Nêu ý nghĩa của câu ns:
Người ta giàu người ta ăn nho Mĩ
Còn tôi nghèo tôi phải qua Mĩ ăn nho.
Nhà anh giàu anh ăn nho Mỹ
Nhà em nghèo em qua Mỹ ăn nho
Nhà anh giàu anh dùng iphone 6
Hỏi nhà em nghèo em dùng mấy cái iphone
z zô đây hỏi hay đọc thơ cho mn nghe thế ??
Qua bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải, việc chuyển đổi đại từ nhân xưng "tôi" từ khổ 1 "Tôi đưa tay tôi hứng" sang đại từ nhân xưng "ta" sang khổ 4 "ta làm con chim hót..." có ý nghĩa gì (Khuyến khích tự nghĩ không tham khảo =)
Chữ "tôi" trong câu thơ “Tôi đưa tay tôi hứng” \(\rightarrow\) Tình yêu thiên nhiên tha thiết, sự rung cảm của tác giả Thanh Hải trước vẻ đẹp đầy sức sống của đất trời.
Những khổ thơ sau, chữ “ta” \(\rightarrow\) Chỉ cái chung của cộng đồng, của mọi người trong xã hội không chỉ của riêng tác giả, cho thấy nhiều cái “tôi” lí tưởng khác đều mong muốn, khát khao được đóng góp, cống hiến những điều tốt đẹp cho đời, cho đất nước.
\(\Rightarrow\) Từ cái tôi cá nhân đến cái chung của xã hội: niềm khao khát được sống cống hiến cho đời không chỉ là niềm mong muốn của riêng nhà thơ, mà còn là của nhiều người trong xã hội.
\(\Rightarrow\) Việc chuyển đổi đại từ nhân xưng "tôi" từ khổ 1 "Tôi đưa tay tôi hứng" sang đại từ nhân xưng "ta" sang khổ 4 "ta làm con chim hót..." thể hiện tư tưởng của nhà thơ Thanh Hải.
Hãy cho biết lời của người trồng nho trong câu chuyện sau vi phạm phương châm hội thoại nào?
Người và chim sáo
Một hôm, người trồng nho bắt gặp trong vườn mình con sáo nhỏ đang rỉa những quả nho chín mọng trên cành. Ông bèn lớn tiếng nhiếc móc con chim kia là đồ trộm cắp đáng khinh. Chim bèn hỏi lại:
- Thế nếu không có tôi bắt sâu bọ suốt mùa qua thì liệu có vườn quả hôm nay không?
- Mi ăn sau bọ như người ta ăn thịt trứng. Ta không đòi hỏi trả tiền thì thôi, lại còn kể công sao?
- Một vài quả nho mà đổi được vườn nho, sao ông lại tiếc?
- Ta không cần mi, hãy cút đi, đồ ăn hại.
Người trồng nho giận dữ ném đất đánh đuổi chim đi.
Mùa sau, chim đi biệt không trở lại. Sâu bọ phá hết vườn nho không còn một lá. Bấy giờ, người trồng nho mới cất tiếng than: "Ôi, ta tiếc vài chùm nho nhỏ để làm mất cả vườn nho!".
(Truyện ngụ ngôn)
Người trồng nho vi phạm phương. Châm lịch sự
Người trồng nho đã vi phạm phương châm lịch sự, không tôn trọng chú chim, không biết chia sẻ, không biết ơn công lao của chú chim, không những vậy ông ta đã ném đất chửi với làm chú chim bay đi, và kết quả của ông lão chỉ vì mất vài trái nho mà ông ta đã làm mất luôn cả vườn nho
đã vi phạm phương châm lịch sự
Ngày xưa , ở một làng nọ, có một anh nghèo rớt mồng tơi, anh kia thì của giàu, ăn ko hết. Nhà anh nghèo chỉ có mỗi con vịt là gia sản duy nhất. Một hôm , làm ko ra tiền, anh nghèo đành liều bảo vợ : " Em ạ, chúng ta đành làm thịt vịt cho các con ăn thôi ! "
Làm xong, anh đem con vịt sang nhà anh giàu, hỏi đổi gạo. Anh giàu hí hửng đáp : " Ôi !!! Anh bạn quý ! Tôi chấp nhận lời đề nghị của anh, nhưng anh phải làm sao chia đều con vịt này cho đều gia đình tôi. " Anh nghèo đồng ý . Gia đình anh Điền chủ có 6 người, gồm : Vợ chồng ông Điền chủ, hai đứa con trai, hai đứa con gái.
Anh nông dân rất khôn, anh đã tìm ra cách lí giải.
Liệu các bạn có thể chia đều cho tất cả mọi người ko ?
Chú ý : trong phần này cần phải chia là : chia hai vợ chồng, hai đứa gái, hai đứa trai, nhưng cũng phải có phần cho anh nghèo.
Gợi ý :
con vịt có : đầu , phần lườn, hai cánh vịt, hai chân vịt, thân con vịt.
Câu nào dưới đây có từ "ăn" được dùng theo nghĩa chuyển?
Mẹ tôi nấu ăn rất ngon.
Chúng tôi là người làm công ăn lương.
Hương rất thích ăn canh cá.
Mẹ dặn tôi phải ăn chín uống sôi.
Chúng tôi là người làm công ăn lương.
Chúng tôi là người làm công ăn lương.
Từ "ăn" trong câu "Chúng tôi là người làm công ăn lương" mang nghĩa chuyển
Giải thích nghĩa của từ "ăn" trong các câu sau
a. Tôi đang ăn cơm
b. Ông ta ăn hối lộ
a. Tôi đang ăn cơm ==> chỉ hoạt động trực tiếp, ăn một thứ gì đó
b. Ông ta ăn hối lộ ==> biết lỗi, sửa sai
Giải thích nghĩa của từ "ăn" trong các câu sau
a. Tôi đang ăn cơm
=) từ ăn trong câu trên chỉ hoạt động của con ng
b. Ông ta ăn hối lộ
=) từ ăn trong câu trên nghĩa là tham nhũng, ăn chặn của ng khác
a. Tôi đang ăn cơm
=> Chỉ 1 hoạt động của con người đang ăn 1 thứ gì đó
b. Ông ta ăn hối lộ
=> Nhận tiền , của hối lộ từ những người khác
Trong truyện Lão Hạc, Nam Cao có viết:
Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ...
Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn...
Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.k
Những cái "buồn" của nhân vật 'tôi' thể hiện như thế nào? Qua đó em hiểu ý nghĩ của n.v tôi như thế nào?
a. Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
b. - Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả.
- cảm xúc tư tưởng của bài thơ là từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ ” của mình vào “mùa xuân lớn của cuộc đời chung”
c. - “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ.
- Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh tuý, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.
- Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.
- Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ. Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ mà nhà thơ muốn gửi gắm.