1. Tổng số hạt cơ bản của một nguyên tử là 60. Biết số lượng mỗi hạt là bằng nhau.
a) Tính số p, n, e trong nguyên tử.
b) Tính NTK của nguyên tử.
2. Điền vào các câu sau đây những từ thích hợp ( phân tử, nguyên tử )
- Trong thuỷ ngân oxit chứa……… oxi.
- ……… nước được tạo thành bởi…… oxi và…… hidro.
- Trong không khí có chứa các ……… oxi.
3. Các cách viết sau: 4P, 5Fe, Br2, 3O2, 5CH4, CaO, 2H2SO4 diễn đạt ý gì?
4. Trong số các kim loại, nguyên tử của kim loại nào là nặng nhất. Nó nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử kim loại nhẹ nhất? (Chỉ so sánh những nguyên tử kim loại có trong bảng I/ Sgk).
5. Bằng chữ số và KHHH hãy biểu diễn: 2 phân tử nitơ, 2 nguyên tử sắt, 5 phân tử khí hidro, 6 nguyên tử clo, 3 nguyên tử đồng, 5 phân tử nước (gồm 10H, 5O), 4 phân tử đá vôi (gồm 4Ca,4C, 12O), 1 phân tử đường saccarozơ (gồm 12C, 22H và 11O).
6. Tìm KLNT các nguyên tố sau: K, Al, N, Cl. Biết NTK của chúng lần lượt la: 39, 27, 14, 35.5đvC.
7. Tìm hóa trị của các nguyên tố Fe, C, Cu, Pb trong các CTHH sau: FeO, CO2, Cu(NO3)2, PbCl2.
8. Lập CTHH của các hợp chất sau bằng quy tắc chéo, cho biết ý nghĩa của các CTHH tìm được:
Al và O ; C(IV) và O ; C(II) và O
Zn và Cl ; Al và S(II) ; C(IV) và H
Fe(III) và (SO4); Cu(II) và (OH) ; Na và (PO4)
9. Một hợp chất có CTHH như sau: M2On (n: hóa trị của M và có giá trị không quá 3), hợp chất đó có PTK bằng 160. Xác định CTHH của hợp chất trên?
10. Một hợp chất A có phân tử khối gấp 5 lần phân tử khối của khí Oxi. Trong 1 phân tử A có 2 nguyên tử X và 3 nguyên tử oxi. Hỏi X là nguyên tử của nguyên tố nào?
11. CTHH của một số hợp chất viết như sau:
MgCl2, Fe3O2, P2O3, KO, NaO2, AlO, NH3, ClO, Fe2(SO4)2, CaOH, Cu2(SO4)3, NaOH, Al2S3, ZnNO3, Mg2(PO4)3 , CO, H3SO4, Ag2OH, KCO3, SiO2.
Hãy cho biết công thức nào đúng, công thức nào sai hãy sửa lại những công thức sai?
Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học 8 Chương 1 (có đáp án - Đề 2) Tham khảo nhé bn!
~ Học tốt ~
Câu 1:
a) Lập công thức hóa học của các hợp chất hai nguyên tố sau: Ca và O, Al và Cl.
b) Tính khối lượng mol của các chất sau: H2O, Al2O3, Mg3(PO4)2, Ca(OH)2.
Câu 2: Xác định số prôton trong hạt nhân nguyên tử, số electron ở lớp vỏ nguyên tử, số lớp electron và số lớp electron lớp ngoài cùng của nguyên tử photpho.
Câu 3: Một kim loại M tạo muối sunfat có dang M2(SO4)3. Hãy xác định công thức muói nitrat của kim loại M.
Đề số 2
Câu 1: Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố hóa học là 40; trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định số nơtron trong nguyên tử trên.
Câu 2: Tính hóa trị của nguyên tố Mn, S, Fe, Cu, N trong mỗi công thức hóa học sau: CuCl, Fe2(SO4)3, Cu(NO3)2, NO2, FeCl2, N2O3, MnSO4, SO3, H2S. (Chỉ tính từng bước cho một công thức, còn các công thức sau chỉ ghi kết quả).
Câu 3: Nêu ý nghĩa của các công thức hóa học sau:
a) Fe2(SO4)3 b) O3 c) CuSO4
Câu 4: Lập công thức hóa học, tính phân tử khối của những hợp chất tạo bởi (công thức đầu gji đủ các bước, các công thức sau chỉ ghi kết quả):
a) Nguyên tố sắt(III) với nguyên tố Cl (I); nhóm SO4 (II); nhóm NO3(I); nhóm PO4 (III); nhóm OH (I).
b) Nguyên tố S (II) với nguyên tố H; nguyên tố S (IV) với nguyên tố O; nguyên tố S (VI) với nguyên tố O.
c) Biết:
- Hợp chất giữa nguyên tố X với nhóm SO4 là X2(SO4)3.
- Hợp chất giữa nguyên tố Y với nguyên tố H là H3Y.
Hãy xác định công thức hóa học giữa X và Y (không tính phân tử khối)
Câu 1: Biết số proton trong hạt nhân của oxi là 8, kali là 19, clo là 17, silic là 14, canxi 20, nhôm là 13, lưu huỳnh là 16. Phân tử nào sau đây có số electron nhiều nhất?
SiO2Al2O3CaCl2KClCâu 2: Biết 1đvC = 1,66.10-24 gam. Nguyên tử (Z) nặng 5,312.10-23 gam. Xác định tên và kí hiệu của nguyên tố (Z).
Câu 3: Hãy biểu diễn các ý sau:
a) Bốn nguyên tử nhôm
b) Mười phân tử clo
c) Bảy nguyên tử oxi
d) Chín phân tử muối ăn (NaCl)
Câu 4: Tính hóa trị của các nguyên tố gạch chân trong các công thức hóa học sau: AlCl3, CuSO4, N2O5, NO2, Fe(OH)3, SO2, Fe(NO3)2.
Câu 5: Một hợp chất (X) có tỉ lệ về khối lượng các nguyên tố là: mMg : mC : mO = 2 : 1 : 4, biết MX = 84 đvC. Xác định hóa trị của Mg trong hợp chất (X) vừa lập.
Câu 1: Chuyển động cơ học là sự thay đổi
A. khoảng cách của vật chuyển động so với vật mốc.
B. vận tốc của vật.
C. vị trí của vật so với vật mốc.
D. phương, chiều của vật.
Câu 2: Theo dương lịch, một ngày được tính là thời gian chuyển động của Trái Đất quay một vòng quanh vật làm mốc là
A. trục Trái Đất. B. Mặt Trời.
C. Mặt Trăng. D. Sao Hoả.
Câu 3: Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là
A. vôn kế. B. nhiệt kế. C. tốc kế. D. ampe kế.
Câu 4: Thành tích của một học sinh trong giải điền kinh ở nội dung chạy cự li 1000m với thời gian là 2 phút 5 giây. Vận tốc trung bình của học sinh đó là
A. 40m/s. B. 8m/s. C. 4,88m/s. D. 120m/s,
Câu 5: Một máy bay cất cánh từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Hà Nội trên đường bay dài 1260km, với vận tốc trung bình 200m/s. Thời gian bay là
A. l,45h. B. l,75h. C. 1,15h. D. 2h.