1. Cho các số hữu tỉ x1 = \(\frac{2}{3}\) ; x2 = \(\frac{-3}{8}\) ; x3 = 6
Viết các số trên dưới dạng phân số.
a. Để có tử là -12
b. Có mẫu chung là 24
giúp e vs
đầu năm mà khó quá đi
e sẽ tick đúng cho m.n
Trong các số sau, số nào là hữu tỉ dương, số nào là hữu tỉ âm, số nào không phải hữu tỉ dương lẫn âm?
\(\frac{-3}{7};\frac{2}{3};\frac{1}{-5};-4;\frac{0}{-2};\frac{-3}{-5}\)
Trong các số , số hữu tỉ dương là : \(\frac{2}{3},\frac{-3}{-5}\)
Trong các số , số hữu tỉ âm là : \(\frac{-3}{7},\frac{1}{-5},-4\)
Trong các số , số hữu tỉ không phải dương và dương là : \(\frac{0}{-2}\)
Hữu tỉ dương: 2/3; -3/-5
Hữu tỉ âm: -3/7; 1/-5; -4
KO phải cả d lẫn âm:0/-2
chúc bạn học tốt nha
Cho các số hữu tỉ: \(\frac{{ - 7}}{{12}};\,\frac{4}{5};\,5,12;\, - 3;\,\frac{0}{{ - 3}};\, - 3,75.\)
a) So sánh \(\frac{{ - 7}}{{12}}\) với \( - 3,75\); \(\frac{0}{{ - 3}}\) với \(\frac{4}{5}\).
b) Trong các số hữu tỉ đã cho, số nào là số hữu tỉ dương, số nào là số hữu tỉ âm, số nào không là số hữu tỉ dương cũng không là số hữu tỉ âm?
a) +) Ta có: \( - 3,75 = \frac{{ - 375}}{{100}} = \frac{{ - 15}}{4} = \frac{{ - 45}}{{12}}\).
Do \( - 7 > - 45\) nên \(\frac{{ - 7}}{{12}} > \frac{{ - 45}}{{12}}\).
+) Ta có: \(\frac{0}{{ - 3}} = 0\). Nên \(\frac{0}{{ - 3}} < \frac{4}{5}\).
b) Các số hữu tỉ dương là: \(\frac{4}{5};\,5,12\).
Các số hữu tỉ âm là: \(\frac{{ - 7}}{{12}};\, - 3;\, - 3,75\)
Do \(\frac{0}{{ - 3}} = 0\) nên số không là số hữu tỉ dương cũng không là số hữu tỉ âm là: \(\frac{0}{{ - 3}}\).
a) Các điểm A,B,C trong Hình 8 biểu diễn số hữu tỉ nào?
b) Biểu diễn các số hữu tỉ \(\frac{{ - 2}}{5};\,1\frac{1}{5};\,\frac{3}{5};\, - 0,8\) trên trục số.
a) Các điểm A,B,C trong Hình 8 biểu diễn lần lượt các số hữu tỉ: \(\frac{{ - 7}}{4};\,\frac{3}{4};\,\frac{5}{4}.\)
b) Ta có: \(1\frac{1}{5} = \frac{6}{5};\,\,\, - 0,8 = \frac{{ - 8}}{{10}} = \frac{{ - 4}}{5}.\)
Vậy ta biểu diễn các số hữu tỉ \(\frac{{ - 2}}{5};\,1\frac{1}{5};\,\frac{3}{5};\, - 0,8\) trên trục số như sau:
a) Trong các số hữu tỉ sau, số nào là số hữu tỉ dương, số nào là số hữu tỉ âm, số nào không là số hữu tỉ dương cũng không là số hữu tỉ âm?
\(\frac{5}{{12}};\, - \frac{4}{5};\,2\frac{2}{3};\, - 2;\,\frac{0}{{234}};\, - 0,32.\)
b) Hãy sắp xếp các số trên theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
a) Các số hữu tỉ dương là: \(\frac{5}{{12}};\,2\frac{2}{3}.\)
Các số hữu tỉ âm là: \( - \frac{4}{5}; - 2;\, - 0,32.\)
Số không là số hữu tỉ dương cũng không là số hữu tỉ âm là: \(\frac{0}{{234}}\).
b) Ta có: \( - \frac{4}{5} = -0,8\)
Vì 0 < 0,32 < 0,8 < 2 nên 0 > -0,32 > -0,8 > -2 hay \(-2 < - \frac{4}{5} < -0,32 < 0\)
Mà \(0 < \frac{5}{12} <1; 1<2\frac{2}{3}\) nên \(0 < \frac{5}{12} < 2\frac{2}{3}\)
Các số theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là:
\(-2 ; - \frac{4}{5} ; -0,32; \frac{0}{{234}}; \frac{5}{12} ; 2\frac{2}{3}\)
Chú ý: \(\frac{0}{a} = 0\,,\,a \ne 0.\)
1 a)Viết 3 số hữu tỉ xen giữa 2 số hữu tỉ:\(\frac{3}{4}\)và\(\frac{3}{5}\);\(\frac{-1}{2}\)và\(\frac{-1}{3}\)b)Viết 5 số hữu tỉ xen giữa 2 số hữu tỉ \(\frac{2}{3}\)và\(\frac{1}{6}\)
a) Ta có : \(\frac{3}{4}=\frac{30}{40};\frac{3}{5}=\frac{24}{40}\)
\(\Rightarrow\)3 số hữu tỉ xen giữa 2 số \(\frac{30}{40}\)và \(\frac{24}{40}\)là : \(\frac{28}{40};\frac{26}{40};\frac{25}{40}\)
Vậy 3 số hữu tỉ xen giữa 2 số \(\frac{3}{4}\)và \(\frac{3}{5}\)là :\(\frac{7}{10};\frac{13}{20};\frac{5}{8}\)
Ta có : \(\frac{-1}{2}=\frac{-12}{24};\frac{-1}{3}=\frac{-8}{24}\)
\(\Rightarrow\)3 số hữu tỉ xen giữa 2 số \(\frac{-12}{24}\)và \(\frac{-8}{24}\)là : \(\frac{-9}{24};\frac{-10}{24};\frac{-11}{24}\)
Vậy 3 số hữu tỉ xen giữa 2 số : \(\frac{-1}{2}\)và \(\frac{-1}{3}\)là : \(\frac{-3}{8};\frac{-5}{12};\frac{-11}{24}\)
b) Ta có : \(\frac{2}{3}=\frac{8}{12};\frac{1}{6}=\frac{2}{12}\)
\(\Rightarrow\)5 số hữu tỉ xen giữa 2 số : \(\frac{8}{12}\)và \(\frac{2}{12}\)là : \(\frac{7}{12};\frac{6}{12};\frac{5}{12};\frac{4}{12};\frac{3}{12}\)
Vậy 5 số hữu tỉ xen giữa 2 số \(\frac{2}{3}\)và \(\frac{1}{6}\)là : \(\frac{7}{12};\frac{1}{2};\frac{5}{12};\frac{1}{3};\frac{1}{4}\)
Cho a,b,c là các số hữu tỉ chứng minh rằng: \(\sqrt{\frac{1}{\left(a-b\right)^2}+\frac{1}{\left(b-c\right)^2}+\frac{1}{\left(c-a\right)^2}}\)là số hữu tỉ
bạn tham khảo nhé : https://olm.vn/hoi-dap/detail/106812735697.html
không hiện link thì mình gửi qua tin nhắn nhé
Viết 3 số hữu tỉ xen giữa các số hữu tỉ sau:
a,\(\frac{-1}{3}và\frac{5}{2}\)b,\(\frac{-1}{100}và\frac{1}{100}\)
Vì sao các số \( - 0,33;\,0;\,3\frac{1}{2};\,0,25\) là các số hữu tỉ?
Các số \( - 0,33;\,0;\,3\frac{1}{2};\,0,25\) là các số hữu tỉ vì:
\(\begin{array}{l} - 0,33 = \frac{{-33}}{{100}} = \frac{{-99}}{{300}} = ....\\0 = \frac{0}{1} = \frac{0}{2} = ...\\3\frac{1}{2} = \frac{7}{2} = \frac{{ - 7}}{{ - 2}} = ...\\0,25 = \frac{{25}}{{100}} = \frac{1}{4} = ...\end{array}\
vì các số đó viết đc dưới dạng phân số
-0,33=\(-\dfrac{33}{100}\)
0=\(\dfrac{0}{1}\)
\(3\dfrac{1}{2}=\dfrac{7}{2}\)
0,25=\(\dfrac{1}{4}\)
Cho a, b, c là các số hữu tỉ khác 0 và a = b + c.
C/m: \(\sqrt{\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}}\) là một số hữu tỉ.
Câu hỏi của Trần Đức Tuấn - Toán lớp 9 - Học toán với OnlineMath
Tìm các số nguyên x để các số hữu tỉ sau thỏa mãn
a)\(\frac{x-7}{x-11}\)là số hữu tỉ âm
2)\(\frac{x+2}{x-6}\)là số hữu tỉ âm
3)\(\frac{x-3}{x+7}\)là số hữu tỉ âm
4)\(\frac{x-3}{x+7}\)là số hữu tỉ dương