Các cách giải thích trong văn nghị luận là gì tớ là khiêm lớp 7b1trường trung học cơ sở mạo khê 2
Qua các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25 và 26, hãy cho biết thế nào là văn nghị luận. Em thấy văn nghị luận trung đại (các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25) có nét gì khác biệt nổi bật so với văn nghị luận hiện đại (văn bản trong bài 26 và các văn bản nghị luận đã học ở lớp 7)?
So với văn nghị luận hiện đại, văn nghị luận trung đại có những sự khác biệt:
- Từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ, những hình ảnh có tính ước lệ, câu văn được viết theo lối biền ngẫu, sóng đôi nhịp nhàng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố. Viết bằng chữ Hán, thường được chia ra theo chức năng và mục đích sử dụng, thường gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại.
- Nghị luận trung đại thể hiện rõ thế giới quan con người trung đại: tư tưởng "mệnh trời", đạo "thần chú", lí tưởng nhân nghĩa…
Ngược lại với những đặc điểm trên, văn nghị luận hiện đại thường có lối viết giản dị, câu văn gần với đời sống hằng ngày.
Do luận điểm có tầm quan trọng nên phương pháp lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi phải khoa học và chặt chẽ. Nó phải trả lời các câu hỏi: Vì sao mà nêu ra luận điểm đó? Luận điểm đó có những nội dung gì? Luận điểm đó có cơ sở thực tế không? Luận điểm đó sẽ có tác dụng gì? ... Muốn trả lời các câu hỏi đó thì phải lựa chọn luận cứ thích hợp, sắp xếp chặt chẽ.
Em hãy lập luận cho luận điểm "Sách là người bạn lớn của con người" bằng cách trả lời các câu hỏi trên.
Với đề bài "Sách là người bạn lớn của con người", có thể đặt ra những câu hỏi như sau:
- Vì sao lại nói "Sách là người bạn lớn của con người"? Vì sách rất có ích đối với con người.
- Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở những phương diện nào?
- Trong thực tế, ích lợi của sách thể hiện ra sao? Những sự việc cụ thể nào cho thấy ích lợi của sách?
- Nhận rõ ích lợi to lớn của sách như vậy, chúng ta sẽ làm gì?
Kể tên các văn bản nghị luận ( gắn với tên tác giả) mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 trung học cơ sở.
1) Bàn về đọc sách ( Chu Quang Tiềm )
2) Tiếng nói của văn nghệ ( Nguyễn Đình Thi )
3) Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ( Vũ Khoang )
4) Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - ten ( Hi - pô - lit Ten )
Đọc bài văn (tr.70 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi.
a) Bài văn giải thích vấn đề gì và giải thích như thế nào?
b) Để tìm hiểu phương pháp giải thích, em hãy chọn và ghi ra vở những câu định nghĩa như: Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính,... Đó có phải là cách giải thích không?
c) Theo em, cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn có phải là cách giải thích không?
d) Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích không?
- Nhan đề của bài văn có tác dụng nêu lên vấn đề giải thích: Lòng khiêm tốn.
- Những câu ở dạng định nghĩa:
+ Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.
+ Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.
+ Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi.
+ ... con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Cách giải thích:
+ Để giải thích về "lòng khiêm tốn", tác giả đã nêu ra những nhận định mang tính định nghĩa về lòng khiêm tốn, liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn, so sánh giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn. Đây cũng chính là các cách giải thích.
+ Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn - cái hại của không khiêm tốn, nguyên nhân của thói không khiêm tốn chính là nội dung giải thích.
Vậy giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,... cần được giải thích, qua đó nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, tình cảm cho con người. Để giải thích một vấn đề nào đó, người ta thường sử dụng cách nêu định nghĩa, liệt kê những biểu hiện, so sánh với các hiện tượng cùng loại khác, chỉ ra cái lợi, cái hại, nguyên nhân, hậu quả, cách phát huy hoặc ngăn ngừa,... Không nên dùng những cái khó hiểu hoặc không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu, cần hiểu.
Xem lại Ngữ văn 7, tập hai và cho biết: Luận điểm là gì? Lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
a) Luận điểm là vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.
b) Luận điểm là một phần của vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.
c) Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.
a, Những quan điểm, tư tưởng, chủ trương cơ bản mà người viết nói hoặc nêu ra trong bài văn nghị luận.
phép lập luận trong văn nghị luận giải thích là gì ?
là đưa ra quan điểm lí lẽ và dẫn chứng để giải thích cho người khác hiểu
Trong văn bản nghị luận, phép lập luận giải thích được hiểu là gì ?
A. Là việc kể tên các đặc điểm của một hiện tượng nào đó
B. Là việc nêu vai trò của một sự vật, hiện tượng nào đó đối với cuộc sống của con người.
C. Là việc chỉ ra cách thức thực hiện một công việc nào đó
D. Là việc làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ…
- Hiểu thế nào là văn nghị luận
- Hiểu vai trò của luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn nghị luận.
- Nắm được bố cục, phương pháp lập luận, cách thức xây dựng đoạn và lời văn trong bài văn nghị luận giải thích và chứng minh.
- Biết viết đoạn văn, bài văn nghị luận.
- Biết viếtbài văn giải thích, chứng minh một vấn đề xã hội, văn học đơn giản, gần gũi.
Trong văn nghị luận, người ta thường yêu cầu giải thích các vấn đề tư tưởng, đạo lí lớn nhỏ, các chuẩn mực hành vi của con người (Ví dụ: Thế nào là hạnh phúc? Trung thực là gì? Thế nào là Có chí thì nên?...).
Trong văn nghị luận, việc giải thích thường gắn với những vấn đề khái quát có liên quan đến tư tưởng, đạo lí, các chuẩn mực đạo đức, lối sống,... Chẳng hạn: Tình bạn là gì? Thế nào là trung thực? Vì sao phải khiêm tốn? Thế nào là Có chí thì nên?...