Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Đức Duy
Xem chi tiết
Coin Hunter
29 tháng 10 2023 lúc 10:13

 

\(\text{A) 38 x 10 = 380}\)

\(\text{B) 20 x 6 = 120}\)

\(\text{C) 51 x 5 = 255}\)

NGUYỄN KHÔI NGUYÊN
29 tháng 10 2023 lúc 14:55

ez

 

nguyễn ngọc diệp
29 tháng 10 2023 lúc 21:13

a) 38x10=380

b) 20x6=120

c) 51x5=255

Nguyễn Bảo
Xem chi tiết
Chu Bảo Ngọc ( team 💗 t...
Xem chi tiết
Vy trần
Xem chi tiết
Chưa Có Người iu
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
26 tháng 2 2021 lúc 11:33

Bạn tham khảo :

I, Dàn ý tham khảo

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Du

+ Quê quán

+ Năm sinh - năm mất

+ Phong cách sáng tác

+ Tác phẩm tiêu biểu

- Giới thiệu tác phẩm: Kiều ở lầu ngưng bích+ Xuất xứ

+ Nhân vật Kiều

B. Thân bài

- Sáu câu thơ mở đầu của đoạn trích:

+ Là không gian nghệ thuật chứa đầy tâm trạng của Kiều. Trước mặt, là biển khơi từ trên lầu cao nàng cảm nhận được một không gian mênh mông rợn ngợp. Xa xa là dãy núi, hai bên bờ là cồn cát bụi mù bay.

+ Chỉ có lầu Ngưng Bích đang giảm lòng một thân phận mỏng manh đơn côi. Đó là một không gian hoàn toàn khép kín.

=> Một mình đối diện với "mây sớm đèn khuya". Khiến Kiều đau khổ đến tủi nhục bẽ bàng

- Tám câu thơ tiếp theo là tâm trạng nhớ thương da diết của Kiều về gia đình và người thân.

+ Nhớ Kim Trọng đầu tiên

+ Rồi nhớ tới cha mẹ.

=> Kiều đau đớn, xót xa

- Tám câu cuối, là cảnh xế chiều cảnh vật dễ làm cho con người buồn thương da diết

C. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm

II, Bài văn tham khảo

Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng tác phẩm văn học quý giá trong đó không thể không kể đến tác phẩm "Kiều ở lầu ngưng bích". Đoạn trích đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật Kiều - một cô gái xinh đẹp nhưng có số phận bất hạnh.

Sau bao biến cố khủng khiếp: tai bay vạ gió, cha và em bị tù tội, gia sản bị cướp hết, Kiều phải hi sinh chữ tình để báo hiếu với cha mẹ. Bị Mã giám Sinh lừa gạt bán vào lầu xanh của Tú Bà, Kiều tự tử nhưng không chết. Tú Bà dỗ dành Kiều ra ở lầu Ngưng Bích để kén chồng nhưng thật chất đó là cuộc giam lỏng, chờ cơ hội mụ sẽ bắt Kiều trở lại lầu xanh. Lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa biển khơi là điểm dừng chân đầu tiên trên con đường lưu lạc đầy cay đắng và tủi nhục của Thúy Kiều. Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là nỗi cô đơn buồn tủi, niềm nhớ thương da diết về quê hương gia đình và người thân của Kiều. Đó cũng là thể hiện tấm lòng thủy chung hiếu thảo của nàng.

Trước hết với sáu câu thơ mở đầu của đoạn trích, là không gian nghệ thuật chứa đầy tâm trạng của Kiều. Trước mặt, là biển khơi từ trên lầu cao nàng cảm nhận được một không gian mênh mông rợn ngợp. Xa xa là dãy núi, hai bên bờ là cồn cát bụi mù bay. Chỉ có lầu Ngưng Bích đang giảm lòng một thân phận mỏng manh đơn côi. Đó là một không gian hoàn toàn khép kín. Một mình đối diện với "mây sớm đèn khuya". Khiến Kiều đau khổ đến tủi nhục bẽ bàng cho cái kiếp vô duyên lạc loài của mình:

"Bẽ bàng mây sớm đèn khuyaNửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng"

Không gian đã vậy thời gian cũng hoàn toàn khép kín khiến Kiều buồn tủi, lủi thủi một mình cô đơn đến tuyệt đối.

Đến với tám câu thơ tiếp theo là tâm trạng nhớ thương da diết của Kiều về gia đình và người thân. Trước hết, Nguyễn Du để cho Kiều nhớ Kim Trọng (điều này khác hẳn với Thanh Tâm tài nhân). Nàng đã từng uống rượu ăn thề cùng Kim Trọng dưới ánh trăng nhưng rồi đã phải xót xa trao mối tình ngọt ngào ấy cho Thúy Vân. Trên đường về Lâm Tri theo Mã giám Sinh nàng vẫn thương cho Kim Trọng trong cô đơn buồn tủi: "Một trời thu để riêng ai một người". Giờ đây trong lúc mà thời gian cứ trôi đi Kiều nhớ Kim Trọng là tưởng nhớ tới lời thề đôi lứa:

"Tưởng người dưới nguyệt chén đồngTin sương luống những rày trông mai chờBên trời góc bể bơ vơTấm son gột rửa bao giờ cho phai."

Những lời thề nguyền đâu còn nữa, cái cây cầu trần thế mà Kiều và Kim Trọng phải bước qua thật là éo le. Nàng tưởng tượng cái cảnh Kim Trọng đang hướng về mình, đêm ngày đau đáu chờ tin mà uổng công vô ích "Tin sương luống những dày trông mai chờ". Trong nỗi nhớ ấy người đọc nhận ra một tâm trạng xót xa đau đớn. Nàng tự hứa "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai". Đó là tấm lòng thủy chung son sắt thề non ước biển của kẻ chung tình.

Tiếp đó, là Kiều nhớ tới cha mẹ. Nghĩ tới song thân Kiều vô cùng thương xót:

"Xót người tựa cửa hôm maiQuạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?Sân Lai cách mấy nắng mưa,Có khi gốc tử đã vừa người ôm"

Nàng nghĩ tới cái cảnh cha mẹ ngồi tựa cửa ngóng con lúc sáng sớm hay buổi chiều tà. Vậy mà vẫn bặt vô âm tín. Nàng xót xa lúc cha mẹ già yếu không có ai chăm sóc phụng dưỡng chăm nom. Tâm trạng nhớ thương vời vợi cùng với nỗi xót xa thể hiện sâu sắc tấm lòng hiếu thảo của nàng. Rất nhiều từ ngữ lấy từ điển cố cùng với từ ngữ dân gian vừa nói được thời gian xa cách, vừa nói đến sự tàn phai khốc liệt của thiên nhiên đối với con người. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm, phong cách cổ điển hài hòa với phong cách dân tộc tạo nên những vần thơ biểu cảm thể hiện một tâm trạng bi kịch, một cảnh ngộ đầy bi kịch của Kiều. Trong cảnh bình rơi trâm gãy Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng không nghĩ đến mình mà vẫn nhớ thương cha mẹ và người thân. Kiều thực sự là người tình thủy chung một người con hiếu thảo có tấm lòng vị tha đáng trân trọng.

Tám câu cuối, là cảnh xế chiều cảnh vật dễ làm cho con người buồn thương da diết:

"Buồn trông cửa biển chiều hômThuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xaBuồn trông ngọn nước mới saHoa trôi man mác biết là về đâuBuồn trông nội cỏ dầu dầuChân mây mặt đất một màu xanh xanhBuồn trông gió cuốn mặt duềnhẦm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"

Mỗi biểu hiện của cảnh vật bên bờ biển lúc này đều thể hiện một tâm trạng và một cảnh ngộ đáng thương. Nhìn cánh buồm thấp thoáng giữa biển khơi rồi dần dần khuất bóng "càng trông" lại càng thấy buồn, nàng liên tưởng tới cuộc đời nho nhỏ bơ vơ trơ trọi trên đất khách. Nhìn những cánh hoa tàn nát trôi giữa dòng nước lũ. Nàng tự hỏi rồi nó sẽ trôi về đâu về phương trời nào mà hoàn toàn vô định. Cánh hoa ấy hay chính số phận chìm nổi không có nơi nào neo đậu của số phận nàng Kiều. Nhìn nội cỏ dầu dầu trong không gian bao la, cái màu sắc ảm đạm thê lương ấy phản chiếu một nỗi đau tê tái của người con gái lưu lạc. Cuộc sống như mất hết ý nghĩa như cái sắc cỏ úa tàn kia mất dần sự sống. Rồi "ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" trận cuồng phong của biển cả bắt đầu nổi lên, gió to sóng lớn hay chính lòng đố kị ghen ghét của thiên nhiên đang bủa vây lấy nàng. Phải chăng đây là điều mà Nguyễn Du đã dự báo những tai họa khủng khiếp giáng xuống đầu nàng. Càng lo âu Kiều càng hãi hùng và ghê sợ. Cứ thế, từ nhìn đến nghe, "buồn trông" đến bốn lân trong một điệp ngữ.

Tám câu thơ là một điệp khúc buồn được lặp lại qua sự thay đổi của từng cảnh vật. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, từ màu nhạt đến màu đậm, âm thanh từ tĩnh đến động nỗi buồn cũng từ "man mác" đến lo sợ hãi hùng Nguyễn Du đã từng kết luận:

"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầuNgười buồn cảnh có vui đâu bao giờ"

Đoạn thơ sử dụng rất nhiều câu hỏi tu từ, các từ láy các thành ngữ, ngôn ngữ độc thoại nội tâm, âm hưởng trầm buồn tạo nên một không gian nghệ thuật và cảm xúc nghệ thuật.

Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất Truyện Kiều. Ngòi bút của ông đi sâu vào từng ngõ ngách tâm tư sâu kín của nàng Kiều khiến người đọc thực sự rung động xót xa. Cảnh trong tình, tình trong cảnh cứ hòa quyện đan xen làm nổi bật chủ đề đoạn thơ. Bức tranh tâm trạng của người con gái họ Vương vì thế neo đậu mãi trong lòng người đọc.

  
XxIm_LoneLyxX
Xem chi tiết
Thanh Hoàng Thanh
21 tháng 12 2021 lúc 16:29

C. (1; 3)

Đoan Thùy
Xem chi tiết
Tryechun🥶
27 tháng 2 2022 lúc 18:33

tham khảo

“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

__🍟__
27 tháng 2 2022 lúc 18:33

Tham khảo !

        “Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Huỳnh Thùy Dương
27 tháng 2 2022 lúc 18:33

Tham khảo :

Bài thơ Mây và sóng của nhà thơ Ta-go là một bài thơ chứa đựng các yếu tố tự sự và miêu tả đặc sắc, ấn tượng. Qua một cách kể tràn đầy sự ngộ nghĩnh, đáng yêu của em bé về những người trên mây, trong sóng mà mình gặp, em đã cảm nhận thấy tình yêu thương mẹ sâu đậm một cách dễ dàng. Cái cuộc sống mà người trên mây, trong sóng rủ em bé đến chơi thật là hấp dẫn. Đó là những ngày chẳng cần học tập hay làm gì cả, chỉ cần rong chơi suốt ngày suốt đêm mà không ngừng nghỉ. Bất kì đứa trẻ nào cũng xiêu lòng trước lời mời hấp dẫn đó cả. Em bé trong bài thơ cũng thế, vô cùng thích thú và mong muốn được tới nơi đó. Nhưng khi biết được để đến đó, emdda nhớ đến mẹ, thì em đã từ chối ngay một cách thẳng thừng, dứt khoát. Em sẽ trở về nhà cùng mẹ và chơi những trò chơi giản đơn nhưng chan chưa bao nhiêu là tình thương với người mẹ yêu quý của mình. Hình ảnh em bé lăn, ôm chầm lấy mẹ, lăn tròn vào lòng mẹ rồi cười vang khiến người đọc cũng cảm nhận được sự vui sướng khi được ở cạnh mẹ của em. Đó chính là những cung bậc tình cảm của tình mẫu tử thiêng liêng, điều mà chẳng trò chơi hay cuộc rong ruổi nào ngoài xa kia có thể đánh đổi được.

Phương vy
Xem chi tiết
Phạm Duy Quốc Khánh
10 tháng 11 2021 lúc 7:32

dài vãi

Manhmoi
Xem chi tiết
Vô danh
17 tháng 3 2022 lúc 10:02

\(\left(\dfrac{1}{1.3}+\dfrac{1}{3.5}+...+\dfrac{1}{13.15}\right).x=\dfrac{-26}{45}\\ \Leftrightarrow\left(\dfrac{2}{1.3}+\dfrac{2}{3.5}+...+\dfrac{2}{13.15}\right).x=\dfrac{-52}{45}\\ \Leftrightarrow\left(1-\dfrac{1}{3}+\dfrac{1}{3}-\dfrac{1}{5}+...+\dfrac{1}{13}-\dfrac{1}{15}\right).x=\dfrac{-52}{45}\\ \Leftrightarrow\left(1-\dfrac{1}{15}\right).x=\dfrac{-52}{45}\\ \Leftrightarrow\dfrac{14}{15}.x=\dfrac{-52}{45}\\ \Leftrightarrow x=-\dfrac{26}{21}\)

Trần Diệp Linh
17 tháng 3 2022 lúc 10:04

(11.3+13.5+...+113.15).x=−2645⇔(21.3+23.5+...+213.15).x=−5245⇔(1−13+13−15+...+113−115).x=−5245⇔(1−115).x=−5245⇔1415.x=−5245⇔x=−2621