Những câu hỏi liên quan
Ngọc Khánh Nguyễn
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Linh Chi
8 tháng 11 2021 lúc 22:12

bài văn viết về 1 trải nghiệm của em 

Bình luận (0)
кαвαиє ѕнιяσ
8 tháng 11 2021 lúc 22:16

NGỮ LIỆU 5: HOÀNG TỬ BÉ

 

Rồi sau khi đã rã chân lội bộ xuyên qua bao nhiêu là cát, đá và tuyết, cuối cùng hoàng tử bé cũng tìm thấy một con đường. Và mọi con đường đều dẫn về chỗ con người.

- Xin chào! – Cậu nói.

Đó là một khu vườn nở đầy hoa hồng.

– Xin chào! – Các bông hoa nói.

Hoàng tử bé nhìn chúng. Trông chúng rất giống với bông hoa của cậu.

- Các bạn là ai?- Cậu ngơ ngác hỏi chúng.

- Chúng tôi là hoa hồng - các bông hoa trả lời.

- A! – Hoàng tử bé thốt lên...

Và cậu cảm thấy buồn bã. Bông hoa của cậu đã nói rằng nó chỉ có duy nhất trong vũ trụ. Giờ trước mặt cậu là năm ngàn bông hoa như nó, rất giống nhau, chỉ trong một khu vườn.

“Hẳn là bạn ấy sẽ rất lúng túng khi thấy cảnh này... - Hoàng tử bé nghĩ bụng - Bạn ấy sẽ ho khan và làm bộ muốn chết đi cho khỏi ngượng. Rồi mình sẽ phải tỏ vẻ quan tâm an ủi bạn ấy, vì nếu không, có thể bạn ấy sẽ chết đi thật để khiến cho mình đau lòng...”

Rồi cậu tự nhủ: “Mình cứ tưởng là giàu có lắm với một bông hoa duy nhất trên đời, vậy mà chỉ có được một bông hoa tầm thường. Bạn ấy cùng với ba ngọn núi lửa chỉ cao tới đầu gối, mà một ngọn có khi đã tắt vĩnh viễn, chẳng thể giúp mình trở thành một hoàng tử lớn được...” Và nằm dài trên Cỏ, cậu khóc.

(Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri, Hoàng tử bé)

 

1/ Hoàng tử bé là tác phẩm văn học được bình chọn hay nhất thế kỉ XX của nước nào?

A. Nước Anh B. Nước Mĩ

C. Nước Pháp D. Nước Đức

2/ Đoạn trích “ Nếu cậu muốn có một người bạn” kế về cuộc gặp gỡ của những nhân vật nào?

A.Hoàng tử bé và một con cáo trên Trái đất

B. Hoàng tử bé và người thợ săn

C. Hoàng tử bé và một người phi công

D.Con cáo và người thợ săn.

3/ Hoàng tử bé đến từ đâu?

A.Từ hoàng cung

B.Từ Trái đất

C.Từ hành tinh khác

D. Từ thủy cung

4/ Văn bản để lại những bài học nào?

A. Bài học về cách ứng xử với bạn bè trong tình huống khó khăn

B. Bài học về sự nhìn nhận , đánh giá và trách nhiệm với bạn bè

C. Bài học về kết bạn

D. Bài học về thái độ với những người yếu thế hơn mình.

5/ Phương án nêu đúng nghĩa của từ “cốt lõi”

A. Cái quan trọng nhất

B. Cái chính và quan trọng nhất

C. Cái chính

D. Sự kiện quan trọng nhất.

6/ Hoàng tử bé đi tìm những gì (chọn 2 đáp án )

A. Bạn bè

B. Con gà

C. Con cáo

D. Con ngừoi

E. Thợ săn

7/Muốn gần gũi với một người bạn, cần phải có đức tính nào ?

A. Nhân ái

B. Hoạt ngôn

C. Kiên nhẫn

D. Thông minh

8/ Hoàng tử bé là hình ảnh của con người thuộc lứa tuổi nào ?

A. Trẻ em

B. Người già

C. Người lớn

D. Trưởng thành

9/ Điều gì khiến bông hồng của hoàng tử bé trở nên quan trọng

A. Thời gian cậu bỏ ra chăm sóc, yêu thương bông hồng

B. Giá trị duy nhất của bông hồng trên trái đất

C. Vẻ đẹp mảnh mai , kiêu sa của bông hồng so với các loài hoa khác

10/ Truyện được kể theo ngôi thứ mấy

A. Ngôi thứ 2

B. Ngôi thứ nhất

C. Ngôi thứ 3

11/ Khi mới gặp gỡ , con cáo và hoàng tử bé có điểm gì chung?

A. Cả 2 đều cô đơn, buồn bã

B. Cả 2 đều đi tìm bạn bè

C. Cả 2 đều từ hành tinh khác tới

Bình luận (4)
Mèo Thần Tài
8 tháng 11 2021 lúc 22:41

Cô mình cho ôn cái này nè:
A. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA I. Trắc nghiệm (3.0 điểm) Đọc – hiểu 6 câu: - Thể loại - Nhân vật - Ý nghĩa chi tiết - Từ loại - Thành ngữ - Trạng ngữ II. Tự luận (7.0 điểm) Làm văn 2 câu: Câu 1: Ý nghĩa từ phần Đọc – hiểu (2.0 điểm) Câu 2: Viết đoạn văn trình bày bài học rút ra từ một truyện dân gian mà em yêu thích. (5.0 điểm) B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm) Đọc – hiểu 1. Thể loại: - Truyền thuyết: + Truyện kể dân gian. + Thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. + Thể hiện nhận thức, tình cảm của tác giả dân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử. + Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể,... - Truyện cổ tích: + Truyện kể dân gian. + Kết quả của trí tưởng tượng dân gian xoay quanh cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật. + Thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống. + Ứớc mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp. 2. Nhân vật truyền thuyết: - Nhân vật thường có đặc điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh… - Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lao lớn đối với cộng đồng. - Được cộng đồng truyền tụng và tôn thờ. 3. Từ loại - Từ đơn: là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng. VD: sách, bút, tre, gỗ... - Từ phức: là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên. VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh... + Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa. • Từ ghép đẳng lập: sách vở, bàn ghế, quần áo… • Từ ghép chính phụ: xe đạp, lốp xe… + Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc. VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ… 4. Thành ngữ: thành ngữ là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh. VD: Lớn nhanh như thổi, tay bắt mặt mừng, cá chậu chim lồng, chuột sa chĩnh gạo,... 5. Trạng ngữ: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, giúp xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích… của sự việc nêu trong câu. Chức năng: - Trạng ngữ chỉ thời gian - Trạng ngữ chỉ nơi chốn - Trạng ngữ chỉ nguyên nhân - Trạng ngữ chỉ mục đích - Trạng ngữ liên kết câu. Ví dụ: (1) Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. (2) Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh thường xuyên qua đường ruột ốc. - Trạng ngữ “Hồi đó” chỉ thời gian diễn ra sự việc nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. - Trạng ngữ “Để dò xem bên này có nhân tài hay không” chỉ mục đích của sự việc nước ngoài sai sứ đưa vỏ ốc vặn sang nước ta cùng với câu đố oái ăm. Ví dụ: (1) Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. (2) Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. - “Vừa lúc đó” là trạng ngữ có chức năng liên kết câu (2) với câu (1). II. TỰ LUẬN (7.0 điểm) Làm văn Câu 1: Ý nghĩa từ phần Đọc – hiểu Câu 2: Viết đoạn văn trình bày bài học rút ra từ một truyện dân gian mà em yêu thích. Hướng dẫn: Hình thức - Đầu đoạn viết hoa, đầu dòng lùi vào khoảng 2cm. - Xuyên suốt đoạn văn không được xuống dòng. Nội dung - Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, vấn đề - Đảm bảo cấu trúc đoạn văn • Mở đoạn: giới thiệu truyện dân gian mà em yêu thích nhất. • Thân đoạn: Trình bày các bài học rút ra từ truyện dân gian. (Nên/không nên) • Kết đoạn: khẳng định bài học từ truyện dân gian và liên hệ bản thân. C. BÀI TẬP THAM KHẢO Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau: Con Rồng cháu Tiên Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch, lại có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con đẹp đẽ, hồng hào và lớn nhanh như thổi. Sống với nhau được ít lâu, Lạc Long Quân bảo vợ: – Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nưóc, tập quán khác nhau, khó mà ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam thường tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là “đồng bào”. (Theo Nguyễn Đổng Chi) Câu 1: Nhân vật chính được đề cập đến trong truyện Con Rồng cháu Tiên là ai? A. Lạc Long Quân B. Âu Cơ C. Lạc Long Quân và Âu Cơ. D. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Câu 2: Truyện Con rồng cháu tiên thuộc thể loại nào? A. Truyền thuyết B. Truyện ngụ ngôn C. Truyện cổ tích D. Truyện ngắn. Câu 3: Khái niệm chính xác nhất về truyện truyền thuyết? A. Loại truyện dân gian, kể về nhân vật, sự kiện liên quan tới lịch sử dân tộc, sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo. B. Những câu chuyện hoang đường, li kì C. Những câu chuyện kể hiện thực thông qua hình tượng nghệ thuật D. Những câu chuyện có thật Câu 4: Câu nào dưới đây không nói về thể loại truyền thuyết? A. Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử. B. Là những câu chuyện chứa đựng nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo. C. Truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. D. Là những câu chuyện kể về các hoạt động hằng ngày của người dân thời nguyên thủy. Câu 5: Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, vì sao Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau? A. Lạc Long Quân và Âu Cơ không còn yêu thương nhau. B. Lạc Long Quân và Âu Cơ có tập tính và tập quán sinh hoạt hoàn toàn khác nhau, nên khó hòa hợp lâu dài. C. Vì Lạc Long Quân phải về quê để nối ngôi vua cha. D. Vì Âu Cơ muốn các con được sống ở hai môi trường khác nhau. Câu 6: Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên ra đời nhằm mục đích gì? A. Kể về những câu chuyện thần kì, có thật và được truyền từ đời này qua đời khác. B. Giải thích nguồn gốc cộng đồng người Việt Nam, nguồn gốc các dân tộc trên lãnh thổ nước ta. C. Dựng lại bức tranh lịch sử nước ta trong buổi đầu dựng nước. D. Nêu cao tinh thần yêu nước và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Câu 7: Ý nghĩa nổi bật của hình tượng “bọc trăm trứng” là gì? A. Ca ngợi công lao sinh nở kì diệu của Âu Cơ - Lạc Long Quân B. Tình yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc C. Nhắc nhở mọi người, mọi dân tộc Việt Nam thương yêu, đùm bọc lẫn nhau như người một nhà. D. Sự kì diệu của bọc trăm trứng. Câu 8: Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật dân gian chứ không phải lịch sử, nên nó thường có yếu tố hoang đường, kì ảo? A. Đúng B. Sai Câu 9: Với sự hồn nhiên, phong phú về nguồn gốc dân tộc, sự hình thành nhà nước Văn Lang, tác giả dân gian thể hiện tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc chân thực, mộc mạc hơn A. Đúng B. Sai Câu 10: Đâu là thành ngữ đúng trong văn bản trên. A. Hoa thơm cỏ lạ B. Lớn nhanh như thổi C. Xinh đẹp tuyệt trần D. Giúp đỡ lẫn nhau Câu 11: “Đồng bào” là từ loại gì? A. Từ đơn B. Từ láy C. Từ ghép đẳng lập D. Từ ghép chính phụ Câu 12: Chi tiết “Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.” thể hiện điều gì? A. Ước nguyện đoàn kết, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. C. Truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. D. Giải thích tại sao nhân dân Việt Nam hiện nay vừa sống trên núi, vừa sống ở vùng đồng bằng. Câu 13: Tác dụng của trạng ngữ “Bấy giờ” trong câu “Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm.”. A. Trạng ngữ chỉ thời gian B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân D. Trạng ngữ chỉ mục đích Câu 14: Tác dụng của trạng ngữ “Ngày xửa ngày xưa” trong câu “Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân.” A. Trạng ngữ chỉ thời gian B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân D. Trạng ngữ chỉ mục đích Câu 15: Theo em, truyện Con rồng cháu tiên có ý nghĩa gì? ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................
Ý nghĩa câu chuyện CON RỒNG CHÁU TIÊN
 

Bình luận (1)
Bùi Thị Anh Thư
Xem chi tiết
Võ Hồng Phúc
19 tháng 1 2015 lúc 8:18

nếu bạn sd áy tính casio thì vào mode, 7(table) sau đó nhập biểu thức nhấn = ; -5 =; 5 =;1=; tùy theo yêu cầu của đề tìm số lớn hay nhỏ nhất thì chọn

 

Bình luận (0)
Carthrine
Xem chi tiết
Carthrine
17 tháng 11 2015 lúc 17:08

tất nhiên là có rùi mik và một bạn nữ hát chính bài Quê Tôi - Thùy Chi | NHAC MP3 Lời bài hát 320kbps

Bình luận (0)
 ღ  Nguyễn Phương Minh❤❤...
Xem chi tiết
bùi việt anh
7 tháng 9 2018 lúc 19:09

tả cảnh quê hương lúc sáng sớm

Bình luận (0)
Trương Lan Anh
7 tháng 9 2018 lúc 19:10

I. TRẮC NGHIỆM ( 3điểm) Khoanh tròn chữ cái đúng nhất (mỗi câu đúng 0,25 điểm).

Câu 1 : Những tác giả nào sau đây chuyên viết truyện cho thiếu nhi ?

A. Minh Huệ. B. Tô Hoài. C. Đoàn Giỏi. D. Võ Quảng.

Câu 2 : Đoạn trích “ Vượt thác” “ Sông nước Cà Mau” có điểm giống nhau là:

A. Tả lại hình ảnh con người trong tư thế bị động. B. Tả cảnh sông nước biển trời. C. Tả cảnh quan thiên thiên của Tổ quốc. D. Tả sự oai phong mạnh mẽ của con người.

Câu 3: Thể kí thường không có yếu tố nào?

A. Cốt truyện. B. Sự việc. C. Lời kể. D. Nhân vật người kể chuyện.

Câu 4 : Trong văn bản: “Đêm nay Bác không ngủ” lí do nào khiến Bác không ngủ được?

A.Bác có nhiều việc phải suy nghĩ. B.Trời quá lạnh mà lều tranh xơ xác. C.Bác vốn là người ít ngủ . D.Bác thương dân công, chiến sĩ và lo cho chiến dịch ngày mai.

Câu 5 : Văn bản: “Đêm nay Bác không ngủ” thuộc phương thức biểu đạt:

A. Miêu tả và tự sự. B. Tự sự và biểu cảm. C. Miêu tả và biểu cảm . D. Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.

Câu 6 : Từ láy nào sau đây không phải là từ được dùng trực tiếp để tả dáng vẻ Lượm?

A. Loắt choắt . B. Xinh xinh . C. Thoăn thoắt . D. Nghênh nghênh .

Câu 7: Các phó từ: vẫn, đều, còn, cũng có ý nghĩa :

A. Chỉ sự cầu khiến . B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự . C. Chỉ quan hệ thời gian . D. Chỉ kết quả .

Câu 8: Chỉ ra câu có phép so sánh không ngang bằng ?

A. Trẻ em như búp trên cành . B. Như tre mọc thẳng,con người không chịu khuất . C. Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo . D. Một mặt người hơn mười mặt của .

Câu 9: Câu sau thuộc kiểu ẩn dụ nào? “Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.”

A. Ẩn dụ hình thúc . B. Ẩn dụ cách thức . C. Ẩn dụ phẩm chất . D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác .

Câu 10 : Cho biết kiểu hoán dụ nào trong câu sau : “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người”

A. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng B. Lấy dấu hiệu để chỉ sự vật. C. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. D. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.

Câu 11: Câu nào không phải là câu trần thuật đơn có từ” là”?

A. Tôi là một học sinh . B. Mẹ là cô giáo. C. Tre là cánh tay của ngừơi nông dân. D. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.

Câu 12 : Đâu là chủ ngữ trong câu “Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”?

A.Những cái vuốt . B.Những cái vuốt ở chân. C.Những cái vuốt ở chân,ở khoeo . D.Cứng dần và nhọn hoắt.

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu dưới đây .(gạch dưới và ghi cụ thể : CN, VN) (1điểm) Sáng nay, trên sân trường lớp 6a1 đang lao động.

Câu 2: Một học sinh chép lại theo trí nhớ khổ thơ sau từ bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu: Cháu cười híp mắt Má đỏ bồ quân - Thôi chào đồng chí ! Cháu đi xa dần... Em hãy phát hiện lỗi sai trong bản chép của bạn. Vì sao em nhận ra được lỗi ấy? (1điểm)

Câu 3: Em hãy tả lại hình ảnh một người thầy giáo (cô giáo) cũ đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc nhất. (5điểm) Bài làm :.

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bình luận (0)
Nguyễn kim Hoàn
Xem chi tiết
Hang Vu
Xem chi tiết
Hquynh
15 tháng 3 2021 lúc 19:37

TK:

Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp, một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi.

Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụt xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con.

  

Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẩy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhưng tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm…

Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao lớn thế còn mình thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xòe tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít… Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm.

Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai.

Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng. Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn.

Bình luận (0)
Uyên trần
15 tháng 3 2021 lúc 19:38

Có lẽ sau này khi đã lớn, tôi sẽ đi rất nhiều nơi, qua rất nhiều con đường khác có thể to, có thể nhỏ, có thể giàu nhưng trong một góc ở trong tim mình, mọi đường nét của con đường từ nhà đến trường sẽ không bao giờ có thể phai nhòa.

Mỗi sớm mai thức dậy, khi bình minh lên trên thành phố, tôi sải từng bước trên con đường đến trường trong niềm vui hân hoan đón đợi. Nhà tôi ở trong một con ngõ nhỏ hướng ra mặt phố, đi từ ngõ ra là đường lớn và khoảng cách trường vẻn vẹn năm trăm mét đường thẳng. Trên con đường xi măng phẳng lì còn lấp lánh khi ánh mai tỏa rạng ngời, không bao giờ vắng những lượt xe đi ngang. Dù mỗi sáng, khi tôi đi học còn khá sớm nhưng trên đường vẫn rộn ràng tiếng người, tiếng xe làm cho lòng tôi chợt thấy nhuốm màu mùi vị của cuộc sống tươi vui, nhiệt thành. Hai bên đường là nhà cửa cao tầng mọc san sát nhau với những mảng sơn lúc nào cũng tươi mới, càng rực rỡ hơn trong nắng và gió. Trên hè phố, luôn có thể nhìn thấy những tốp người đi bộ buổi sáng, những tốp học sinh đi học,… hòa mình trong không khí tươi vui nói cười của dòng người trên hè phố trong làn gió nhẹ khiến cho tôi yêu quý cuộc sống này biết bao. Dọc con đường còn có những hàng ăn sáng rất khang trang và phong phú như hàng phở, bánh mì, bánh cuốn,… Tôi vẫn thường hay tạt vào các quán trên con đường này để mua đồ ăn sáng, có lẽ đã quen nên tôi luôn thấy đồ ăn trên con đường này là ngon nhất. Trên con đường ấy, cách trường khoảng năm mươi mét, sau khi qua một ngã tư đèn xanh đèn đỏ, hai bên đường lúc này chỉ còn là hai hàng cây xanh ngắt tỏa bóng mát khắp con đường, dải màu xanh dẫn đến ngôi trường thân yêu.

Khi đã bước vào cung đường này, nếu là mùa hè thì cái nóng bức ngoài kia không còn đáng lo ngại nữa mà thay vào đó là những luồng gió mát rượi và những tiếng chim hót líu lo trong vòng cây kẽ lá khiến cho ai cũng phải yêu đời hơn.Trong tôi, con đường đi học lúc nào cũng đẹp, cũng thân thương, là con đường vô cùng quan trọng trong cuộc đời tôi. Đây là con đường đưa tôi đến với ước mơ, với niềm vui mỗi ngày, là con đường cả đời tôi không bao giờ có thể quên.

Bình luận (0)
minh nguyet
15 tháng 3 2021 lúc 19:46

Tham khảo:

Ngày nào cũng vậy, tôi đi học trên con đường thân thiết này. Từng gốc cây từng số nhà, từng ngõ ngách đã in đậm trong tâm trí tôi lúc nào mà tôi chẳng hay biết. Con đường phố tôi nhỏ và không đẹp, tuy nhiên nó trở nên gợi cảm hơn trong những ngày đầu đông này.

Hà Nội trong những ngày đầu đông se se lạnh tuy không rét căm căm, lạnh thấu tận xương nhưng cũng làm mọi người phải áo khoác, mũ len. Khu phố tôi thì không như vậy. Mặc cho gió bão, mưa dông, quanh năm ngày tháng, những ngôi nhà trên phố chỉ mặc một màu áo mà thôi. Con đường, nhìn từ xa như một dải lụa mềm mại uốn lượn dọc dãy phố. Nhà hai bên đường chẳng cái nào giống cái nào, cái cao, cái thấp, cái to, cái nhỏ, cái rộng, cái hẹp thật vui mắt. Vì đất chật người đông nên phố tôi chẳng có cái cây nào gọi là to vì mưa bão dễ đổ, dễ vướng vào dây điện. Cho nên, mỗi năm, tôi cứ lớn hẳn lên mà các cây trong phố tôi vẫn nhỏ bé, xinh xắn thế thôi. Trên cao có cả một khoảng trời rộng mở như cái ô nhiều màu sắc. Những ngày mưa gió bão bùng thì khoảng trời trên phố tôi đen kịt mây, sấm chớp ì ùng, sét rạch ngang trời. Khi ấy, những vũng bùn xuất hiện mà tôi thì chẳng thích đi lên bùn một chút nào cả.

Phố tôi lúc nào cũng tấp nập tàu xe. Mới sáng sớm đã bắt đầu ngày mới bằng tiếng bin bin của ô tô, tin tin của xe máy và tu tu của tàu hoả vọng lại từ đầu phố. Lại cả tiếng gọi í ới, cười đùa, mời mọc ầm ĩ cả một góc phố của học sinh trường Văn Chương trong cái ngõ đối diện nhà tôi. Bởi vậy, cứ khoảng bảy giờ sáng là tôi bị đánh thức bởi những tiếng ồn ã bên ngoài, mặc dù đã cố tình đóng hết các ô cửa sổ. Đôi khi, lúc học sinh đã vào lớp, tiếng ồn ào giảm bớt, tôi cố nằm lì chưa được bao lâu thì lại bị phá bởi tiếng chạy thình thịch của các “chàng” và “nường" đi học muộn. Những ngày đầu mới về ở đây, tôi tức muốn xịt khói lỗ tai. Lâu dần rồi cũng thành quen, tôi bắt đầu cảm thấy dễ chịu và thân thuộc với con đường này. Vỉa hè phố tôi bị các nhà dân lấn chiếm nên rất hẹp. Vỉa hè chỗ thụt vào, chỗ nhô ra trông chẳng đẹp chút nào! Mặt đường nhựa thì sứt sẹo, lồi lên, lõm xuống, nhấp nha nhấp nhô. Ai mà vừa đi vừa mải nhìn trời, nhìn mây thì thế nào cũng bị ngã vì các chỗ lồi lõm khó ưa ấy. Tôi cũng vì nó mà mấy lần bị ngã xuống cạnh đường, mấy vết sẹo đó cũng như là vết kỉ niệm của tôi. Mỗi lần đi qua chỗ này, tôi cũng lại quay nhìn xem nó ở đâu để mà tránh. Mặt đường nhiều màu sắc đậm nhạt khác nhau, sau vài lần được sửa, đường trông như chiếc áo vá chằng vá đụp. Phố tôi bao nhiêu là ổ gà. Vừa qua được một ổ gà, đi một quãng lại ổ gà khác! Và nó chính là đặc trưng của phố Khâm Thiên giai đoạn này. Nhà hai bên đường cũng rất đa dạng, có cái cao ba bốn tầng sơn nửa xanh nửa trắng rồi cái vàng, cái xanh, cái trắng,… Hàng quán bên đường là chỗ tụ họp ăn uống của lũ học trò nhất quỷ nhì ma. Mỗi sáng dậy nào là mùi phở thơm ngào ngạt, thoang thoảng trong gió mùi trứng vịt lộn, bún riêu cua, mùi xôi và các thức ăn khác. Các cửa hàng văn phòng phẩm, quần áo,… cũng chẳng chịu lép vế. Thế là bao nhiêu áo quần, tất, khăn,… được tung ra bày ngoài cửa lủng lẳng… Phố tôi còn giữ được một số ngôi nhà có kiến trúc từ thời nào chẳng rõ. Trên mái và cửa của những ngôi nhà ấy có khác những con rồng màu sắc sặc sỡ nhưng vì cổ quá rồi nên sơn vôi đã bạc và phai màu. Vì bị lao vào vòng xoáy của công việc nên người dân phố tôi rất ít khi nói chuyện với nhau. Những ngôi nhà cổ mang lại vẻ đẹp cổ kính cho phố tôi, trông nhà nghiêm thế nhưng tiếng cười đùa vẫn vọng ra. Phố tôi có một di tích lịch sử. Đó là đài tưởng niệm Khâm Thiên được xây dựng sau khi cả phố bị Mĩ ném bom B52 tiêu huỷ. Bao nhiêu ngôi nhà bị sập, bao nhiêu người dân phải bỏ mạng trong đợt B52 ấy. Đài tưởng niệm được xây dựng với mục đích tưởng nhớ những con người đã ra đi trong đợt Mĩ thả bom ấy. Hình tượng người đàn bà bế đứa con bé bỏng đã chết là biểu tượng cho nỗi đau khổ và căm hờn.

Con đường từ lâu đã là người bạn thân thiết, gần gũi, chia sẻ với tôi mọi nỗi vui buồn. Những ngày tôi bị điểm kém, con đường dỗ dành tôi. Nhiều lần, vì tức tối, tôi co cẳng đá bay hòn sỏi trên đường. Lúc ấy, nó vẫn không nói gì, chỉ an ủi bàn chân tôi. Những ngày tôi được điểm cao, là học sinh giỏi, nó cũng chúc mừng tôi.

Con đường đã gắn bó với tôi từ những ngày tôi còn nhỏ. Bày giờ, tôi đã lớn khôn, nhà tôi sắp chuyển đi nơi khác. Tuy sẽ không còn ở nơi đây nữa nhưng tôi vẫn mãi mãi nhớ con đường này – con đường ngày nào cũng bị tắc đường mà tôi đã quen.

Bình luận (0)
nguyễn kim ngân
Xem chi tiết
nguyen tung lam
24 tháng 12 2016 lúc 17:29

mình bảo bạn gõ kiểu này thì chẳng ơi trả lời câu hỏi của ban dau

Bình luận (0)
Phạm Thị Bảo Thư
Xem chi tiết

tham k phần 

Bình luận (0)

Tìm số tự nhiên X và y sao cho x72y chia hết cho 2 và 5 

nhớ tk cho tớ

Bình luận (0)

đề đó lm đi có j xong rồi nhắn tin với tớ

Bình luận (0)
Hoàng Cary
Xem chi tiết