nêu ý nghĩa của câu tục ngữ :'trèo cao ngã đau'
ai trả lời đc cho 5 tick
1. Thế nào là tự trọng ? Nêu biểu hiện của lòng tự trọng ?
2.Mối quan hệ giữa sự tự tin, lòng tự trọng, sự khiêm tốn ?
3.Những biểu hiện của sự tự tin ?
4.Thế nào là khiêm tốn ? Ý nghĩa của sự khiêm tốn ? Em đã làm gì để rèn tính
khiêm tốn ?
5.Giải thích câu tục ngữ ” Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo ”
6.Thế nào là giản dị ? Ý nghĩa của sự giản dị ? Em đã làm gì để rèn đức tính
giản dị ?
7.Kể 4 biểu hiện của khiêm tốn và thiếu khiêm tốn ?
8.Giải thích câu tục ngữ ”Đói cho sạch, rách cho thơm ”
trả lời 1 câu thôi cũng đc
bạn nào trả lời đc mik cho 1 đúng
Câu 3:
+ Khiêm tốn là một thái độ sống tích cực, một cách làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiêm của bản thân từ cuộc sống. Thái độ khiêm tốn thể hiện qua từng lời nói, hành động và cử chỉ một cách thật tâm đối với mọi người.
+ Khiêm tốn giúp bạn tạo cảm giác tự tin, hòa đồng với mọi người xung quanh bạn
+ Không kiêu ngạo, thành thật trong cuộc sống,.....
Câu 8:
Trong cuộc sống hiện tại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là niềm tự hào của mỗi con người. Song phẩm chất bên trong còn quý giá hơn nhiều. Trong kho tàng tục ngữ, cao dao Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện điều đó. Và một tiêu biểu, điển hình, phổ biến nhất đó chính là câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu tục ngữ có hai vế, đối rất chỉnh. tác giả dân gian đã mượn những thứ gần gũi, thiết thực với đời thường để biểu lộ những tư tưởng, quan điểm của những người dân lao động. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “đói” và “rét” để nói lên hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn của cuộc sống bấy giờ. “Sạch” và “thơm” là cách sống trung thực, không tham lam, biết giữ gìn phẩm chất trong sạch, không sa vào tội lỗi. Hai chữ “cho” có nghĩa là giữ lấy. Hai động từ đó là hai động từ quan trọng nhất trong bài, thể hiện hành động, thói quen, những biểu lộ của người dân lao động. Phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách đó chính là bài học của câu tục ngữ trên. Đó cũng chính là quan điểm sống của người dân lao động hoàn toàn trái nghịch với cách sống của giai cấp thống trị.
Chúc bạn học tốt!
Câu 5: Trả lời
Mình làm câu này vì chưa ai làm cả nha!
Câu "Chớ thấy sóng cả mà vã tay chèo" là câu tục ngữ khuyên nhủ con người kiên trì, quyết tâm là việc gì đó cho đến khi thành công, đừng vì chút rắc rối, khó khăn mà phân tâm, nản chí và không làm được việc gì, cuối cùng dẫn đến thất bại là điều đáng tiếc.
Câu 1:
- Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, biểu hiện ở chỗ: cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn trách nhiệm của mình, không để người khác phải nhắc nhở, chê trách
nêu nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật câu tục ngữ nhất thì nhì thục ???Mn trả lời nhanh giúp với ạ.
Xin cảm ơn.
Nghệ thuật :
- Gieo vần "thì" - "nhì"
- Từ Hán Việt : Nhất - đầu tiên ; Nhì - Thứ hai ; Thì là thời vụ ; Thục là đất
=> Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm.
– Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác.
Bạn tham khảo nhé!
“Nhất thì, nhì thục” là câu tục ngữ nêu lên kinh nghiệm về kĩ thuật trồng trọt, làm lúa nước. Thứ nhất là phải coi trọng thời vụ: “nhất thì” (kịp thời vụ, đúng thời vụ). Trái thời vụ, thời tiết là thất bát. mất án. Thứ nhì là phải cày sâu cuốc bẫm, vun xới, chăm bón, làm cỏ, không để ruộng đất hoang hóa, bạc màu; làm cho đất đai ngày một thêm màu mỡ: “nhì thục”. Yếu tố thời gian, mùa vụ, yếu tố sức lao động cần cù của con người là hai yếu tố tạo nên mùa màng tốt tươi, năng suất cao, bội thu.
– Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm.
– Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác.
Cho câu tục ngữ
' Đói cho sạch , rách cho thơm
a , nêu nội dung và ý nghĩa của câu tục ngữ trên
b, tìm câu tục ngữ khác có nội dung tương tự
Câu a các bạn nêu nội dung và ý nghĩa chứ ko phải nêu từng về của câu
a,nghĩa:
nghĩa đen:đói thì phải ăn uống cho sạch sẽ ,rách phải thơm thonghĩa bóng:dù nghèo khổ thiếu thốn phải sống trong sạchb,câu có nội dung tương tự:
giấy rách phải giữ lấy lề
a) nội dung: câu tục ngữ nói về hình ảnh không làm điều ác hay điều trái với lẽ phải, coi trọng danh dự của chính mình
b)chết vinh còn hơn sống nhục
giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
Ý cả câu: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo cónghĩa đen là đừng thấy sóng lớn mà thấy e ngại, vội buông chèo phó mặc tất cả. Nghĩa bóng: Sóng cả có nghãi ẩn dụ chỉ những điều khó khăn mà chúng ta phải đương đầu trong cuộc sống. Ngã tay chèo nghĩa là buông bỏ, từ bỏ, nản lòng.
Đọc câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi:
Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
a. Câu trên thuộc chủ để tục ngữ nào mà em đã được học? Câu tục ngữ trên khuyên chúng
ta điều gì?
b. Ở tục ngữ, thành phần nào của câu thường được rút gọn? Vì sao?
a. Câu tục ngữ trên thuộc chủ đề tục ngữ về con người và xã hội. Câu tục ngữ trên khuyên chúng ta nên tự tin, cố gắng, có nghị lực trong cuộc sống, dù có khó khăn cũng không được bỏ cuộc.
b. Ở tục ngữ, thành phần chủ ngữ thường được rút gọn để gửi gắm bài học, lời khuyên đến tất cả mọi người
Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có Công mài sắt có ngày, nên kim
*Lưu ý*
Minh cần câu trả lời hay!
Đúng thì mình sẽ tick cho!
Tham khảo
Dân tộc Việt Nam có nhiều đức tình tốt đẹp. Một trong số đó là kiên trì. Bởi vậy mà ông cha đã khuyên nhủ con cháu qua câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Câu tục ngữ mượn hình ảnh trong thực tế, người thợ có rèn rũa một thành sắt thô sơ trở thành một cây kim sắc bén. Cũng giống như con người, nếu nỗ lực hết sức, kiên trì với mục tiêu và không ngại khó khăn thì có thể đạt được thành công, trở thành người có ích cho xã hội. “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một lời khuyên hoàn toàn đúng đắn.
Trong cuốn sách “Thép đã tôi thế đấy”, nhà văn Nikolai A. Ostrovsky đã xây dựng hình ảnh nhân vật Paven - một chàng thanh niên nuôi dưỡng một ước mơ thật cao cả đó là được cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho Cách mạng. Câu nói trong tác phẩm đã trở thành chân lí sống cho biết bao bạn trẻ: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người....”. Nhà văn J.K. Rowling - tác giả của bộ tiểu thuyết này đã từng phải trải qua một cuộc sống khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến ly hôn. Mọi chi phí để trang trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Bản thảo Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng. Để rồi cuối cùng, bà đã đạt được thành công như ngày hôm nay.
Trở về với đất nước Việt Nam xinh đẹp. Chúng ta không thể không nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt tháng ngày bị giam cầm tại nhà tù Tưởng Giới Thạch, Bác vẫn giữ vững tinh thần của người chiến sĩ cộng sản. Kẻ thù chỉ có thể trói buộc, giam hãm được thân thể của người cộng sản, mà không thể giam hãm tinh thần của họ. Ngày hôm nay, có rất nhiều những con người vô danh, nhưng họ vẫn ngày đêm cố gắng ước mơ của bản thân.
Qua chứng minh trên, chúng ta có thể khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Chỉ cần kiên trì, chúng ta sẽ đi đến đích của con đường thành công.
Cho câu tục ngữ : 'Đói cho sạch , rách cho thơm
a, nêu nội dung và ý nghĩa của câu tục ngữ trên
b, tìm câu tục ngữ khác có nội dung tương tự
đói thì phải tắm cho sạch, quần áo rách cũng phải giặt cho thơm
a/Vế thứ nhất “Đói cho sạch” muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, cơm không có ăn thì cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, không ăn uống mất vệ sinh. Như vậy vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tạo thành thói quen về sau. Còn về tầng nghĩa chìm của vế này “đói” chính là chỉ sự nghèo khó, thiếu thốn còn “sạch” ở đây đã có hiện tượng chuyển nghĩa, không phải sạch theo ý nghĩa thông thường nữa. “Sạch” còn mang ý nghĩa chỉ tâm hồn, chỉ tấm lòng, chỉ cách suy nghĩ trong sáng, lành mạnh, không vướng đục.
Vế thứ hai của câu nói “Rách cho thơm” ý chỉ dù rách nát, quần áo không lành lặn thì cũng không được để bẩn, phải để chúng luôn thơm tho, để người khác nhìn vào không kì thị và không chỉ trọ. Chúng ta vẫn thấy rất nhiều người nghèo đói, quần áo không có mặc nhưng họ vẫn luôn giữ được sự thơm tho, sạch sẽ. Ý thứ hai của từ “thơm” cũng như từ “sạch”. Ý chỉ những điều trong sáng, đúng đắn, luôn giữ đúng đạo nghĩa, không khiến cho tâm hồn phải bận tâm suy nghĩ nhiều.
Câu tục ngữ khuyên con người ta dù phải rơi vào thiếu thốn đến cùng cực thì hãy luôn giữ tấm lòng mình được thanh sạch, không bị những thứ xấu dụ dỗ, không bị những điều không nên lôi kéo vào. Bởi rằng nó sẽ tạo thành thói quen, thành một con đường không tốt về sau mà mọi người cứ mặc định bước vào.
Khi chúng ta giữ được sự trong sáng của tâm hồn thì cuộc sống thiếu thốn vật chất nhưng niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn vẫn luôn hiện hiển trong đôi mắt thánh thiện ấy.
c/ “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
tìm 5 câu tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì và hãy nêu ý nghĩa của nó
5 câu tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì
Có chí thì nên.
Thua keo này bày keo khác.
Cần cù bù thông minh.
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Một nắng hai sương.
có chí thì nên
thua keo này bày keo khác
cần cù bù thông minh
có công mài sắt có ngày nên kim
có cứng mới đứng được đầu gió
Ý nghĩa: TRong cuộc sống , dù có gặp phải khó khăn trưởng ngại thì mình vẫn quyết tâm bằng được để với được thành tích,ko bỏ cuộc
"Tấc đất, tấc vàng"
1,Chỉ ra nét nghệ thuật đặc sắc của câu tục ngữ trên.
2, Hãy nêu ý nghĩa của câu tục ngữ trên.
3, Qua câu tục ngữ trên nhân dân ta muốn khuyên chúng ta điều j.
4,Câu tục ngữ trên có phải là câu rút gọn ko? vì sao?
5, xây dựng luận điểm, luận cứ là trình tự lập luận cho đề bài sau: Chớ nên tự phụ
đúng đầy đủ, tick 4 cái
Tấc đất, tấc vàng"
1,Chỉ ra nét nghệ thuật đặc sắc của câu tục ngữ trên.
- Điệp ngữ "tấc"
- So sánh ngang bằng "tấc đất" - "tấc vàng"
- Nói quá "tấc đất" - "tấc vàng"
2, Hãy nêu ý nghĩa của câu tục ngưc trên.
Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tố quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.
3, Qua câu tục ngữ trên nhân dân ta muốn khuyên chúng ta điều j.
Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, lấc vàng”.
4,Câu tục ngữ trên có phải là câu rút gọn ko? vì sao?
Câu tục ngữ trên là câu rút gọn .
Vì : Thành phàn bị lược là thành phần chủ ngữ. Hai câu này, 1 câu nêu nguyên tắc ứng xử, 1 câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.
5, xây dựng luận điểm, luận cứ là trình tự lập luận cho đề bài sau: Chớ nên tự phụ
Xác lập luận điểm:
- Chớ nên tự phụ là luận điếm của bài viết vì nó thể hiện tư tưởng, thái độ của con người đối với tính tự phụ.
Tìm luận cứ:
- Để lập luận cho tư tưởng “chớ nên tự phụ”, chúng ta cần nêu lên những luận cứ sau:
+ Tự phụ là gì? (tự phụ là tự đánh giá cao khả năng của mình, từ đó hay coi thường mọi người).
+ Vì sao khuyên chớ nên tự phụ? (vì thói tự phụ gây ra nhiều tác hại). + Tự phụ có hại như thế nào?
+ Tác hại của tính tự phụ ?
Xây dựng lập luận
-Với đề bài trên, chúng ta có thể luận luận bằng cách dẫn dắt người đọc đi từ việc định nghĩa tự phụ là gì, rồi suy ra tác hại của nó.
# HOK TỐT #