Những câu hỏi liên quan
23 Yến Nhi
Xem chi tiết
chuche
3 tháng 12 2021 lúc 19:14

Tham Khảo:

 

Bài thơ này được viết theo thể bốn chữ và được kết thúc bằng hai câu lục bát phân tích bài ca dao khăn thương nhớ ai là phân tích nhân vật trữ tình trong bài ca dao này là cô gái đang sống trong tâm trạng thương nhớ người yêu cùng với lo phiền ẩn chứ bên trong cũng xuất phát từ niềm thương nhớ ấy.

Khi nói đến thương nhớ thì đây là thứ tình cảm khó hình dung và nhất là trong tình yêu. Vì vậy nên ở bài ca dao này nỗi nhớ đó lại được diễn tả một cách tinh tế, cụ thể nhất nhờ vào cách sử dụng hình ảnh tượng trưng mang tính nghệ thuật cao.

Tác giả của bài ca dao khăn thương nhớ ai này đã mượn chiếc khăn, chiếc đèn đã được nhân hoá và con mắt là hoán dụ để diễn tả tâm trạng của nhân vật phụ nữ trữ tình.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề...

Sáu câu thơ này có cấu trúc theo lối vắt dòng láy lại sáu lần từ khăn ở ngay vị trí đầu câu và láy thêm ba lần nữa câu hỏi thương nhớ ai thể hiện nỗi nhớ của nhân vật rất triền miên và da diết. Mỗi một lần hỏi này lại là một nỗi nhớ trào dâng, sâu sắc hơn. Đây chính là nỗi nhớ có không gian trải ra trên nhiều chiều như khăn rơi xuống đất, khăn vắt trên vai, khăn chùi nước mắt chính là biểu hiện bên trong suy nghĩ và hành động khiến cho cô gái trở nên bồn chồn và khắc khoải trái tim yếu mềm rơi nước mắt.

Đối với sau câu thơ hỏi về khăn này bao gồm 24 chữ thì cũng có đến 16 thanh bằng mà hầu hết là thanh không, điều này gợi nên nỗi thương nhớ đến người yêu đến cháy lòng của nhân vật. Nhưng cô vẫn phải kìm nén dòng cảm xúc đang dâng trào trong tâm hồn của mình. Nỗi nhớ mở rộng theo không gian và trải dài theo thời gian đằng đẵng. Hai câu thơ tiếp theo
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.

Đã cho chúng ta biết rằng chừng nào ngọn lửa tình yêu của người con gái này vẫn cháy sáng thì ngọn đèn kia vẫn sẽ sáng thâu đem. Yếu tố đèn không tắt hay chính con người đang thao thức thâu đem trong nỗi nhớ này, nếu như ở sau câu thơ trên chiếc khăn đã biết giải bày thì ở những câu thơ này ngọn đèn cũng biết thổ lộ yêu thương. Tuy nhiên đến đây dù kín đáo, gợi cảm đến bao nhiêu thì những chiếc khăn và ngọn đèn cũng chỉ là những hình ảnh thay thế cho nỗi nhớ để gửi gắm nỗi niềm tâm sự của mình. Cuối cùng không thể kiềm lòng thêm được nữa cô gái đã hỏi trực tiếp với chính mình:

 

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Tiếp đến hai câu thơ sau này đã thể hiện lên nỗi nhớ mỗi khi nhắm mắt lại hình ảnh người ấy lại hiện ra không sao ngủ được. Với câu thơ bên trên thì đèn không tắt còn ở đây là Mắt ngủ không yên, hình tượng thơ thật hợp lý và nhất quán tự nhiên như một tình yêu và niềm thương nỗi nhớ chân thực của một cô gái. Nếu như ở những câu thơ trên nỗi nhớ vẫn còn che giấu bởi những hình ảnh có tính chất tượng trưng thì đến đây trái tim đã tự thốt lên lời thương nhớ.

Cô gái mang tâm trạng lo phiền cũng xuất phát từ thương nhớ, cô lo vì một nỗi không yên một bề:

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề...

Một nỗi và một bề hoá thành rất nhiều vương vấn. Cô gái lo cho chàng trai hay lo cho chính mình rằng chàng trai có yêu thương mình như mình đã thương yêu chàng không? Nỗi nhớ này chính là tâm trạng phổ biến nhiều nhất ở những cô gái đang yêu.

Trong bài ca dao này nỗi nhớ được nói đến trong 10 câu thơ 4 chữ và chỉ có lời hỏi mà không có câu trả lời. Nhưng câu trả lời gián tiếp cũng được khẳng định trong năm điệp khúc “Khăn thương nhớ ai” là niềm khắc khoải để rồi cuối cùng trào dâng thành một nỗi niềm âu lo thực sự cho hạnh phúc của lứa đôi. Tình yêu cho dù có trong sáng hay mãnh liệt đến mấy thì cũng gắn bó với đời thường mà đời thường thì nhiều dâu bể. Vì vậy mà cô gái nhớ thương người yêu, thương cho duyên phận hai đứa không yên một bề.

Chúng ta phải đặt bài ca dao này với cuộc sống của người phụ nữ xưa và bên trong hệ thống của những bài ca than thân về hôn nhân, gia đình thì chúng ta mới biết hết được ý nghĩa của hai câu kết. Hạnh phúc đôi lứa vẫn thường hay bấp bênh vì tình yêu tha thiết nhiều khi không dẫn đến được với hôn nhân. Cho dù vậy thì bài ca dao khăn thương nhớ ai này cũng hết sức ý nghĩa, là tiếng hát của một trái tim khao khát yêu thương. Cũng chính vì điều đó mà nỗi nhớ này không hề bị luỵ mà vẫn có một nét đẹp trong tâm hồn đáng quý nhất của các cô gái Việt làng quê xưa.

An Chu
3 tháng 12 2021 lúc 19:17

Tham Khảo:

Bài thơ này được viết theo thể bốn chữ và được kết thúc bằng hai câu lục bát phân tích bài ca dao khăn thương nhớ ai là phân tích nhân vật trữ tình trong bài ca dao này là cô gái đang sống trong tâm trạng thương nhớ người yêu cùng với lo phiền ẩn chứ bên trong cũng xuất phát từ niềm thương nhớ ấy.

Khi nói đến thương nhớ thì đây là thứ tình cảm khó hình dung và nhất là trong tình yêu. Vì vậy nên ở bài ca dao này nỗi nhớ đó lại được diễn tả một cách tinh tế, cụ thể nhất nhờ vào cách sử dụng hình ảnh tượng trưng mang tính nghệ thuật cao.

Tác giả của bài ca dao khăn thương nhớ ai này đã mượn chiếc khăn, chiếc đèn đã được nhân hoá và con mắt là hoán dụ để diễn tả tâm trạng của nhân vật phụ nữ trữ tình.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề...

Sáu câu thơ này có cấu trúc theo lối vắt dòng láy lại sáu lần từ khăn ở ngay vị trí đầu câu và láy thêm ba lần nữa câu hỏi thương nhớ ai thể hiện nỗi nhớ của nhân vật rất triền miên và da diết. Mỗi một lần hỏi này lại là một nỗi nhớ trào dâng, sâu sắc hơn. Đây chính là nỗi nhớ có không gian trải ra trên nhiều chiều như khăn rơi xuống đất, khăn vắt trên vai, khăn chùi nước mắt chính là biểu hiện bên trong suy nghĩ và hành động khiến cho cô gái trở nên bồn chồn và khắc khoải trái tim yếu mềm rơi nước mắt.

Đối với sau câu thơ hỏi về khăn này bao gồm 24 chữ thì cũng có đến 16 thanh bằng mà hầu hết là thanh không, điều này gợi nên nỗi thương nhớ đến người yêu đến cháy lòng của nhân vật. Nhưng cô vẫn phải kìm nén dòng cảm xúc đang dâng trào trong tâm hồn của mình. Nỗi nhớ mở rộng theo không gian và trải dài theo thời gian đằng đẵng. Hai câu thơ tiếp theo
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.

Đã cho chúng ta biết rằng chừng nào ngọn lửa tình yêu của người con gái này vẫn cháy sáng thì ngọn đèn kia vẫn sẽ sáng thâu đem. Yếu tố đèn không tắt hay chính con người đang thao thức thâu đem trong nỗi nhớ này, nếu như ở sau câu thơ trên chiếc khăn đã biết giải bày thì ở những câu thơ này ngọn đèn cũng biết thổ lộ yêu thương. Tuy nhiên đến đây dù kín đáo, gợi cảm đến bao nhiêu thì những chiếc khăn và ngọn đèn cũng chỉ là những hình ảnh thay thế cho nỗi nhớ để gửi gắm nỗi niềm tâm sự của mình. Cuối cùng không thể kiềm lòng thêm được nữa cô gái đã hỏi trực tiếp với chính mình:

 

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Tiếp đến hai câu thơ sau này đã thể hiện lên nỗi nhớ mỗi khi nhắm mắt lại hình ảnh người ấy lại hiện ra không sao ngủ được. Với câu thơ bên trên thì đèn không tắt còn ở đây là Mắt ngủ không yên, hình tượng thơ thật hợp lý và nhất quán tự nhiên như một tình yêu và niềm thương nỗi nhớ chân thực của một cô gái. Nếu như ở những câu thơ trên nỗi nhớ vẫn còn che giấu bởi những hình ảnh có tính chất tượng trưng thì đến đây trái tim đã tự thốt lên lời thương nhớ.

Cô gái mang tâm trạng lo phiền cũng xuất phát từ thương nhớ, cô lo vì một nỗi không yên một bề:

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề...

Một nỗi và một bề hoá thành rất nhiều vương vấn. Cô gái lo cho chàng trai hay lo cho chính mình rằng chàng trai có yêu thương mình như mình đã thương yêu chàng không? Nỗi nhớ này chính là tâm trạng phổ biến nhiều nhất ở những cô gái đang yêu.

Trong bài ca dao này nỗi nhớ được nói đến trong 10 câu thơ 4 chữ và chỉ có lời hỏi mà không có câu trả lời. Nhưng câu trả lời gián tiếp cũng được khẳng định trong năm điệp khúc “Khăn thương nhớ ai” là niềm khắc khoải để rồi cuối cùng trào dâng thành một nỗi niềm âu lo thực sự cho hạnh phúc của lứa đôi. Tình yêu cho dù có trong sáng hay mãnh liệt đến mấy thì cũng gắn bó với đời thường mà đời thường thì nhiều dâu bể. Vì vậy mà cô gái nhớ thương người yêu, thương cho duyên phận hai đứa không yên một bề.

Chúng ta phải đặt bài ca dao này với cuộc sống của người phụ nữ xưa và bên trong hệ thống của những bài ca than thân về hôn nhân, gia đình thì chúng ta mới biết hết được ý nghĩa của hai câu kết. Hạnh phúc đôi lứa vẫn thường hay bấp bênh vì tình yêu tha thiết nhiều khi không dẫn đến được với hôn nhân. Cho dù vậy thì bài ca dao khăn thương nhớ ai này cũng hết sức ý nghĩa, là tiếng hát của một trái tim khao khát yêu thương. Cũng chính vì điều đó mà nỗi nhớ này không hề bị luỵ mà vẫn có một nét đẹp trong tâm hồn đáng quý nhất của các cô gái Việt làng quê xưa

binh dao
Xem chi tiết
trtjkrjiofiog
20 tháng 9 2018 lúc 14:56

viet doan van ta cong truong

Việt Hoàng ( Tiếng Anh +...
20 tháng 9 2018 lúc 15:03

Câu thơ sử dụng phép nhân hóa "khăn" mà biết "thương" thực chất nhằm kín đáo bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình, đó là nỗi nhớ "đứng ngồi không yên" của cô gái dành cho chàng trai.

______________________________________

#Oline Math#

Cậu thơ trên sử dụng biện pháp nhân hóa của chiếc " khăn " nó mang hàm ý là tình yêu thương , nỗi nhớ của cô gái dành cho chàng trai 

hok tốt !

Natsu Dragneel
Xem chi tiết
Đặng Nhật Nam
5 tháng 3 2018 lúc 20:29

Có thể hình dung: nhật vật trữ tình đang đắm mình trong nỗi nhớ nhung sầu muộn. Mọi cử chỉ bỗng hoá thẫn thờ. Chiếc khăn vắt hờ hững trên vai vô ý rơi xuống đất. Nhân vật trữ tình cúi nhặt và bỗng nhiên nhìn thấy khăn như nhìn thấy chính cõi lòng mình. 

Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ người yêu của một cô gái. Không chỉ nhớ mà còn có lo phiền, phấp phỏng. Chính sự lo phiền, phấp phỏng ấy đã làm cho nỗi nhớ còn thêm chiều sâu, khiến nỗi nhớ có thể làm lay tỉnh toàn bộ nhân cách con người. 

Ca dao có rất nhiều bài nói về nỗi nhớ người yêu và mỗi bài lại toát lên một vẻ đẹp riêng. Thường thì nỗi nhớ ấy hay được thể hiện hoặc miêu tả một cách trực tiếp, dù các tác giả dân gian đã dùng rất nhiều ví von. Ở bài ca dao này, cách bày tỏ nỗi nhớ có nhiều điểm khác lạ. sắm vai một người đọc ngây thơ, ta sẽ thấy hình như nhân vật trữ tình dồn toàn bộ sự quan tâm cho khăn, cho đèn, cho mắt, tức là cho những đối tượng mà người ấy nhận rõ là chúng đang nhớ một ai đó. "Khăn thương nhớ ai", "Đèn thương nhớ ai", "Mắt thương nhớ ai" - với chừng ấy câu hỏi đặt ra cho những "người bạn" (riêng với khăn, câu hỏi được nhắc tới ba lần), dường như nhân vật trữ tình không còn mối bận tâm nào khác ngoài việc vỗ về, an ủi khăn, đèn, mắt. Nhưng ta chợt nhận ra một sự vô lí: ngoài khăn và đèn là những vật vô tri không thể biết nhớ, ngay cả mắt (người) đâu có phải là một sinh thể độc lập có thể biết tương tư? Vậy là nhân vật trữ tình đang sống trong cõi ảo, đang trò chuyện với những nhân vật ảo. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi con người có tâm sự quá đầy và bị "cầm tù" bởi tâm sự đó. Tâm sự tràn ra ngoại giới, phủ trùm cái bóng của mình lên tất cả, khiến mọi vật bỗng trở nên có hồn và có thể trở thành những đối tượng chuyện trò. Tuy nhiên, lúc này, chuyện trò với khăn, với đèn, với mắt thì cũng chỉ là chuyện trò với chính lòng mình mà thôi. Nói cách khác chuyện trò với ai, về cái gì, trong trường hợp này, cũng chỉ là một sự tự giãi bày. 

Có thể hình dung: nhật vật trữ tình đang đắm mình trong nỗi nhớ nhung sầu muộn. Mọi cử chỉ bỗng hoá thẫn thờ. Chiếc khăn vắt hờ hững trên vai vô ý rơi xuống đất. Nhân vật trữ tình cúi nhặt và bỗng nhiên nhìn thấy khăn như nhìn thấy chính cõi lòng mình. Khăn ơi, tại sao mày lại rơi xuống đất? Mày đang nhớ thương ai vậy? Những câu hỏi rưng rưng nỗi niềm đã được đặt ra trong trạng thái mộng du của nhân vật trữ tình. Chúng không phản ánh cái gì khác ngoài cõi lòng người hỏi. Nói khăn và đèn được nhân hoá thì cũng đúng. Nhưng có lẽ đúng hơn nếu nói chúng là hình ảnh của nhân vật trữ tình được khúc xạ qua một tấm gương soi đặc biệt. Những động thái của chúng không có ý nghĩa độc lập mà chỉ là sự phản chiếu những cử chỉ và diễn biến tâm lí đa dạng, phức tạp của tác giả bài ca dao. Người ta thường nói ca dao có vẻ đẹp mộc mạc, giản dị. Trong trường hợp này, sự giản dị, mộc mạc vẫn thể hiện (đặc biệt qua hệ thống những hình ảnh gần gũi và qua lời nói "trong suốt", không trang sức), nhưng không vì thế mà cái ảo diệu biến hoá lại không để lại dấu ấn đậm nét. 

Tuy đi sâu vào chốn u uẩn của cõi lòng, bài ca dao vẫn giữ được tính mạch lạc của cấu trúc. Các hình ảnh khăn, đèn, mắt không hề xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Khăn vắt vai, khăn để chùi nước mắt, ngọn đèn thắp chong canh dài, đôi mắt đẫm lệkhông chịu nhắm ngủ - đó đều là những hình ảnh có tính đặc thù mà thơ ca (trong đó có ca dao) thường mượn để thể hiện tâm trạng nhớ nhung, thao thức. Chúng liên kết với nhau một cách chặt chẽ nhằm biểu đạt một chủ đề thống nhất. Giữa chiếc khăn và đôi mắt có mối liên hệ thế nào, chính bài ca dao đã nói rõ. Còn ngọn đèn? Nó cũng có thể được hiểu là một con mắt khác thức thi với mắt người giữa đêm thâu vời vợi. Chẳng phải ngọn đèn vẫn thường làm bạn với ta mỗi khi ta có điều lo nghĩ đó sao? Một điều đáng lưu ý nữa là trình tự xuất hiện của các hình ảnh. Khăn xuất hiện trước rồi đến đèn và sau cùng là mắt. Có một sự dịch chuyển từ xa đến gần của các hình ảnh, từ sự vật bên ngoài đến chính con người tác giả. Nỗi nhớ càng được thổ lộ lại càng nồng nàn - nồng nàn đến mức làm rung lên toàn bộ thế giới tâm hồn của nhân vật trữ tình và xét về hiệu quả thẩm mĩ, nó cũng làm biến chuyển cả nhịp thơ. Sáu dòng thơ đầu dành để tâm sự cùng khăn. Chúng mang nhịp điệu kể lể đều đều, ri rả và có giọng bùi ngùi. Bốn dòng thơ sau được san đôi, dành sự "quan tâm" cho cả đèn và mắt. Nhịp thơ gấp gáp hơn trong một kiểu liệt kê hối hả. Nhân vật trữ tình đã chạm đến đáy tâm sự và niềm thao thức của mình. Trạng thái mộng du dần tan để trả con người về với sự kiểm soát của lí trí. Một giai đoạn của cảm xúc thế là đã qua đi. 

Hai dòng cuối của bài ca dao là một câu lục bát mênh mang nỗi niềm. Con thuyền thơ, sau lúc tự để mình rơi vào vòng vây của nỗi nhớ chập chùng, đã thoát ra với không gian trầm tư lặng lẽ. Tuy nhiên, không thể bảo rằng nhân vật trữ tình - người chèo lái nó - đã tìm được sự bình yên. Những con sóng ưu phiền khác đang lao xao bủa đến... Nhìn chung, việc thay đổi thể thơ ở đây rất có ý nghĩa. Một mặt nó báo hiệu sự chuyển biến tinh tế trong dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình, mặt khác nó đảm bảo chức năng điều hoà nhịp thở của người diễn xướng, người đọc, không để tiếp diễn sự kể lể có nguy cơ kéo bài ca dao rơi vào tình trạng dài dòng, gây nên cảm giác căng thẳng không cần thiết. Sự bộc lộ trực tiếp tâm trạng dưới hình thức mờ tối, rối rắm của chính tâm trạng đã được thay thế bằng một nhận định khái quát về cái tính chất của tâm trạng đã được thay thế bằng một nhận định khái quát về cái tính chất của tâm trạng. Nhân vật trữ tình hiểu rằng mình đã lo phiền và cũng biết nguyên nhân của nỗi lo phiền ấy. Yêu nhau nhiều nhưng dễ gì đến được với nhau, lấy được nhau. Bao nhiêu chuyện phải bận lòng, bao nhiêu thứ có thể cản trở hạnh phúc. Cô gái nói "Lo vì một nỗi không yên một bề" - chỉ một bề nhưng lại bề bề nỗi lo, bởi bề ấy không thuộc bề (tức là phía) cô gái, mà thuộc về bề cô không thể làm chủ, không thể chi phối được. 

Bài Khăn thương nhớ ai... ta vừa "đọc" đáng được xem là một trong những bài hay nhất trong kho tàng ca dao dân tộc.

Khánh Linh Nguyễn
Xem chi tiết
lạc lạc
31 tháng 10 2021 lúc 21:36

tham khảo

 

Ca dao là tiếng hát trữ tình của người lao động. Niềm tự hào về quê hương đất nước, nghĩa tình gia đình, cộng đồng, sự rung cảm trước thiên nhiên tươi đẹp…đều được thể hiện qua những lời ca đằm thắm, thiết tha. Tình yêu lứa đôi với những cung bậc như nỗi nhớ thương, lòng chung thủy cũng là những giai điệu đẹp trong khúc hát trữ tình sau lũy tre xanh.

 

Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung, nhưng trong ca dao, có những bài đã hình tượng hóa nỗi nhớ bằng những hình ảnh cụ thể. Như bài ca dao sau:

Khăn thương nhớ ai?/Khăn rơi xuống đất/Khăn thương nhớ ai?/Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai?/Khăn chùi nước mắt/Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt/Mắt thương nhớ ai?/Mắt ngủ không yên

                          Đêm qua em những lo phiền

                                Lo vì một nỗi không yên một bề.

Bài ca dao diễn tả nỗi nhớ niềm thương của một cô gái. Đó là nỗi nhớ thương đến tan chảy cả cõi lòng nhưng không tự bộc lộ một cách buông tuồng dễ dãi. Đó cũng là tâm trạng nỗi lòng biết ngỏ cùng ai, cứ hiện hình dần lên và sáng mãi ra từ trong cõi nhớ của riêng mình cô gái. Nỗi niềm thương nhớ người yêu của nhân vật trữ tình đã được cụ thể hóa bằng những hình ảnh nhân hóa, hoán dụ: khăn, đèn, mắt. Cô gái hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt để bày tỏ tâm trạng của mình .

 

Bài ca dao có mười hai câu thì sáu câu đầu là hình ảnh chiếc khăn:

Khăn thương nhớ ai?/Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai?/Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai?/Khăn chùi nước mắt

Cái khăn được hỏi đầu tiên và được hỏi nhiều nhất trong 6 câu thơ( tức nửa bài ca dao). Cũng đúng thôi vì đây là vật gắn bó, gần gũi với người con gái. Trong tình yêu, khăn trở thành vật trao duyên: “Nhớ khi khăn mở, trầu trao. Miệng chỉ cười nụ, biết bao ân tình”. Sáu câu vãn bốn, được cấu trúc theo lối vắt dòng, láy lại sáu lần từ “khăn” và ba lần câu hỏi thẫn thờ “Khăn thương nhớ ai?” như một điệp khúc, làm cho nỗi nhớ thêm triền miên, da diết. Dường như mỗi lần hỏi là một lần nỗi nhớ lại trào dâng. Cố nhiên, cái khăn tự nó không làm nên chuyện. Nhưng đằng sau tất cả sự xuống, lên, rơi, vắt của cái khăn kia là một con người hiện lên rất rõ trong tâm trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò. Chiếc khăn rơi xuống đất, rồi lại được nhặt lên để vắt trên vai, để chùi nước mắt. Đó là nỗi nhớ có không gian. Hình ảnh khăn gợi lên tâm trạng bối rối, trông ngóng, thẫn thờ. Sáu câu, hai mươi bốn từ, có mười sáu thanh bằng mà hầu hết là thanh không, làm cho nỗi nhớ thương càng thêm bâng khuâng, da diết mà vẫn man mác, nhẹ nhàng. Nỗi nhớ bên trong réo thúc bùng sôi nhưng được nói ra thật ý vị, ngọt ngào. Đó là nỗi nhớ mang màu sắc nữ tính, nói lên nhân cách của một người nhớ mà biết trân trọng nâng niu nỗi nhớ, biết ghìm lại nỗi nhớ kín đáo trong lòng mình

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 11 2017 lúc 16:51

-     Nhớ ai như nhớ thuốc lào

Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên

-     Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ

Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai?

-     Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn trông sao sao mờ

    Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai

    Buồn trông chênh chếch sao mai

Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.

-     Gửi khăn, gửi áo, gửi lời

Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa

-     Nhớ khi khăn mở trầu trao

Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình.

Bài ca dao Khăn thương nhớ ai nằm trong hệ thống những bài ca dao nỗi nhớ người yêu.

Câu thơ: “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” (Nguyễn Khoa Điềm) lấy ý từ ca dao nhưng sáng tạo vượt bậc khi tình cảm nam nữ hòa quyện vào tình yêu đất nước.

Huyền Ngọc
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 9 2018 lúc 7:56

Chọn đáp án: D

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 2 2018 lúc 10:40

Chọn đáp án: B

Đức Toàn Vũ Duy
Xem chi tiết