các bạn cho mk mấy đề hóa 8 về chương I nha
thanks
mấy bạn cho mk xin cái link về đề thi hk2 môn toán 7 của tỉnh Thanh hóa
nhìu lắm đó.
link 1:https://dethikiemtra.com/lop-7/de-thi-hoc-ki-2-lop-7/so-gddt-thanh-hoa-de-thi-hoc-ki-2-lop-7-mon-toan-co-dap-an-2017-d25156.html
link 2:http://tin.tuyensinh247.com/de-thi-hoc-ki-2-lop-7-mon-toan-phong-gd-tp-thanh-hoa-2016-c30a27719.html
link 3:https://kiemtradethi.com/lop-7/de-thi-hoc-ki-2-lop-7/thanh-hoa-de-thi-hoc-ki-2-lop-7-mon-toan-2017-co-dap-an.html
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
ủa,Lưu Thị Bằng,bạn ấy chỉ đăng hỏi đề toán cũng như là hỏi môn toán rồi còn j nữa.bạn phải đọc kĩ câu hỏi và phải phân tích xem cái nào hỏi linh tinh và cái nào hỏi về hk hành chứ.
Bạn nào cho mk mấy bài luận tiếng anh về các chủ đề thg gặp lp 8 mà tự làm ik
sắp thi oy Onegaishimasu /cúi đầu/
Bài luận của lớp 8 thường thiên về điện tử với môi trường, thỉnh thoảng có chút giáo dục em ạ
các bạn ơi cho mk mấy cái đề toán về giải toán về tỉ số phần trăm nha
mk giải rồi cho các cậu xem thử đúng ko giúp mk nha
toán tỉ số phần trăm đây, giải giúp tui với
Một số sau khi giảm đi 100/600 thì phải tăng thêm bao nhiêu phần trăm số mới để lại được số cũ ?
mk nghĩ mk chưa học vì mk thấy nó lạ lắm
Đây,bạn kick cho mk nha !!!!
ĐỀ TỔNG HỢP TỈ SỐ %Bài 1: Một sản phẩm đã hạ giá bán 20% hỏi muốn bán sản phẩm đó với giá ban đầu thì phải tăng giá thêm bao nhiêu phần trăm?
Bài 2: Cô giáo đem chia táo cho học sinh. Nếu mỗi em 9 quả thì thiếu 9 quả. Nếu chia mối em 10 quả thì thiếu 25% số táo ban đầu. Tính số táo cô đem chia và số học sinh được chia táo.
Bài 3: Một người đem trứng đi bán: buổi sáng bán được 50% số trứng, buổi chiều bán được 20% số trứng còn lại. Sau đó người đó lại buôn thêm 40 quả nữa. Tối về người đó lại thấy rằng số trứng đem về bằng 120% số trứng mang đi. Hỏi người ấy mang đi mấy quả trứng?
Bài 4: Lượng muối chứa trong nước biển là 5%. Cần phải đổ thêm vào 200kg nước biển bao nhiêu kg nước lã để được một loại dung dịch chứa 2% muối?
Bài 5: Trong trường có 68% số học sinh biết tiếng Nga, 5% biết cả tiiếng Anh lẫn tiếng Nga. Số còn lại chỉ biết tiếng Anh. Hỏi có bao nhiêu phần trăm số học sinh trong trường biết tiếng Anh?
Bài 6: Nhân ngày 26-3, một cửa hàng bán đồ lưu niệm bán hạ giá 10% so với ngày thường. Tuy vậy họ vẫn lãi 8% so với giá vốn. Hỏi ngày thường họ lãi bao nhiêu phần trăm so với giá vốn?
Bài 7: Một cửa hàng buôn bán hoa quả đặt hàng 4,5 tấn cam với giá 18000 đồng một kilôgam. Tiền vận chuyển là 1 600 000 đồng. Giả sử 10% số cam bị hỏng trong quá trình vận chuyển và tất cả số cam đều bán được. Hãy tính xem mỗi kg cam cần bán với giá bao nhiêu để thu lãi 8%?
Bài 8: Bố mua 2 đôi giày cho Tiến nhưng đều bị nhỏ nên mẹ phải mang bán 2 đội giày đó đi. Mỗi đôi giày đều bán với giá 300 000 đồng. Trong đó một đôi bán nhiều hơn giá mua 20%, đôi kia bán ít hơn giá mua 20%. Hỏi mẹ Tiến bán được lãi hay lỗ bao nhiêu tiền?
Bài 9: Một người bán lẻ mua một số hộp sữa bột với giá 24 000 đồng/hộp, khi thanh toán tiền chủ hàng đã giảm cho người mua hàng một số tiền bằng 12,5% giá tiền một hộp. Sau đố người ấy bán lại số tiền sữa trên với tiền lãi bằng 33 1/3% giá vốn sau khi đã giảm bớt 20% trên giá niêm yết. Hỏi giá niêm yết trên một hộp sữa là bao nhiêu đồng?
Bài 10: Một chất lỏng A bị bốc hơi theo quy luật: Cứ 4 giờ 10 phút thì mất 50% dung lượng của chất lỏng đó. Hỏi nếu cho bốc hơi 256 lít chất lỏng A thì sau 1 ngày, 1 giờ chất lỏng A còn bao nhiêu lít?
Hết
bạn nào cho mình xin một số bài toán có liên quan đền phần tứ giác- chương I TOÁN HÌNH 8 (tổng hợp các kiến thức đã học)
mình gần thi rồi nên mấy bạn giúp mình nha (neeuus có luôn đề tham khảo thì càng tốt)
mình cảm ơn
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật lão Hạc.
*(Bạn nào biết vài đề thi HSG Hóa 8 thì cho mk link nha! Thanks)*
Nam Cao là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu Văn học hiện thực 1930-1945. Truyện ngắn “ Lão Hạc” là một tác phẩm hay viết về người nông dân của ông. Trong tác phẩm, nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật lão Hạc để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc. Lão Hạc hiện lên là một người nông dân chịu thương chịu khó nhưng bị dòng đời và số phận xô đẩy vào hoàn cảnh khó khăn. Vợ lão mất sớm, một mình lão làm lụng nuôi con. Đến khi đứa con trai của lão đến tuổi dựng vợ gả chồng, có yêu một cô ở trong làng , nhưng vì nhà gái thách cưới cao quá nên lão Hạc không thể cưới vợ cho con. Đó là bi kịch của một người cha mà không thể lo cho con một cái đám cưới đàng hoàng. Nhưng dù trong hoàn cảnh khó khăn thế nào đi nữa, lão Hạc vẫn hiện lên là một người cha hết mực yêu thương con. Vợ lão chết, lão không lấy vợ mà ở vậy nuôi con. Có phải chăng lão muốn tránh cho đứa con thân yêu của lão cái cảnh mẹ ghẻ con chồng? Khi con trai lão đòi bán vườn lấy vợ, lão không đồng ý là vì suy nghĩ cho cuộc sống tương lai sau này của vợ chồng con lão. Nếu bán vườn đi thì rồi lấy nhau về lấy gì kiếm sống qua ngày. Khi không lấy được vợ, thằng con lão buồn quá nghĩ quẩn rồi xin đi làm ở đồn điền cao su. Lão biết “ cao su đi dễ khó về” nhưng thấy con như vậy cũng không biết ngăn cản ra sao. Nỗi lòng của người cha nghèo nào có mấy ai hiểu được. Trước khi đi, con lão để lại cho lão một con chó Vàng hàng ngày trò chuyện cùng lão cho qua tháng đoạn ngày tuổi già neo đơn. Lão yêu nó lắm và nâng nịu gọi nó là Cậu Vàng. Lão coi nó như đứa con của con trai mình, như đứa cháu của lão. Mỗi bữa cơm lão đều giành phần cho nó. Chó và chủ suốt ngày quấn quýt lấy nhau . Một năm vào lúc thóc gạo kém, nhà nghèo lại càng thêm nghèo, lão Hạc đã có ý định bán con chó. Lão bàn việc ấy với ông giáo, cứ mỗi lần gặp nhau là lão lại nói về chuyện án con chó Vàng của lão đến nỗi ông giáo tin rằng lão chỉ nói vậy thôi chứ lão sẽ không bao giờ bán chó. Sự băn khoăn của lão Hạc đã cho thấy lão rất yêu con chó Vàng-kỉ vật mà đứa con lão để lại cho lão. Lão không nợ bán chó vì thương con, không biết có bao giờ được trông thấy đứa con của mình một lần nữa? Tình yêu con của lão Hạc còn được thể hiện ở chỗ vào năm mất mùa đói kém, khi đã bòn hết tất cả những gì có thể ăn được trong vườn nhà, lão cũng không đụng đến tiền lão bòn vườn để dành cho con. Lão thà ăn củ rong, củ chuối chứ nhất quyết không phạm đến tiền bòn từ mảnh vườn mà “ ngày còn mồ ma mẹ cháu, mẹ cháu đã thắt lưng buộc bụng mua cho nó”.Không chỉ là một người cha hết mực yêu thương con, lão Hạc còn là đại diện tiêu biểu của một nguwofi nông dân giàu lòng tự trọng. Lão nhận ra sự khó chịu của bà vợ ông giáo vì lão hay sang nhà ông giáo nói chuyện, từ đấy lão không nhận bất kỳ sự trợ giúp nào của ông giáo mà ocn từ chối như là hách dịch. Đặc biệt, chi tiết lão Hạc ăn bả chó để tự vẫn là biểu hiện cao nhất của lòng tự trọng. Lão đau đớn, dằn vặt và xấu hổ khi mình đã trót lừa một con chó, để nó kêu ư ử nhìn lão như đang oán trách. Lão chọn chính cái cách mà lão đã lừa con chó Vàng để kết liễu cuộc đời mình như một sự tự trừng phạt đích đáng đối với lão.Qua nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã tái hiện được số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội cũ. Đó là bi kịch của con người bị hoàn cảnh tha hoá. Song bên cạnh đó, nhà văn cũng gửi gắm niềm tin mãnh liệt vào bản chất tốt đẹp của người nông dân. Từ đó làm nên giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.
Nam Cao là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu Văn học hiện thực 1930-1945. Truyện ngắn “ Lão Hạc” là một tác phẩm hay viết về người nông dân của ông. Trong tác phẩm, nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật lão Hạc để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc. Lão Hạc hiện lên là một người nông dân chịu thương chịu khó nhưng bị dòng đời và số phận xô đẩy vào hoàn cảnh khó khăn. Vợ lão mất sớm, một mình lão làm lụng nuôi con. Đến khi đứa con trai của lão đến tuổi dựng vợ gả chồng, có yêu một cô ở trong làng , nhưng vì nhà gái thách cưới cao quá nên lão Hạc không thể cưới vợ cho con. Đó là bi kịch của một người cha mà không thể lo cho con một cái đám cưới đàng hoàng. Nhưng dù trong hoàn cảnh khó khăn thế nào đi nữa, lão Hạc vẫn hiện lên là một người cha hết mực yêu thương con. Vợ lão chết, lão không lấy vợ mà ở vậy nuôi con. Có phải chăng lão muốn tránh cho đứa con thân yêu của lão cái cảnh mẹ ghẻ con chồng? Khi con trai lão đòi bán vườn lấy vợ, lão không đồng ý là vì suy nghĩ cho cuộc sống tương lai sau này của vợ chồng con lão. Nếu bán vườn đi thì rồi lấy nhau về lấy gì kiếm sống qua ngày. Khi không lấy được vợ, thằng con lão buồn quá nghĩ quẩn rồi xin đi làm ở đồn điền cao su. Lão biết “ cao su đi dễ khó về” nhưng thấy con như vậy cũng không biết ngăn cản ra sao. Nỗi lòng của người cha nghèo nào có mấy ai hiểu được. Trước khi đi, con lão để lại cho lão một con chó Vàng hàng ngày trò chuyện cùng lão cho qua tháng đoạn ngày tuổi già neo đơn. Lão yêu nó lắm và nâng nịu gọi nó là Cậu Vàng. Lão coi nó như đứa con của con trai mình, như đứa cháu của lão. Mỗi bữa cơm lão đều giành phần cho nó. Chó và chủ suốt ngày quấn quýt lấy nhau . Một năm vào lúc thóc gạo kém, nhà nghèo lại càng thêm nghèo, lão Hạc đã có ý định bán con chó. Lão bàn việc ấy với ông giáo, cứ mỗi lần gặp nhau là lão lại nói về chuyện án con chó Vàng của lão đến nỗi ông giáo tin rằng lão chỉ nói vậy thôi chứ lão sẽ không bao giờ bán chó. Sự băn khoăn của lão Hạc đã cho thấy lão rất yêu con chó Vàng-kỉ vật mà đứa con lão để lại cho lão. Lão không nợ bán chó vì thương con, không biết có bao giờ được trông thấy đứa con của mình một lần nữa? Tình yêu con của lão Hạc còn được thể hiện ở chỗ vào năm mất mùa đói kém, khi đã bòn hết tất cả những gì có thể ăn được trong vườn nhà, lão cũng không đụng đến tiền lão bòn vườn để dành cho con. Lão thà ăn củ rong, củ chuối chứ nhất quyết không phạm đến tiền bòn từ mảnh vườn mà “ ngày còn mồ ma mẹ cháu, mẹ cháu đã thắt lưng buộc bụng mua cho nó”.Không chỉ là một người cha hết mực yêu thương con, lão Hạc còn là đại diện tiêu biểu của một nguwofi nông dân giàu lòng tự trọng. Lão nhận ra sự khó chịu của bà vợ ông giáo vì lão hay sang nhà ông giáo nói chuyện, từ đấy lão không nhận bất kỳ sự trợ giúp nào của ông giáo mà ocn từ chối như là hách dịch. Đặc biệt, chi tiết lão Hạc ăn bả chó để tự vẫn là biểu hiện cao nhất của lòng tự trọng. Lão đau đớn, dằn vặt và xấu hổ khi mình đã trót lừa một con chó, để nó kêu ư ử nhìn lão như đang oán trách. Lão chọn chính cái cách mà lão đã lừa con chó Vàng để kết liễu cuộc đời mình như một sự tự trừng phạt đích đáng đối với lão.Qua nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã tái hiện được số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội cũ. Đó là bi kịch của con người bị hoàn cảnh tha hoá. Song bên cạnh đó, nhà văn cũng gửi gắm niềm tin mãnh liệt vào bản chất tốt đẹp của người nông dân. Từ đó làm nên giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.
Các bạn ơi mai mình thi nói rồi . mấy bạn làm dùm mình bài giao tiếp vs bạn mình về chủ đề asian game được không . trong đó có 1 câu hỏi cho người hỏi là : vận động viên việt nam đã đạt được bao nhiu huy chương ở vận hội 14 . và người trả lời . người hỏi nói : bao nhiu huy chương ở môn bodubuilding và karate được không mấy bạn
Có ai có đề ktra 1 tiết hóa ko cho mk tham khảo với chương 2
Câu 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
Câu 2: Hãy xác định chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa và sự khử trong phản ứng oxi hóa – khử sau:
H2 + HgO −to→ Hg + H2O
Câu 3: Có 3 lọ đựng riêng biệt các khí sau: oxi, không khí và hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra các khí trong mỗi lọ?
Câu 4: Lập phương trình hóa học cho các phản ứng sau:
Cacbon đioxit + nước →axit cacbonic (H2CO3)
Lưu huỳnh đioxit + nước → axit sunfurơ (H2SO3)
Sắt + axit clohidric → sắt clorua + H2↑
Điphotpho pentaoxit + nước → axit photphoric (H3PO4)
Chì(II) oxit + hiđro→chì (Pb) + nước
Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng hiđro để khử sắt(III) oxit và thu được 11,2 gam sắt.
Viết phản ứng hóa học xảy ra.
Tính khối lượng sắt(III) oxit đã phản ứng.
Tính thể tích khí hiđro đã tiêu thụ (đktc).
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1:Hoàn thành các phương trình phản ứng:
Câu 2:
Câu 3: Đưa que đóm còn tàn đóm đỏ vào 3 bình khí trên. Bình khí làm que đóm bùng cháy là oxi.
Đốt 2 khí còn lại. Khi cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt là H2, còn lại là không khí.
2H2 + O2 → 2H2O
Câu 4: Lập phương trình các phản ứng:
Cacbon đioxit + nước → axit cacbonic (H2CO3)
CO2 + H2O → HCO3
Lưu huỳnh đioxit + nước → axit sunfurơ (H2SO3)
SO2 + H2O →H2SO3
Sắt + axit clohiđric → sắt clorua + H2 ↑
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Điphotpho pentaoxit + nước → axit photphoric (H3PO4)
P2O5 + 3H2O → H3PO4
Chì(II) oxit + hiđro → chì (Pb) + nước
PbO + H2 −to→ Pb + H2O
Câu 5:
PTHH:
Fe2O3 + 3H2 −to→ 2Fe + 3H2O (1)
(mol) 0,1 0,3 ← 0,2
Ta có: nFe = 11,2/56 = 0,2 (mol)
Từ (1) → nFe2O3= 0,1 (mol) → mFe2O3= 0,1 x 160 = 16 (gam)
Từ (1) → nH2= 0,3 (mol)
→ VH2= 0,3 x 22,4 = 6,72 (lít)
Bạn nào có đề thi hsg văn 8 thì cho tớ cái đề với ạ . Hạn chế mấy đề về Lão Hạc với chị Dậu nhé, t cảm ơn
đề bài hãy tả 1 bài văn về cảnh đẹp của dòng sông quê em trong đó phải dùng biện pháp nhân hóa và so sánh cho bài văn sinh động hơn . nếu có thể thì các bạn giúp mk làm bài văn tả ngôi chùa bối khê nhé giúp mk nhé các bạn
Trong tim ai cũng có một dòng sông quê nhà... Tự thuở nào dòng sông êm ả, hiền hòa đã tạo nên biết bao kỷ niệm của tuổi thơ trong trẻo, dạt dào bao tâm hồn của những người được sinh ra và lớn lên ở miền quê. Con sông chính là nơi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nước uống, nước sinh hoạt cho nhân dân ở mỗi vùng quê. Lòng sông và dọc đôi bờ sông còn tạo nên cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, hữu tình.
Nhớ lắm dòng sông quê với vẻ tĩnh lặng, yên bình. Bên những dòng sông đó, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, nên không khó để tìm ra những mảnh ruộng xanh non màu mạ mới hay tiếng kẽo kẹt của những chiếc xe bò lăn bánh. Có những khúc sông không rộng mà lại ngoằn ngoèo uốn lượn tạo cho dòng chảy trở nên mềm mại hơn. Mặt sông có nơi nổi lên những cồn cát trắng phau lấp lánh dưới ánh nắng ban mai. Hai bên bờ sông cây cối một màu xanh mơn mỡn, phù sa bao mùa bồi đắp để cho lúa tốt, ngô xanh, cho những nương rẫy của người dân quanh năm tay lấm, chân bùn mừng vui khi mùa vàng lúa chín.
Những dòng sông quê ấy đã tạo nên một thắng cảnh hết sức nên thơ. Giờ đây nhìn dòng sông chảy, kí ức trong tôi lại lùa về. Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.
Đi qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, dòng sông quê vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.
Năm tháng đi qua, tôi giờ đây là tôi của thành phố với những lo toan quay cuồng trong vòng quay của cuộc sống...Để rồi một lúc thu mình trong góc riêng, trái tim chợt thổn thức trong tiếng gọi êm đềm của một tuổi thơ biết sẽ chẳng bao giờ trở lại. Để rồi hôm nay tôi lại về đây, bên dòng sông quê hương, lắng nghe những ủi an vỗ về của sóng, của gió, của những miên man trìu mến tựa hồ như đôi bàn tay ấm nóng áp vào má quá đỗi dịu dàng. Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng phải trải qua những buồn vui, sóng gió đẩy đưa. Có nhớ, có quên. Nhưng không hiểu sao, tuổi thơ và dòng sông quê hương vẫn luôn là ký ức khó phai nhất, như dấu ấn khắc sâu trong tâm khảm mỗi trái tim. Bởi chăng đó là những ký ức đầu tiên của cuộc đời mỗi con người? Hay đó luôn là miền bình an nhất, trong trẻo nhất để ta tìm về mỗi khi cần nơi chốn yên lành không mộng mị để ngơi nghỉ, thảnh thơi? Sông quê hương vẫn nằm đó, lắng nghe tiếng đổi thay của mỗi tuổi thơ, dịu dàng và thân thuộc. Mỗi khi chiều về, lòng sông lóng lánh những tia nắng cuối cùng ôm ấp tiếng cười khúc khích trẻ thơ nô đùa trên sóng nước, vang vang theo gió lộng. Nhớ lắm sông quê ơi!
Mùa hè đến cũng là lúc chúng em tay xếp sách vở để đón cái thời tiết nóng nầm, tươi mát của lúc lập hạ. Em cũng tìm về dòng sông Thơm quê ngoại. Sông Thơm đến với em không phải từ các trò tinh nghịch mà nó cứ rười rượi trong lòng một phong cảnh nên thơ.
Chiếc xuồng đưa em trôi nhẹ theo dòng nước, một vài chiếc thuyền cây bé tí cứ dềnh lên lắc lư khi có một con sóng nhỏ chạy vào bờ, một vài bè lục bình lững đững trôi chậm chạp ngỡ như cả giang sơn trong nước này là của riềng chúng. Khung trời dường như thu nhỏ từ đằng xa. Nó như trùm kín cả hai vệt bờ sông xanh thẫm và chỉ đề ngõ một con đường loang loáng hun hút chạy thẳng lên trời. Càng gần bờ, cảnh trời nước hiện lên rõ mồn một. Trời cao vời vợi, hai vệt xanh thẫm bây giờ là những rặng dừa nước liên tiếp nhau, xen kẽ giữa những khóm bần đang nghiêng mình làm dáng làm duyên… Những tàu dừa nước như những ngón tay ngọc ngà của các cung nữ thủy tề đang múa những ngón tay của mình vào cây đàn tưởng tượng mênh mông của trời đất. Tiếng đàn nghe cứ vi vu, vi vu xào xạc, xào xạc thật êm tai.
Dường như con thuyền đã đổi hướng, khung cảnh hai bên bờ tiếp cận lại gần mắt tôi hơn. Xum xuê là những cây trái ăn quả, những cây xoài nặng trĩu bế lũ con mập mạp những cây mận treo giữa trời cơ man là những chiếc đèn lồng đỏ chót… Có tiếng bìm bịp kêu nước ròng. Dòng sông như đưa tôi lạc vào hoang dã. Thuyền cứ trôi, cứ trôi, thấp thoáng trong khóm bần từ từ hiện lên một ngôi nhà kiên cố, xung quanh nhà là những loại cây đã lâu năm, tán của chúng rộng lớn, bao trùm cả một khoảng trời, và dưới bãi bùn một lớp lũy lởm chởm trông thật đáng sợ. Y như đây là một căn cứ của những tu sĩ xa lánh cõi trần không muốn ai biết tói mình.
Nước ròng hẳn, để lại bãi bồi, hai bên bờ thấp thoáng những người tháo đăng và bắt ốc hút. Nước sông trở nên đục ngầu. Có lẽ bao nhiêu nước trong đã chảy về trời để đợi con nước lớn tiếp tục mang phù sa xuống trần gian bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ, cho hàng dừa nước mải mê ca bài sự sống.
Con sông thôn dã quê em thật đáng yêu. Em cứ muốn hè nào cũng được về với ngoại. Giấc ngủ sau một ngày lênh đênh trên sông nước nó cứ bồng bềnh, bồng bềnh. Những màu xanh, màu đỏ của lá, của trái cây ru em vào mộng…
Sông rộng lắm, lồng lộng mênh mông như vầng trán mẹ mà tuổi thơ em đã tắm mát, nô đùa mãi không biết chán. Vui nhất là những ngày nắng đẹp, đoàn tàu ra khơi đánh cá. Từng đợt sóng nhấp nhô chạm vào mạn thuyền như lời người mẹ vỗ về trước lúc con đi. Rồi những chiều khoang tàu đầy ắp cá, bến cảng lại dang rộng vòng tay chào đón thuyền về. Ngày ngày, từ các con rạch chằng chịt này, những ghe xuồng chở đầy trái cây, tôm cá nổ máy lao nhanh về phía chợ và những chiếc xà lan trĩu nặng cát đá cũng chầm chậm tìm về bến cảng đề xây dựng quê em ngày một giàu đẹp hơn.
Mỗi chiều em thường ra sông nô đùa, tắm mát. Nhìn những dòng nước chảy vào những con rạch nhỏ, em thầm nghĩ: “Sông ơi. Hãy mang nước về tận nẻo làng xa để tắm mát cho ruộng lúa, cho vườn cây quê em, sông nhé!”.