Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 2 2018 lúc 6:43

Con người và vùng đất cực nam của tổ quốc qua truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ:

- Chân chất, thật thà, giàu tình yêu thương giữa con người với con người

- Chăm chỉ, cần cù, dũng cảm và tài trí trong cuộc đấu tranh sinh tồn, mở mang, xây dựng đất nước

- Những con người hào sảng, luôn hết lòng vì mọi người

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Violet 6c
14 tháng 10 2017 lúc 15:58
1. Thiên nhiên và con người rừng U Minh Hạ

– Thiên nhiên
• Rừng U Minh Hạ là một địa danh có thật nằm ở phía nam thuộc Cà Mau, nơi đây có rừng Tràm xanh biếc, cây cỏ hoang dại
• Thiên nhiên nơi đây không chỉ hoang sơ, xanh biếc mà nó còn ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm với con người. Đó là những con cá sấu với số lượng nhiều như mù u chín rụng.


-> Thiên nhiên đẹp nhưng cũng đầy nguy hiểm
– Con người rừng U Minh Hạ
• Họ là những con người cần cù lao động, mưu cao trí bền, gan góc trước thiên nhiên hung dữ ấy, không những thế họ có sức sống mãnh liệt và sống rất có tình nghĩa
• Dẫu không phải họ hàng, không cùng chung máu mủ nhưng họ vẫn thương xót những con người đã trở thành miếng mồi ngon của những con hùm con sấu
• Họ vượt qua gian khổ với sức mạng của ý chí, họ đi dám đi câu cá sấu bằng lưỡi câu sắt và con vịt
• Nhân vật ông Năm Hên trong chuyện thì bắt cá sấu bằng tay không luôn
• Những chàng trai trẻ thì làm bẫy để bẫy hổ, săn heo rừng.


-> Có thể nói con người nơi đây tuy nhỏ bé những ý chí lại ngút ngàn không sợ nguy hiểm gan góc đấu tranh cho sự sinh tồn của đồng loại. Họ sống tình nghĩa với những người xung quanh mình. Tóm lại họ là những người mang đến sức sống mới vùng đất hoang sơ Cà Mau này

Võ Thị Thanh Thảo
Xem chi tiết
nguyễn hoàng khánh chi
19 tháng 2 2016 lúc 21:33

 Bài văn miêu tả sông nước vùng Cà Mau ở cực nam của Tổ quốc.

Trình tự miêu tả thể hiện trong bài văn là: bắt đầu từ cảm tưởng chung, thông qua sự quan sát thiên nhiên Cà Mau - tác giả đi đến những nét đặc tả kênh rạch, sông ngòi và nét độc đáo của cảnh chợ Năm Căn họp trên mặt nước.

Theo trình tự miêu tả như trên, có thể thấy bố cục của bài văn gồm ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "lặng lẽ một màu xanh đơn điệu"): Cảm tưởng chung về thiên nhiên Cà Mau.

- Đoạn 2 (Tiếp theo đến "khói sóng ban mai"): Đặc tả kênh, rạch Cà Mau và con sông Năm Căn rộng lớn.

- Đoạn 3 (Còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn.

Đọc bài văn, có thể hình dung vị trí của người miêu tả là ngôi thứ nhất "tôi" (ngồi trên thuyền) - tức người chứng kiến và cảm nhận quang cảnh sông nước Cà Mau. Vị trí ấy rất thuận lợi cho việc quan sát và miêu tả vì những hình ảnh và suy nghĩ được thể hiện trực tiếp bằng con mắt của "người trong cuộc". Với vị trí quan sát của người trên thuyền, các hình ảnh miêu tả được hiện ra trong bài văn như một cuốn phim thật sinh động: nhiều màu sắc, cảnh trí đan cài và giàu cảm xúc.

2. Trong đoạn văn (từ đầu đến "lặng lẽ một màu xanh đơn điệu") tác giả đã diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm về vùng sông nước Cà Mau. ấn tượng ấy là ấn tượng choáng ngợp (thể hiện qua các từ ngữ có tính cường điệu: kênh rạch càng bủa giăng chi chít, trên thì... dưới thì... chung quanh... cũng chỉ...). ấn tượng ấy được cảm nhận qua thị giác, thính giác và vị giác - đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh và ...tiếng rì rào bất tận... của rừng, của sóng. ấn tượng ấy được thể hiện qua các câu văn dài ngắn xen kẽ, biến hoá linh hoạt: vừa tả vừa kể, tạo ra một mạch văn trữ tình lôi cuốn.

3. Qua đoạn văn tác giả nói về cách đặt tên cho các vùng đất, con kênh ở vùng Cà Mau cho thấy: các địa danh ở đây được đặt tên rất giản dị, gần gũi với thiên nhiên. Cách đặt tên như thế cũng thể hiện đặc điểm của thiên nhiên vùng Cà Mau.

4. Trong đoạn văn từ "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua đến sương mù và khói sóng ban mai":

+ Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước:

- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác

- Con sông rộng hơn ngàn thước

- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

+ Trong câu "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn" có các động từ: thoát qua, đổ ra, xuôi về chỉ cùng một hoạt động của con thuyền.

Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu thì sẽ không thể hiện được các trạng thái hoạt động rất phong phú của con thuyền trong các hoàn cảnh khác nhau.

Trong câu này, tác giả sử dụng từ ngữ rất chính xác và tinh tế, bởi vì:

- thoát qua: diễn đạt sự khó khăn mà con thuyền vừa phải vượt.

 - đổ ra: chỉ trạng thái con thuyền từ sông nhỏ đến với dòng sông lớn,

- xuôi về: diễn tả trạng thái nhẹ nhàng của con thuyền xuôi theo dòng nước.

+ Những từ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Qua những từ đó, vừa thấy được khả năng quan sát và phân biệt các sắc độ của tác giả rất tinh tế, đồng thời cũng thấy được sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của loài đước.

5. Trong bài văn, sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của cảnh chợ Năm Căn:

- Sự tấp nập, đông vui, trù phú: túp lều lá thô sơ, những ngôi nhà gạch hai tầng, những đống gỗ cao như núi, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, những bến vận hà nhộn nhịp, những lò than hầm gỗ, những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực,...

- Sự độc đáo của chợ Năm Căn: chợ họp ngay trên sông, chỉ cần cập thuyền lại với nhau là có thể mua bán đủ thứ tiêu dùng và ẩm thực. Đây còn là nơi hội tụ đông vui của những người bán vải, bán rượu đến từ nhiều vùng, có nhiều giọng nói, trang phục khác nhau...

6. Qua cách miêu tả từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, tả xen kể... cùng với việc sử dụng các từ ngữ gợi cảm tinh tế của tác giả, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là một nơi có khung cảnh thiên nhiên hoang dã và hùng vĩ - nơi có những dòng sông rộng lớn và rừng đước bạt ngàn; đồng thời đó cũng là nơi có cảnh chợ Năm Căn đặc sắc, tấp nập đông vui.

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy.

 

     

my yến
3 tháng 5 2018 lúc 21:09
Soạn bài: Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi)

Xem thêm: Tóm tắt: Sông nước Cà Mau

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Bài văn miêu tả cảnh sông nước Cà Mau ở cực nam của tổ quốc

- Trình tự miêu tả của tác phẩm đi từ việc miêu tả chung, khái quát cảnh sông nước Cà Mau đến việc miêu tả chi tiết cảnh kênh rạch, sông ngòi tới cảnh chợ Năm Căn.

- Bố cục:

+ Đoạn 1 (từ đầu … lặng lẽ một màu xanh đơn điệu): Cảm nhận chung về cảnh thiên nhiên, đất trời Cà Mau

+ Đoạn 2 (tiếp theo … khói sóng ban mai): Đặc điểm về kênh rạch ở Cà Mau

+ Đoạn 3 (còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn​

- Người kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” quan sát mọi người từ vị trí người ngồi trên thuyền vì vậy mọi cảnh vật hiện ra chân thật, sinh động

- Vị trí quan sát của người trên thuyền là vị trí thuận lợi vì thế các hình ảnh miêu tả hiện ra trong bài văn như những bức tranh hài hòa màu sắc.

Câu 2 ( trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Những ấn tượng ban đầu của tác giả:

+ Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện

+ Tất cả đều màu xanh

+ Âm thanh rì rào bất tận

+ Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu

=> Cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh, về sự bất tận của rừng qua những câu kể và tả.

=> Sự choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “lặng lẽ một màu xanh” của Cà Mau.

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Qua cách đặt tên cho những vùng đất, những con sông, những con rạch vùng Cà Mau cho thấy tên gọi được đặt gần gũi, giản dị, xác thực với đặc điểm tự nhiên.

Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

a, Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của con sông và rừng đước:

+ Nước đổ ra biển đêm ngày như thác

+ Con sông rộng hơn ngàn thước

+ Cây đước dựng cao ngất như hai dãi trường thành

+ Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống

b, Trong đoạn “ Thuyền chúng tôi chèo thoát khỏi kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn, có những động từ: thoát qua, đổ ra, xuôi về lần lượt chỉ hoạt động của con thuyền

+ Không nên thay đổi trật tự những từ đó trong câu bởi nó sẽ phá vỡ hành trình từ kênh ra sông rồi đổ ra dòng Năm Căn.

+ Thoát ra: diễn tả sự khó khăn mà con thuyền vượt qua phải vượt qua

+ Đổ ra: trạng thái con thuyền được dòng nước đưa ra sông lớn

+ Xuôi về: diễn rả trạng thái nhẹ nhàng, thư thái của con thuyền xuôi theo dòng nước.

c, Những từ ngữ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ

Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Những chi tiết thể hiện sự đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Năm Căn:

- Túp lều lá thô sơ, những ngôi nhà gạch hai tầng, những đống gỗ cao như núi, những cột đáy thuyền chài, những bến vận hà nhộn nhịp, những ngôi nhà ánh đèn măng sông chiếu rực…

- Sự độc đáo của chợ Năm Căn: chợ họp ngay trên sông, chỉ cần cập thuyền có thể mua bán được đủ thứ tiêu dùng và ẩm thực. Đây còn là sự đông vui của người bán vải, bán rượu đến từ nhiều vùng, có nhiều giọng nói, trang phục khác nhau…

Câu 6 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Qua cách miêu tả của tác giả, với việc sử dụng các từ ngữ tinh tế, gợi cảm, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là vùng đất hoang dã, hùng vĩ với không gian sông nước mênh mông, những rừng đước bạt ngàn và có cảnh con người sinh sống tấp nập, đông vui, chân chất.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 23 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Cà Mau là mảnh đất rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã qua lăng kính của Đoàn Giỏi vùng sông nước ấy như gần ngay trước mắt người đọc bức tranh sống động mà gam màu chủ đạo là “màu xanh lặng lẽ”. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con kênh, con rạch chằng chịt còn nguyên vẻ hoang sơ, huyền bí. Theo chân tác giả xuôi dòng kênh Bọ Mắt đổ ra kênh Cửa Lớn và ra sông Năm Căn, con nước nhiệt thành “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, cũng vì thế mà tôm cá trù phú và đời sống của con người cũng vì thế mà ồn ào hơn. Bên cạnh vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên là cảnh cuộc sống đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn, nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước. Tất cả được nhà văn kể và tả bằng một giọng văn lôi cuốn, hấp dẫn vừa khái quát, vừa tỉ mỉ.

Bài 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Những con sông: sông Hồng, sông Đáy, sông Cả, sông Vạc… Sông Đáy là một trong những con sông dài ở miền Bắc, nó chảy qua các tỉnh như Hà Nội, Hà Nam, Nam Đinh, Ninh Bình.

Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km với dân số trên lưu vực sông Nhuệ- sông Đáy ước tính lên tới 8200 nghìn người, mật độ trung bình đạt 1003 người/ km2. Nơi đây là khu vực có dân cư, kinh tế xã hội phát triển liên tục từ lâu đời, cho tới nay vẫn là vùng kinh tế- xã hội phát triển nhất châu thổ đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, môi trường đất nước, không khí đang rơi vào tình trạng ô nhiễm làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái, cần có những biện pháp khắc phục.

Huong San
5 tháng 5 2018 lúc 15:09
Soạn bài: Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi)

Xem thêm: Tóm tắt: Sông nước Cà Mau

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Bài văn miêu tả cảnh sông nước Cà Mau ở cực nam của tổ quốc

- Trình tự miêu tả của tác phẩm đi từ việc miêu tả chung, khái quát cảnh sông nước Cà Mau đến việc miêu tả chi tiết cảnh kênh rạch, sông ngòi tới cảnh chợ Năm Căn.

- Bố cục:

+ Đoạn 1 (từ đầu … lặng lẽ một màu xanh đơn điệu): Cảm nhận chung về cảnh thiên nhiên, đất trời Cà Mau

+ Đoạn 2 (tiếp theo … khói sóng ban mai): Đặc điểm về kênh rạch ở Cà Mau

+ Đoạn 3 (còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn​

- Người kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” quan sát mọi người từ vị trí người ngồi trên thuyền vì vậy mọi cảnh vật hiện ra chân thật, sinh động

- Vị trí quan sát của người trên thuyền là vị trí thuận lợi vì thế các hình ảnh miêu tả hiện ra trong bài văn như những bức tranh hài hòa màu sắc.

Câu 2 ( trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Những ấn tượng ban đầu của tác giả:

+ Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện

+ Tất cả đều màu xanh

+ Âm thanh rì rào bất tận

+ Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu

=> Cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh, về sự bất tận của rừng qua những câu kể và tả.

=> Sự choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “lặng lẽ một màu xanh” của Cà Mau.

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Qua cách đặt tên cho những vùng đất, những con sông, những con rạch vùng Cà Mau cho thấy tên gọi được đặt gần gũi, giản dị, xác thực với đặc điểm tự nhiên.

Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

a, Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của con sông và rừng đước:

+ Nước đổ ra biển đêm ngày như thác

+ Con sông rộng hơn ngàn thước

+ Cây đước dựng cao ngất như hai dãi trường thành

+ Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống

b, Trong đoạn “ Thuyền chúng tôi chèo thoát khỏi kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn, có những động từ: thoát qua, đổ ra, xuôi về lần lượt chỉ hoạt động của con thuyền

+ Không nên thay đổi trật tự những từ đó trong câu bởi nó sẽ phá vỡ hành trình từ kênh ra sông rồi đổ ra dòng Năm Căn.

+ Thoát ra: diễn tả sự khó khăn mà con thuyền vượt qua phải vượt qua

+ Đổ ra: trạng thái con thuyền được dòng nước đưa ra sông lớn

+ Xuôi về: diễn rả trạng thái nhẹ nhàng, thư thái của con thuyền xuôi theo dòng nước.

c, Những từ ngữ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ

Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Những chi tiết thể hiện sự đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Năm Căn:

- Túp lều lá thô sơ, những ngôi nhà gạch hai tầng, những đống gỗ cao như núi, những cột đáy thuyền chài, những bến vận hà nhộn nhịp, những ngôi nhà ánh đèn măng sông chiếu rực…

- Sự độc đáo của chợ Năm Căn: chợ họp ngay trên sông, chỉ cần cập thuyền có thể mua bán được đủ thứ tiêu dùng và ẩm thực. Đây còn là sự đông vui của người bán vải, bán rượu đến từ nhiều vùng, có nhiều giọng nói, trang phục khác nhau…

Câu 6 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Qua cách miêu tả của tác giả, với việc sử dụng các từ ngữ tinh tế, gợi cảm, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là vùng đất hoang dã, hùng vĩ với không gian sông nước mênh mông, những rừng đước bạt ngàn và có cảnh con người sinh sống tấp nập, đông vui, chân chất.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 23 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Cà Mau là mảnh đất rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã qua lăng kính của Đoàn Giỏi vùng sông nước ấy như gần ngay trước mắt người đọc bức tranh sống động mà gam màu chủ đạo là “màu xanh lặng lẽ”. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con kênh, con rạch chằng chịt còn nguyên vẻ hoang sơ, huyền bí. Theo chân tác giả xuôi dòng kênh Bọ Mắt đổ ra kênh Cửa Lớn và ra sông Năm Căn, con nước nhiệt thành “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, cũng vì thế mà tôm cá trù phú và đời sống của con người cũng vì thế mà ồn ào hơn. Bên cạnh vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên là cảnh cuộc sống đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn, nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước. Tất cả được nhà văn kể và tả bằng một giọng văn lôi cuốn, hấp dẫn vừa khái quát, vừa tỉ mỉ.

Bài 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Những con sông: sông Hồng, sông Đáy, sông Cả, sông Vạc… Sông Đáy là một trong những con sông dài ở miền Bắc, nó chảy qua các tỉnh như Hà Nội, Hà Nam, Nam Đinh, Ninh Bình.

Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km với dân số trên lưu vực sông Nhuệ- sông Đáy ước tính lên tới 8200 nghìn người, mật độ trung bình đạt 1003 người/ km2. Nơi đây là khu vực có dân cư, kinh tế xã hội phát triển liên tục từ lâu đời, cho tới nay vẫn là vùng kinh tế- xã hội phát triển nhất châu thổ đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, môi trường đất nước, không khí đang rơi vào tình trạng ô nhiễm làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái, cần có những biện pháp khắc phục.

Đoàn Minh Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thùy Vân
15 tháng 2 2016 lúc 15:39

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác  giả

Nguyễn Thành Trung tên thật là Nguyễn Văn Báu, bút danh khác : Nguyên Ngọc. Ông sinh năm 1932 ở Thăng Bình, Quảng Nam. Năm 18 tuổi khi đang học trung học phổ thông, ông xin gia nhập quân đội. Sau một thời gian chiến đấu, ông được chuyển làm phóng viên báo "Quân đội nhân dân" ở liên khu V. Năm 1962, ông trở lại Miền Nam làm chủ tích hội Văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ, đồng thời phụ trách tạp chí "Văn nghệ quân đội giải phóng" của quân khu V

Tác phẩm chính : "Đất nước đứng lên" - tiểu thuyết, 1954, " Mạch nước ngầm"- truyện vừa, 1960, "Rẻo cao"- tập truyện ngắn, 1961, "Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc"- tập truyện và kí, 1969, "Đất Quảng"- tiểu thuyết, 1971-1974

2. Tác phẩm

Năm 1962, Nguyên Ngọc trở lại miền Nam vừa chiến đấu vừa sáng tác. Mùa hẹ 1965, đế quốc Mĩ bắt đầu ồ ạt đổ quần vào Miền Nam, các chiến dịch càn quét được tổ chức quy mô và rầm rộ hơn. Trong hoàn cảnh ấy, Nguyên Ngọc viết "Rừng xà nu" như là một biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và đồng bào ta nói chung.

"Rừng xà nu" là câu chuyện về quá trình trưởng thành trong nhận thức cách mạng của một con người, cũng như của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Chân lí tất yếu mà họ nhận ra đó là chỉ có dùng bạo lực cách mạng mới có thể đè bẹp được bạo lực phản cách mạng. Truyện ngắn giàu âm hưởng sử thi. Âm hưởng sử thi trước hết thể hiện ngay ở chủ đề tác phẩm, ở cuộc đời và số phận mang tính bi tráng của nhân vật chính. Sau nữa là ở cách đặt toàn bộ câu chuyện vào một khung cảnh thiên nhiên hoành tráng, kết hợp với giọng kể trang nghiêm như lời phán truyền của cụ Mết. Ngôn ngữ truyện giàu âm hưởng, vừa trang nghiêm, vừa rất hào hùng khiến cho câu chuyện hiện tại của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước bỗng có một "độ lùi sử thi" trong chiêm nghiệm của người đọc.

II. Trả lời câu hỏi

1. Tâm hồn mỗi nhà văn dường như được vẫy gọi bởi những ngoại cảnh riêng biệt, ám ảnh. Với Nguyễn Trung Thành, mảnh đất Tây Nguyên vừa hào hùng, man dại, vừa linh thiêng, bí ẩn khôn cùng, có một sức hẫp dẫn lớn. Bắt rễ từ chính hồn thiêng sông núi nơi đây, cây xà nu, rừng xà nu và sức sống mãnh liệt của nó đã trở thành điểm nhấn đặc biệt khắc sâu, ghi tạc những cảm hứng sáng tạo của ông. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành được ẩn hiện trong rừng cây xà nu tít tắp đến chân trời, được hóa thân trong bao nhiêu con người tiếp nối những thế hệ, được âm vang trong hồn thiêng núi nước Tây Nguyên. Không khí sử thi mở ra trong tác phẩm vừa linh thiêng, man dại, vừa hào hùng, bi tráng cuốn hút người đọc trong từng chi tiết, rạo rực lòng người theo khúc tráng ca.

Chính tình yêu đầy đam mê cho rừng xà nu , chính sự gắn bó máu thịt với núi nước Tây Nguyên anh hùng đã khiến ngòi bút Nguyễn Trung Thành khắc tạc những hình ảnh tuyệt đẹp về thiên nhiên, con người nơi đây. Cảm hứng mãnh liệt về loài cây "hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch" đã thôi thúc tận tâm can, thúc giục tự trong máu để rồi "hình tượng lớn bao trùm toàn tác phẩm là hình tượng những cây xà nu, rừng xà nu. Chính nó đã đem lại cho tác phẩm sức khái quát lớn cũng như sự sinh động, chân thực như cuộc đời".

Sức khái quát lớn và sự sinh động chân thực của hình tượng rừng cây xà nu nằm ở chỗ viết về cây rừng xà nu nhưng Nguyễn Trung Thành còn gợi đến tận cùng bản chất khốc liệt của chiến tranh. Bút pháp miêu tả được sử dụng đầy sáng tạo, tài hoa khiến người đọc hình dung được trước mắt bức tranh Tây Nguyên khốc liệt, xót đau mà anh hùng, kiêu hãnh. Những trang văn đậm chất anh hừng ca cứ vang vọng, hào sảng, lời của núi rừng rạp nên một không khí rất riêng cho truyện.

"Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn". Rừng xà nu vươn mình hứng chịu, gánh lấy cái dữ dội, bạo tàn của chiến tranh, bom đạn. Người ta như nghe được tiếng bom rơi đạn nổ nơi đây nhưng cũng như nghiêng mình, ngưỡng vọng trước một thế trường tồn đầy kiêu hãnh, thách thức. Thu vào mình bao đau thương nhưng ấn tượng về cây rừng xà nu lại là một cảm hứng mãnh liệt, hào hùng. Tác giả miêu tả rất ấn tượng hình ảnh những cây xà nu bị thương, có tác động mạnh mẽ đến giác quan người đọc. Ngay khi cây gục ngã, người ta vẫn thấy bừng lên một sức sống kì diệu, chính ở chỗ vết thương, sự sống của cây như căng trào, tràn trề nhất. Cái gay gắt của nắng hè gặp gỡ cái ứa tràn của nhựa cây, kết tụ thành một vẻ đẹp long lanh lộng lẫy. Ngay trong cái chết, sự sống vẫn trỗi dậy, tưởng gì như không ngăn  nổi , vẻ đẹp vẫn thăng hoa, ngỡ như không bom đạn nào có thể tàn phá. Nguyễn Trung Thành đã nhìn cây xà nu như một sinh thể sống khi đặc biệt khắc tạo hình ảnh những "cục máu lớn". Nhựa xà nu hay máu con người mà cũng mang trong mình đầy đủ và sống động cái đau thương, khốc liệt của chiến tranh. Nhìn những cây xà nu bị thương mà người ta tưởng chừng tác giả cũng xót thương, đau đớn như chính hình ảnh những con người Tây Nguyên bị thương, tàn phá. 

Sức sống kì diệu của cây đối lập gay gắt với sự tàn bạo, khốc liệt của kẻ thù. Bất chấp bom đạn chiến tranh, bất chấp những đợt đại bác, xà nu vẫn mãnh liệt sinh sôi, kiêu hãnh trường tồn. . Ta liên tưởng tới so sánh giữa sức sống của rừng xà nu với sức sông của con người Tây Nguyên. . Như những cái cây như mang theo khát vọng vươn tới mạnh mẽ, quyết tâm của con người trong đấu tranh cách mạng.  Sức vươn tới và sự ham sống của rừng xà nu cũng là niềm khao khát tự do của những ý chí sục sôi, tinh thần đấu tranh anh dũng của dân làng Xô Man, bất khuất, ngạo nghễ trong tư thế con người, dân tộc Tây Nguyên. Bất chấp sự tàn bạo của chiến tranh, xà nu trường tồn cùng hồn thiêng sông núi, với vẻ đẹp hoang dại mà đầy chất thơ, với sức sống bề bỉ mà bất khuất. Cây xà nu, rừng xà nu đã trở thành hồn thiêng của núi nước Tây Nguyên, mang trong mình linh hồn của người Tây Nguyên. Người ta hiểu vì sao người Tây Nguyên yêu quý cây xà nu đến thế, tình người và hồn đất lại hòa quyện nhau đến vậy. Người ta không chỉ hình dung được cái lớn lao , khỏe khoắn của "tấm ngực lớn" xà nu mà còn cảm nhận được mối quan hệ , sự gắn bó, che trở máu thịt thiêng liêng giữa cây và người. 

Cây rừng xà nu đã trở thành biểu tượng của "đất nước đứng lên" của Tây Nguyên nổi dậy. Chủ nghĩa yêu nước  anh hùng cách mạng đã chung đúc, hội tụ trong tâm hồn, trí óc của tất cả mọi người, tạo nên một sức sống thống nhất chặt chẽ trong tác phẩm. Mở ra và kết thúc tác phẩm, hình ảnh những cây xà nu tít tắp chân trời giống như một khúc vĩ thanh đẹp đẽ, âm vang và hào sảng, mang theo  lời hồn thiêng sông núi, vang động mạch sống của đất nước, quê hương.

2. 

a) Tnú là nhân vật trung tâm của tác phẩm, dồn tụ những sáng tạo của bút lực Nguyễn Trung Thành, kết tinh đậm nét cảm hửng anh hùng ca. Nhân vật được xây dựng trong cả một quá trình, cả một con đường từ lúc còn nhỏ đến khi trưởng thành. Gan lì, nhanh nhẹn, nghị lực, quyết tâm và tình yêu thương sâu thẳm chính là những nét tính cách cơ bản, ổn định của nhân vật. Chân dung người anh hùng mang đậm nét sử thi đã hiện lên đầy sống động dưới ngòi bút của Nguyễn Thành Trung, con người của lòng quả cảm, cũng là con người của tình yêu thương. Tnú là nhân vật trung tâm của tác phẩm, điển hình cho người dân Tây Nguyên nói riêng và người dân miền núi nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Tnú là biểu tượng đẹp nhất cho con người giác ngộ cách mạng, đi từ đau thương nô lệ đến vùng trời của ánh sáng, tự do, đi từ mất mát hy sinh đến chỗ làm nên kì tích anh hùng. Khác với cuộc đời cô độc của A Phủ, Tnú từ nhỏ đã sống trong sự đùm bọc yêu thương của dân làng Xô Man. Cha mẹ mất sớm, là một đứa trẻ bất hạnh nhưng sự trưởng thành của nhân vật có sự chứng kiến, nuôi dưỡng của núi rừng Tây Nguyên, con người Tây Nguyên gan góc, đôn hậu. Bởi thế mà hình ảnh quê hương, tình yêu cho buôn làng, đại ngàn Tây Nguyên luôn thúc giục, ám ảnh, thao thức trong anh, khi xa thì nhớ khi gần thì thương. Được nuôi dưỡng với chính núi nước Tây Nguyên, Tnú là niềm tự hào của mọi người nơi đây. Ai cũng tự hào, kiêu hãnh khi nhắc đến anh, nói về anh với tất cả sự say mê, ngưỡng mộ, thán phục. Đây chính là linh hồn của người Tây Nguyên.

a) Câu chuyện bi tráng về cuộc đơi Tnú không chỉ có chiến công, anh hùng mà còn có những nỗi đau, sự bất lực, chua xót. Con đường cách mạng của Tnú là con đường có tính chất tất yếu, chân chính. Đó không phải là con đường bằng phẳng, nhẹ nhàng mà một con đường đầy thử thách, trông gai. Tnú phải vượt qua , chiến thắng những thử thách ấy để khẳng định sức mạnh trong thời đại cách mạng. Đó là một quá trình gian khổ, đi từ đau thương nô lệ đến tự do, giải phóng. Chính nỗi đau của cuộc đời, những trải nghiệm trong chiến đấu đã giúp Tnú trưởng thành , chiến thắng, trở thành hình tượng đẹp nhất của núi rừng, con người Tây Nguyên. 

Qua câu chuyện bi tráng của cuộc đời Tnú, tác giả đã trình bày một quy luật tất yếu của chiến tranh cách mạng : đâu thương là cơ sở thôi thúc lòng căm thù, ý chí chiến đấu của con người. Phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bọn phản cách mạng, đó chính là chân lí đấu tranh ngàn đời của dân tộc. Tác giả không chỉ nhận ra vẻ đẹp của cá nhân con người mà còn khẳng định sức mạnh, sức sống của cả dân tộc, vượt lên đau thương để chiến đấu và chiến thắng

c) Sức sống con người Tây Nguyên như biển hiện trên gốc cây xà nu, tán xà nu kia, mỗi con người Xô man là một mảnh hồn riêng khắc tạc nên vẻ đẹp kiên dũng của xà nu. "Sức sống của nhân dân" là mạch thở ấm nóng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cụ Mết "là cội nguồn, là Tây Nguyên của thời "Đất nước đứng lên" trường tồn đến hôm nay", những Mai, những Dít là những chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, tâm huyết, nhiệt tình, Tnú - người con anh dũng của bản làng Xô Man, hay Heng, cậu bé nhỏ mà gan góc, kiên cường. Những nhân vật cứ nối tiếp nhân vật, những anh hùng cứ nối tiếp anh hùng. Như những cây xà nu vững chắc, kiên định, dân làng Xô Man bừng lên ngọn lửa sống mãnh liệt từ thế hệ này sang thế hệ khác . Ngọn lửa ấy không bao giờ tắt. Đó chính là sức sống mãnh liệt của dân tộc sẽ bền bỉ, kiêu hãnh trường tồn vượt qua mọi thử thách bất chấp mọi súng đạn của kẻ thù.

d) Con người anh hùng của một Tây Nguyên quật cường, một đất nước  đứng lên đã hiện lên đầy sống động, chân thực với cuộc sống chiến đấu và những nét đẹp tâm hồn. Thế giới nhân vật có sự tiếp nối, kế thừa và phát triển, bản chất bi hùng của rừng núi đại ngàn đã thấm vào những thế hệ hôm nay và mai sau, bởi thế chủ nghĩa anh hùng cách mạng  Việt Nam trong "Rừng xà nu" là một mạch chảy liên tiếp, liền mạch, tiếp nối. Chất anh hùng ca đặc biệt sục sôi, khỏe khoắn, phi thường của núi rừng Tây Nguyên giống như một ngọn lửa nồng nàn, man dại, không bao giờ nguội tắt, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đầy tin tưởng, thành kính, đầy ấm nóng và mê say. Sự tài hoa của ngòi bút Nguyễn Trung Thành được thể hiện chính ở năng lực xúc cảm và chiều sâu trí tuệ, kho ông thu nhận được linh hồn của núi nước Tây Nguyên, nhìn ra những con người anh hùng, thế hệ anh hùng.

3. Xà nu là điểm tựa cho cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Trung Thành, để ngắm nhìn sự kiên dũng của xà nu, ông tìm được cội nguồn sức sống nhân dân, bạt lên những Dít, Mai, Tnú.... anh dũng, kiên cường. Phẩm chất anh hùng thấm vào từng thớ đất, tâm hồn mỗi con người. Xà nu đã khơi chung một mạch nguồn của tình yêu đất nước, tình yên buôn làng để tưới tắm cho hồn dân Xô Man. Vừa gần gũi, thân quen, ấm áp hơi thở  núi rừng, vừa sống động, linh diệu, chất chứa những suy tư của người viết , cây rừng đã dồn tụ bao nhiêu xúc cảm yêu thương và tư tưởng thẩm mỹ, tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người đọc ở những chiều sâu khôn cùng. Xà nu đã bắt rễ vào lòng người và ghi dấu ở đó ấn tượng ám ảnh về sức sống trường tồn của con người và dân tộc

4. Tác phẩm là "chuyện của môt đời được kể trong một đêm", thể hiện khả năng dồn nén hiện thực đầy điêu luyện, tinh tế của tác giả khi ông luôn chú trọng lựa chọn những chi tiết nghệ thuật điển hình : âm thanh tiếng chày, Tnú chứng kiến mẹ con Mai bị đánh....

- Kết cấu song trùng, mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh cây xà nu. Đó không phải là kết cấu khép mà là kết cấu mở, thể hiện dụng ý nghệ thuật sâu xa của tác giả. Hình ảnh rừng xà nu nối tiếp mở ra con đường kháng chiến gian khổ đau thương nhưng anh hùng, bất khuất. Cây xà nu còn là sức sống của con người Tây Nguyên, trường tồn, vĩnh cửu. Cây xà nu nối tận chân trời giống như thế hệ những con người Tây Nguyên vẫn sinh sôi, trưởng thành trong kháng chiến. Cuộc kháng chiến trường kì đòi hỏi bao nhiêu cống hiến, mất mát, hi sinh của con người. Mọt con đường rộng dài đang trải ra trước mắt được thể hiện trong chi tiết Tnú lại ra đi, khẳng định cái đẹp vĩnh hằng của con người trong đấu tranh cách mạng, của những phẩm chất anh hùng đẹp đẽ

- Ngôn ngữ phù hợp với cá tính nhân vật, mang đậm sắc Tây Nguyên, đậm chất anh hùng ca, thể hiện sự kết hợp hài hòa hiện thực khốc liệt và sắc màu lãng mạn, anh hùng ca. Đó cũng chính là sự thống nhất cao độ giữa chân lí đời sống và chân lí nghệ thuật

Võ Thị Hoài Linh
17 tháng 2 2016 lúc 11:34

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả :

Nguyễn Trung Thành tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, bút danh khác Nguyên Ngọc. Ông sinh năm 1932 ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 18 tuổi, ông tham gia quân đội sau khi tốt nghiệp cấp 3.  Sau một thời gian cầm súng, ông chuyển sang làm phóng viên báo "Quân đội nhân dân" ở liên khu V. Năm 1962, sau thời gian tập kết ra Bắc, ông trở vào Nam làm Chủ tịch chi Hội văn nghệ giải phóng miền Trung trung Bộ, đồng thời phụ trách tạp chí "Văn nghệ quân giải phóng" của quân khu V.

Tác phẩm chính : Đất nước đứng lên, tiểu thuyết 1954, Mạch nước ngầm, 1960, Rẻo cao, 1961, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, 1969, Đất Quảng, 1971-1974.....

2. Tác phẩm

Năm 1962, Nguyên Ngọc trở lại miền Nam vừa chiến đấu vừa sáng tác. Mùa hè 1965, đế quốc Mĩ bắt đầu đổ quân vào miền Nam và tổ chức các đợt tấn công quy mô, ồ ạt. Trong hoàn cảnh ấy, Nguyên Ngọc viết "Rừng xà nu" như một biểu tượng cho tinh thần bất khuất kiên cường của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và đồng bào ta nói chung.

II. Trả lời câu hỏi

1. Tâm hồn của mỗi nhà văn dường như được vẫy gọi bởi những ngoại cảnh riêng biệt, ám ảnh. Với Nguyễn Trung Thành, mảnh đất Tây Nguyên vừa hào hùng, man dại, linh thiêng, bí ẩn khôn cùng, có một sức hấp dẫn lớn. Bắt rễ từ hồn thiêng núi sông nơi đây, cây xà nu, rừng xà nu và sức sống mãnh liệt của nó đã trở thành điểm nhấn khắc sâu, ghi tạc trong cảm hứng của ông. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong "Rừng xà nu" được ẩn hiện trong những rừng cây xà nu tít tắp đến chân trời, được hóa thân trong bao nhiêu con người, tiếp nối những thế hệ, được âm vang trong hồn thiêng núi nước Tây Nguyên. Không khí sử thi mở ra trong tác phẩm vừa linh thiêng, vừa man dại, vừa hào hùng, bi tráng cuốn hút người đọc từng chi tiết, rạo rực lòng người theo những khúc tráng ca.

Tình yêu đầy đam mê cho cây rừng xà nu, chính sự gắn bó máu thịt với núi nước Tây Nguyên anh hùng đã khiến ngòi bút Nguyễn Trung Thành khắc tạc những hình ảnh tuyệt mĩ về thiên nhiên, con người nơi đây. Cảm hứng mãnh liệt về loài cây đã thôi thúc tâm can, thúc giục từ trong máu để rồi hình tượng bao trùm cả tác phẩm là hình tượng cây rừng xà nu. Chính nó đã đem lại cho tác phẩm sức khái quát cũng như sự sinh động, chân thực của cuộc đời.

Rừng xà nu vươn mình hứng chịu, gánh lấy cái dữ dội , bạo tàn của chiến tranh bom đạn. Người ta như nghe được tiếng bom rơi, đạn nổ dội vào nơi đây nhưng cũng như nghiêng mình ngưỡng vọng trước  một thế trường tồn đầy kiêu hùng, thách thức. Tác giả đã miêu tả rất ấn tượng hình ảnh những cây xà nu bị thương. Nó có tác động mạnh mẽ đến giác quan người đọc. Nhựa xà nu hay máu con người mà cũng mang trong mình đầy đủ và sống động, đau thương, khốc liệt của chiến tranh.

Sức sống kì diệu của cây đối lập với sự bạo tàn, khốc liệt của kẻ thù. Như một thách thức, cây này mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, xanh rờn như những mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Bất chấp bom đạn, chiến tranh, bất chấp những đợt đại bác, xà nu vẫn mãnh liệt sinh sôi và kiêu hãnh, trường tồn. Dường như sức sống man dại, mãnh liệt và kiêu hùng đã trở thành bản chất của núi nước, đại ngàn Tây Nguyên. Hình ảnh cây rừng xà nu chính là hình ảnh cho sức sống , niềm tin khát khao tự do, ý chí sục sôi, tinh thần đấu tranh anh hùng của dân làng Xô Man.

Cây rừng xà nu đã trở thành biểu tượng của " Đất nước đứng lên", của Tây Nguyên nổi dậy. Chủ nghĩa yêu nước anh hùng cách mạng đã chung đúc, hội tụ trong tâm hồn, trí óc của tất cả mọi người tạo nên sức mạnh thống nhất chặt chẽ trong tác phẩm. 

Mở ra và kết thúc tác phẩm, hình ảnh cây xà nu tít tắp phía chân trời giống như một khúc vĩ thanh đẹp đẽ, âm vang, hào sảng, mang theo lời của hồn thiêng sông núi, vang động mạch sống của đất nước, quê hương.

2. 

a) Tnú là nhân vật trung tâm của tác phẩm, dồn tụ những sáng tạo của bút lực Nguyễn Thành Trung, kết kinh đậm nét  cảm hứng anh hùng ca. Nhân vật được xây dựng trong cả một quá trình, cả một con đường đời từ lúc nhỏ đến khi trưởng thành. Gan lì, nhanh nhẹn, nghị lực, quyết tâm và tình yêu thương sâu thẳm chính là những nét tính cách cơ bản, ổn định của nhân vật.  Đây là nhân vật điển hình cho người dân Tây Nguyên nói riêng và dân miền núi nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Tnú là biểu tượng đẹp nhất cho con người giác ngộ cách mạng, đi từ đau thương nô lệ đến vùng trời của ánh sáng , tự do, đi từ mất mát, hy sinh đến kì tích làm nên anh hùng.  Tnú từ nhỏ đã sống trong sự bao bọc yêu thương của dân làng Xô Man, được nuôi dưỡng bởi chính núi nước Tây Nguyên . Tnú là niềm tự hào của người nơi đây. 

b) Câu truyện bi tráng về cuộc đời Tnú không chỉ có chiến công, anh hùng mà còn có những nỗi đau, sự bất lực, chua xót. Con đường cách mạng của Tnú là con đường có tính chất tất yếu. Đó không phải là một con đường bằng phẳng nhẹ nhàng mà là một con đường đầy thử thách, trông gai. Qua câu chuyện của cuộc đời Tnú, tác giả đã trình bày một quy luật tất yếu của chiến tranh cách mạng : đau thương là cơ sở thôi thúc lòng căm thù, ý chí chiến đấu của con người. Phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bọn phản cách mạng, đó là chân lí đấu tranh ngàn đời của dân tộc.

c) Sức sống con người Tây Nguyên như hiển hiện trên gốc xà nu này, tán xà nua kia, mỗi con người Xô Man là một mảnh hồn riêng khắc tạc trên vẻ đẹp kiên dũng của xà nu. "Sức sống của nhân dân" là mạch thở ấm nóng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cụ Mết " là cội nguồn, là Tây Nguyên của thời "Đất nước đứng lên" trường tồn đến hôm nay, những Mai, những Dít là những chiến sĩ cách mạng trẻ tâm huyết, nhiệt tình, Tnú - người con anh hùng của bản Xô Man, hay Heng, cậu bé nhỏ mà gan góc, kiên cường. Những nhân vật nối tiếp nhân vật, những anh hùng nối tiếp anh hùng như những rừng cây xà nu nối tiếp đến chân trời. Hình tượng cây xà nu chính là sức sống bất diệt của dân tộc, bền bỉ, kiêu hãnh trường tồn bất chấp súng đạn của kẻ thù.

d) Con người anh hùng của một Tây Nguyên quật cường, một đất nước đứng lên đã hiện lên đầy đủ, sống động, chân thực với cuộc sống chiến đấu và những nét đẹp tâm hồn. Thế giới nhân vật có sự tiếp nối, kế thừa và phát triển. Bản chất bi hùng của rừng núi đại ngàn đã thấm vào những thế hệ hôm nay và mai sau bởi thế chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong "Rừng xà nu" là một mạch chảy liên tiếp, truyền nối. Sự hài hòa của ngòi bút Nguyễn Trung Thành được thể hiện chính ở năng lực xúc cảm và chiều sâu trí tuệ, khi ông thu nhận được linh hồn của núi nước Tây Nguyên, nhìn ra những con người anh hùng, những thế hệ anh hùng.

3.Xà nu là "điểm tựa" cho cảm hứng sáng tạo Nguyễn Trung Thànhm để ngắm nhìn dự kiên dũng của xà nu, ông đã tìm được cội nguồn sức sống nhân dân, bật lên những Dít, Mai, Tnú..anh dũng, kiên cường. Phẩm chất anh hùng thấm vào từng thớ đất, tâm hồn mỗi con người. Xà nu khơi chung một mạch nguồn của tình yêu đất nước, tình yêu buôn làng để tưới tắm cho tam hồn dân Xô Man. Hình ảnh cánh rừng xà nu và hình tượng Tnú có một sự gắn kết sâu sắc, ở đó, sức sống mãnh liệt, sự kiên địn trường tồn được thể hiện sinh động mạnh mẽ, kiêu hãnh.

4. Tác  phẩm là "chuyện của một đời được kể lại trong một đêm", thể hiện khả năng dồn nén hiện thực đầy điêu luyện, tinh tế của  tác giả khi ông luôn chú trọng lựa chọn những chi tiết nghệ thuật điển hình : âm thanh tiếng chày, Tnú chứng kiến mẹ con Mai bị đánh....

- Kết cấu song trùng, mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh cây xà nu. Đó không phải là kết cấu khép mà là kết cấu mở, thể hiện dụng ý nghệ thuật sâu xa của tác giả. Hình ảnh rừng xà nu nối tiếp mở ra con đường kháng chiến gian khổ đau thương nhưng anh hùng bất khuất. 

- Ngôn ngữ phù hợp với cá tính nhân vật, mang đậm bản sắc Tây Nguyên, đậm chất anh hùng ca.

 

 

 

 

Nguyễn Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Việt
21 tháng 2 2016 lúc 10:36

 

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Tác giả

Thế Lữ (1907-1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.

Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Năm 1929, học xong bậc Thành chung, ông vào học Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, sau đó một năm (1930), ông bỏ học. Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu tham gia Tự lực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hoá, Ngày nay. Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn, lưu diễn tại các tỉnh miền Trung... và có hoài bão xây dựng nền sân khấu dân tộc. Cách mạng tháng Tám, ông hào hứng chào đón cách mạng, và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến.

Tác giả đã xuất bản: Mấy vần thơ (thơ, 1935); Vàng và máu (truyện, 1934); Bên đường Thiên lôi (truyện, 1936); Lê Phong phóng viên (truyện, 1937); Mai Hương và Lê Phong (truyện, 1937);Đòn hẹn (truyện, 1939); Gói thuốc lá (truyện, 1940); Gió trăng ngàn (truyện, 1941); Trại Bồ Tùng Linh (truyện, 1941); Dương Quý Phi (truyện, 1942); Thoa (truyện, 1942); Truyện tình của anh Mai (truyện vừa, 1953); Tay đại bợm (truyện vừa, 1953). Ngoài ra Thế Lữ viết nhiều kịch bản: Cụ Đạo sư ông (kịch, 1946); Đoàn biệt động (1947); Đợi chờ (1949); Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952); Thế Lữ cũng là dịch giả của nhiều vở kịch của Sếch-xpia, Gơ-tơ, Sin-le và Pô-gô-đin,...

2. Tác phẩm

Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đã gắn liền với tên tuổi của ông. Nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng.

Sự xuất hiện của phong trào Thơ mới những năm đầu thế kỉ XX đã tạo ra sự bùng nổ mãnh liệt, một cuộc cách mạng thật sự trong địa hạt văn chương, nhất là thơ. Những thể thơ cũ (tiêu biểu từ thơ Đường luật) với khuôn khổ cứng nhắc, niêm luật gò bó đã không dung chứa nổi, không còn phù hợp với những tư tưởng, cảm xúc dào dạt, mới mẻ, lúc nào cũng chỉ chực tung phá. Đổi mới thể thơ, đổi mới hình thức câu thơ, các nhà thơ mới đồng thời đưa vào đó những dòng cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ, tựa như những dòng nham thạnh bỏng đang tuôn chảy tràn trề. Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu mới này.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài thơ được ngắt làm năm đoạn. Nội dung của đoạn thứ nhất và đoạn thứ tư nói lên niềm uất hận của con hổ khi bị làm một thứ đồ chơi ngang với lũ gấu dở hơi, và cảnh tầm thường, tù túng, nhân tạo ở vườn bách thú. Đoạn thứ hai và đoạn thứ ba hồi tưởng cảnh tượng tự do, phóng khoáng nơi rừng núi thời oanh liệt. Đoạn thứ năm là hoài niệm nơi rừng núi xưa kia bằng giấc mộng ngàn.

2. a) Cảnh tượng ở vườn bách thú là cảnh tù túng. Đoạn thơ thứ nhất thể hiện tâm trạng chán ngán, căm hờn, uất ức của con hổ. Tuy bị nhốt trong cũi sắt, tuy bị biến thành một thứ đồ chơi lạ mắt, bị xếp cùng với bọn gấu dở hơi, bọn báo vô tư lự, nhưng chúa sơn lâm vẫn khinh lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ. Nó căm hờn sự tù túng, nó khinh ghét những kẻ tầm thường. Nó vượt khỏi sự tù hãm bằng trí tưởng tượng, sống mãi trong tình thương nỗi nhớ rừng.

Đoạn thơ thứ tư thể hiện cảnh vườn bách thú dưới con mắt của con hổ, đó là cảnh tượng nhân tạo, tầm thường, giả dối, nhàm chán "không đời nào thay đổi".

Cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dối, không thay đổi và tù túng đó được con hổ nhìn nhận gợi nên không khí xã hội đương thời. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ với cảnh vườn bách thú cũng là thái độ của nhiều người, nhất là thanh niên thời đó với xã hội.

Đối lập với cảnh vườn bách thú là cảnh rừng nơi con hổ ngự trị ngày xưa. Rừng núi đại ngàn, cái gì cũng lớn lao, cao cả, phi thường : bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi. Giữa nơi hoang vu, cao cả, âm u, chúa sơn lâm hiện ra đầy oai phong, lẫm liệt :

Với khi thét khúc trường ca dữ dội

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng

Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc

Những câu thơ này đã diễn tả tinh tế vẻ đẹp vừa dũng mãnh, uy nghi, vừa mềm mại uyển chuyển của chúa sơn lâm.

Những câu thơ của đoạn 3 đã miêu tả bốn cảnh đẹp của núi rừng và nổi bật trên cảnh vừa lộng lẫy, dữ dội, vừa hùng tráng, thơ mộng là hình ảnh con hổ chúa tể, như một vị đế vương đầy quyền uy, đầy tham vọng. Nó uống ánh trăng tan, nó nghe chim ca, nó ngắm giang san, nó muốn chiếm lấy bí mật của vũ trụ. Đúng là một thời oanh liệt, thời huy hoàng.

b) Việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu trong đoạn thơ thứ hai và thứ ba rất đặc biệt. Một loạt những từ chỉ sự cao cả, lớn lao, hoành tráng của núi rừng: bóng cả, cây già, gào, hét, thét. Trong khi đó, hình ảnh con hổ thì khoan thai, chậm rãi, được so sánh với sóng cuộn nhịp nhàng. Diễn tả sức mạnh tuyệt đối của con hổ không phải bằng tiếng hổ gầm, mà là ánh mắt dữ dội:

Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc

Là khiến cho mọi vật đều im hơi

Sang khổ thơ sau, hàng loạt những điệp ngữ như nhắc đi nhắc lại một cung bậc nuối tiếc, hoài niệm : Nào đâu những, đâu những, đâu những, đâu những... Sau mỗi câu này là một câu hỏi. Và kết thúc là câu hỏi thứ năm, vừa hỏi, nhưng cũng như là khẳng định : thời oanh liệt nay chỉ còn trong quá khứ, trong hồi tưởng mà thôi. Những hình ảnh đêm trăng, mưa, nắng, hoàng hôn vừa đẹp lộng lẫy, vừa dữ dội đã góp phần dựng lại một thời oanh liệt của chúa sơn lâm khi còn tự do.

c) Làm nổi bật sự tương phản, đối lập gay gắt giữa cảnh tượng vườn bách thú, nơi cầm tù, nơi tầm thường, trì đọng với nơi đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm... nhà thơ đã thể hiện tâm trạng con hổ chán ngán, khinh ghét, căm thù cũi sắt, căm thù cảnh tầm thường, đơn điệu. Và luôn luôn hoài niệm, luôn hướng về thời oanh liệt ngày xưa. Tâm sự ấy là tâm trạng lãng mạn, thích những gì phi thường, phóng khoáng, đồng thời gần gũi với tâm trạng người dân mất nước khi đó. Họ cảm thấy "nhục nhằn tù hãm", họ nhớ tiếc thời oanh liệt của cha ông với chiến công chống giặc ngoại xâm. Tâm sự của con hổ cũng chính là tâm sự của họ. Chính vì thế mà người ta say sưa đón nhận bài thơ.

3. Tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú là rất thích hợp. Nhờ đó vừa thể hiện được thái độ chán ngán với thực tại tù túng, tầm thường, giả dối, vừa thể hiện được khát vọng tự do, khát vọng đạt tới sự cao cả, phi thường. Bản thân con hổ bị nhốt trong cũi là một biểu tượng của sự giam cầm, mất tự do, đồng thời thể hiện sự sa cơ, chiến bại, mang tâm sự u uất, không bao giờ thoả hiệp với thực tại. Một điều nữa, mượn lời con hổ, tác giả dễ dàng tránh được sự kiểm duyệt ngặt nghèo của thực dân khi đó. Dù sao, bài thơ vẫn khơi gợi lòng khao khát tự do và yêu nước thầm kín của những người đương thời.

4*. Nhà phê bình Hoài Thanh đã đã ca ngợi Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được. Điều này nói lên nghệ thuật sử dụng từ ngữ điêu luyện, đạt đến độ chính xác cao. Chỉ riêng về âm thanh rừng núi, Thế Lữ cho ta nghe thấy tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, tiếng thét khúc trường ca dữ dội. Bên trên đã nói đến những điệp từ tạo ra sự nuối tiếc quá khứ oanh liệt (Nào đâu, đâu những...) Cũng có thể thấy câu thơ Thế Lữ miêu tả dáng hiên ngang, hùng dũng, mềm mại của chúa sơn lâm :

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc

Mấy câu thơ trên có sự nhịp nhàng, cân đối, gợi hình ảnh con hổ khoan thai, mềm mại, với bước chân chậm rãi thật tài tình.

Hay một đoạn khác tả cảnh tầm thường của con người bắt chước, học đòi thiên nhiên :

Những cảnh sửa sang, tầm thường giả dối

Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng

Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng

Câu thơ: "Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng" được viết theo cách ngắt nhịp đều nhau, có cấu tạo chủ vị giống nhau - điều đó như mô phỏng sự đơn điệu, tầm thường của cảnh vật.

Được sáng tác trong hoàn cảnh đất nước còn đang bị kẻ thù đô hộ, giày xéo, bản thân tác giả cũng không tránh khỏi thân phận của một người dân nô lệ nhưng Nhớ rừng không rơi vào giọng điệu uỷ mị, yếu đuối. Ngược lại, nó đã thể hiện một sức sống mạnh mẽ, tiềm ẩn, chỉ có ở những con người, những dân tộc không bao giờ biết cúi đầu, luôn khao khát hướng đến tự do.

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Điều đặc biệt đáng chú ý trước hết trong bài thơ này là lời đề từ: "Lời con hổ ở vườn bách thú". Lời đề từ này có tính định hướng cho việc thể hiện giọng đọc, nhằm thể hiện "lời" của con hổ- chúa tể sơn lâm từng oai linh gầm thét, nay bị nhốt trong "vườn bách thú" chật hẹp. Nghịch cảnh thật là trớ trêu.

Điều đáng chú ý thứ hai là: Thế Lữ đã mượn lời con hổ để thể hiện nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt. Phảng phất trong bài thơ có nỗi đau thầm kín của Thế Lữ và cũng là của những người thanh niên thuở ấy trước cảnh nước mất nhà tan.

Do đó, có thể:

- Đọc bài thơ bằng giọng trầm, âm điệu tha thiết mạnh mẽ, thể hiện nỗi đau âm thầm, lòng kiêu hãnh và khát vọng tự do mãnh liệt của con hổ.

- Đọc nhấn mạnh các từ ngữ:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,

Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ,

Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa,

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi

Ta bước chân lên dõng dạc, đường hoàng,

Ta biết ta chúa tể của muôn loài,

 

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ...

 

Thảo Phương
25 tháng 12 2019 lúc 21:38

Câu 1: Bài thơ chia làm 5 đoạn với nội dung mỗi đoạn:

- Đoạn 1 và đoạn 4: nói lên niềm uất hận của con hổ khi bị làm một thứ đồ chơi ngang với lũ gấu dở hơi, và cảnh tầm thường, tù túng, nhân tạo giả dối ở vườn bách thú.

- Đoạn 2 và 3: hồi tưởng cảnh tượng tự do, phóng khoáng nơi núi rừng thời oanh liệt.

- Đoạn 5: hoài niệm nơi núi rừng khi xưa với giấc mộng ngàn.

Câu 2:

a.

- Cảnh tượng ở vườn bách thú là cảnh tượng rất tù túng, ngột ngạt.

+ Đoạn 1: thể hiện tâm trạng chán ngán, căm hờn, uất ức của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt, bị biến thành thứ đồ chơi, bị xếp cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự.

+ Đoạn 4: cảnh tượng vườn bách thú trong mắt con hổ rất đáng khinh: cảnh là nhân tạo, giả dối, thấp kém, học đòi, không có chút gì mang dáng dấp của rừng núi hoang sơ. => Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ với xã hội đương thời.

- Cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những "ngày xưa".

+ Đoạn 2+3: miêu tả cảnh núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao, cao cả, phi thường: bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi. Chúa sơn lâm có vẻ đẹp vừa tinh tế vừa dũng mãnh, uy nghi, lại không kém phần mềm mại uyển chuyển.

b.

- Cảnh núi rừng hùng vĩ với "bóng cả cây già" đầy vẻ thâm nghiêm.

- Hùng tráng với âm thanh dữ dội "tiếng gió gài ngàn", "giọng nguồn hét núi".

- Sự hoang dã của chốn thảo hoang không tên không tuổi.

=> Từ ngữ chọn lọc, phong phú, gợi tả → diễn tả cảnh đại ngàn hùng vĩ, lớn lao, mạnh mẽ phi thường bí ẩn linh thiêng giang sơn của con hổ.

c) Sự tương phản, đối lập gay gắt giữa cảnh tượng vườn bách thú, và cảnh núi rừng hùng vĩ diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc da diết, đau đớn, của con hổ đối với những quá khứ huy hoàng của nó.

Tâm sự của con hổ là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước đang sống trong cảnh nộ lệ và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử dân tộc.

Câu 3:

Với hình ảnh con hổ, tác giả đã có một biểu tượng rất thích hợp và vẻ đẹp để thể hiện chủ đề bài thơ. Con hổ có một vẻ đẹp oai hùng, lại được coi là chúa sơn lâm, huy hoàng đầy hống hách ở chốn đại ngàn sâu thẳm, trong vũ trụ rộng lớn, hay bị giam hãm trong cũi sắt là biểu tượng rất đắt về anh hùng chiến bại mang tâm sự u uất. U uất vì tù túng, mà phải chấp nhận cái tẻ nhạt, tầm thường. Cảnh rừng khoáng đạt, hùng vĩ - giang sơn của chúa sơn lâm - là biểu tượng của thế giới rộng lớn, tự do và cao cả. Với hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng đó, nhà thơ rất thuận lợi trong việc nói lên tâm sự và cảm hứng lãng mạn của mình.

Câu 4:

Nhà phê bình Hoài Thanh đã ca ngợ Thế Lữ "như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được". Điều này nói lên nghệ thuật sử dụng từ điêu luyện, đạt đến độ chính xác cao:

- Chỉ riêng về âm thanh núi rừng Thế Lữ cho ta nghe thấy tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, tiếng thét khúc trường ca dữ dội.

- Điệp ngữ tạo ra sự tiếc nuối (nào đâu, đâu những, ...)

- Câu thơ nhịp nhàng, cân đối khi miêu tả dáng điệu hùng dũng, mềm mại của con hổ.

Khách vãng lai đã xóa
Lê Ngọc Toàn
Xem chi tiết
Trần Ngọc Mai Anh
22 tháng 2 2016 lúc 16:55

oe zô điên

Ngô Châu Bảo Oanh
11 tháng 9 2016 lúc 14:20

SƠN TINH, THUỶ TINH

(Truyền thuyết)

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Thể loại  

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

2. Tóm tắt:

Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho Mị Nương. Một hôm, cả Sơn Tinh (thần Núi) và Thủy Tinh (thần Nước) cùng đến cầu hôn. Trước hai chàng trai tài giỏi khác thường, vua bèn ra điều kiện: hôm sau, ai đem sính lễ đến trước sẽ cho cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút quân.

Từ đấy, cứ hằng năm, Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió, bão lụt để trả thù Sơn Tinh.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI      

1. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể chia thành ba đoạn. Đoạn một (từ đầu đến "mỗi thứ một đôi"): Vua Hùng thứ mười tám ra điều kiện kén rể. Đoạn hai (tiếp theo đến "thần Nước đành rút quân"): Cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, kết quả Sơn Tinh thắng. Đoạn ba (phần còn lại): Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và những thất bại của Thủy Tinh.

Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được gắn với thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam.

2. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo.

- Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu". Đây là nhân vật tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.

– Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời". Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.

3. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện ước mong chế ngự thiên tai của người Việt Nam xưa.

Tu Quyen
14 tháng 9 2016 lúc 17:48

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Thể loại  

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

2. Tóm tắt:

Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho Mị Nương. Một hôm, cả Sơn Tinh (thần Núi) và Thủy Tinh (thần Nước) cùng đến cầu hôn. Trước hai chàng trai tài giỏi khác thường, vua bèn ra điều kiện: hôm sau, ai đem sính lễ đến trước sẽ cho cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút quân.

Từ đấy, cứ hằng năm, Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió, bão lụt để trả thù Sơn Tinh.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI      

1. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể chia thành ba đoạn. Đoạn một (từ đầu đến "mỗi thứ một đôi"): Vua Hùng thứ mười tám ra điều kiện kén rể. Đoạn hai (tiếp theo đến "thần Nước đành rút quân"): Cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, kết quả Sơn Tinh thắng. Đoạn ba (phần còn lại): Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và những thất bại của Thủy Tinh.

Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được gắn với thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam.

2. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo.

- Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu". Đây là nhân vật tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.

– Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời". Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.

3. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện ước mong chế ngự thiên tai của người Việt Nam xưa.

Nguyễn Bình Nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Nguyệt
19 tháng 2 2016 lúc 10:33

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả :

Nguyễn Huy Tưởng ( 1912-1960) quê ở xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội, có sáng tác trước 1945. Sau cách mạng tháng Tám, ông là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học Cách mạng. Ông còn viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi. Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

2. Tác phẩm

Bắc Sơn được sáng tác và đưa lên sân khấu đầu năm 1946, trong không khí sục sôi của những năm đầu của cuộc kháng chiến. Kịch lấy bối cảnh cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn ( 1940-1941), nội dung tập trung vào gia đình cụ Phương, một nông dân người Tày ở Bắc Sơn. Cụ Phương và Sáng - con trai cụ - hăng hái tham gia chiến đấu, còn bà cụ Phương và Thơm - con gái cùng với chồng là Ngọc thì sợ hãi, lẩn  tránh. Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi bước đầu. Đảng ử ông giáo Thái là cán bộ Đảng đến ủng hộ phong trào. Quân  Pháp do Ngọc dẫn đường chiếm lại được Vũ Lăng, đàn áp dã man quần chúng cách mạng và truy lùng những cán bộ lãnh đạo. Cụ Phương và Sáng hy sinh. Trước cái chết của cha và em, lại dần nhận ra bộ mặt phản động của Ngọc, Thơm đau xót, ân hận. Khi Thái và Cửu chạy nhầm vào nhà Thơm, cô đã che giấu va cứu thoát hai người. Biết tin Ngọc dẫn đường cho Pháp lên đánh du kích, Thơm đã luồn rừng báo cho quân ta kịp thời đối phó. Lúc quay về cô gặp Ngọc, bị y bắn nhưng chính y lại bị trúng đạn của quân Pháp và chết.

Bắc Sơn là vở kịch năm hồi. Đoạn trích là hai lớp hồi 4, thể hiện cuộc đấu tranh nội tâm của Thơm và hành động cứu hai cán bộ cách mạng.

II. Trả lời câu hỏi

1. Diễn biến của sự việc trong đoạn trích : Thái, Cửu bị truy lùng chạy nhầm vào nhà Thơm. Thơm bối rối và sợ hãi. Nhưng cô quyết tâm che chở cho hai người. Ngọc cùng đồng bọn truy lùng hai cán bộ nhưng không tìm được. Chính thời điểm này, Ngọc dần lộ mặt là tay sai cho giặc. Thơm đã che chở và cứu thoát được hai cán bộ cách mạng là Thái và Cửu

2. Trong đoạn trích, tình huống căng thẳng là Thái, Cửu khi bị giặc đuổi đã chạy nhầm vào nhà Thơm. Thái tin tưởng vào Thơm , trong khi Cửu băn khoăn lo lắng. Trước tình hình đó, Thơm đã dứt khoát che chở cho hai cán bộ cách mạng, đứng hẳn về phía cách mạng. Tình huống đó cũng làm cho Ngọc bị lộ mặt là kẻ tham gia truy lùng cán bộ, chính Ngọc là Việt gian đang cùng với bọn giắc bắt Thái và Cửu để lĩnh thưởng

3. Hoàn cảnh của Thơm lúc này là cha và em trai hi sinh, mẹ bỏ đi. Cô chỉ còn người thân duy nhất là Ngọc, chồng cô, những Thơm đã nghi ngờ chồng. Đột ngột ông giáo Thái và Cửu chạy nhầm vào nhà Thơ. Cô sợ hãi và bối rối. Nhưng bản chất lương thiện của Thơm đã  khiến cô không tố cáo hai người và chủ động giấu hai người vào buồng và chỉ lối cho hai người thoát ra. Đói với Ngọc - chồng cô, Thơm đã hiểu rõ bản chất của chồng. Cô nói to báo cho hai người cán bộ biết bọn địch đang ở phía sau nhà, ở chỗ buồng đi ra. Cô khôn khéo để Ngọc không nghị ngờ và Ngọc ra đi cùng đồng bọn.

Hành động của Thơm chứng tỏ cô đã đứng hẳn về phía Cách mạng. Từ chỗ bị động, cô đã chủ động che chở và cứu thoát Thái, Cửu. Hành  động của Thơm chứng tở tuy cách mạng bị đàn áp nhưng sức sống của nó không thể bị tiêu diệt, nó vẫn tiếp tục ảnh hưởng và lôi cuốn cả những người vốn đứng ngoài như Thơm.

4. Tác giả để cho Ngọc bộc lộ bản chất của y qua hành động đi truy lùng các cán bộ cách mạng, trong việc y tính toán tiền thưởng khi bắt được cán bộ, qua việc y định tậu ruộng, chạy hàm cửu phẩm, định trị cho thằng Tốn nào đó đã mua tranh ruộng của y. Ngọc quyết tâm làm tay sai để có tiền, đồng thời anh ta cũng cố tỏ ra chiều vợ. Chính vì thế mà Thơm đã khéo léo đẩy Ngọc đi cùng với đồng bọn, kín đáo báo cho hai cán bộ biết bọn tay sai đứng ở sau nhà, lối đi từ buồng ra. Ngọc là người ham tiền, quyết tâm bắt hai cán bộ, y còn ngụy biện rằng y không bắt, người khác cũng bắt và bắt sớm cho dân đỡ khổ.

Hai nhân vật Thái và Cửu đều lâm vào hoàn cảnh nguy ngốn. Trong khi Cửu nóng nảy, xốc nổi, muốn hành động liều lĩnh ngay, hối hận vì đã đưa Thái vào chỗ nguy hiểm thì Thái lại hết sức bình tĩnh. Thái tin vào dòng máu nhà cụ Phương. Thái nghe giọng nói biết là Thơm không bao giờ bán rẻ hai người. Chính nhờ sự tin tưởng tuyệt đối của Thái mà Thơm mới đủ bình tĩnh để cứu hai người, đề nghị hai người nói nhỏ, không ra xem xét tình hình và lánh vào buồng.

Nét nổi bật của Thái và Cửu là bình tĩnh, không sợ chết, với Thái còn là sự nhạy cảm, tin rằng người như Thơm không thể làm điều ác, điều xấu

5. - Xung đột kịch trong hồi bốn tập trung thể hiện mâu thuẫn đối đầu giữa phía địch mà tiêu biểu là Ngọc và đồng bọn truy bắt các cán bộ cách mạng. Trong cuộc đối đầu giữa Ngọc với Thái và Cửu, Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng để chống lại chồng. Xung đột lại thể hiện trong tâm trạng của thơm, thúc đẩy tâm trạng nhân vật đi đến bước ngoặt quan trọng.

- Tình huống truyện : éo le, bất ngờ

- Những đối thoại giữa Thái, Cửu, Thơm ngắn, căng thẳng, thể hiện sự gấp gáp, lo lắng, hồi hộp, bộc lộ nội tâm và tính cách của nhân vật

 

Nguyễn Thanh Hà
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
22 tháng 2 2016 lúc 10:14

I. Tác giả và tác phẩm

1. Tác giả Chu Mạnh Trinh (1862 – 1905) tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân, người làng Phú Thị, tổng Lễ Sở, huyện Đông Yên, đỗ tiến sĩ năm 1892. Ông là người tài hoa, không chỉ có tài làm thơ Nôm mà còn có tài về kiến trúc, đã từng tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn. Chu Mạnh Trinh để lại một số tác phẩm như Thanh Tâm tài nhân thi tập, Tổng vịnh và vịnh 20 hồi Truyện Kiều, Bài tựa Truyện Kiều và một số bài thơ tả cảnh Hương Sơn.

2. Tác phẩm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn được viết theo thể hát nói, gồm 19 câu, có thể chia làm ba phần: - 4 câu đầu: cái hăm hở như là tiếng reo vui gặp gỡ khi đến với Hương Sơn. - 10 câu tiếp theo: miêu tả cảnh đẹp mĩ lệ của quần thể nhiều tầng ở Hương Sơn. - Năm câu cuối: cảm nghĩ của tác giả trước cảnh đẹp của Hương Sơn. Đây là một trong ba bài thơ Chu Mạnh Trinh viết về Hương Sơn vào dịp ông trông coi trùng tu, tôn tạo quần thể danh thắng này. Bài thơ ca gợi phong cảnh đẹp của quần thể danh thắng Hương Sơn gồm gần 20 di tích, trong đó động Hương Tích được xem là Nam thiên đệ nhất động. Lần theo bài thơ, ta như lạc vào một cảnh Bụt, nơi chim cúng trái, cá nghe kinh, đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt và nhất là đường lên động Hương Tích: thẳm một hang lồng bóng nguyệt, gập ghềnh mấy lối uốn theo mây. Cái đẹp của Hương Sơn là cái đẹp của một quần thể nhiều tầng thiên tạo lẫn với nhau tạo và đặc biệt là cái đẹp trong bầu không khí thoát tục đượm vị thiền – đã khiến nhà thơ phải thốt lên tận đáy lòng mình: càng trông phong cảnh càng yêu.

II. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Không khí thoát tục ở Hương Sơn

Cảnh Hương Sơn được miêu tả từ xa đến gần: trong rừng mai chim chóc thỏ thẻ như đang dâng hoa quả cúng Phật; ở khe Yến cá lững lờ như say lời tụng niệm. Tiếng chuông ngân lên làm cho khách viễn du như say mộng huyền ảo mùi thiền. Cái đẹp của Hương Sơn trước hết là vẻ đẹp của thiên nhiên hòa trong khung cảnh thiêng liêng chốn cửa Phật. Giật mình nhưng vẫn trong giấc mộng cho thấy khách sợ say vì đạo, say vì cảnh. Cảnh thiêng liêng làm cho kẻ phàm tục có cảm tưởng như trút bỏ được mọi ưu phiền, lo toan trần thế để lắng đọng tâm linh cho thanh khiết, thánh thiện hơn

Câu 2. Vẻ đẹp thiên nhiên

Với nét bút tài hoa, nhà thơ đã chọn nhiều tinh từ và trạng từ để gợi tả hình ảnh: lững lờ, long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh. Cảnh vật ở đây càng sống động hơn với các hình ảnh chim cúng trái, cá nghe kinh, làm cho khách viễn du phải hỏi, giật mình, trông lên… Điệp từ này tạo ấn tượng trùng điệp, hùng vĩ của suối, chùa, hang, động: Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng Này hang Phật tích, này động Tuyết Quynh. Hình ảnh một quần thể thắng cảnh độc đáo hiện lên với nhiều màu sắc của đá trông như gấm dệt. Đường nét và hình ảnh cũng tạo cho con người cảm giác siêu thoát: Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệtm Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây. Hang lồng bóng nguyệt là hang sâu, ban đêm thường có ánh trăng rọi vào. Lối uốn thang mây là lối đi quanh co lên đỉnh núi như bậc thang. Cả hai đều là hình ảnh thực, nhưng đều mang lại vẻ huyền bí, huyền ảo làm cho con người dễ say sưa với vẻ huyền bí đó.

Câu 3. Suy niệm của tác giả

Từ sự rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tác giả nghĩ về một khung cảnh rộng lớn hơn, đó là giang sơn, đất nước: Chừng giang sơn còn đợi ai đây. Có thể mày sắc của Phật pháp tô điểm thêm nét đẹp đặc biệt của Hương Sơn nhưng cũng chính là làm đẹp thêm vẻ đẹp của đất nước. Đó là lời thơ ca ngợi đất nước của Chu Mạnh Trinh. Với nghĩa tường minh trong câu cuối cùng, nhà thơ cho thấy tâm trạng đối với đất nước của mình. Qua cảnh Hương Sơn, nhà thơ càng yêu mến quê hương, đất nước hơn.
 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 8 2019 lúc 5:55

- Tiếng hát là tấm lòng ân tình, bày tỏ sự tiếc nuối, cảm thông trước những hi sinh, mất mát của người dân lao động.

- Tiếng hát là sự hóa giải cho những linh hồn bất hạnh, những con người bỏ mạng vì “miếng cơm manh áo” nơi rừng xanh nước đỏ.

 

Đáp án cần chọn là: D