Phân tích bài "Chó sói và cừu " trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten của tác giả H. Ten
Phân tích tác phẩm “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông -ten”.
I. Mở bài
- Vài nét về tác giả Hi-pô-lít Ten: tác giả tài năng với nhiều vai trò: triết gia, sử gia, nghiên cứu văn học.
- Đoạn trích Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten trích “La Phông- ten và thơ ngụ ngôn” là một đoạn trích tiêu biểu mà thông qua việc bàn luận về hai hình tượng chó sói và cừu, tác giả đã khéo léo làm rõ đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.
II. Thân bài
1. Hình tượng cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten
- Đưa ra dẫn chứng nhận định: Con cừu non trong thơ La-phông-ten tội nghiệp, buồn rầu và dịu dàng.
- So sánh hình tượng cừu dưới ngòi bút của Buy-phông: thấy con cừu ngu ngốc và sợ sệt ⇒ ngòi bút miêu tả chính xác những đặc tính của con vật ⇒ sự chính xác của ngòi bút khoa học.
⇒ Hình tượng cừu trong thơ La-phông- ten: Thấy chú cừu thân thương và tốt bụng.
+ Dẫn chứng: Con cừu mẹ chạy tới khi nghe tiếng khóc của con cừu con, nhận ra con trong “cả đám đông cừu”, đứng yên trên “đất lạnh và bùn lầy” chờ con ⇒ Có tình cảm mẫu tử như con người.
⇒ Khẳng định La-phong-ten đã động lòng thương cảm những chú cừu như thế ⇒ Nhà thơ phản ánh hiện thực bằng suy nghĩ, tình cảm của mình.
2. Hình tượng cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten
- Đưa ra nhận định: Chó sói trong thơ La-phông-ten đáng thương, là một tên trộm cướp nhưng khốn khổ và bất hạnh, một gã vô lại, luôn đói dài và luôn bị ăn đòn.
- So sánh hình tượng sói dưới ngòi bút của Buy-phông: thù ghét mọi sự kết bạn, dáng vè hoang dã, bản tính hư hỏng, thật đáng ghét, lúc sống thì có hại, chết rồi thì vô dụng ⇒ cái nhìn khách quan, chân thực của nhà khoa học ⇒Buy-phông dựng bi kịch của sự độc ác.
⇒ Hình tượng cừu trong thơ La-phông- ten : cũng là bạo chúa khát máu, giọng khàn khàn, tiếng gầm dữ dội nhưng vụng về⇒ Kẻ săn mồi ăn tươi nuốt sống loài vật yếu ớt, bé nhỏ, một tên tàn bạo, lí sự cùn nhưng nhìn sâu lại tháy khía cạnh khác: khổ sở, vụng về ⇒ La Phông-ten dựng hài kịch về sự ngu ngốc.
⇒ Gửi gắm đặc trưng của sáng tác nghệ thuật: Khác với các nhà khoa học nhìn mọi vật dưới lăng kính khách quan, chính xác, các nhà thơ sáng tác tác phẩm nghệ thuật dựa trên hiện thực được nhìn qua cách cảm nhận của riêng mình.
III. Kết bài
- Khái quát những nét nghệ thuật tiêu biểu làm nên thành công đoạn trích: cách trình bày và sắp xếp luận điểm chặt chẽ giàu thuyết phục, dẫn chứng khoa học…
- Cho đến nay đoạn trích Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten nói riêng và công trình “La Phông-ten và thơ ngụ ngôn” vẫn được đánh giá là công trình xuất sắc của Hi-po-lít-ten.
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten là của tác giả nào?
A. Mô-pa-xăng
B. La Phông-ten
C. Đuy-phông
D. H. Ten
Để viết mở bài phân tích văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten cần đảm bảo những ý nào sau đây?
A. Giới thiệu khái quát về tác giả Hi-pô-lít Ten: tác giả tài năng với nhiều vai trò: triết gia, sử gia, nghiên cứu văn học.
B. Giới thiệu về tác phẩm Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten đề cập đến sức mạnh của văn nghệ trong việc định hướng, cổ vũ tinh thần con người trong chiến tranh.
C. Giới thiệu khái quát về tác giả La Phông-ten
D. Đáp án A và B
Để viết mở bài phân tích văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten cần đảm bảo được hai ý cơ bản sau:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Hi-pô-lít Ten
- Giới thiệu về tác phẩm Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten
Đáp án cần chọn là: D
Lập sơ đồ về trình tự phân tích trong mỗi phần của văn bản CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA-PHÔNG-TEN
Câu 1 lập hồ sơ hệ thống luận điểm của văn bản “chó sói và cứu trong thơ ngụ ngôn của La phông ten”
Câu 2 tại sao người biên soạn sách lại đặt nhan đề là “chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông ten” mà không đọc là “chó sói và cừu”
chua qua nen chua can lam
https://www.youtube.com/channel/UChl7sWYr-g8VLbItDuaWPnw
sub hộ
Hướng dẫn soạn bài : " Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - ten" (trích) - văn lớp 9
1. Ngụ ngôn vốn là một thể loại văn học dân gian, thường dựng chuyện về loài vật để nói về con người. Các câu chuyện ngụ ngôn có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc, chính vì vậy mà một số nhà văn cũng thường sáng tác theo thể loại này, tiêu biểu như E-dốp, La-phông-ten...
2. Hi-pô-lít Ten (1828-1893) là triết gia, sử gia đồng thời cũng là nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng của Pháp, Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. Ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về truyện ngụ ngôn của La-phông-ten. Đây là một bài nghị luận văn chương, trích từ chương II, phần II của công trìnhLa-phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông, in năm 1853.
3. Văn bản có bố cục hai phần:
- Phần một (từ đầu đến "tốt bụng như thế"): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten.
- Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.
Trong cả hai đoạn, nhằm làm nổi bật các hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ La-phông-ten, tác giả đều dẫn ra những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông. Mạch nghị luận trong cả hai phần cũng tương đối giống nhau, đều theo trật tự ba phần: dưới ngòi bút của La-phông-ten - dưới ngòi bút của Buy-phông - dưới ngòi bút của La-phông-ten. Trong phần một, hình ảnh cừu trong thơ La-phông-ten được thể hiện qua một đoạn thơ cụ thể. Cách viết như vậy khiến cho bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
4. Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói từ quan điểm của một nhà khoa học, bởi vậy, các chi tiết đều giống như trong đời thực. Ông không nói đến "sự thân thương của loài cừu" cũng như "nỗi bất hạnh của loài sói" bởi vì đó không phải là đặc điểm tiêu biểu của chúng. Những đặc điểm đó do con người "gán" cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.
5. Khi xây dựng hình tượng con cừu, trước hết, La-phông-ten đã đặt một chú cừu con trong một hoàn cảnh đặc biệt: đối mặt với chó sói bên dòng suối. Hoàn cảnh đó làm nổi bật lên tính chất hiền lành, nhút nhát - cũng là một đặc điểm tiêu biểu cho tính nết của loài cừu. Vì sáng tác theo thể loại ngụ ngôn nên La-phông-ten đã nhân cách hoá con cừu, miêu tả cả chó sói và cừu như những con người cụ thể.
6. Hình tượng chó sói trong truyện ngụ ngôn của La-phông-ten được xây dựng dựa trên đặc tính vốn có của loài sói, đó là săn mồi. Từ đó, tác giả nêu ra hai luận điểm:
- Chó sói là kẻ đáng cười (vì không kiếm nổi miếng ăn nên đói meo).
- Chó sói còn là một kẻ đáng ghét vì nó làm hại đến người khác.
Để làm sáng tỏ hai luận điểm trên, có thể phân tích hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten theo những gợi ý sau:
+ Con chó sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động (gầy giơ xương, đi kiếm mồi, muốn ăn thịt cừu non...).
+ Con chó sói được nhân cách hoá như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn.
Văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten thuộc loại nào?
A. Tác phẩm văn chương
B. Văn bản nhật dụng
C. Văn bản nghị luận xã hội
D. Văn bản nghị luận văn học
Văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten được trích từ công trình nào?
A. La Phông- ten và thơ ngụ ngôn của ông.
B. La Phông- ten và thơ văn.
C. La Phông- ten và thơ về động vật.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Phương thức biểu đạt chính của văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông -ten là:
A. Tự sự.
B. Nghị luận
C. Miêu tả
D. Biểu cảm.