Hãy kể 1 câu chuyện nói về cha mẹ hoặc thầy giáo ,cô giáo
Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy
Nghĩ sao cho thỏa nhữngngày gian lao.
Hãy kể một câu chuyện nói về cha mẹ hoặc cô giáo( thầy giáo) theo ý câu ca dao trên.
“ Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy
Nghĩ sao cho bỏ những ngày ấu thơ”
Câu ca dao ấy sống trong lòng mỗi trẻ thơ Việt Nam chúng tôi từ hồi còn tấm bé. Bà tôi vẫn ru tôi bằng những câu ca dao như thế. Lớn lên, tôi mới thấm thía được hết thế nào là sự cao cả của tình cha, bao la tình mẹ, dào dạt ơn thầy. Mỗi bước đường ta đi đều có những tình cảm lớn lao ấy nâng bước, chỉ đường.
Thưở còn trong nôi, mẹ cha cho ta những tiếng nói, những bước đi chậm chững vào đời. Con có biết đâu rằng, tiếng nói đầu tiên thốt ra từ đôi môi xinh xắn, còn thơm nồng nàn mùi sữa của con là tiếng gọi ba, gọi mẹ. Những lúc ấy, chắc hẳn là ba mẹ vui lắm. Con vẫn luôn muốn hỏi ba về cảm giác lần đầu tiên được ẵm trên tay hình hài của cô công chúa bé bỏng của ba. Ba có vụng về, lóng ngóng lắm không? Nhưng chính đôi tay tưởng chừng như chai sạm vì nắng gió, vì vất vả mưu sinh ấy lại nhẹ nhàng tắm cho con, đút cho con từng thìa cơm nhỏ. Còn mẹ thì sao? Mẹ của con! Mẹ thì hẳn phải sung sướng lắm, sau chín tháng mang nặng đẻ đau, giờ đây con đang nép mình bên mẹ, ngậm lấy bầu vú căng tròn sữa của mẹ. Con dường như cảm nhận được giọt nước mắt hạnh phúc rơi nhẹ xuống làn da mỏng manh của con. Công cha, nghĩa mẹ là thế đấy! Làm sao diễn tả được thành lời. Dẫu cho có trăm ngàn lời hay ý đẹp, dẫu cho có ngàn vạn nốt nhạc xinh tươi cũng không sao nói hết. Nhưng con thờ ơ quá! Đã có lúc chính những đứa con mà cha mẹ hết lòng yêu thương ấy đã làm phiền lòng cha mẹ. Trăm ngàn mối lo ùa đến theo từng năm tháng con lớn lên. Con không còn là đứa con ngờ dại, bé bỏng ngày nào nữa. Dường như con đang ngày càng bay xa khỏi vòng tay chở che của những người thân yêu ruột thịt. Con vào phòng, đóng kín cửa lại, chìm ngập trong thế giới của riêng con, mà vô tâm không nhận ra một ánh mắt lo âu, nhiều trăn trở. Con bắt đầu thích đến nhà bạn hơn, thay vì giúp mẹ nhặt rau trong bếp hay cùng cha trò chuyện. Dù vậy, ba mẹ vẫn yêu con, vẫn điềm tĩnh cho con bao lời khuyên bổ ích và trở thành người bạn tri kỷ của con. Con kể cho mẹ nghe về chàng trai làm con nghĩ ngợi, người đã chạm vào tóc con, gọi con là “bé”ù trong nỗi tức giận ngây ngô. Mẹ cười nhẹ: “ Bạn chỉ đùa với con chút thôi mà! Con hãy học thật chăm chỉ và chọn cho mình những người bạn tốt. Hãy mời bạn con về nhà để ba mẹ giúp con có những nhận xét đúng đắn”. Con chợt nghe mẹ nói với ba: “ Con mình đang lớn”. Con thơ ngây vụng dại, chỉ mong sao cho thời gian trôi thật khẽ, để ba mẹ luôn ở bên con. Để mỗi lần Mùa Vu Lan đến, con lại được hạnh phúc cài lên ngực hoa hồng đỏ thắm , để nhắc nhớ về ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha. Và câu ca dao quen thuộc lại vang lên:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”...
Tuổi thơ con còn được chấp cánh bằng những tháng ngày cắp sách đến trường. Ở đó có người thầy dạy cho em những kiến thức đầu tiên, làm hành trang cho cánh diều mơ ước của chúng em bay cao, bay xa. Người thầy vẫn hằng ngày tận tụy đứng trên bục giảng, kiên nhẫn giảng giải cho lũ học trò còn non nớt. Không chỉ có vậy, những cậu học trò ngỗ nghịch còn được thầy uốn nắn, sửa răn. Nhìn mỗi bước chân thầy cô nặng trĩu trên đường, chúng em biết mình chưa ngoan, chưa thật tốt. Những lúc ấy, ai cũng tự hứa phải cố gắng nhiều hơn nữa để mỗi bước chân thầy cô nhẹ nhàng hơn, vui tươi hơn sau một ngày làm việc vất vả. Thầy như con đò, chở từng thế hệ học sinh qua sông mãi miết, không ngừng. Nhờ những hiểu biết góp nhặt được trên ghế nhà trường, chúng em tung bay không chút sợ hãi, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, thử thách bằng sức trẻ, nghị lực và niềm đam mê. Nhưng hình ảnh của thầy cô với những đêm miệt mài bên trang giáo án không thể nào phai nhạt trong tiềm thức về một tuổi thơ tươi đẹp. Tục ngữ có câu: “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Đạo lí ấy làm sao chúng em có thể quên được. Phải chăng, đó cũng chính là lí do mà tôi chọn ngành Sư phạm. Tôi yêu những ánh mắt thơ ngây, chăm chú nghe từng lời giảng của tôi. Tôi yêu những tình cảm trẻ thơ trong sáng, nồng nàn như mùa phượng nở của tuổi thần tiên ấy. Tôi hăm hở đứng trên bục giảng, nối tiếp ước mơ của những người thầy mà tôi yêu kính. Những nét chữ mềm mại, chứa chan nhiệt huyết của tôi viết trên tấm bảng đen cho lũ học trò là câu ca dao:
“Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Nghĩ sao cho bỏ những ngày ấu thơ”.
Dựa vào phần trả lời những câu hỏi dưới đây, em hãy viết một đoạn 4-5 câu nói về cô giáo (hoặc thầy giáo) đã dạy em ở lớp 1 :
Cô giáo (hoặc thầy giáo) lớp 1 của em tên là gì ?
b) Tình cảm của cô (hoặc thầy) đối với học sinh như thế nào ?
c) Em nhớ nhất điều gì ở cô (hoặc thầy) ?
d) Tình cảm của em đối với cô giáo (hoặc thầy giáo) như thế nào ?
Bài viết:
Cô giáo lớp Một của em tên là Khánh. Cô rất yêu thương và chăm lo cho chúng em chu đáo như người mẹ hiền. Em nhớ nhất bàn tay dịu dàng của cô khi cô cầm tay em dạy viết từng nét chữ. Mặc dù không còn học cô nữa nhưng em vẫn luôn biết ơn và nhớ đến những bài học ý nghĩa của cô.
chọn 1 trong 2 đề sau ;
1, KỂ 1 CÂU CHUYỆN MÀ EM BIẾT TRONG CUỘC SỐNG NÓI LÊN TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TA
2, KỂ 1 KỈ NIỆM VỀ THẦY GIÁO HOẶC CÔ GIÁO CỦA EM , QUA ĐÓ THỂ HIỆN LÒNG BIẾT ƠN CỦA EM VỚI THẦY , CÔ
Đề.2, KỂ 1 KỈ NIỆM VỀ THẦY GIÁO HOẶC CÔ GIÁO CỦA EM , QUA ĐÓ THỂ HIỆN LÒNG BIẾT ƠN CỦA EM VỚI THẦY , CÔ
Bài làm
Bước vào cổng trường, không khí rộn ràng náo nức của các em học sinh khiến cho chúng em cũng bang khuâng một niềm vui xao xuyến, chúng em như tìm thấy được bóng dáng của chính mình trên những khuôn mặt hồn nhiên, trong sáng kia. Chúng em đã từng trải qua quãng thời gian đẹp như vậy, để giờ đây khi trở về thì những kí ức ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ, những kí ức khi xưa cũng ùa về.
Chúng em đã vào văn phòng của thầy cô để tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm, những lời chúc chân thành nhân ngày lễ trọng đại này. Những bó hoa tươi thắm cũng chính là tấm lòng trân trọng biết ơn của chúng em dành cho thầy cô. Chúng em mỗi ngày một lớn thêm, thầy cô dường như vẫn vậy, vẫn là những người thầy, người cô đầy nhân hậu, nhiệt huyết với nghề. Chuyến về thăm trường này một mặt chúng em muốn gửi lời tri ân đến thầy cô nhưng cũng là chuyến đi đầy mong mỏi cho cuộc gặp gỡ với cô giáo chủ nhiệm cũ đầy kính yêu của lớp chúng em xưa.
Cô giáo chủ nhiệm của lớp em là cô Duyên, cô là người phụ trách, dìu dắt các hoạt động của lớp nhưng cũng là giáo viên phụ trách môn tiếng việt của chúng em. Cô là một người mẹ thứ hai của chúng em với tấm lòng nhân hậu, yêu thương, quan tâm tận tụy đến từng hoạt động, đến từng học sinh trong lớp, cô là người mà chúng em vô cùng yêu mến và kính trọng. Dù đã ra trường được nhiều năm nhưng cô vẫn nhớ rõ tên, biệt danh của từng đứa, điều này khiến cho em và các bạn đều vô cùng xúc động.
Có một kỉ niệm mà em nhớ mãi, đó là vào kì học thứ nhất của năm học lớp năm, khi ấy chúng em đã là những người anh người chị trong mái trường tiểu học, tâm sinh lí cũng phát triển chưa toàn diện nên chúng em vô cùng ngang bướng và khó bảo. Từ lớp một đến lớp bốn thì thành tích học của chúng em rất tốt, nhưng lên lớp năm chúng em trở nên lười biếng, phá phách hơn và thường xuyên nằm trong danh sách những lớp cá biệt của trường. Các thầy cô giáo cũng rất e dè khi nhận làm chủ nhiệm của em, nhưng cô Duyên thì không như vậy, cô đã đề nghị ban giám hiệu xin làm chủ nhiệm của lớp chúng em.
Ngày đầu vào lớp, như thường lệ chúng em không mấy chú ý đến sự xuất hiện của cô giáo mới mà chỉ nghĩ xem có những trò nghịch ngợm, phá phách nào cho thú vị. Nhưng cô Duyên không bị những trò nghịch ngợm của chúng em làm cho tức giận, ngược lại chúng em càng nghịch thì cô càng nhẹ nhàng nhắc nhở, cô đến từng nơi, chỉ dẫn cho từng đứa học sinh chúng em. Ai mắc lỗi cô cũng không trách móc trước lớp mà cô thường gọi riêng những học sinh ấy để nhắc nhở nhẹ nhàng. Dần dà trước sự quan tâm của cô,chúng em cảm thấy yêu mến cô hơn và cũng nghe lời cô học hành cẩn trọng.
Trong suốt quá trình học, cô luôn chủ động giúp đỡ, hỗ trợ chúng em trong học tập và thi đua. Không chỉ vậy, cô còn thường xuyên tổ chức cho chúng em vui chơi, liên hoan nhẹ vào mỗi buổi sinh hoạt, thay vì hoạt động kiểm điểm những học sinh có hành vi không tốt trong tuần. Sự xuất hiện của cô như một phép thần kì đối với lớp học chúng em, lớp em từ một lớp nghịch ngợm phá phách đã có ý thức học hơn, và cuối kì kết quả học tập tốt chính là công lao to lớn của cô.
Những người thầy, người cô là những người cho ta kiến thức, dạy dỗ chúng ta nên người, bằng tấm lòng nhiệt huyết với nghề và tấm lòng yêu thương học sinh, các thầy cô đã trở thành những người chèo đò đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ bên kia của tri thức. Là mỗi học sinh chúng ta cần biết ơn, trân trọng những người đã yêu thương, dạy dỗ chúng ta, cho chúng ta những kiến thức bổ ích mà trang bị cho chúng ta những hành trang để bước vào đời.
ĐỀ 1: KỂ MỘT CÂU CHUYỆN MÀ EM BIẾT TRONG CUỘC SỐNG NÓI LÊN TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TA.
Cây cam trong vườn vào cuối tháng 10 đã chín. Những quả cam căng mọng, tròn to ánh lên màu vàng tươi. Chiều thứ bảy hôm trước, ông bắc ghế chọn cắt 20 quả cam to nhất, đẹp nhất, giống cam Giàng nổi tiếng vừa thơm, vừa ngọt. Mười quả cam, ông xếp lên hai đĩa to bày lên bàn thờ. Mười quả cam còn lại, ông xếp cẩn thận vào chiếc làn mĩ nghệ, quả cam nào cũng có cuống và hai lá.
Sáng chủ nhật hôm sau, ông gọi hai cháu lại và bảo:
- Cháu Lương ở nhà coi nhà. Có ai đến chơi, cháu thưa là ông đi sang làng Trịnh độ 10 giờ mới về. Còn cháu Quân đi theo ông; ăn mặc phải tươm tất vào.
Bảy giờ sáng, nắng tháng mười vàng hoe. Ông đi trước, em xách làn cam theo sau. Những năm trước đây, anh Quang còn ở nhà, chỉ có anh mới được đi theo ông khi có việc gì đó.
Anh Quang đã vào Đà Nẵng học đại học, đây là lần đầu tiên em được vinh dự đi theo ông.
Đường liên thôn, liên xã đã được xi măng hóa rất phẳng và thẳng tắp, thỉnh thoảng có một chiếc xe máy vút qua. Vượt qua cánh đồng lúa chín, đi dọc con mương dài, rẽ vào làng Trịnh. Đến gốc đa làng vào cái đình bốn góc uốn cong, có hai con nghê đá... ông dừng lại nói: hơn 60 năm về trước, ông học với cụ giáo Bình, học trong đình làng đây. Bàn ghế kê bằng cánh cửa. Học thích lắm, vui lắm ! Ông cháu ta sắp vào thăm cụ.
Con trai trưởng cụ giáo Bình hiện là kĩ sư đang công tác ở phòng Nông nghiệp - Nông thôn huyện nhà ra chào và tiếp chuyện ông. Hai đứa bé con bác Lợi cũng đang học Tiểu học ra chơi với em. Lần đầu mới gặp, nhưng cùng trang lứa nên chúng em quen thân ngaỵ.
Ông bày 10 quả cam lên cái mâm bồng sơn son thếp vàng trang trọng đặt lên bàn thờ, rồi thắp hương khấn. Ông nói với bác Lợi:
- Ảnh thầy bị ẩm và mờ đi. Có lẽ ta nên chụp lại, phục chế lại, bác Lợi nhỉ.
- Vợ chồng em và các cháu cũng đã bàn định rồi đấy ạ...
Hết tuần hương, ông lại thắp hương cắm lên bàn thờ, chắp tay vái rồi xin phép bác Lợi, hai ông cháu ra về.
Lúc về, hai ông cháu đi tắt cánh đồng lúa tốt bời bời. Ông kể lại một số kỉ niệm về cụ giáo Bình. Ông nói:
- Cụ giáo Bình nghiêm khắc lắm, nhưng không đánh học sinh bao giờ. Hôm nào trời mưa, học trò xa, cụ giữ lại cho ăn cơm, ăn khoai vui lắm. Chữ cụ rất đẹp, dạy môn gì cũng giỏi. Máy bay Mĩ ném bom trường học, cụ là Hiệu trường và hai thầy giáo trẻ đã hi sinh vào năm 1971. Ngày mai, 11 tháng 11 là giỗ cụ đó. Ông cháu ta hôm nay sang là để thắp hương và dâng cụ mấy trái cam đầu vụ. Nhờ cụ dạy dỗ mà ông mới nên người, mới có gia đình cháu ngày nay.
Em bâng khuâng nghĩ: "Mùa cam sang năm, cháu lại được theo ông sang thăm cụ giáo Bình lần nữa...".
Cây cam trong vườn vào cuối tháng 10 đã chín. Những quả cam căng mọng, tròn to ánh lên màu vàng tươi. Chiều thứ bảy hôm trước, ông bắc ghế chọn cắt 20 quả cam to nhất, đẹp nhất, giống cam Giàng nổi tiếng vừa thơm, vừa ngọt. Mười quả cam, ông xếp lên hai đĩa to bày lên bàn thờ. Mười quả cam còn lại, ông xếp cẩn thận vào chiếc làn mĩ nghệ, quả cam nào cũng có cuống và hai lá.
Sáng chủ nhật hôm sau, ông gọi hai cháu lại và bảo:
- Cháu Lương ở nhà coi nhà. Có ai đến chơi, cháu thưa là ông đi sang làng Trịnh độ 10 giờ mới về. Còn cháu Quân đi theo ông; ăn mặc phải tươm tất vào.
Bảy giờ sáng, nắng tháng mười vàng hoe. Ông đi trước, em xách làn cam theo sau. Những năm trước đây, anh Quang còn ở nhà, chỉ có anh mới được đi theo ông khi có việc gì đó.
Anh Quang đã vào Đà Nẵng học đại học, đây là lần đầu tiên em được vinh dự đi theo ông.
Đường liên thôn, liên xã đã được xi măng hóa rất phẳng và thẳng tắp, thỉnh thoảng có một chiếc xe máy vút qua. Vượt qua cánh đồng lúa chín, đi dọc con mương dài, rẽ vào làng Trịnh. Đến gốc đa làng vào cái đình bốn góc uốn cong, có hai con nghê đá... ông dừng lại nói: hơn 60 năm về trước, ông học với cụ giáo Bình, học trong đình làng đây. Bàn ghế kê bằng cánh cửa. Học thích lắm, vui lắm ! Ông cháu ta sắp vào thăm cụ.
Con trai trưởng cụ giáo Bình hiện là kĩ sư đang công tác ở phòng Nông nghiệp - Nông thôn huyện nhà ra chào và tiếp chuyện ông. Hai đứa bé con bác Lợi cũng đang học Tiểu học ra chơi với em. Lần đầu mới gặp, nhưng cùng trang lứa nên chúng em quen thân ngaỵ.
Ông bày 10 quả cam lên cái mâm bồng sơn son thếp vàng trang trọng đặt lên bàn thờ, rồi thắp hương khấn. Ông nói với bác Lợi:
- Ảnh thầy bị ẩm và mờ đi. Có lẽ ta nên chụp lại, phục chế lại, bác Lợi nhỉ.
- Vợ chồng em và các cháu cũng đã bàn định rồi đấy ạ...
Hết tuần hương, ông lại thắp hương cắm lên bàn thờ, chắp tay vái rồi xin phép bác Lợi, hai ông cháu ra về.
Lúc về, hai ông cháu đi tắt cánh đồng lúa tốt bời bời. Ông kể lại một số kỉ niệm về cụ giáo Bình. Ông nói:
- Cụ giáo Bình nghiêm khắc lắm, nhưng không đánh học sinh bao giờ. Hôm nào trời mưa, học trò xa, cụ giữ lại cho ăn cơm, ăn khoai vui lắm. Chữ cụ rất đẹp, dạy môn gì cũng giỏi. Máy bay Mĩ ném bom trường học, cụ là Hiệu trường và hai thầy giáo trẻ đã hi sinh vào năm 1971. Ngày mai, 11 tháng 11 là giỗ cụ đó. Ông cháu ta hôm nay sang là để thắp hương và dâng cụ mấy trái cam đầu vụ. Nhờ cụ dạy dỗ mà ông mới nên người, mới có gia đình cháu ngày nay.
Em bâng khuâng nghĩ: "Mùa cam sang năm, cháu lại được theo ông sang thăm cụ giáo Bình lần nữa...".
Hãy kể một câu chuyện về kỷ niệm khó quên đối với cô giáo[thầy giáo].
Trong suốt những năm tháng học dưới mái trường mến yêu, người mà em kính mến nhất đó là cô Thanh. Đó là người đã mang lại cho em những tình cảm cao quý của một người cô giáo đối với học sinh.
Em còn nhớ rõ, năm em học lớp hai, ngày đầu tiên cô Thanh bước vào lớp với dáng vẻ rất hiền hậu. Cô còn trẻ lắm, dáng cô thanh mảnh, nhỏ nhắn và rất dễ thương. Cô rất thương yêu học sinh. Ngày nắng cũng như ngày mưa, cô chưa bao giờ đi dạy trễ hoặc nghỉ dạy ngày nào. Cô luôn dịu dàng với học sinh nhưng rất nghiêm túc trong giảng dạy. Những giờ ra chơi, nếu có bạn nào không hiểu bài, cô ân cần ở lại lớp giảng cho từng bạn. Những bạn nam hay đùa nghịch, phá phách cô nhẹ nhàng nhắc nhở. Cô thường lấy những mẩu chuyện vui, có ích để giáo dục chúng em. Bạn nào có lỗi cô chỉ khuyên răn chứ không hề la mắng. Còn bạn nào học yếu cô luôn quan tâm đặc biệt để bạn ấy tiến bộ hơn. Vì thế chúng em ai cũng yêu quý cô, xem cô như người mẹ thứ hai của mình.
Em còn nhớ có một hôm, khi học xong tiết cuối bỗng nhiên em bị sốt, người nóng ran. Cô đã không ngại đường xa chở em về nhà, báo cho mẹ em biết bệnh tình của em. Sau đó em nghỉ học mấy ngày để bình phục do vị sốt siêu vi. Dù không đi học những bữa nào cô cũng đến thăm em và phân công các bạn thay phiên chép bài cho em. Chỗ nào em không hiểu cô sẽ giảng lại tường tận. Bạn nào có hoàn cảnh gia đình khó khăn cô cũng giúp đỡ, có khi còn đóng tiền học phí dùm cho một bạn trong lớp có hoàn cảnh mồ côi ba mẹ ở với bà ngoại. Trong lớp ai cũng quý mến cô, ngày Nhà giáo Việt Nam chúng em tặng quà cho cô cô chỉ cười bảo: “Món quà quý nhất với cô đó là kết quả học tập thật giỏi của các em đó!” Ngoài việc dạy kiến thức ở trường, cô còn dạy cho chúng em kĩ năng múa hát, rất vui.
Giờ đây, tuy đã xa cô nhưng em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. Cô đã truyền cho một một tấm lòng nhân hậu, dạy em biết cách yêu thương và quan tâm đến mọi người, tin yêu cuộc đời. Em tự hứa với lòng sẽ học thật giỏi để cho cô vui lòng,trở thành con ngoan, trò giỏi và một người có ích cho xã hội. Cô là tấm gương sáng để học sinh chúng em noi theo.
Bước vào cổng trường, không khí rộn ràng náo nức của các em học sinh khiến cho chúng em cũng bang khuâng một niềm vui xao xuyến, chúng em như tìm thấy được bóng dáng của chính mình trên những khuôn mặt hồn nhiên, trong sáng kia. Chúng em đã từng trải qua quãng thời gian đẹp như vậy, để giờ đây khi trở về thì những kí ức ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ, những kí ức khi xưa cũng ùa về.
Chúng em đã vào văn phòng của thầy cô để tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm, những lời chúc chân thành nhân ngày lễ trọng đại này. Những bó hoa tươi thắm cũng chính là tấm lòng trân trọng biết ơn của chúng em dành cho thầy cô. Chúng em mỗi ngày một lớn thêm, thầy cô dường như vẫn vậy, vẫn là những người thầy, người cô đầy nhân hậu, nhiệt huyết với nghề. Chuyến về thăm trường này một mặt chúng em muốn gửi lời tri ân đến thầy cô nhưng cũng là chuyến đi đầy mong mỏi cho cuộc gặp gỡ với cô giáo chủ nhiệm cũ đầy kính yêu của lớp chúng em xưa.
Cô giáo chủ nhiệm của lớp em là cô Duyên, cô là người phụ trách, dìu dắt các hoạt động của lớp nhưng cũng là giáo viên phụ trách môn tiếng việt của chúng em. Cô là một người mẹ thứ hai của chúng em với tấm lòng nhân hậu, yêu thương, quan tâm tận tụy đến từng hoạt động, đến từng học sinh trong lớp, cô là người mà chúng em vô cùng yêu mến và kính trọng. Dù đã ra trường được nhiều năm nhưng cô vẫn nhớ rõ tên, biệt danh của từng đứa, điều này khiến cho em và các bạn đều vô cùng xúc động.
Có một kỉ niệm mà em nhớ mãi, đó là vào kì học thứ nhất của năm học lớp năm, khi ấy chúng em đã là những người anh người chị trong mái trường tiểu học, tâm sinh lí cũng phát triển chưa toàn diện nên chúng em vô cùng ngang bướng và khó bảo. Từ lớp một đến lớp bốn thì thành tích học của chúng em rất tốt, nhưng lên lớp năm chúng em trở nên lười biếng, phá phách hơn và thường xuyên nằm trong danh sách những lớp cá biệt của trường. Các thầy cô giáo cũng rất e dè khi nhận làm chủ nhiệm của em, nhưng cô Duyên thì không như vậy, cô đã đề nghị ban giám hiệu xin làm chủ nhiệm của lớp chúng em.
Ngày đầu vào lớp, như thường lệ chúng em không mấy chú ý đến sự xuất hiện của cô giáo mới mà chỉ nghĩ xem có những trò nghịch ngợm, phá phách nào cho thú vị. Nhưng cô Duyên không bị những trò nghịch ngợm của chúng em làm cho tức giận, ngược lại chúng em càng nghịch thì cô càng nhẹ nhàng nhắc nhở, cô đến từng nơi, chỉ dẫn cho từng đứa học sinh chúng em. Ai mắc lỗi cô cũng không trách móc trước lớp mà cô thường gọi riêng những học sinh ấy để nhắc nhở nhẹ nhàng. Dần dà trước sự quan tâm của cô,chúng em cảm thấy yêu mến cô hơn và cũng nghe lời cô học hành cẩn trọng.
Trong suốt quá trình học, cô luôn chủ động giúp đỡ, hỗ trợ chúng em trong học tập và thi đua. Không chỉ vậy, cô còn thường xuyên tổ chức cho chúng em vui chơi, liên hoan nhẹ vào mỗi buổi sinh hoạt, thay vì hoạt động kiểm điểm những học sinh có hành vi không tốt trong tuần. Sự xuất hiện của cô như một phép thần kì đối với lớp học chúng em, lớp em từ một lớp nghịch ngợm phá phách đã có ý thức học hơn, và cuối kì kết quả học tập tốt chính là công lao to lớn của cô.
Những người thầy, người cô là những người cho ta kiến thức, dạy dỗ chúng ta nên người, bằng tấm lòng nhiệt huyết với nghề và tấm lòng yêu thương học sinh, các thầy cô đã trở thành những người chèo đò đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ bên kia của tri thức. Là mỗi học sinh chúng ta cần biết ơn, trân trọng những người đã yêu thương, dạy dỗ chúng ta, cho chúng ta những kiến thức bổ ích mà trang bị cho chúng ta những hành trang để bước vào đời.
Bước vào cổng trường, không khí rộn ràng náo nức của các em học sinh khiến cho chúng em cũng bang khuâng một niềm vui xao xuyến, chúng em như tìm thấy được bóng dáng của chính mình trên những khuôn mặt hồn nhiên, trong sáng kia. Chúng em đã từng trải qua quãng thời gian đẹp như vậy, để giờ đây khi trở về thì những kí ức ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ, những kí ức khi xưa cũng ùa về.
Chúng em đã vào văn phòng của thầy cô để tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm, những lời chúc chân thành nhân ngày lễ trọng đại này. Những bó hoa tươi thắm cũng chính là tấm lòng trân trọng biết ơn của chúng em dành cho thầy cô. Chúng em mỗi ngày một lớn thêm, thầy cô dường như vẫn vậy, vẫn là những người thầy, người cô đầy nhân hậu, nhiệt huyết với nghề. Chuyến về thăm trường này một mặt chúng em muốn gửi lời tri ân đến thầy cô nhưng cũng là chuyến đi đầy mong mỏi cho cuộc gặp gỡ với cô giáo chủ nhiệm cũ đầy kính yêu của lớp chúng em xưa.
Cô giáo chủ nhiệm của lớp em là cô Duyên, cô là người phụ trách, dìu dắt các hoạt động của lớp nhưng cũng là giáo viên phụ trách môn tiếng việt của chúng em. Cô là một người mẹ thứ hai của chúng em với tấm lòng nhân hậu, yêu thương, quan tâm tận tụy đến từng hoạt động, đến từng học sinh trong lớp, cô là người mà chúng em vô cùng yêu mến và kính trọng. Dù đã ra trường được nhiều năm nhưng cô vẫn nhớ rõ tên, biệt danh của từng đứa, điều này khiến cho em và các bạn đều vô cùng xúc động.
Có một kỉ niệm mà em nhớ mãi, đó là vào kì học thứ nhất của năm học lớp năm, khi ấy chúng em đã là những người anh người chị trong mái trường tiểu học, tâm sinh lí cũng phát triển chưa toàn diện nên chúng em vô cùng ngang bướng và khó bảo. Từ lớp một đến lớp bốn thì thành tích học của chúng em rất tốt, nhưng lên lớp năm chúng em trở nên lười biếng, phá phách hơn và thường xuyên nằm trong danh sách những lớp cá biệt của trường. Các thầy cô giáo cũng rất e dè khi nhận làm chủ nhiệm của em, nhưng cô Duyên thì không như vậy, cô đã đề nghị ban giám hiệu xin làm chủ nhiệm của lớp chúng em.
Ngày đầu vào lớp, như thường lệ chúng em không mấy chú ý đến sự xuất hiện của cô giáo mới mà chỉ nghĩ xem có những trò nghịch ngợm, phá phách nào cho thú vị. Nhưng cô Duyên không bị những trò nghịch ngợm của chúng em làm cho tức giận, ngược lại chúng em càng nghịch thì cô càng nhẹ nhàng nhắc nhở, cô đến từng nơi, chỉ dẫn cho từng đứa học sinh chúng em. Ai mắc lỗi cô cũng không trách móc trước lớp mà cô thường gọi riêng những học sinh ấy để nhắc nhở nhẹ nhàng. Dần dà trước sự quan tâm của cô,chúng em cảm thấy yêu mến cô hơn và cũng nghe lời cô học hành cẩn trọng.
Trong suốt quá trình học, cô luôn chủ động giúp đỡ, hỗ trợ chúng em trong học tập và thi đua. Không chỉ vậy, cô còn thường xuyên tổ chức cho chúng em vui chơi, liên hoan nhẹ vào mỗi buổi sinh hoạt, thay vì hoạt động kiểm điểm những học sinh có hành vi không tốt trong tuần. Sự xuất hiện của cô như một phép thần kì đối với lớp học chúng em, lớp em từ một lớp nghịch ngợm phá phách đã có ý thức học hơn, và cuối kì kết quả học tập tốt chính là công lao to lớn của cô.
Những người thầy, người cô là những người cho ta kiến thức, dạy dỗ chúng ta nên người, bằng tấm lòng nhiệt huyết với nghề và tấm lòng yêu thương học sinh, các thầy cô đã trở thành những người chèo đò đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ bên kia của tri thức. Là mỗi học sinh chúng ta cần biết ơn, trân trọng những người đã yêu thương, dạy dỗ chúng ta, cho chúng ta những kiến thức bổ ích mà trang bị cho chúng ta những hành trang để bước vào đời.
1. Kể một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta.
2. Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô. chép đâu cũng đc miễn là ngắn và đủ 3 phần
Em hãy viết, vẽ, kể chuyện hoặc cùng các bạn trong nhóm xây dựng một tiểu phẩm về chủ đề kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Ghi lại lời mời, nhờ, đề nghị của em trong những trường hợp dưới đây:
Em nói lời mời, nhờ, đề nghị với thái độ lịch sự và lễ phép với người lớn.
a) Em nhờ mẹ mua giúp em một tấm thiếp chúc mừng cô giáo (thầy giáo) nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
b) Em phụ trách phần văn nghệ trong buổi liên hoan của lớp mừng Ngày nhà giáo Việt Nam. Em mời các bạn hát (hoặc múa, chơi đàn, kể chuyện,…).
c) Trong giờ học, cô giáo (hay thầy giáo) đặt câu hỏi, nhưng em chưa nghe rõ hoặc chưa hiểu rõ. Em đề nghị cô (thầy) nêu lại câu hỏi đó.
a) Em nhờ mẹ mua giúp em một tấm thiếp chúc mừng cô giáo (thầy giáo) nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Trả lời:
- Mẹ mua giúp con tấm thiệp chúc mừng Ngày nhà giáo Việt Nam mẹ nhé ! Con cảm ơn mẹ ạ.
b) Em phụ trách phần văn nghệ trong buổi liên hoan của lớp mừng Ngày nhà giáo Việt Nam. Em mời các bạn hát (hoặc múa, chơi đàn, kể chuyện,…).
Trả lời:
- Sau đây mình xin mời mời nhóm 2 với tiết mục tốp ca : Bụi phấn.
c) Trong giờ học, cô giáo (hay thầy giáo) đặt câu hỏi, nhưng em chưa nghe rõ hoặc chưa hiểu rõ. Em đề nghị cô (thầy) nêu lại câu hỏi đó.
Trả lời:
- Thưa cô, cô có thể đọc lại câu hỏi giúp em được không ạ ?
Đề 6. Kể về một lần mắc khuyết điểm khiến cho thầy, cô giáo, ba mẹ buồn.
Đề 7. Kể về một việc khiến bố mẹ, thầy cô giáo vui lòng.
Lưu ý:
- Học sinh lập dàn ý chi tiết cho cả 2 đề (viết phần mở bài đầy đủ; dự kiến về tình huống xảy ra câu chuyện; các sự việc tiếp diễn và sự việc kết thúc câu chuyện; viết kết bài đầy đủ).
- Các đề khác trong đề cương các em tham khảo phần ôn tập giữa HK1 và phần luyện nói ở trên lớ
III/ Tập làm văn tự sự có kết hợp với yêu tố miêu tả và miêu tả nội tâm/
*Một số chủ đề:
- Kỉ niệm về tình bạn/ thầy cô giáo.
- Kể lại một việc không tốt khiến cha, mẹ (hoặc thầy, cô) buồn lòng/ việc làm tốt khiến thầy cô (cha mẹ) vui lòng.
Giúp mình với ạ mình sắp kt giữa kì rồi :(
Một số văn mẫu để bạn tham khảo trong kì thi sắp tới:
https://download.vn/ke-mot-ki-niem-ve-thay-giao-hoac-co-giao-cua-em-49249
https://download.vn/bai-van-mau-lop-5-ke-mot-ki-niem-kho-quen-ve-tinh-ban-37181
https://thuthuat.taimienphi.vn/ke-lai-ki-niem-dang-nho-voi-thay-co-giao-cua-em-39564n.aspx
https://lazi.vn/edu/exercise/viet-van-tu-su-ket-hop-mieu-ta-noi-tam-ke-mot-cau-chuyen-dang-nho-cua-ban-than
https://tech12h.com/bai-hoc/de-3-nhan-ngay-20-11-ke-cho-cac-ban-nghe-ve-mot-ki-niem-dang-nho-giua-minh-va-thay-co-giao
https://thuthuat.taimienphi.vn/em-hay-ke-lai-1-ky-niem-sau-sac-nhat-ve-gia-dinh-ban-be-nguoi-than-thay-co-39830n.aspx
https://123docz.net/timkiem/m%E1%BB%99t+k%E1%BB%B7+ni%E1%BB%87m+%C4%91%C3%A1ng+nh%E1%BB%9B+c%C3%B3+k%E1%BA%BFt+h%E1%BB%A3p+gi%E1%BB%AFa+t%E1%BB%B1+s%E1%BB%B1+v%E1%BB%9Bi+ngh%E1%BB%8B+lu%E1%BA%ADn+v%C3%A0+mi%C3%AAu+t%E1%BA%A3+n%E1%BB%99i+t%C3%A2m.htm