Tìm số ab biết a+b,a . b đều là số nguyên tố
Tìm a,b biết a,b, 7a+b, ab+11 đều là các số nguyên tố
Tìm a,b biết a,b, 7a+b, ab+11 đều là các số nguyên tố.
a)Tìm x,biết(x+1)+(x+2)+…+(x+100)=5750
b)Tìm các cặp số nguyên a,b thỏa mãn :ab+2a-b=3
c)Tìm số nguyên tố p để p+10 và p+14 đều là các số nguyên tố
ai làm đúng và nhanh mình sẽ tick cho
a) (x+1)+(x+2)+(x+3)+........+(x+100)=5750
(x+x+...+x)+(1+2+3+...+100)=5750
(x.100)+(1+100).100:2=5750
(x.100)+5050=5750
x.100=5750-5050
x.100=700
x =700:100
x = 7
Vậy x = 7
c) trước hết cần chú ý rằng mọi số tự nhiên đều viết được dưới 1 trong 3 dạng: 3k, 3k +1 hoặc 3k +2(với k là số tự nhiên)
+) Nếu p = 3k vì p là số nguyên tố nên k = 1 => p = 3 => p+10 = 13 là số nguyên tố; p+14 = 17 là số nguyên tố (1)
+) Nếu p = 3k +1 => p +14 = 3k+1+14 = 3k+15 = 3(k+5) chia hết cho 3 và lớn hơn 3 nên là hợp số (loại vì không thỏa mãn điều kiện đề bài) (2)
+) Nếu p=3k+2 => p+10 = 3k+2+10 = 3k+12 = 3(k+4) chia hết cho 3 và lớn hơn 3 nên là hợp số (loại vì không thỏa mẫn điều kiện đề bài) (3)
Từ (1), (2), (3) suy ra p = 3 là giá trị cần tìm.
Vậy nha còn câu b mình tạm thời chưa biết, chúc bạn học tốt
ab+2a-b=3
a(b+2)-b=3
a(b+2)-b+2=3+2
(b+2)(a-1)=5
sau đó bạn tìm các nghiệm cho chúng thỏa mãn nhé(cho là hai số trên thuộc ước của 5 rồi tính)
bài a và c theo mình thì bạn linh nhi nguyễn đặng thêm vào câu a cho hoàn chỉnh
câu c phải xét với số p nguyên tố bé nhất là 2 đã
sau đó thỏa mãn 3 rồi mới xét nhé
Tìm \(\frac{a}{b}\)biết a,b,7a+b,ab+11 đều là các số nguyên tố
Lời giải:
$ab+11$ là số nguyên tố, mà $ab+11>2$ nên $ab+11$ là số nguyên tố lẻ.
$\Rightarrow ab$ chẵn.
$\Rightarrow$ trong 2 số sẽ có ít nhất 1 số chẵn.
TH1: $a$ chẵn. Do $a$ nguyên tố nên $a=2$
Khi đó cần tìm $b$ sao cho $b, 14+b$ và $2b+11$ nguyên tố
Nếu $b\vdots 3$ thì $b=3$ (do $b$ nguyên tố). Khi đó $14+b=17, 2b+11=17$ là snt (hoàn toàn thỏa mãn)
Nếu $b$ chia 3 dư 1 thì $14+b\vdots 3$. Mà $14+b>3$ nên không là snt (loại)
Nếu $b$ chia 3 dư 2 thì $2b+11\vdots 3$. Mà $2b+11>3$ nên không là snt (loại)
TH2: $b$ chẵn. Do $b$ nguyên tố nên $b=2$
Khi đó cần tìm a sao cho $a, 7a+2, 2a+11$ là snt.
Nếu $a\vdots 3$ thì $a=3$. Khi đó: $7a+2=23, 2a+11=17$ là snt (tm)
Nếu $a$ chia 3 dư 1 thì $7a+2\vdots 3$. Mà $7a+2>3$ nên không là snt (loại)
Nếu $a$ chia $3$ dư 2 thì $2a+11\vdots 3$. Mà $2a+11>3$ nên không là snt (loại)
Vậy phân số cần tìm là $\frac{2}{3}$ hoặc $\frac{3}{2}$
Tìm các số nguyên tố a và b sao cho : 7a+b và ab+11 đều là các số nguyên tố
diendantoanhoc.net
Bn mở cái này là có
Tìm số nguyên tố p, biết:
a, p+34 và p=50 đều là số nguyên tố
b, 5p+1 và 10p+1 đều là số nguyên tố
c, p+6, p+12, p+18, p+24 đều là số nguyên tố
A, Mọi số khi chia cho 3 chỉ xảy ra trong ba trường hợp: + chia hết cho 3
+ chia 3 dư 1
+ chia 3 dư 2
Vậy số p chỉ có một trong ba dạng :p=3k ; p=3k+1 ; p=3k +2 ( k thuộc N )
Nếu p= 3k thì p=3 ( vì phải là số nguyên tố )
Khi đó p +34= 3+34=37 ( là số nguyên tố )
p+50= 3+50= 53 ( là số nguyên tố )
Nếu p= 3k+1 thì p+34= ( 3k+1 ) +34=3k+35 chia hết cho 5 và lớn hơn 1 nên là hợp số ( ko thỏa mãn )
Nếu p= 3k +2 thì p+50= ( 3k +2 ) + 50= 3k + 52 chia hết cho 2 và lớn hơn 1 nên ( ko thỏa mãn )
Vậy p=3 là thỏa mãn
Tìm a; b; c là số nguyên tố biết : 7a+b và ab+1 cùng là số nguyên tố.
Do \(ab+1>3\)
Nên \(ab+1\) là số lẻ
Suy ra: \(a\) là số chẵn hoặc \(b\) là số chẵn
Suy ra \(a=2\) hoặc \(b=2\)
+) Khi \(a=2\)
Nếu \(b\) chia \(3\) dư \(1\) thì \(7a+b=14+b\) chia hết cho \(3\) (Loại) Nếu \(b\) chia \(3\) dư \(2\) thì \(ab+1=2b+1\) chia hết cho \(3\) (Loại) Vậy \(b\)chia hết cho \(3\)Tìm 2 số tự nhiên a,b biết:
ƯCLN(a,b)=15 và BCNN(a,b)=3000
Tìm số nguyên P sao cho:
a) 2p^2+1 là hợp số
b) p+4 và p+8 đều là số nguyên tố.
a, Tìm hai số tự nhiên (a;b) biết: ab = 216 và ƯCLN(a;b) = 6; a < b
b, Tìm số nguyên tố p sao cho p+4 và p+8 cũng là các số nguyên tố
a, Do (a,b) = 6 => a = 6m; b = 6n với m,n ∈ N*; (m,n) = 1 và m ≤ n
Vì vậy ab = 6m.6n = 36mn, do ab = 216 => mn = 6. Do đó m = 1, n = 6 hoặc m = 2, n = 3
Với m = 1, n = 6 thì a = 6, b = 36
Với m = 2, n = 3 thì a = 12, b = 18
Vậy (a;b) là (6;36); (12;18)
b, Vì p là số nguyên tố nên ta xét các trường hợp của p
Trường hợp 1: p = 2, khi đó p+4 = 6; p+8 = 10 không là số nguyên tố (loại).
Trường hợp 2: p = 3, khi đó p+4 = 7; p+8 = 11 là hai số nguyên tố (thỏa mãn).
Trường hợp 3: p>3 nên p có dạng 3k+1; 3k+2 với k ∈ N*.
Nếu p = 3k+1 thì p+8 = 3k+1+8 = 3k+9 chia hết cho 3 và lớn hơn 3 nên p+8 không là số nguyên tố (loại).
Nếu p = 3k+2 thì p+4 = 3k+2+4 = 3k+6 chia hết cho 3 và lớn hơn 3 nên p+4 không là số nguyên tố (loại).
Kết luận. p = 3