Những câu hỏi liên quan
kim taehyung
Xem chi tiết
kim taehyung
20 tháng 11 2023 lúc 16:07

giúp mình với;-;

 

Bình luận (0)
Tài khoản đã bị khóa!!!
20 tháng 11 2023 lúc 16:09

Một số thông tin số liệu thống kê tình hình vi phạm là: (trong tháng 8/2022)

tháng 8/2022 (tính từ ngày 15/7/2022 đến 14/8/2022), đường bộ xảy ra 941 vụ tai nạn giao thông, làm chết 482 người, bị thương 699 người. So với cùng kỳ năm trước tăng 437 vụ (86,71%), tăng 229 người chết (90,51%), tăng 350 người bị thương (100,29%).

Đường sắt xảy ra 9 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8 người, bị thương 2 người. So với cùng kỳ năm trước tăng 5 vụ (125%), tăng 5 người chết (166,67%), tăng 2 người bị thương (2/0).

Đường thủy xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1 người, bị thương 0 người. So với cùng kỳ năm trước giảm 5 vụ (-71,43%), giảm 4 người chết (-80%), số người bị thương không thay đổi (0/0).

Hàng hải không xảy ra tai nạn, không có người chết và bị thương. So với cùng kỳ năm trước giảm 1 vụ (-100%), giảm 1 người chết (-100%), số người bị thương không thay đổi (0/0).

Lĩnh vực hàng không, trong tháng 8/2022, Cục Hàng không Việt Nam nhận được 59 báo cáo an toàn bắt buộc (Mandatory Occurrence Report – MOR), xảy ra 9 sự cố trong đó 1 sự cố mức C và 8 sự cố mức D, giảm 3 sự cố so với tháng 7/2022 và tăng 9 sự cố so với cùng kỳ năm 2021, không xảy ra sự cố uy hiếp an toàn nghiêm trọng và sự cố uy hiếp an toàn cao.

 

Một số đặc điểm của tội phạm vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ (số liệu thống kê từ năm 2009, 2010 và 6 tháng đầu năm 2011)

+ Đặc điểm về nhân thân đối với những vụ TNGT gây hậu quả nghiêm trọng:

Về giới tính: Đối tượng chủ yếu do nam giới thực hiện với tổng số 125 đối tượng và 23 đối tượng là nữ giới.

Về độ tuổi: Đối tượng gây ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng chủ yếu thuộc độ tuổi từ 18-30 và trên 30 tuổi.

- Dưới 18 tuổi: 05 người.

- Từ 18 đến 30 tuổi: 72 người.

-  Trên 30 tuổi: 71 người.

+ Đặc điểm về phương tiện giao thông gây ra tai nạn:

Các vụ tai nạn xảy ra chủ yếu là giữa xe môtô với môtô và giữa xe ôtô với môtô, cụ thể:

- Xe ôtô - xe môtô, bộ hành : 27 vụ, trong đó: năm 2009: 02 vụ, 2010: 12 vụ và đầu năm 2011:13 vụ. Điều này cho thấy các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng do xe ôtô gây ra ngày càng tăng mạnh, 6 tháng đầu năm 2011 đã vượt so với cả năm 2010 và gấp 6,5 lần so với cả năm 2009.

- Xe môtô - xe môtô: 44 vụ.

- Xe môtô - với xe thô sơ, bộ hành: 15 vụ.

+ Đặc điểm về thời gian xảy ra tai nạn:

Các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng ( kể cả va chạm gây thương tích nhẹ ) tập trung nhiều nhất vào thời điểm từ 18h giờ tối đến 06 giờ sáng ngày hôm sau (chiếm 63% trên tổng số 86 vụ), các số liệu cụ thể như sau:

- Từ 06 giờ đến 18 giờ: 35 vụ.

- Từ 18 giờ đến 06 giờ: 51 vụ.

(Bạn có thể lược bỏ bớt tùy bạn)

Chúc bạn học tốt!!

Bình luận (2)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
16 tháng 11 2023 lúc 10:02

- Nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến quán tính: đó là do các phương tiện giao thông đang chạy với tốc độ cao, khi gặp tình huống bất ngờ thì phanh gấp. Một số tình huống có thể xảy ra như sau:

+ Xe không dừng lại ngay được mà vẫn tiếp tục chuyển động thêm một đoạn do có quán tính. Va chạm với phương tiện giao thông khác gây ra các thiệt hại về người và tài sản.

+ Xe dừng lại đột ngột, tuy nhiên theo quán tính xe có xu hướng bảo toàn vận tốc nên có thể bị lật nhào, gây ra các va đập cực mạnh, gây ra các hậu quả cực kì nghiêm trọng cho người trong xe và các người tham gia giao thông khác.

- Ví dụ về những vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân từ quán tính:

+ Xe đang chạy với tốc độ cao, dừng, hãm phanh đột ngột.

+ Tăng tốc (xe máy, ô tô, …) đột ngột.

+ Xe đang chạy mà rẽ sang trái, sang phải đột ngột, quá gấp.

+ Xe chở quá tải, xe chạy ba, xe lạng lách…

- Để phòng tránh những tai nạn này, chúng ta cần:

+ Chạy đúng tốc độ quy định.

+ Luôn giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện giao thông khác.

+ Bật xi nhan ở khoảng cách phù hợp trước khi muốn chuyển làn, rẽ phải, rẽ trái, …

+ Không chở quá số người quy định.

Bình luận (0)
Lâm Nè
Xem chi tiết
ϗⱳȿ༗༤Harry™
7 tháng 5 2021 lúc 20:31

ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt

số lượng dân cư tăng 

1 số đường còn xấu

Theo mik biết là như vậy bạn nào có thể bổ sung thêm cx được nha!

Bình luận (0)
Phạm Hoàng An
7 tháng 5 2021 lúc 20:31

ý thức người tham gia giao thông

phương tiện giao thông không an toàn

thiếu kĩ năng xử lí tình huống

cơ sởhạ tần không được đảm bảo

Bình luận (0)

TRẢ LỜI:

- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông nhiều:

+ Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đi lại của nhân dân.

+ Phương tiện cơ giới và thô sơ trong mấy năm gần đây tăng nhanh và tập trung ở các thành phố lớn.

+ Thiết bị cầu đường xuống cấp, giao cắt mặt bằng với nhiều đường bộ, đường đô thị, dễ gây tai nạn.

+ Quản lý của Nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế

+ Nguyên nhân phổ biến nhất là do ý thức của con người: coi thường pháp luật hoặc không hiểu biết về trật tự an toàn giao thông (đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt ẩu, đi hàng ba, hàng tư, đi không đúng làn đường và chiều đường quy định, bám nhảy tàu xe...)

Bình luận (5)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
19 tháng 12 2017 lúc 10:31

- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông nhiều:

+ Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đi lại của nhân dân.

+ Phương tiện cơ giới và thô sơ trong mấy năm gần đây tăng nhanh và tập trung ở các thành phố lớn.

+ Thiết bị cầu đường xuống cấp, giao cắt mặt bằng với nhiều đường bộ, đường đô thị, dễ gây tai nạn.

+ Quản lý của Nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế

+ Nguyên nhân phổ biến nhất là do ý thức của con người: coi thường pháp luật hoặc không hiểu biết về trật tự an toàn giao thông (đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt ẩu, đi hàng ba, hàng tư, đi không đúng làn đường và chiều đường quy định, bám nhảy tàu xe...)

Bình luận (0)
Nguyen Thanh Thuy
Xem chi tiết
Hoàng Đức Dũng
24 tháng 1 2019 lúc 12:49

 - Kể về một tai nạn giao thông:

Giải bài tập Khoa học 5 | Trả lời câu hỏi Khoa học 5

   - Nguyên nhân do tài xế không cẩn thận, không quan sát kĩ, thần kinh không tỉnh táo nên đã gây ra tai nạn này.

Bình luận (0)
Nhỏ Sóc Nho
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
28 tháng 3 2018 lúc 12:36

Nguyên nhân gây TNGT:

    Theo cá nhân tôi suy nghĩ các vụ TNGT đã xảy ra trong cả nước tất cả đều nằm ngoài ý muốn của mọi người trong lúc tham gia giao thông, song cũng có những nguyên nhân chủ quan, khách quan:

    Do người tham gia giao thông bao gồm người điều khiển phương tiện cũng như người đi bộ đã không chấp hành luật lệ giao thông đã quy định.

    Mật độ dân số cũng như các phương tiện tham gia giao thông là quá đông

    Các khu vực dân cư,nhà máy, chợ tất cả xây dựng tự phát nằm sát đường giao thông không được quy hoạch

    Đường GT thị trấn, thị xã, thành phố, đã lạc hậu,lòng đường GT quá hẹp, nhà XD sát lề đường dành cho người đi bộ không có cũng như không lề đường dành cho các loại xe khi dừng đỗ đón trả khách.

    Khi XD đường giao thông không đồng bộ với các công trình giao thông khác, như cấp thoát nước, thủy lợi, bưu điện.

Các điểm ngã tư, ba, các góc cua còn hạn chế.

Các giải pháp khắc phục.

Để giảm thiểu TNGT theo tôi Bộ GT cùng các nghành các cấp, tổng kết xác định các vụ TNGT trên toàn quốc.

-Do người điều khiển phương tiện, uống rượu bia          %.

-Do người điều khiển phương tiện mệt mỏi quá sức      %.

-Do phương tiện quá cũ nát                                             %.

-Do người đi bộ                                                               %

-Do gia súc                                                                      %

-Do đường giao thông                                                     %

-Do các loại khác                                                             %.

    Để làm được điều này đề nghị các biên bản xử lý phải xác định rõ nguyên nhân gây tai nạn giao thông từng vụ. Từ đó mới phân loại được.

    Khi xây dựng thị xã, nhà máy …không nên bám vào 2 bên quốc lộ, nhất là đường cao tốc. Nếu XD thì phải cách mặt đường từ10 đến 15 m.

    Các khu dân cư mới phải quy hoạch đồng bộ và nếu có xây dựng chỉ xây dựng 1 bên đường, không nên xd bám 2 bên đường vì nếu XD 2 bên sẽ có sự đi lại từ bên này qua bên kia nhất là trẻ em.

    Tất cả những đường giao thông nội thị, ngoại thị đều có điểm dừng xe ở 2 bên đường. Tùy từng nơi từng chỗ, tránh tình trạng lái xe đỗ ngay bên đường.

    Để phát huy hiệu quả sử dụng các tuyến đường cao tốc hay các loại đường giao thông khác. Rút kinh nghiệm tuyến đường QL 5, có rất nhiều cầu vượt cho người đi bộ nhưng chưa phát huy hiệu quả.

Bình luận (0)
❊ Linh ♁ Cute ღ
28 tháng 3 2018 lúc 13:17

  Tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều, càng nghiêm trọng. Tai nạn để lại cho xã hội những hậu quả nặng nề: hàng chục ngàn người chết mỗi năm, đa phần là những người trẻ tuổi.Chúng ta đang rơi vào một thảm hoạ của giao thông...

          Vậy, nguyên nhân chính bắt nguồn từ đâu? Cần làm rõ để thoát khỏi tình trạng nguy hiểm này!

          - Có người cho rằng: tai nạn xảy ra là do nguời điều khiển phương tiện có ý thức kém, không tôn trọng luật giao thông, sử dụng bia rượu khi điều khiển xe, chạy quá tốc độ cho phép, phóng nhanh vượt ẩu và nhiều nguyên nhân chủ quan khác... Tất nhiên mọi tai nạn đều được gây bởi người điều khiển, nhưng tai nạn không chỉ chi phối bởi các nguyên nhân chủ quan mà còn bị tác động bởi các nguyên nhân khách quan và chính yếu tố khách quan mới là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tai nạn.

Theo tôi, trong các loại hình di chuyển: máy bay, tàu hoả, tàu điện, ôtô, môtô, xe máy...thì  môtô, xe máy được nguời dùng ưa thích vì chúng tiện lợi, gọn nhẹ, dễ sử dụng. Nhưng chính loại hình nầy lại là kém an toàn nhất ! Xã hội ta hiện nay đang chọn loại hình di chuyển nầy để đi lại mỗi ngày, môtô-xe máy đang phục vụ cho hàng triệu người từ thành thị đến nông thôn.

          Hãy nhìn quanh, có quốc gia nào mà tỉ lệ người sử dụng môtô-xe máy lại cao như ở nước chúng ta! Sai lầm trong việc lựa chọn hình thức di chuyển là nguyên nhân chính dẩn đến tai nạn xảy ra nhiều, nhất là trong bối cảnh hệ thống giao thông của ta đang phát triển hỗn độn, dễ mất an toàn.

          Ngoài nguyên nhân gây bởi loại hình di chuyển, tai nạn còn bị chi phối bởi các nguyên nhân khách quan khác như:

          - Đường sá nhỏ hẹp, chỉ phù hợp với các loại xe di chuyển chậm, mật độ thưa. Các con đường đang được nâng cấp tu sửa nên dễ dẩn đến các bất hợp lý, sự cố trên đường.

          - Lượng xe lưu thông quá nhiều, mật độ quá lớn; đa phần là ôtô, môtô phân khối lớn. Đặc biệt trong thời gian gần đây: mật độ xe tăng nhanh là nguyên nhân làm rối loạn, giảm độ an toàn và tính ổn định của hệ thống giao thông.

          - Đội ngũ điều hành, quản lý giao thông có trình độ nghiệp vụ yếu, hoạt động kém hiệu quả...

          Tất cả các nguyên nhân chủ quan, khách quan tạo nên một bức tranh hổn độn về giao thông. Hậu quả là hằng trăm vụ tai nạn xảy ra mỗi ngày, là nỗi đau mà chúng ta phải gánh chịu trong thời bình.

          Riêng loại hình môtô, xe máy mà chúng ta ưa chuộng cũng là chuyện cần bàn: Những năm gần đây, đa phần các xe được cấp phép lưu hành đều có dung tích xi lanh lớn cỡ 110 cm3 trở lên. Các xe nầy có hình thức đẹp, chạy êm và dễ sử dụng. Xe có công suất tải lớn, dễ dàng chở 2 hoặc 3 người kèm theo và dễ dàng đạt tốc độ cỡ 80 km/giờ.

          Thật thú vị khi điều khiển một chiếc xe có nhiều tính năng tuyệt vời như thế, nhất là với các bạn trẻ! Tuy vậy, sự thú vị chỉ đến khi người điều khiển làm chủ được tay lái; còn khi nguy cấp, sự sợ hãi làm tê cứng mọi cử động thì chiếc xe như một con ngựa bất trị, hung hãn và vô cùng nguy hiểm. Biết được điều nầy thì tai nạn đã đến và mọi chuyện đã quá muộn...!

          Với đường sá nhỏ hẹp ở các thành phố ta, theo quy định các môtô phải di chuyển với tốc độ nhỏ hơn 40km/giờ. Vậy, cho lưu hành phổ biến loại môtô phân khối cỡ trên 110cm3 là không phù hợp thực tế, vô hình chung chúng ta trang bị một khả năng chở nhiều, phóng nhanh, vượt ẩu và tai nạn xảy ra thì thường là hậu quả rất nặng nề.

          Ở nông thôn tình trạng đường sá còn kém hơn, đa phần người sử dụng mới làm quen với môtô-xe máy nên tai nạn càng dễ xãy ra hơn...

Trong tình trạng như hiện nay, để hạn chế tai nạn giao thông cần những giải pháp gì?

Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến của đ/c bộ trưởng Bộ GTVT khi cho rằng: cần hạn chế phương tiện đi lại cá nhân và tăng cường phương tiện đi lại công cộng ( Tuổi Trẻ ngày 22-12-2006 ).

Tôi không phải là chuyên gia về lĩnh vực an toàn, nhưng ở diễn đàn nầy cũng xin được tham gia vài ý kiến của riêng mình:

- Cần tuyên truyền và làm cho mọi người rõ việc đi lại bằng môtô-xe máy là tiện lợi nhưng rất nguy hiểm, kém an toàn. Từ đó hướng người dân sử dụng các loại phương tiện khác an toàn hơn như: xe bus, tàu điện... Đồng thời cần tổ chức thật tốt, thật thuận tiện và an toàn các phương tiện công cộng để người dân tin dùng.

- Hạn chế việc quãng cáo các loại môtô phân khối lớn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cấm lưu hành các loại xe phân khối lớn có hình dạng thể thao, đặc biệt là những xe có dung tích xi lanh trên 170cm3.

          - Tăng cường trật tự giao thông, xử phạt nghiêm minh. Phân luồng, phân tuyến cho từng loại xe lưu thông trên đường, đồng thời quy định một số tuyến đường phải lưu thông một chiều để tăng vận tốc định hướng nhằm đảm bảo tính trật tự của hệ thống giao thông.

          - Hạn chế tốc độ xe lưu thông bằng cách thiết kế một thiết bị cảnh báo tự động và gắn vào xe. Thiết bị nầy phát tín hiệu ánh sáng hoặc âm thanh, nó sẽ hoạt động khi người điều khiển xe vượt quá tốc độ cho phép. Một thiết bị như thế dễ dàng chế tạo và cần trang bị khi xe được xuất xưởng.

          - Hạn chế mật độ môtô-xe máy lưu thông bằng nhiều biện pháp như: quy định tuổi cho người điều khiển, quy định thời gian sử dụng tối đa cho xe môtô, kiểm tra độ an toàn của xe và thu hồi giấy phép các xe không đảm bảo an toàn, đóng phí giao thông hoặc không trợ giá bán xăng cho môtô-xe máy...

          Để làm giảm tai nạn giao thông cần có sự quyết tâm của nhà nước và sự đồng thuận của nhân dân. Nhà nước cần đưa ra các biện pháp cụ thể, đồng bộ ở tầm vĩ mô và được nhân dân hưởng ứng thì mới  hy vọng xoay chuyển tình trạng giao thông của ta hiện nay.

Bình luận (0)
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
21 tháng 2 2016 lúc 15:28

Nguyên nhân : Dân cư tăng nhanh, các phương tiện tham gia giao thông ngày một nhiều,quản lí của nhà nước về giao thông còn hạn chế, ý thức người tham gia giao thông chưa tốt,...

Phổ biến : Sự kém hiểu biết và ý thức kém của người tham gia giao thông

 

Bình luận (0)
tiểu thư họ nguyễn
21 tháng 2 2016 lúc 15:31

Mất tập trung khi lái xe

Nói chuyện điện thoại

Gởi tin nhắn văn bản

Lái xe vượt tốc độ quy định

Lái xe khi bị ảnh hưởng bởi rượu bia

 Bất cẩn khi lái xe.

Mưa

Vượt đèn đỏ

Vượt biển báo dừng lại

 Tài xế tuổi teen

Lái xe ban đêm

 Lỗi thiết kế và sản xuất

 

Bình luận (0)
Nguyên Puni
21 tháng 2 2016 lúc 15:44

Nguyên nhân

1- Người điều khiển phương tiện 

- Không tuân thủ pháp luật một cách nghiêm ngặt và tự giác. Đây là yếu tố chính dẫn đến tai nạn ngày càng gia tăng. Theo thống kê cho thấy, chỉ khoảng 48% người điều khiển phương tiện (xe máy) có giấy phép hợp lệ. Trong số đó, tôi thiết nghĩ phần lớn không nắm chắc luật lệ giao thông một cách kỹ lưỡng, bởi những tiêu cực trong cấp phát bằng lái xe vẫn phổ biến. Giải pháp cho vấn đề này là phải đồng bộ kết hợp việc cấp bằng và huỷ bỏ, giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông, cũng như trừng phạt thích đáng cho việc không tuân thủ luật lệ giao thông của chủ phương tiện. Xin hãy cắt bớt những pano kêu gọi đi, hãy đưa nó vào luật pháp. 

- Phương tiện không qua kiểm định an toàn hằng năm. Xe cộ ở Việt Nam chỉ bị kiểm định một lần khi làm thủ tục đăng ký mà thôi. Cơ quan chức năng không hề quan tâm đến sự xuống cấp sau đó của những phương tiện đang lưu hành trên đường. Thiết nghĩ là cơ quan chức năng phải yêu cầu chủ xe đăng ký về chất lượng an toàn và đóng thuế đường hằng năm. 

2- Về cơ sở hạ tầng 

Cơ sở hạ tầng là một lĩnh vực lớn, đòi hỏi nghiên cứu, nhưng thiết nghĩ nó không phải là yếu tố chính gây ra tai nạn giao thông hiện nay ở Việt Nam. Chờ ý kiến các bạn. 

3- Yếu tố cảnh sát giao thông 

- Cảnh sát giao thông phải là người cầm cân nảy mực đối với giao thông và người chấp hành luật pháp nhiều nhất. Theo luật, thì mọi người đều có quyền bình đẳng và tất cả những người lái xe trên đường đều bình đẳng như nhau. Cảnh sát và cứu hoả chỉ được quyền vượt qua những phạm vi đó khi có tín hiệu phát ra (còi rú liên tục hoặc đèn nháy liên tục). Thế nhưng, không ít cảnh sát giao thông Việt Nam vi phạm những khuôn khổ giao thông bất cứ lúc nào. Ví dụ một cảnh sát vượt quá tốc độ cho phép nhưng không hề rú còi (anh ta đã phạm luật). 

- Cảnh sát giao thông không đưa ra hình phạt chặt chẽ. Điều này cũng là thủ phạm gây ra tai nạn giao thông một cách gián tiếp. 

4- Chiến lược vĩ mô 

Đây là công việc của những cơ quan chức năng. Có chiến lược một cách khoa học và đúng đắn sẽ mang lại cho cộng đồng an toàn hơn. Chúng ta đã cho phép nhập khẩu ồ ạt xe máy cũ mà không nghĩ đến tương lai, không nghĩ tới con em chúng ta. Chúng ta đã yêu cầu bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, nhưng chúng ta đã không có một nghiên cứu khả thi bởi vì đội mũ bảo hiểm xe máy chỉ giảm nguy cơ tử vong khi xảy ra tai nạn thôi. Ngược lại nó làm tăng khả năng xảy ra tai nạn vì người điều khiển phương tiện không tập trung được bằng tiếng còi và làm tăng nguy cơ microsleep khi lái xe. Tóm lại, nghiên cứu đầy đủ và khoa học, rồi ứng dụng khả thi trước khi phổ biến rộng rãi trong cộng đồng là lời nhắn nhủ tới cơ quan chức năng. 

Cách khắc phục: 
Để giảm thiểu tai nan giao thông các ngành chức năng cần thông tin tuyên truyền, vận động để giúp cho người dân hiểu rõ hơn về luật giao thông và tăng cường nghiêm chỉnh chấp hành luật. Hướng dẫn sử dụng mũ bảo hiểm đặc biệt mũ bảo hiểm cho trẻ, và các hành vi lái xe an toàn trong thanh niên. Những hành động nguy hiểm thường gặp của thanh niên như lạng lách, đua xe máy là nguồn gốc của nhiều tại nan giao thông. Tăng cường triển khai các hoạt động nhằm giảm thiểu tai nạn thương tích cho trẻ: Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc độ, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ em.Thực hiện chương trình giáo dục phòng chống thương tích trong trường học giúp học sinh có kỹ năng về giao thông để phòng tránh tai nạn khi đi bộ, đi xe đạp hay xe máy. Tổ chức các cuộc thi an toàn giao thông cho mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên. Hỗ trợ người dân thực hiện các hoạt động thông tin truyền thông phù hợp với điều kiện địa phương. Huấn luyện cho các tuyên truyền viên đi đến từng hộ gia đình tuyên truyền về phòng chống tai nạn bao gồm cả các tai nan giao thông. Hỗ trợ các xã xây dựng sân chơi an toàn cho trẻ để trẻ có thể chơi an toàn xa đường giao thông. Tổ chức các cuộc hội thảo cho các cấp lãnh đạo xã về việc thi hành pháp luật bao gồm luật an toàn giao thông...... 
v.v......

Nói tóm lại là do Ý THỨC của con người

Bình luận (0)
Nguyễn Bùi Hà Chi
Xem chi tiết
Meo Lạnh Lùng
13 tháng 4 2021 lúc 9:39

nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao dao thông là; đi dàn hàng ngang ra đường , đi trái đường, 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phoenix_Alone
13 tháng 4 2021 lúc 11:00

Tại nạn giao thông có thể xảy ra bất ngờ. Tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra, nếu chúng ta không tuân thủ các quy định cụ thể khi tham gia giao thông. Nhất là ý thức khi tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông.

Dưới đây là một số nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông:

Sự phân bố không hợp lý của hệ thống biển báo giao thông. Cũng như sự xuống cấp trầm trọng của các tuyến đường nói riêng và hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung.Ý thức chấp hành luật giao thông của người dân còn thấp, phải kể đến cả văn hóa giao thông.Sử dụng phương tiện không đảm bảo an toàn, không đúng quy định khi tham gia giao thông.Thiếu kiến thức cũng như kỹ năng khi tham gia giao thông, xử lý tình huống bất ngờ.Thiên tai lũ lụt cũng là một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
13 tháng 6 2018 lúc 8:16

Qua bảng thống kê cho thấy số vụ tai nạn giao thông có số người chết và bị thương ngày càng tăng, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng.

Bình luận (0)