bởi ta đã từng trải qua, đã từng trưởng thành, gắn bó sâu sắc với nó.

haha

Bình luận (0)
Nguyễn Bình Nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Nguyệt
19 tháng 2 2016 lúc 10:33

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả :

Nguyễn Huy Tưởng ( 1912-1960) quê ở xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội, có sáng tác trước 1945. Sau cách mạng tháng Tám, ông là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học Cách mạng. Ông còn viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi. Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

2. Tác phẩm

Bắc Sơn được sáng tác và đưa lên sân khấu đầu năm 1946, trong không khí sục sôi của những năm đầu của cuộc kháng chiến. Kịch lấy bối cảnh cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn ( 1940-1941), nội dung tập trung vào gia đình cụ Phương, một nông dân người Tày ở Bắc Sơn. Cụ Phương và Sáng - con trai cụ - hăng hái tham gia chiến đấu, còn bà cụ Phương và Thơm - con gái cùng với chồng là Ngọc thì sợ hãi, lẩn  tránh. Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi bước đầu. Đảng ử ông giáo Thái là cán bộ Đảng đến ủng hộ phong trào. Quân  Pháp do Ngọc dẫn đường chiếm lại được Vũ Lăng, đàn áp dã man quần chúng cách mạng và truy lùng những cán bộ lãnh đạo. Cụ Phương và Sáng hy sinh. Trước cái chết của cha và em, lại dần nhận ra bộ mặt phản động của Ngọc, Thơm đau xót, ân hận. Khi Thái và Cửu chạy nhầm vào nhà Thơm, cô đã che giấu va cứu thoát hai người. Biết tin Ngọc dẫn đường cho Pháp lên đánh du kích, Thơm đã luồn rừng báo cho quân ta kịp thời đối phó. Lúc quay về cô gặp Ngọc, bị y bắn nhưng chính y lại bị trúng đạn của quân Pháp và chết.

Bắc Sơn là vở kịch năm hồi. Đoạn trích là hai lớp hồi 4, thể hiện cuộc đấu tranh nội tâm của Thơm và hành động cứu hai cán bộ cách mạng.

II. Trả lời câu hỏi

1. Diễn biến của sự việc trong đoạn trích : Thái, Cửu bị truy lùng chạy nhầm vào nhà Thơm. Thơm bối rối và sợ hãi. Nhưng cô quyết tâm che chở cho hai người. Ngọc cùng đồng bọn truy lùng hai cán bộ nhưng không tìm được. Chính thời điểm này, Ngọc dần lộ mặt là tay sai cho giặc. Thơm đã che chở và cứu thoát được hai cán bộ cách mạng là Thái và Cửu

2. Trong đoạn trích, tình huống căng thẳng là Thái, Cửu khi bị giặc đuổi đã chạy nhầm vào nhà Thơm. Thái tin tưởng vào Thơm , trong khi Cửu băn khoăn lo lắng. Trước tình hình đó, Thơm đã dứt khoát che chở cho hai cán bộ cách mạng, đứng hẳn về phía cách mạng. Tình huống đó cũng làm cho Ngọc bị lộ mặt là kẻ tham gia truy lùng cán bộ, chính Ngọc là Việt gian đang cùng với bọn giắc bắt Thái và Cửu để lĩnh thưởng

3. Hoàn cảnh của Thơm lúc này là cha và em trai hi sinh, mẹ bỏ đi. Cô chỉ còn người thân duy nhất là Ngọc, chồng cô, những Thơm đã nghi ngờ chồng. Đột ngột ông giáo Thái và Cửu chạy nhầm vào nhà Thơ. Cô sợ hãi và bối rối. Nhưng bản chất lương thiện của Thơm đã  khiến cô không tố cáo hai người và chủ động giấu hai người vào buồng và chỉ lối cho hai người thoát ra. Đói với Ngọc - chồng cô, Thơm đã hiểu rõ bản chất của chồng. Cô nói to báo cho hai người cán bộ biết bọn địch đang ở phía sau nhà, ở chỗ buồng đi ra. Cô khôn khéo để Ngọc không nghị ngờ và Ngọc ra đi cùng đồng bọn.

Hành động của Thơm chứng tỏ cô đã đứng hẳn về phía Cách mạng. Từ chỗ bị động, cô đã chủ động che chở và cứu thoát Thái, Cửu. Hành  động của Thơm chứng tở tuy cách mạng bị đàn áp nhưng sức sống của nó không thể bị tiêu diệt, nó vẫn tiếp tục ảnh hưởng và lôi cuốn cả những người vốn đứng ngoài như Thơm.

4. Tác giả để cho Ngọc bộc lộ bản chất của y qua hành động đi truy lùng các cán bộ cách mạng, trong việc y tính toán tiền thưởng khi bắt được cán bộ, qua việc y định tậu ruộng, chạy hàm cửu phẩm, định trị cho thằng Tốn nào đó đã mua tranh ruộng của y. Ngọc quyết tâm làm tay sai để có tiền, đồng thời anh ta cũng cố tỏ ra chiều vợ. Chính vì thế mà Thơm đã khéo léo đẩy Ngọc đi cùng với đồng bọn, kín đáo báo cho hai cán bộ biết bọn tay sai đứng ở sau nhà, lối đi từ buồng ra. Ngọc là người ham tiền, quyết tâm bắt hai cán bộ, y còn ngụy biện rằng y không bắt, người khác cũng bắt và bắt sớm cho dân đỡ khổ.

Hai nhân vật Thái và Cửu đều lâm vào hoàn cảnh nguy ngốn. Trong khi Cửu nóng nảy, xốc nổi, muốn hành động liều lĩnh ngay, hối hận vì đã đưa Thái vào chỗ nguy hiểm thì Thái lại hết sức bình tĩnh. Thái tin vào dòng máu nhà cụ Phương. Thái nghe giọng nói biết là Thơm không bao giờ bán rẻ hai người. Chính nhờ sự tin tưởng tuyệt đối của Thái mà Thơm mới đủ bình tĩnh để cứu hai người, đề nghị hai người nói nhỏ, không ra xem xét tình hình và lánh vào buồng.

Nét nổi bật của Thái và Cửu là bình tĩnh, không sợ chết, với Thái còn là sự nhạy cảm, tin rằng người như Thơm không thể làm điều ác, điều xấu

5. - Xung đột kịch trong hồi bốn tập trung thể hiện mâu thuẫn đối đầu giữa phía địch mà tiêu biểu là Ngọc và đồng bọn truy bắt các cán bộ cách mạng. Trong cuộc đối đầu giữa Ngọc với Thái và Cửu, Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng để chống lại chồng. Xung đột lại thể hiện trong tâm trạng của thơm, thúc đẩy tâm trạng nhân vật đi đến bước ngoặt quan trọng.

- Tình huống truyện : éo le, bất ngờ

- Những đối thoại giữa Thái, Cửu, Thơm ngắn, căng thẳng, thể hiện sự gấp gáp, lo lắng, hồi hộp, bộc lộ nội tâm và tính cách của nhân vật

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hà Uyên
Xem chi tiết
Đặng Thị Phương Anh
19 tháng 2 2016 lúc 16:45

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả 

Nguyễn Minh Châu ( 1930-1989) quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ Anh,  là một nhà văn quân đội - một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học chống Mĩ. Sau khi đất nước thống nhất, các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu  đã thể hiện những tìm tòi quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật góp phần đổi mới văn học nước ta từ những năm 80 của thế kỳ XX.

2. Tác phẩm

Truyện ngắn "Bến quê" in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985. Trong truyện ngắn này, ngòi bút của nhà văn hướng vào đời sống thế sự nhân sinh thường ngày, với những chi tiết sinh hoạt đời thường để phát hiện những chiều sâu của cuộc sống với bao quy luật và nghịch lí, vượt ra khỏi cách nhìn, cách nghĩ trước đây của cả xã hội và của chính tác giả

 

II. Trả lời câu hỏi

1. Nhân vật Nhĩ trong câu truyện ở một hoàn cảnh đặc biệt. Từng đi khắp nơi, về cuối đời, Nhĩ lại bị cột chặt vào chân giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo, đến nỗi không thể tự mình di chuyển được. Chính vào thời điểm ấy, Nhĩ lại phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê thân thuộc, một vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ.

Đặt nhân vật vào tình huống nghịch lí ấy, tác giả muốn dẫn bạn đọc đến những trải nghiệm về cuộc đời : cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điểm bất thường; những nghịch lí, ngẫu nhiên, vượt xa ngoài những dự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của con người.

Qua những suy nghĩ của nhân vật, Nguyễn Minh Châu còn muốn mang đến cho bạn đọc một chiêm nghiệm khác : " Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình" và sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp rất gần gũi như bãi bồi bên kia sông hay người vợ tảo tần, giàu tình yêu và đức hi sinh thì phải đến lúc này, khi sắp giã biệt cuộc đời, Nhĩ mới cảm nhận thấm thía được.

2. Trong buổi sáng đầu thu, khi sắp giã từ cõi đời, Nhĩ bỗng phát hiện ra những vẻ đẹp mà trước đây, dù có điều kiên đi khắp thế giới, anh đã không thể nhận thấy được.

- Đó là một không gian có chiều sâu và bề rộng : từ những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông. 

- Đó là một cảnh đẹp chỉ có thể cảm nhận được bằng những xúc cảm tinh tế. Những cảnh sắc vốn đã rất quen thuộc, gần gũi nhưng lại rất như mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng như lần đầu tiên anh mới gặp.

Nhĩ khát kháo được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống, những giá trị thường bị người ta bỏ qua hay lãng quên khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn, lấn áy. Trong hoàn cảnh của Nhĩ, đó là sự thức tỉnh sen lẫn với niềm ân hận và nỗi xót xa.

3.Trong truyện ngắn này, ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Minh Châu rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Điều đó được thể hiện ngay từ cách lựa chọn và xử lí tình huống. Trong văn học, nhiều tác giả cũng đã đặt nhân vật vào hoàn cảnh hiểm nghèo để làm nổi lên khát vọng sống và sức sống mạnh mẽ của con người hay về lòng nhân ái, sự hi sinh cao thượng... Nguyễn Minh Châu lại khai thách tình huống này theo một hướng khác. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy, nhân vật suy ngẫm, tự trải nghiệm về cuộc đời với những suy nghĩ sâu sắc về lẽ sống, cuộc đời, về những con người cụ thể như là người vợ, đứa con về chính cuộc đời của mình. Đó chính là tình yêu đối với cuộc sống đã được trải nghiệm qua một cuộc đời đầy thăng trầm, đang trải qua những phút giây hiểm nghèo.

4. Ở đoạn kết truyện, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cư rchir của nhân vật với vẻ khác thường. Hành động của anh có thể hiểu anh đang nôn nóng, thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày, thế nhưng qua suy nghĩ của Nhĩ trước đó, ta lại nhận ra một ý nghĩa khác : đó là thức tỉnh mọi người về những cái "vòng vèo, chùng chình" để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản gị, gần gũi và bền vững.

5.Trong truyện ngắn này, hầu như các hình ảnh đều mang tính đa nghĩa, vừa là nghĩa thực, vừa là nghĩa biểu tượng 

- Hình ảnh bãi bồi, bến sông ngoài ý nghãi thực còn là vẻ đẹp của đời sống giản dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương, xứ sở.

- Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này đổ ụp vào giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng....gợi ra ý nghĩa sự sống của nhân vật Nhĩ đã ở giai đoạn cuối cùng

- Đứa con ham chơi gợi suy nghĩ về sự chùng chình, vòng vèo trong đời sống của con người.

- Hành động cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện cũng mang ý nghĩa biểu tượng , anh muốn thức tỉnh mọi người về những cái "vòng vèo, chùng chình" để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản gị, gần gũi và bền vững.

6. Đoạn văn diễn tả những suy nghĩ của nhân vật khi thấy đứa con ham chơi, quên cả việc bố nhờ thể hiện sâu sắc chủ đề của truyện : trong cuộc sống, con người thường khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình. Cần phải thức tỉnh những giá trị và vẻ đẹp đích thực của đời sống ở những cái gần gũi, bình thường mà bền vững.

 

Bình luận (0)
Huỳnh Thị Đông Thi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Việt
21 tháng 2 2016 lúc 11:29

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Nguyễn Đình Thi (1924-2003) là một nghệ sĩ có tài năng về nhiều mặt. Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm thơ, văn, nhạc, kịch, ông còn là một cây bút lý luận phê bình sắc sảo. Ông tham gia vào các hoạt động văn nghệ từ khá sớm, trên mỗi lĩnh vực đều để lại những tác phẩm nổi tiếng:Đất nước (thơ), Người Hà Nội (nhạc)...

2. Tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, in trong cuốn Mấy vấn đề văn học (lý luận phê bình, xuất bản năm 1956), có nội dung lý luận sâu sắc, được thể hiện qua những rung cảm chân thành của một trái tim nghệ sĩ.

3. Bài viết có bố cục khá chặt chẽ, được thể hiện qua hệ thống luận điểm lô gích, mạch lạc. Giữa các luận điểm vừa có sự tiếp nối tự nhiên vừa bổ sung, giải thích cho nhau:

- Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.

- Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến.

- Văn nghệ có khả năng cảm hoá, có sức lôi cuốn thật kỳ diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới con người qua những rung cảm sâu xa.

4. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ. Khác với các bộ môn khoa học như dân tộc học, xã hội học, lịch sử học, triết học... thường khám phá, miêu tả và đúc kết các bộ mặt tự nhiên hay xã hội thành những quy luật khách quan, văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu cuộc sống trong các quan hệ, khám phá tính cách, số phận con người. Nội dung của văn nghệ được thể hiện chủ yếu qua những đặc điểm sau:

- Tác phẩm nghệ thuật phản ánh đời sống khách quan nhưng đó không phải là sự sao chép giản đơn, "chụp ảnh" nguyên xi thực tại. Trong sự phản ánh của văn nghệ có cách nhìn, cách đánh giá cuộc sống, đồng thời đó cũng là tư tưởng, là tấm lòng của người nghệ sĩ gửi gắm trong đó.

- Tác phẩm văn nghệ có tính giáo dục, tác động mạnh mẽ đến người đọc nhưng đó không phải là những lời thuyết lý khô khan mà ngược lại, khả năng tác động của văn nghệ bắt nguồn từ những tình cảm sâu sắc, những say sưa, vui buồn, yêu ghét... của người nghệ sĩ. Nó khiến ta rung động trước những vẻ đẹp của cuộc sống, từ đó làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, thậm chí cả quan điểm sống, lối sống của ta.

- Nội dung của văn nghệ còn là những rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận, được mở rộng, lan truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

5. Qua các dẫn chứng được lấy từ các tác phẩm, qua những câu chuyện cụ thể, sinh động, Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với con người:

- Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn trên phương diện tinh thần.

- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống, văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài.

- Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của chúng ta ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy yêu tin cuộc sống, biết rung cảm và ước mơ trước cái đẹp.

6. Văn nghệ tác động đến con người qua nội dung của nó và đặc biệt là còn đường mà nó đến với người đọc, người nghe:

- Tình cảm là một yếu tố then chốt của văn nghệ. Dù phản ánh cuộc sống nào thì một tác phẩm lớn luôn chan chứa những tình cảm sâu xa của người viết. Không có những tình cảm sâu sắc, mãnh liệt đối với đời sống, một tác phẩm dù đề cập đến những vấn đề rộng lớn đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa, ngay cả đối với bản thân người sáng tác.

- Sự tác động của văn nghệ đối với con người chủ yếu cũng qua con đường tình cảm. Những xúc cảm, tâm sự của tác giả đối với đời sống làm lay động cảm xúc của người đọc, người nghe. Bạn đọc được sống cuộc sống mà nhà văn miêu tả, được yêu, ghét, vui, buồn cùng các nhân vật trong đó, dần dần thay đổi suy nghĩ, quan niệm về đời sống, thậm chí thay đổi cả cách ứng xử đối với những người xung quanh. Văn nghệ khiến cho ta cảm thấy yêu cuộc sống hơn, đồng thời muốn đóng góp công sức của mình để làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Cách lập luận:

Văn nghị luận cũng là một thể loại quen thuộc trong các sáng tác của Nguyễn Đình Thi. Tiếng nói của văn nghệ có thể coi là tác phẩm tiêu biểu cho các sáng tác thuộc thể loại này:

- Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lý, mọi vấn đề đều được dẫn dắt tự nhiên.

- Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn, cả trong văn chương cũng như trong đời sống.

2. Cách đọc:

Thể hiện giọng văn chân thành, say sưa, thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của người viết.

 

Bình luận (0)
Ngô Võ Kim Cương
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
28 tháng 7 2019 lúc 7:59
Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Dòng thứ bảy của bài thơ có cấu tạo rất đặc biệt. Cả dòng thơ chỉ có một từ, hai tiếng và dấu chấm cảm: Đồng chí! Kiểu câu đặc biệt này tạo một nốt nhấn. Nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định. Nó còn tựa như cái bắt tay thân thiết giữa những con người. Nó như cái bàn lề gắn kết hai đoạn: Đoạn trước là cơ sở, nguồn gốc của tình đồng chỉ, đoạn sau là những biểu hiện cụ thể, cảm động của tình đồng chí.

Câu 2:

Sáu câu thơ đầu bài nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Đó là tình cảm bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó. Họ cùng chung giai cấp xuất thân, chung mục đích lý lưởng. Tình đồng chí còn được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt, mà tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ."

Câu 3:

Trong bài thơ có những chi tiết, hình ảnh vừa chân thực vừa có sức gợi cảm cao về tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn của những người lính cách mạng:

- "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ". Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thời tiết, người lính chia sẽ hơi ấm cho nhau. Đắp "chung chăn" chỉ là mẹ và con, "chung chân" chỉ là vợ chồng, giờ đây "chng chăn" lại là mình và anh trong cái chăn ta ấm tình đồng chí, ta là đôi "Tri kỷ" gắn bó với nhau tâm đầu ý hợp.

- Mười câu tiếp theo là những biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí:

+ Đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư nỗi lòng của nhau:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kể gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

+ Đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:

Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày."

+ Nhất là cùng trải qua những "cơn sốt run người vừng trán ướt mồ hôi".

Câu 4:

Bài thơ kết bằng hình tượng những người đồng chí trong thời điểm thực tại, khi họ đang làm nhiệm vụ chiến đấu:

Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.

Có thể xem đây là một trong những hình ảnh thơ đẹp nhất về người lính trong thơ ca kháng chiến. Ba câu thơ phác ra một bức tranh vừa mang chất chân thực của bút pháp hiện thực, vừa thấm đẫm cái bay bổng của bút pháp lãng mạn. Trên sắc xám lạnh của nền cảnh đêm rừng hoang sương muối, hiện lên hình ảnh người lính - súng - vầng trăng. Dưới cái nhìn của người trong cuộc, người trực tiếp đang cầm súng, trong một sự kết hợp bất ngờ, đầu súng và vầng trăng như không còn khoảng cách xa về không gian, để thành: "Đầu súng trăng treo.". Sự quan sát là hiện thực, còn sự liên tưởng trong miêu tả là lãng mạn. Hình ảnh súng tượng trưng cho hành động chiến đấu, tinh thần quyết chiến vì đất nước. Trăng tượng trưng cho cái đẹp yên bình, thơ mộng. Hình ảnh "đầu súng trăng treo" mang ý nghĩa khái quát về tư thế chủ động, tự tin trong chiến đấu, tâm hồn phong phú của người lính. Nói rộng ra, hai hình ảnh tương phản sóng đôi với nhau tạo nên biểu tượng về tinh thần, ý chí sắt đá mà bay bổng, trữ tình của dân tộc Việt Nam.

Chung nhau cảnh ngộ, chung nhau lí tưởng, chung nhau cái rét, cái khổ,... những người lính - những người đồng chí sống, chiến đấu vì sự nghiệp chung của dân tộc. Bài thơ Đồng chí mang vẻ đẹp của những con người sống và chiến đấu như thế.

Câu 5:

Tác giả đặt tên là "Đồng chí" bởi vì toàn bài thơ có 20 câu chia làm 3 đoạn, cả ba đều hướng tới chủ đề: "Ca ngợi tình đồng chí của những người lính chống Pháp..."

- Sâu sắc hơn là "Đồng chí" không chỉ viết về những người bạn, những người đồng đội mà thể hiện các anh có chung lý tưởng, chung lòng yêu nước, chung nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

- Tình đồng chí là chỗ dựa tinh thần duy nhất để người lính vượt qua mọi khó khăn chiến thắng kẻ thù.

Câu 6:

Bài thơ về tình đồng chí đồng đội làm hiện lên vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng, cụ thể ở đây là anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí, đồng đội đã giúp người lính đứng vững trên trận tuyến đánh quân thù trong tư thể chủ động "chờ" đón.

Bình luận (0)
Nguyễn Duy Khang
1 tháng 3 2021 lúc 11:24
I. Đôi nét về tác giả

- Chính Hữu (1926-2007): Tên thật là Trần Đình Đắc, bút danh Chính Hữu

- Quê quán: huyện Can Lộc, tình Hà Tĩnh

- Năm 1946, Chính Hữu gia nhập Trung đoàn thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

⇒ Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp

 

- Sống và hoạt động trong thời điểm đất nước đang trải qua cuộc chiến đấu trường kì để bảo vệ chủ quyền, độc lập, Chính Hữu có ý thức hướng ngòi bút của mình vào hiện thực chiến tranh.

- Quá trình sáng tác:

    + Ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác thơ năm 1947

    + Đề tài chủ yếu trong các sáng tác tác của Chính Hữu là đề tài chiến tranh và người lính

    + Tác phẩm chính làm nên tên tuồi của Chính Hữu là tập thơ Đầu súng trăng treo (1966). Ngoài ra các tác phẩm của ông còn có Thơ Chính Hữu (1997),...

- Phong cách sáng tác: Những sáng tác của ông không nhiều nhưng phần lớn là những bài thơ mang đậm dấu ấn cá nhân với cảm xúc dồn nén, vừa thiết tha, trầm hùng lại vừa sâu lắng, hàm súc, ngôn ngữ, hình ảnh chọn lọc, đặc sắc ⇒ Làm nên một nhà thơ với phong cách bình dị.

 II. Đôi nét về tác phẩm Đồng chí

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được sáng tác vào mùa xuân năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (Thu - Đông năm 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của Pháp lên chiến khu Việt Bắc.

        ⇒ Được đánh giá là tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946 – 1954, bài thơ đã đi qua hành trình hơn nửa thế kỉ, làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu.

2. Bố cục (3 đoạn)

- Đoạn 1 (7 câu thơ đầu): Cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội của những người lính.

- Đoạn 2 (10 câu thơ tiếp theo): Những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy ở những người lính.

 

- Đoạn 3 (3 câu kết): Biểu tượng đẹp về tình đồng chí.

3. Giá trị nội dung

    Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu. Tình đồng chí góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và phẩm chất của những người lính cách mạng. Qua đó hiện lên hình tượng chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

4. Giá trị nghệ thuật

    Bài thơ thành công về nghệ thuật bởi thể thơ tự do linh hoạt, các chi tiết, hình ảnh được sử dụng mang tính tiêu biểu, chân thực, ngôn ngữ cô đọng, giản dị và giàu sức biểu cảm.

III. Dàn ý phân tích Đồng chí

I. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về đề tài chiến tranh, người lính trong thơ ca: Đây là đề tài quen thuộc đã đi vào thơ ca của rất nhiều các tác giả tiêu biểu.

- Khái lược nét riêng độc đáo của Chính Hữu và Đồng chí - một bài thơ viết theo đề tài người lính: Chính Hữu xuất hiện trên thi đàn với phong cách thơ bình dị. Bài thơ Đồng chí tuy vẫn đi vào đề tài người lính nhưng đã vượt qua tất cả những xáo mòn để mang đến những cảm xúc rất chân thực về tình đồng chí nơi trái tim.

II. Thân bài

    1. Đôi nét về hoàn cảnh sáng tác tác phẩm

- Bài thơ ra đời đầu năm 1948, giữa lúc nhà thơ và đồng đội hoạt động chống lại cuộc tấn công của Pháp lên chiến khu Việt Bắc.

- Ra đời trong hoàn cảnh khó khăn nhưng bài thơ có thể đã như một lời động viên tinh thần cho chính tác giả Chính Hữu, làm sang trọng thêm hồn thơ chiến sĩ của ông.

 

    2. 7 câu thơ đầu: Sự lí giải về cơ sở của tình đồng chí

- Hai câu đầu: Hoàn cảnh xuất thân của những người chiến sĩ:

    + Xuất thân từ ngư dân miền biển (nước mặn đồng chua) và nông dân (đất cày lên sỏi đá)

    + Hoàn cảnh khó khăn, vất vả, nghèo khó

        ⇒ Sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó là cơ sở cho sự đồng cảm giai cấp của những người lính cách mạng.

- Hai câu tiếp: Hoàn cảnh gặp gỡ:

    + “Đôi người xa lạ” : Hai đối tượng “anh”- “tôi” vốn không quen biết

    + “Chẳng hẹn quen nhau”: Tuy sự quen nhau là không hẹn trước, nhưng chính việc cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng tham gia chiến đấu đã làm họ nảy nở tình cảm cao đẹp.

- 3 câu thơ tiếp: Sự gắn kết trọn vẹn giữa những người đồng chí:

    + Hình ảnh song hành “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”: Tình đồng chí nảy nở và bền chặt khi họ chia sẻ với nhau những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ.

    + Những người chiến sĩ còn chia sẻ với nhau những gian khó đời thường “đêm rét chung chăn”, hiểu rõ về nhau để trở thành “tri kỉ”.

    + Hai tiếng “Đồng chí!” vang lên làm bừng sáng cả bài thơ, là kết tinh của một tình cảm cách mạng cao đẹp: tình đồng chí.

    3. 10 câu thơ tiếp: Diễn tả những biểu hiện cụ thể vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí đồng đội

 

- 3 câu đầu: Tình đồng chí là cảm thông những tâm sự thầm kín về hậu phương, quê hương

    + Họ hiểu về hoàn cảnh ra đi của nhau: bỏ lại sau lưng những gì bình dị, thân thuộc nhất, những gì đã gắn bó với họ từ lúc chào đời: “ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa”

    + Họ cùng nhau xác định lí tưởng: ra đi để bảo vệ những gì thân thương nhất, thái độ dứt khoát ra đi thể hiện quyết tâm chiến đấu

        ⇒ Tình cảm đồng chí thân thiết, họ chia sẻ với nhua những gì riêng tư, thân thuộc nhất của họ

- 7 câu tiếp: Đồng chí là cùng chia sẻ với nhau những gian lao thiếu thốn trong đời lính

    + Họ san sẻ cùng nhau, cùng nhau trải qua những “cơn ớn lạnh”, những khi “sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi” ⇒ Hình ảnh chân thực, họ thương nhau khi phải trải qua những cơn sốt rét

    + Họ chia sẻ cho nhau, cùng nhau trải qua những thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống hằng ngày: “Áo anh rách vai...không giày”: Sự thiếu thốn về vật chất không làm tình cảm của họ phai nhạt đi, ngược lại làm cho họ quyết tâm hơn vì lí tưởng

    + “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” Biểu hiện của tình đồng chí trực tiếp nhất, họ nắm tay nhau- cái nắm tay để sẻ chia, truyền hơi ấm, để hi vọng, để quyết tâm ⇒ Cử chỉ cảm động chan chứa tình cảm chân thành

    4. 3 câu cuối: Biểu tượng đẹp, giàu chất thơ của tình đồng chí

- 2 câu đầu: Nhiệm vụ gian khổ của người lính

    + Hoàn cảnh: đêm, rừng hoang, sương muối ⇒ hoàn cảnh khắc nghiệt

    + Nhiệm vụ của những người lính chiến: đứng gác, phục kích sẵn sàng “chờ giặc tới”

 

        ⇒ Tình đồng chí được tôi luyện trong thử thách, gian lao, hình ảnh của họ đứng cạnh bên nhau vững chãi làm mờ đi sự gian khổ, ác liệt của chiến tranh, tình đồng chí giúp họ lãng mạn và bình thản trong mọi hoàn cảnh

- Câu cuối “Đầu súng trăng treo”: hình ảnh kết thúc đầy bất ngờ, độc đáo, điểm sáng của toàn bài, gợi liên tưởng thú vị:

    + “Súng”: biểu tượng của chiến tranh

    + “trăng”: biểu tượng cho thiên nhiên trong mát, cho hòa bình

        ⇒ Sự hòa hợp giữa trăng và súng làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn người lính, vừa nói lên ý nghĩa của việc họ cầm súng chiến đấu là bảo vệ cho cuộc sống thanh bình nơi quê hương ⇒ Tình đồng chí của họ càng thêm cao cả và ý nghĩa bội phần

III. Kết bài

- Khẳng định lại những nét tiêu biểu, đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công của bài thơ Đồng chí: thể thơ tự do, ngôn ngữ cô đọng, hình ảnh chân thực

- Bài thơ là lời tuyên bố chân thực nhất, bình dị nhất nhưng lại sâu sắc và thiêng liêng nhất về tình đồng chí đồng đội trong hoàn cảnh khó khăn tột cùng

- Liên hệ cảm nhận riêng của bản thân về tình bạn trong thời đại hiện nay

Bình luận (0)
Đỗ Quyên
1 tháng 3 2021 lúc 11:43

Em tham khảo hướng dẫn soạn bài do Giáo viên Hoc24 soạn ở đây nhé: https://hoc24.vn/ly-thuyet/huong-dan-soan-bai-dong-chi-chinh-huu.1156

Bình luận (0)
Đoàn Minh Trang
Xem chi tiết
my yến
25 tháng 3 2018 lúc 11:11
Soạn bài: Truyện Kiều của Nguyễn Du

Câu 1: Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều:

- Thời đại và gia đình:

+ Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

+ Ông sinh trường trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan to và có truyền thống về văn học. Cha là tể tướng Nguyễn Nghiễm.

+ Nguyễn Du sống trong thời kỳ lịch sử đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.

- Cuộc đời:

+ Sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh.

+ Làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc…

- Đánh giá: Nguyễn Du là người có vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.

Câu 2: Tham khảo tóm tắt "Truyện Kiều":

Là con gái một gia đình trung lưu lương thiện, Thuý Kiều sống bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong ngày hội Đạp Thanh, gần nấm mồ Đạm Tiên - một hình ảnh báo hiệu định mệnh oan nghiệt sau này của nàng- Thuý Kiều gặp Kim Trọng. Mối tình đầu chớm nở. Nhân nhặt được chiếc thoa rơi của Thuý Kiều, Kim Trọng bày tỏ nỗi lòng với Kiều và hai bên đính ước.

Khi Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Kiều bị vu oan, cha và em bị bắt. Kiều phải bán mình chuộc cha.

Lần lượt bọn buôn người Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà dùng mọi thủ đoạn lừa gạt, dồn Thuý Kiều vào cuộc sống ô nhục. Nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, yêu thương và cứu vớt ra khỏi cuộc sống ở lầu xanh. Vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư bày mưu bắt Kiều về hành hạ và đày đoạ nàng. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Sợ bị liên luỵ, Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà, không ngờ Bạc Bà lại lừa bán nàng cho một chủ lầu xanh. Ở đây, nàng gặp người anh hùng Từ Hải. Từ Hải chuộc nàng về làm vợ. Khi sự nghiệp thành, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, tên đại thần tráo trở, Từ Hải bị giết. Kiều bị nhục phải hầu rượu, đánh đàn trong tiệc mừng công của quân triều rồi lại bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng lại được Giác Duyên cứu. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.

Kim Trọng sau khi hộ tang chú, chàng trở lại tìm người yêu. Hay tin thảm khốc, Kim Trọng vô cùng đau đớn. Theo lời dặn của Kiều, cha mẹ Kiều cho Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Không nguôi tình xưa, Kim Trọng lặn lội tìm kiếm và chàng đã gặp lại Kiều, cả gia đình đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên vui vẻ, để bảo vệ " danh tiết" và tỏ lòng kính trọng người yêu, Kiều đổi tình vợ chồng thành tình bạn.

Bình luận (0)
Lê Văn Quốc Huy
Xem chi tiết
Bùi Hà Chi
22 tháng 2 2016 lúc 15:50

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công khi xây dựng đ­ược một cốt truyện đầy tính bất ngờ, có sức cuốn hút ng­ười đọc. Tình huống không chịu nhận ba của bé Thu là bất ngờ đầu tiên. Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh ch­a đầy một tuổi. Từ đó hai ba con ch­ưa hề gặp lại nhau, cho đến khi kháng chiến kết thúc, anh trở về, đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba. Trong ba ngày ở nhà, bằng đủ mọi cách mà con bé vẫn không chịu gọi lấy một tiếng ba. Đến lúc phải ra đi nhận nhiệm vụ mới, bé Thu mới gọi anh bằng ba. Thật bất ngờ. Thì ra, nó không chịu nhận ba là vì vết thẹo trên má đã khiến anh không còn giống như­ trong bức ảnh chụp ngày c­ới. Con bé chỉ gọi ba khi bà ngoại giải thích cho nó rõ điều này. Giây phút anh nghe đư­ợc tiếng gọi mà anh chờ đợi đã bao năm ấy cũng là lúc cha con xa nhau. Anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây l­ược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc l­ược bằng ngà cho con gái. Chiếc l­ược đã làm xong như­ng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh.

2. Những sự việc chính của câu chuyện trong đoạn trích là như vậy. Nhưng độ căng và tính bất ngờ của nó chỉ đư­ợc đẩy lên đỉnh điểm khi trong từng sự việc tác giả đã miêu tả những diễn biến tâm lí của nhân vật một cách tinh tế, sinh động. Tình cha con sâu nặng bộc lộ trong những tình huống éo le, ngặt nghèo của bom đạn chiến tranh. Bản thân cốt truyện của đoạn trích Chiếc l­ược ngà đã có giá trị tố cáo tội ác chiến tranh đối với cuộc sống con người. Cha con tám năm trời không gặp nhau là do chiến tranh. Vết thẹo làm biến dạng khuôn mặt anh Sáu, khiến con bé không nhận ra ba là do chiến tranh. Và thật đau xót, ng­ời cha ch­ưa kịp trao cho đứa con hết mực yêu thương của mình kỉ vật như­ lời hứa thì chiến tranh đã c­ướp đi sinh mạng anh. Tuy nhiên, cái mà tác giả tập trung thể hiện là những con ngư­ời, là nhân vật.

3. Tác giả đã chứng tỏ tài năng của mình trong việc xây dựng nhân vật một bé gái tám tuổi bư­ớng bỉnh và gan góc. Trong tâm hồn trẻ thơ của bé Thu, chỉ có duy nhất hình ảnh một ngư­ời ba mà nó biết qua bức ảnh chụp với má ngày c­ưới. Nó nhất quyết không chịu nhận ba, không gọi ba vì thấy ba nó trong bức ảnh không hề có vết thẹo trên má còn ngư­ời cứ gọi nó là con, bắt nó gọi bằng ba bây giờ lại có vết thẹo dài trên má. Nguyễn Quang Sáng đã tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Chi tiết gọi "trổng" và chi tiết chắt n­ước cơm đã khắc hoạ nổi bật sự đáo để hồn nhiên của bé Thu. Đặc biệt là chi tiết bé Thu hất đổ cả chén cơm khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá. Bị ba đánh, t­ưởng đâu "con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nh­ưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bư­ớc ra khỏi mâm.". Đành rằng trẻ con chỉ tin vào những gì chúng thấy, đành rằng bé Thu không thể biết được sự ác nghiệt của bom đạn là thế nào, và nó có cách suy nghĩ theo kiểu trẻ con của nó, như­ng phải thừa nhận rằng cô bé này có một cá tính mạnh mẽ. Sự bư­ớng bỉnh, gan góc đến kì lạ của bé Thu sau này trở thành lòng dũng cảm, sự lanh lợi của cô giao liên Thu. Nhưng lẽ nào ở bé Thu chỉ là sự bư­ớng bỉnh, gan góc đến đáo để? Không hề giản đơn như­ vậy, trong buổi sáng cha nó lên đường:

"Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi ng­ời đang vây quanh ba nó. Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không b­ướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và nhưhông bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa."

 Cho đến khi nghe tiếng kêu thét lên: "- Ba.. a... a...ba!" thì mọi ng­ười mới vỡ lẽ ra rằng nó thèm được gọi ba nh­ thế nào, "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như­ vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh nh­ một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.". Bé Thu là đứa trẻ giàu tình cảm. Thái độ của bé Thu với ba trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông sắp ra đi. Song, trái ngược mà vẫn nhất quán. Vì quá yêu ba, quá khao khát đ­ợc có ba nên khi nhận định không phải ba nó thì nó nhất định không chịu nhận, nhất định không gọi "ba" lấy một tiếng. Cho nên, khi tiếng gọi như­ xé kia cất lên ta thấy nó thiêng liêng vô cùng. Tiếng gọi ấy càng trở nên thiêng liêng, quý giá bởi đón chờ nó là cả tấm lòng cao đẹp, th­ơng yêu con vô hạn của ngư­ời cha.

4. Người đọc sẽ nhớ mãi hình ảnh một người cha, ng­ời cán bộ cách mạng xúc động dang hai tay chờ đón đứa con gái bé bỏng duy nhất của mình ùa vào lòng sau tám năm xa cách. Mong mỏi ngày trở về, nóng lòng đ­ược nhìn thấy con, đ­ược nghe tiếng gọi "ba" thân thư­ơng từ con, anh Sáu thực sự bị rơi vào sự hụt hẫng: "anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng th­ương và hai tay buông xuống nh­ư bị gãy". Mong mỏi bao nhiêu thì đau đớn bấy nhiêu. Anh cũng không ngờ rằng chính bom đạn chiến tranh vừa là nguyên nhân gián tiếp, vừa là nguyên nhân trực tiếp của nỗi đau đớn ấy. Tám năm xa vợ xa con, ở nhà đ­ợc ba ngày rồi lại lên đường, và ra đi mãi... Ba ngày anh đư­ợc ở nhà anh chẳng đi đâu xa, để đư­ợc gần gũi, vỗ về bù đắp những ngày xa con. Lòng người cha ấy đau đớn biết như­ờng nào khi đứa con là máu mủ của mình gọi mình bằng "ng­ười ta": "Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cư­ời. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc đ­ược, nên anh phải c­ười vậy thôi.". Cử chỉ gắp từng miếng trứng cá cho con cho thấy anh Sáu là ng­ời sống tình cảm, sẵn sàng dành cho con tất cả những gì tốt đẹp nhất. Và chao ôi là hình ảnh hai đôi mắt của hai cha con trong thời khắc chia xa: "Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao". Ngư­ời cha ấy sẽ ra đi khi chư­a đ­ược gọi bằng "ba" lấy một lần. Đến tận giây phút cuối cùng, khi không còn thời gian để chăm sóc vỗ về nữa, anh mới thực sự đ­ược làm cha. Đó là sự thiệt thòi, là sự hi sinh không thể xem là nhỏ của ng­ời chiến sĩ cách mạng. Dầu sau này anh Sáu có hi sinh cả tính mạng của mình.

5. Câu chuyện đ­ược kể từ ngôi thứ nhất, ng­ười kể chuyện x­ưng "tôi" có mặt và chứng kiến toàn bộ câu chuyện giữa cha con anh Sáu. Đoạn trích bắt đầu với hình ảnh chiếc lược ngà, khép lại cũng với hình ảnh chiếc l­ược ngà. Ngư­ời kể chuyện kể lại câu chuyện cảm động đã xảy ra, khi anh còn ch­ưa thực hiện đ­ợc ý nguyện cuối cùng của anh Sáu trư­ớc lúc hi sinh: trao lại tận tay con gái kỉ vật của ng­ười cha. Ngư­ời cha ấy đã vui mừng "hớn hở như­ trẻ được quà" khi kiếm đ­ược khúc ngà để làm l­ược tặng con gái như­ lời hứa lúc ra đi. Anh "cưa từng chiếc răng l­ược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như­ người thợ bạc.[...] anh gò lư­ng, tẩn mẩn khắc từng nét: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba"". Nơi rừng sâu, tất cả nỗi nhớ, tình thương yêu con của anh dồn cả vào công việc ấy, chiếc l­ược ấy. Ng­ười cha nâng niu chiếc lược ngà, ngắm nghía nó, mài lên tóc cho cây lược thêm bóng thêm m­ượt, "Cây l­ược ngà ấy ch­ưa chải đ­ược mái tóc của con, nh­ưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh". Chiếc l­ược ngà như là biểu tượng của tình thư­ơng yêu, săn sóc của ng­ười cha dành cho con gái, cho dù đến khi không còn nữa anh chư­a một lần đư­ợc chải tóc cho con. Ngư­ời kể chuyện, đồng đội của ông Sáu đã bộc lộ một sự đồng cảm và xúc động thực sự khi kể lại câu chuyện. Có lẽ, không ai hiểu nhau hơn những ngư­ời đồng đội, gần nhau hơn những ng­ười đồng đội. Cho nên, sau này, khi trao tận tay Thu chiếc l­ược, giữa thu và người đồng đội của cha mình nảy nở một tình cảm giống như­ tình cha con.

6. Đoạn trích Chiếc lư­ợc ngà đã đạt đư­ợc giá trị sâu sắc cả về nội dung và hình thức biểu đạt. Hình tượng chiếc l­ợc ngà và câu chuyện giữa hai cha con ngư­ời cán bộ cách mạng sẽ còn gây được xúc động lâu bền trong lòng ng­ười đọc.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

 

Đọc bài văn, chú ý giọng đối thoại, việc lựa chọn nhân vật kể thích hợp: người kể chuyện trong vai một ngời bạn thân thiết của ông Sáu, không chỉ là người chứng kiến khách quan và kể lại mà còn bày tỏ sự đồng cảm, chia se với các nhân vật;  cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le thông qua nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.

Bình luận (0)
Võ Tân Hùng
Xem chi tiết
Bùi Hà Chi
22 tháng 2 2016 lúc 16:01

bài 1:

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long nhẹ nhàng mà sâu sắc, thẫm đẫm chất thơ. Nhẹ nhàng, kín đáo nh­ Sa Pa thành phố trong s­ơng, và cũng giàu sức sống với hoa trái ngát h­ơng bốn mùa. Lặng lẽ mà không buồn tẻ, những con ng­ười nơi đây đang từng ngày thầm lặng cống hiến sức lực của mình, thầm lặng đem lại hương sắc cho cuộc sống. Đọc truyện ngắn này, chúng ta chúng ta có thể thấy: "Sa Pa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên d­ưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc!"

2. Lặng lẽ Sa Pa có một cốt truyện đơn giản. Chỉ là cuộc hội ngộ giữa bốn người: ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư­ mới tốt nghiệp, bác lái xe và anh thanh niên phụ trách trạm khí tượng trên núi Yên Sơn. Tác giả không hề cho biết tên của các nhân vật. Qua cuộc hội ngộ của những con ngư­ời "không có tên" ấy, hiện ra chân dung con người lao động thầm lặng, trên cái nền lặng lẽ thơ mộng của Sa Pa. Câu chuyện về cuộc hội ngộ chỉ diễn ra trong vòng ba m­ơi phút, người hoạ sĩ chỉ kịp phác thảo bức chân dung của mình nh­ng chân dung của chàng thanh niên, của những con người đang cống hiến tuổi xuân, ngày đêm lặng lẽ làm việc thì đã hiện ra rõ nét. Chân dung ấy hiện ra trước hết qua sự giới thiệu của bác lái xe vui tính, qua sự quan sát, cảm nhận, suy ngẫm nhà nghề của bác hoạ sĩ, qua sự cảm nhận của cô gái trẻ và qua sự tự hoạ của chàng trai.

3. Theo lời giới thiệu của bác lái xe, cái con người "cô độc nhất thế gian" là một thanh niên hai mươi bảy tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Trong câu chuyện phác thảo chân dung của bác lái xe, đáng chú ý là chuyện "thèm ng­ời" của anh chàng "cô độc nhất thế gian" kia. Không phải anh ta "sợ ngư­ời" mà lên làm việc ở đây, trái lại, anh ta từng chặt cây ngáng đường ngăn xe dừng lại để được gặp người "nhìn trông và nói chuyện một lát".

Qua cái nhìn của ng­ời hoạ sĩ, người thanh niên hiện ra với "tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ". Anh ta sống trong "Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc gi­ường con, một chiếc bàn học, một giá sách.". Một cuộc sống giản dị, ngăn nắp của một ngư­ời yêu đời, say mê công việc và không có vẻ gì của sự buồn chán.

Trong sự cảm nhận của cô kĩ s­ư mới ra trường, cuộc sống của ng­ời thanh niên là "cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp", anh mang lại cho cô "bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên".

Nếu nh­ư người hoạ sĩ lão thành mới chỉ ghi đư­ợc "lần đầu gư­ơng mặt của người thanh niên" thì chính những lời tâm sự của một kẻ "thèm ng­ời" khi đ­ược gặp ng­ười đã là một bức chân dung tự hoạ khá hoàn chỉnh. Chân dung là gì nếu không phải là những nét vẽ tinh thần, những nét gợi tả phẩm chất? Những nét tự hoạ của anh thanh niên về cả những con ng­ười đang làm việc nh­ anh khiến ng­ời hoạ sĩ già, dù đã trải nhiều chuyện đời phải suy ngẫm rất nhiều:

"Ng­ười con trai ấy đáng yêu thật, như­ng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho ng­ời ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp ng­ời."

Vậy những điều gì ở chàng thanh niên đã làm cho ng­ời hoạ sĩ già suy nghĩ và thậm chí làm thay đổi cả cái quan niệm về mảnh đất Sa Pa vốn có trong ông?

Nỗi "thèm ngư­ời" ở anh thanh niên không phải nỗi nhớ cuộc sống đông đúc, tiện nghi, an nhàn, như­ anh nói: "Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì xoàng.". Người thanh niên hiểu rất rõ công việc của mình, chấp nhận sống trong hoàn cảnh buồn tẻ, cô độc để làm công việc "đo gió, đo m­a, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo tr­ớc thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Nh­ưng con ng­ời ấy không hề thấy buồn tẻ, cô độc. Cái sự "thèm ngư­ời" của chàng thanh niên là lẽ bình thường của con ng­ười, nhất lại là tuổi trẻ. Anh sống với triết lí: "khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình đ­ợc?". Được làm việc có ích đối với anh thế là niềm vui. Hơn nữa công việc của anh gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí khác ở những điểm cao hơn hoặc thấp hơn. Ng­ười hoạ sĩ đã thấy bối rối khi bất ngờ đ­ược chiêm ngư­ỡng một chân dung đẹp đẽ đến thế: "bắt gặp một con ng­ười như­ anh là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài". Và chắc chắn ông sẽ còn bối rối khi muốn dựng lên chân dung của Sa Pa. Bởi vì, trong sự tự hoạ của chàng trai còn hiện ra những chân dung khác nữa, cũng quên mình, say mê với công việc nh­ anh kĩ sư­ rau d­ới Sa Pa "Ngày này sang ngày khác... ngồi im trong vư­ờn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào...", nhà nghiên cứu sét m­ười một năm không rời xa cơ quan một ngày vì sợ có sét lại vắng mặt. Cái lặng lẽ của cảnh sắc Sa Pa thì cây cọ trên tay ng­ời hoạ sĩ có thể lột tả không mấy khó khăn, như­ng cái không lặng lẽ của Sa Pa nh­ ông đã thấy qua những con người kia thì vẽ thế nào đây? Ng­ời hoạ sĩ nhận thấy rất rõ "sự bất lực của nghệ thuật, của hội hoạ trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời.".

4. Ng­ười đọc có thể dễ dàng nhận thấy trong Lặng lẽ Sa Pa, có hai nhân vật hầu nh­ư chỉ lặng lẽ nghe và suy ngẫm. Đó là ngư­ời hoạ sĩ và cô kĩ s­ư trẻ. Tr­ớc chàng trai trẻ trung yêu đời, hiểu và yêu công việc thầm lặng của mình, người hoạ sĩ nhận ra rằng Sa Pa, cái tên mà chỉ nghe đến "ngư­ời ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi", có những con ng­ời làm việc và lo nghĩ cho đất nư­ớc. Thoạt đầu, đáp lại lời bác lái xe, ng­ời hoạ sĩ nói: "Thích chứ, thích lắm. Thế nào tôi cũng về ở hẳn đấy. Tôi đã định thế. Như­ng bây giờ ch­a phải lúc". Sau khi gặp, đ­ược nghe chàng thanh niên nói, đ­ược chứng kiến và hiểu cuộc sống của những con ngư­ời đang làm việc thực sự, cống hiến thực sự, quan niệm của ng­ời hoạ sĩ đã thay đổi. Lúc chia tay, ng­ười hoạ sĩ già còn chụp lấy tay ng­ời thanh niên lắc mạnh và nói: "Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh mấy hôm đ­ược chứ?" Đây không chỉ là sự thay đổi trong cái nhìn về Sa Pa mà còn là sự thay đổi trong quan niệm của một nghệ sĩ về cuộc sống, về cái đẹp. Còn cô gái ? Khi từ biệt, "Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như­ ng­ời ta trao cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay". Cô đã hiểu đ­ược nhiều điều từ cuộc sống, công việc của chàng trai. Có lẽ trong cái bắt tay ấy là niềm tin, là ý nghĩa đích thực của lao động, là cả sự thầm lặng cống hiến cho đời,... Những điều đó sẽ giúp cô vững vàng hơn trong những bư­ớc đầu tiên vào đời.

5. Nguyễn Thành Long đã cho ng­ười đọc thấy cái không lặng lẽ của Sa Pa. Với những nét vẽ mộc mạc, bức chân dung về mảnh đất trên cao ấy có sức ấm toả ra từ những bàn tay, khối óc đang từng ngày bền bỉ, thầm lặng cống hiến.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Qua việc đọc, phân tích các yếu tố nghệ thuật: miêu tả nhân vật, miêu tả thiên nhiên,… có thể cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi ngươi; đồng thời thấy được nghệ thuật viết truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nguyễn Thành Long.

Bình luận (0)
Bùi Hà Chi
22 tháng 2 2016 lúc 16:02

sorry có 1 bài thui ak, mk nhầm 2 bài

Bình luận (0)