Những câu hỏi liên quan
Thanh Ngọc
Xem chi tiết
Thanh Ngọc
5 tháng 1 2022 lúc 19:29

úp mik ạ, mik cần gấp

Bình luận (1)
Khánh An
5 tháng 1 2022 lúc 19:40

Tham khảo

1. Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
Em có một người bạn rất thân, hai đứa luôn khăng khít với nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui nỗi buồn. Dù Thắm đà theo gia đình về quê sinh sống nhưng những tình bạn tốt đẹp ấy vẫn luôn sống trong em.

Bạn Thắm có vóc dáng nhỏ nhắn, thân hình mảnh khảnh nhưng rất khỏe, mái tóc dài thường buông xõa lúc ở nhà và được cột gọn gàng khi đến trường. Với gương mặt sáng cùng chiếc mũi thanh tú, Thắm rất thông minh. Bạn là học sinh giỏi nhiều năm liền ở lớp. Vua siêng năng lại sáng dạ, học đâu hiểu đây và nhớ bài lâu, Thắm được các bạn mến phục. Thắm tốt lắm, luôn giúp đỡ những bạn gặp khó khăn về học tập lẫn sức khỏe.

Em nhớ như in một sự việc đã khiến em cảm thấy hổ thẹn, sự việc ấy đã là một kỉ niệm đẹp, một bài học quý cho em về tình bạn.

Bạn Dung trong lớp nghỉ học đã hai ngày, không rõ lí do,cô giáo và các bạn rất lo. Được cô giáo phân công, Thắm tìm đến nhà Dung. Gia đình Dung rất khó khăn. Bố mất sớm, mẹ lấy chồng và sinh sống nơi khác. Nhà chỉ còn Dung với bà. Bà lại già và thường xuyên đau ốm nên những ngày qua, bà không ra chợ mua bán rau củ được. Theo em, sau khi rõ căn nguyên, Thắm chỉ cần báo lại cho cô là xong. Thế mà bạn ấy ngày hai buổi đến với bạn Dung. Có hôm tôi mịt mới về. Thú thật rằng khi ấy em giận Thắm lắm. Em cho rằng Thắm không còn thân thiết với em nữa. Em tỏ thái độ lạnh nhạt với bạn ấy; thậm chí, em cũng chẳng thèm đến nhà Dung, dù Thắm và các bạn cùng lớp nhiều lần khuyên nhủ.

Hôm Dung trở lại lớp, cô giáo tuyên bố với lớp rằng bạn ấy vẫn đủ sức dự thi học kì. Cô đã kiểm tra và nhận xét tốt về những kiến thức mà bạn Dung còn thiếu trong thời gian vắng mặt. Có được kết quả ấy, công của bạn Thắm rất lớn. Cô giáo rất hài lòng về Thắm. Thắm là một người bạn tốt, luôn quan tâm đến mọi người, giúp đỡ ai thì giúp tận tình. Bà của Dung cũng gửi lời cảm ơn đến Thắm.

Thật ngại ngùng khi nghe Thắm rủ vào thư viện xem truyện vào giờ ra chơi. Em lấy hết can đảm, hỏi Thắm có giận mình không. Câu trả lời của Thắm khiến em không thể nào quên : "Giận về điều gì? Tình cảm bạn bè rất đáng quý, đáng trân trọng nhất trong quãng đời học sinh. Không hài lòng vì ta chưa hiểu, khi hiểu thì ta sẽ quý nhau hơn.

Em rất nhớ Thắm, người bạn tốt nhất của em. Em cố gắng học thật tốt, thật giỏi để sánh với bạn ấy. Bạn Thắm là tấm gương để em noi theo.

2. Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học.
Cuộc sống của con người gắn liền với những ước mơ. Có những ước mơ ngọt ngào làm cho ta hạnh phúc, lại có những ước muốn tham lam đem tới cho ta nhiều phiền toái. Câu chuyện sau nói lên điều đó: Điều ước của vua Mi - đát.

Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.

Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi - ô - ni - dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát ước ngay:

- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!

Thần ban cho Mi - đát cái ước muồn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước ...

Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp : mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi - đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:

- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.

Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.

Bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến từ ước muốn tham lam mà làm nên từ bàn tay và trí óc.

3. Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.

Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

Chim lạ liền nói:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

Bình luận (1)
Đoàn Hương Giang
Xem chi tiết
NGUYỄN THỊ MINH ANH
18 tháng 2 2022 lúc 15:33
Em có một người bạn thân thiết
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đoàn Hương Giang
18 tháng 2 2022 lúc 15:34
Mik còn ít thời gian nên các bn tả ngắn thui nha❤️
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NGUYỄN THỊ MINH ANH
19 tháng 2 2022 lúc 17:41
Kết bạn không
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
X krakenTM
Xem chi tiết
đinh quang hiếu
27 tháng 12 2018 lúc 13:09

theo mk thì mk chọn:

đề 2#

hãy kể lại một câu chuyện mà em chứng kiến được về tình yêu thương

Bình luận (0)

Đề 1:

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng...

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không. Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp"... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! "Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!". Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử

Trao con ấm áp tựa nắng chiều".

Bình luận (0)

Đề 3

Mỗi chúng ta ai sinh ra cũng ít nhất từng mắc lỗi một lần. Đó có thể là những lỗi lầm ngày còn thơ bé, cũng có thể là những lỗi lầm khi chúng ta đã trưởng thành. Nhưng sau cùng, nó vẫn ghi lại trong lòng ta cảm giác nuối tiếc về ân hận. Em đã vì một lời nói dối cô giáo khi còn nhỏ mà ân hận đến tận bây giờ.

Lời nói dối của em gắn liền với một câu chuyện buồn ngày em học lớp 4. Khi đó, em được cả lớp bầu làm thủ quỹ, giữ tiền và ghi chép các khoản chi tiêu của lớp. Cô giáo và các bạn luôn tin tưởng tính cẩn thận của em. Vậy mà em đã mắc một sai lầm lớn. Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu em kiềm chế được ham muốn của bản thân, lén lấy tiền quỹ lớp đi mua cuốn truyện tranh mới xuất bản. Khi cầm số tiền đó đi, em vẫn tự nhủ mình chỉ mượn tạm thôi, khi có tiền em sẽ lập tức bù lại.

Quyển truyện tranh mới tinh còn thơm mùi giấy khiến lòng em ngập tràn hạnh phúc, sự áy náy vì lấy tiền quỹ lớp cũng bị áp xuống. Em cất quyển truyện thật kỹ, không để cho bất kỳ ai nhìn thấy. Nhưng, ngay sáng hôm sau, bạn lớp trưởng bất ngờ thông báo lấy 500 nghìn tiền quỹ để mua quà thăm cô giáo dạy Toán sinh em bé. Em nghe như sét đánh ngang tai, quỹ lớp chỉ còn 100 nghìn, làm sao em kiếm đủ tiền ngay bây giờ? Em giả vờ bình tĩnh đồng ý mà trong lòng lo lắng bất an, nghĩ cách để giải quyết chuyện này. Cuối cùng, em nghĩ ra một cách...

Ngay sáng hôm sau, em đã tỏ ra hoảng hốt gặp riêng cô giáo chủ nhiệm, mếu máo nói với cô em làm mất tiền quỹ lớp. Ban đầu, cô ngạc nhiên vô cùng nhưng cô nhanh chóng hiểu ra lời em nói, nhẹ nhàng an ủi em:

- Không sao đâu. Em thử tìm kĩ lại xem, có khi chỉ quên ở đâu đó thôi.

Lòng em lo lắng, hoảng sợ, nếu cô không tin thì mọi chuyện sớm muộn cũng bại lộ. Nghĩ vậy, em càng thấy sợ hơn, òa lên khóc nức nở xin cô giúp đỡ, em sợ các bạn trong lớp sẽ không tin và chỉ trích, mỉa mai em. Cô bối rối trấn an em rồi hứa sẽ giúp em giải quyết việc này, bảo em bình tĩnh và quay về học.

Em tạm biệt cô và trở về lớp. Từng bước chân cứ nặng chĩu như đeo chì, lúc ấy em mới ý thức được việc mình làm đã gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào. Nếu việc này bị phát hiện em làm sao dám đối mặt với cô và các bạn, làm sao đối diện với bố mẹ? Bố mẹ luôn dạy em sống đúng đắn, thật thà, vậy mà em lại làm như thế. Nỗi bất an ấy theo em cả buổi học, mãi tới khi bạn lớp trưởng cầm một phong bì đựng 600 nghìn, bắt đầu bàn kế hoạch mua quà và đi thăm.

Em vừa ngạc nhiên vừa tò mò, phải chăng cô chủ nhiệm đã tự bỏ tiền ra để bù vào số tiền em đã nói dối là bị mất? Nếu thế thì may quá, mọi người sẽ không bap giờ phát hiện ra việc em làm. Em sẽ tranh thủ tiết kiệm tiền và bù lại vào lớp số tiền mình đã lấy. Mọi chuyện dường như đã được giải quyết. Nhưng không, ngay sau đó em đươc nghe kể hoàn cảnh gia đình cô. Cô vốn là người dân tộc Mông, học giỏi nên về quê em dạy học, cuộc sống vốn không dễ dàng gì. Lương của cô đều gửi về cho em gái và bố mẹ trên Mai Châu.

ChỈ vì lời nói dối của em mà cô đã phải bỏ ra gần một nửa tháng lương, nguồn sống của gia đình côể giải quyết rắc rối do sự ích kỉ tham lam nhất thời của em. Em thấy ân hận và xấu hổ vô cùng vì lời nói dối của mình. Sau đó, em đã đập con lợn đất của em và xin cả chị gái để đủ số tiền kia và đem cho cô, ngụy biện mình để quên trong hòm sách cũ. Cô vẫn nhẹ nhàng xoa đầu em nói không sao, dặn em cẩn thận hơn để khỏi lo sợ.

Nỗi áy náy cứ tăng lên theo từng ngày nhìn thấy cô. Thời gian đó, em đã hèn nhát không dám nhận lỗi của mình nên không nói lời xin lỗi với cô. Bây giờ nghĩ lại em thấy rất ân hận, em luôn tự phê bình bản thân sau lần đó và muốn gửi đến cô giáo của em lời xin lỗi chân thành nhất.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 3 2019 lúc 10:41

Đề 3:

  Ta là chim Phượng Hoàng. Ta chuyên cần giúp những người khốn khó và thay trời trừng trị những kẻ tham lam bất nhân.

  Ta thường bay ngang một ngôi làng, ta thấy ở đó có một gia đình nhà kia có hai anh em trai và một người cha già.

  Chẳng bao lâu, người cha mất đi. Nhà còn hai anh em. Người anh không những không bao bọc, thương yêu em mà lại rất tham lam, đối xử với em rất tệ. Hăn lấy vợ. Viện cớ đã có gia đình riêng hắn đứng ra chia gia tài. Bởi tham lam nên hắn giành hết gia sản, chỉ cho người em một cây khế ngọt ở góc vườn. Người em vốn ngoan ngoãn lại hiền lành nên anh chia sao người em nhận vậy. Anh ta nhận cây khế, dựng một túp lều con dưới gốc, rồi làm thuê cuốc mướn sống qua ngày.

Cây khế của người em rất sai quả. Mùa khế chín, ta thấy người em thường hái trái đem ra chợ bán, lấy tiền mua gạo. Nhìn thấy người em tội nghiệp, làm lụng vất vả trong khi người anh rất sung sướng ta bèn thử lòng người em. Ta đến cây khế, thản nhiên ăn hết trái khế này đến trái khế khác. Người em thấy vậy bèn buồn bã nói với ta: "Chim ơi, thương tôi với! Chim ăn hết khế của tôi thì tôi lấy gì đổi gạo?". Ta bèn nói: "Ăn một quả khế, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng".

  Đêm sau, ta quay lại khu vườn. Bảo người em trèo lên lưng, ta chở anh ta vượt qua núi cao, sông dài, biển rộng đến đảo vàng, ta thả anh ta xuống. Một lúc sau, ta tháy người em quay ra với một túi ba gang đầy vàng. Ta lại cõng anh ta vượt trùng khơi về nhà. Từ đấy, cuộc sống của người em thay đổi hẳn. Anh ta không còn khổ cực nữa. Không những vậy, anh ta còn chia bớt của cải cho những người nghèo xung quanh mình. Tuy giàu có nhưng anh ta không hề kiêu căng, vẫn sống lối sống hết sức đạm bạc.

  Người anh thấy cuộc sống của người em thay đổi thì nổi máu tham lam. Anh ta đến nhà, hỏi chuyện rồi gạ người em đổi cây khế cho mình. Người am vui vẻ đổi cây khế cho anh trai và dọn về căn nhà mà cha mẹ để lại, nhường túp lều nhỏ dưới gốc khế của mình cho anh.

  Mùa khế lại đến, ta lại đến ăn khế chín. Người anh thấy ta ăn khế thì tiếc của, bèn đuổi ta đi. Ta nói "Ăn một quả khế, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng".

  Đúng hẹn, ta quay trở lại khu vườn, chở người anh đến đảo vàng. Thấy vàng hắn tối mắt tối mũi lấy đầy một túi to đến mười hai gang mà hắn may sẵn, không những vậy, hắn còn dắt theo trên người rất nhiều. Hăn quên mất rồi lời ta dặn rằng chỉ được đầy túi ba gang mà thôi. Ta chở hắn về nhưng vì hắn quá nặng nên khi bay đến giữa biển khơi ta chao cánh, gió lại thổi mạnh nên hắn rơi tỏm xuống biển.

  Thế đấy, những kẻ bát nhân, lại tham lam, ăn ở không chút nghĩa tình như hắn thfi sớm muộn cũng sẽ nhận được kết cục như vậy. Còn người em, anh ta ăn ở hiền lành, lại sống có nhân nghĩa, người tốt thì bao giờ cũng sẽ nhận được điều tốt.

Bình luận (1)
Thanh
Xem chi tiết
♥✪BCS★Tuyết❀ ♥
27 tháng 1 2019 lúc 17:36

Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.

- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:

- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?

- Mình cũng nghe như thế.

Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.

- Ôi! Một bà già.

Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.

- Làm sao bây giờ hả Phương?

Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:

- Cậu có mang theo dầu không?

Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:

- Cho bà chút nước.

Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:

- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!

- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:

- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thây nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.

- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?

- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.

Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:

- Cháu đi về đâu?

- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!

Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:

- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.

Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:

- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.

Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!

Bây giờ thì Phương - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.

Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn 2

Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.

Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

Quỳnh bĩu môi:

Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.

Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:

Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: "Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác". Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.

Bình luận (0)
Linh Linh
27 tháng 1 2019 lúc 17:39

1 . Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.

Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

Quỳnh bĩu môi:

Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.

Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:

Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: "Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác". Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.

Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn 3

Trong tâm trí mỗi người đều có những kỉ niệm đẹp, em cũng vậy. Kỉ niệm khó quên của em là một lần đi biển Nha Trang cùng với My - người bạn thân của em đã lâu.

Lần đó thật vui, chúng em chất hết đồ đạc vào va li và đi máy bay đến Nha Trang. Biển thật đẹp! Những rặng dừa rì rào trong gió. Những con sóng đua nhau chạy vào bờ tung bọt trắng xóa. Biển có lúc hiền hòa, lặng sóng, nhưng có lúc lại giận dữ, ngạo mạn đánh dạt tất cả cái gì xung quanh nó ra xa. Đứng trên bờ nhìn ra biển sẽ thấy thấp thoáng những đoàn thuyền đánh cá ra khơi, mang về cho mọi người những mẻ lưới nặng trịch cá. Trên bờ, người đi tắm biển rất nhiều. Em và My cùng nhau xây lâu đài cát và " thu hoạch " được rất nhiều vỏ sò, ốc, san hô,.... Tắm biển đã thỏa thích, hai gia đình của em và My dẫn nhau ra một nhà hàng cao cấp. Ở đó, bọn em được ăn đặc sản của Nha Trang cùng rất nhiều món ngon khác. Buổi tối, cả hai đứa lại ra biển hóng mát và đi dạo. Lúc ngồi nghỉ, bọn em thi nhau tán ngẫu những câu chuyện không có thật trên đời. Tiếng cười đùa của bọn em hòa vào tiếng dế đêm nghe rất hay, buổi đêm trên biển thật yên tĩnh ......

Đến giờ đã ba năm kể từ ngày em đi chơi với My nhưng em sẽ không bao giờ quên được ngày ấy vì nó đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Ngày ấy, là một kỉ niệm khó quên, một kỉ niệm tình bạn đẹp.

2 . Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!

   Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

   Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

   - Anh có mang tiền không?

   Người mù đáp:

   - Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

   - Cứ đưa đây!

   Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:

   - Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.

   Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.

   Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.

   Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.

   Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.

3 . 

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày.

   Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

   - Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

   Chim lạ liền nói:

   - Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

   Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

   Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

   Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

   Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

K mk nha !


 


 

Bình luận (0)
Thanh
27 tháng 1 2019 lúc 18:07

giup minh cau 2 nhe

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Time line
1 tháng 10 2023 lúc 14:11

Tham khảo

a) Đề số 1: Viết một đoạn văn nói về câu chuyện “Những hạt thóc giống”:

Điều đáng tự hào của một người chính là giữ được lòng trung thực, thật thà. Đặc biệt, con người phải dám nói lên tiếng nói thực sự của mình, không ngại khó khăn, không ngại thị phi, không ngại nguy hiểm, phải gan dạ mà thật thà thừa nhận kể cả những lỗi lầm của mình. Bởi lẽ, dù sao đi nữa đến cuối cùng sự trung thực, lòng dũng cảm vẫn luôn chiến thắng. Câu chuyện còn cho thấy sự thông minh không chỉ ở cậu bé mà còn là sự thông minh, cao tay của nhà vua.

b) Đề số 2: Viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu) nói về một bộ phim mà em đã xem

Vào tuần trước, em đã cùng gia đình xem lại bộ phim hài Táo quân Tết năm nay. Dù không phải trong không khí Tết, nhưng bản thân em rất hào hứng với các câu chuyện trong Táo quân có. Các cô, các chú diễn xuất rất duyên dáng, hài hước, gia đình em không ngừng cười vang cả nhà. Có thể kể tới một vài cô chú mà em yêu thích như: Chú Chí Trung, Chú Xuân Bắc, Chú Công Lý.

Bình luận (0)
gtrutykyu
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
14 tháng 10 2016 lúc 9:53

Mik sẽ miêu tả Tháp Thạt Luổng

Nằm ở phía Đông của thủ đô Viêng Chăn, Thạt Luổng là công trình tiêu biểu cho nghệ thuật tạo hình của Lào, nó mang một kiến trúc riêng khá đặc biệt ở vùng Đông Nam Á. Thạt Luổng được đánh giá như một công trình văn hóa mang tính tôn giáo sâu sắc, biểu tượng cho trí tuệ, óc sáng tạo, tinh thần đoàn kết... và là biểu tượng của quốc gia Lào.

“Tháp ngọc trên thế giới”

   Thạt Luổng tiếng Lào có nghĩa là tháp lớn, được xây dựng vào năm 1566 dưới triều vua Xệt Tha Thi Lạt, sau khi nhà vua dời đô từ Luông Pha Băng về Viêng Chăn. Thạt được đặt tên là “Cheđiloka Chulamạni” có nghĩa “Tháp ngọc trên thế giới”, nhưng nhân dân vẫn quen gọi là Phrạ Thạt Luổng để mô tả sự vĩ đại, to lớn của ngôi tháp. Thạt Luổng vốn được xây trên một ngôi đền cũ, cách Viêng Chăn 2km, đây là một trong những tháp Phật lớn nhất ở Lào với diện tích đáy là 90m x 90m, cao 45m. Cấu trúc mô hình Thạt Luổng được chia làm ba phần: Phần dưới cùng là bệ tháp, mỗi cạnh dài 69m (từ phía Tây, Đông) và 68m (từ phía Bắc Nam), cả 4 cạnh được ốp bằng 323 phiến đá. Tầng thứ hai, mỗi cạnh dài 48m, vòng quanh cả 4 cạnh được tạo hình những hoa sen lớn với 120 cánh. Tiếp giáp giữa tầng hai và tầng ba có 30 tháp nhỏ bao quanh. Các tháp nhỏ này có hình dáng tương tự như thạt trung tâm. Tầng trên cùng là khối trung tâm thạt, có hình dáng quả bầu, được đặt trên một khối hình bán cầu trang trí bằng những hình cánh sen đang nở tung ra bốn phía. Toàn bộ khối trung tâm được phủ một màu vàng rực rỡ. Tất cả tạo nên một dáng vẻ uy nghi, gợi cảm, và thanh nhã với hình dáng vút cao như mũi tên của đỉnh Thạt Luổng. Giống như nhiều công trình kiến trúc cổ đại đồ sộ khác ở Đông Nam Á, Thạt Luổng cũng chịu ảnh hưởng khá đậm nét phong cách nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ. Nó là hình ảnh tượng trưng cho núi vũ trụ Mêru (theo truyền thuyết của Bà-la-môn giáo Ấn Độ, Mêru là dãy núi thần thoại nơi trung tâm của vũ trụ, nơi cư trú của các thần linh) cùng với cấu trúc ba phần - biểu thị cho quan niệm của Phật giáo tiểu thừa về sự giải thoát con người ra khỏi ba loại khổ gắn liền với ba giới (dục giới, sắc giới và vô sắc giới) nhằm đạt đến trạng thái vô tướng và siêu thế giới. Ba vòng hồi lang của Thạt Luổng là hình ảnh của tam giới và khối trung tâm chính là siêu thế giới. Không chỉ cấu trúc ba phần mà ngay cả khối thân hình bán cầu của Thạt Luổng phần nào gợi lại hình dáng tháp Sanchi (thế kỷ III trước Công nguyên) của Ấn Độ. Ngoài ra, những hình dáng vút cao như mũi tên của Thạt Luổng lại phảng phất bóng dáng của tháp Thái Lan thời Ayutthaya (thế kỷ XV-XVIII). Thế nhưng, thật kỳ lạ, chính những yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài đó cùng với văn hóa bản địa kết hợp lại ở Thạt Luổng đã tạo ra một kiểu kiến trúc tháp độc đáo mang bản sắc Lào và rất đặc biệt ở Đông Nam Á. Sự thống nhất về bố cục, sắp xếp đúng chỗ các tháp nhỏ, các đồ hình mang tính hình học chuẩn xác, rõ ràng cũng như sự hài hòa về tỉ lệ giữa các yếu tố, đường nét và cách xử lý màu sắc tương phảng... sự hòa quyện đó tạo nên những biến tấu, những nét riêng, góp phần làm cho Thạt Luổng có vẻ đẹp duyên dáng, thơ mộng hơn nhiều so với nguyên mẫu mà nó sao chép.

Bình luận (9)
Phan Thùy Linh
14 tháng 10 2016 lúc 9:57

Nằm rải rác dọc cao nguyên Mương Phuôn, cánh đồng Chum thuộc tỉnh Xiêng Khoảng, Bắc Lào đến nay vẫn là thách thức với giới khảo cổ Lào và quốc tế. Cánh đồng chum là một khu vực văn hóa lịch sử gần thi xã Phonsavan, thuộc tỉnh Xiengkhuang của Lào.Cách đồng Chum ước tính có khoảng 1.969 chiếc chum, nằm rải rác tại 52 địa điểm ở tỉnh Xiêng Khoảng, chiếc lớn nhất được tìm thấy cao 3m, chiếc nặng nhất tới 14 tấn, còn phần lớn cao chừng 1 đến 2m. Hiện mới chỉ có ba điểm được đưa vào khai thác du lịch gồm Bản Ang, Lắt Sén và Bản Sua. Các khu vực còn lại hiện chưa đưa vào phục vụ du lịch do còn nhiều bom mìn chưa được rà phá triệt để.Nhìn từ xa, Cánh đồng Chum như một bàn cờ, những chiếc chum như những quân cờ lổm nhổm thật kỳ thú. Khi đến gần mới thấy chúng nằm lẫn lộn vào nhau không theo quy luật sắp xếp nào. Cái trồi hẳn trên mặt đất, cái chìm một phần thân dưới đất. Hình dạng cũng không điển hình. Cái thắt núm, cái miệng thẳng, cái vuông vức, cái lại như quả dưa... Chạm tay vào những khối đá sần sùi, "mốc" xanh thời gian đang nằm yên lặng trên nền đất, người ta mơ hồ cảm nhận những bí ẩn lịch sử to lớn chứa đựng bên trong.

Bình luận (0)
nguyễn thị lan anh
26 tháng 9 2017 lúc 20:40

Quá trình phát triển nền kiến trúc cổ Việt Nam gắn liền với môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh kinh tế - xã hội. Những công trình kiến trúc cổ hầu hết được xây dựng trong thời kỳ phong kiến - chủ yếu là trước thế kỷ 19. Dù là công trình nhỏ bé như kiến trúc dân gian hoặc đồ sộ, phức tạp như kiến trúc cung đình, vật liệu xây dựng sẵn có ở địa phương đã được khai thác và sử dụng phổ biến và rộng khắp: tranh, tre, nứa, lá, gỗ, đá..., sau này còn có các vật liệu khác như gạch, ngói, sành, sứ... Hệ thống kết cấu khung cột, vì kèo và các loại xà đều có quy định thống nhất về kích thước, tương quan về tỷ lệ và qua đó, những nghệ nhân trước đây đã sáng tạo ra một thức kiến trúc riêng biệt trong kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam.

Trải qua nhiều triều đại, nhiều thế kỷ với bao thăng trầm lịch sử, đến ngày nay các công trình đã trải qua nhiều lần trùng tu sửa chữa để tồn tại, một số còn giữ được cốt cách nguyên sơ song cũng có nhiều công trình bị pha tạp do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Tuy nhiên, những công trình này vẫn là dấu tích cụ thể ghi lại chặng đường sáng tạo và lao động nghệ thuật, mang dấu ấn lịch sử dân tộc rất rõ nét.

Kiến trúc cổ Việt Nam được chia thành các loại hình như sau:

Đây là loại hình kiến trúc bao gồm thành lũy, pháp đài, đồn, cửa ô... Những kiến trúc quân sự quốc phòng cổ Việt Nam có mặt bằng bố cục gồm các hình như: hình vuông, hình chữ nhật, hình đa giác đều, hình tròn, hình ngôi sao và những hình đặc biệt khác. Vật liệu xây dựng các loại hình kiến trúc này rất phong phú. Ở miền núi, người ta sử dụng phiến đá xanh có đẽo gọt hoặc không; ở miền trung du, người ta sử dụng đá ong; ở miền đồng bằng sử dụng đất hoặc gạch và vôi vữa xây thành.

Thành Cổ Loa

Bố cục thành Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội) có 3 vòng rõ rệt: vòng ngoài, vòng trong và vòng giữa đều được đắp bằng đất. Người ta thông thường đào đất ngay tại chỗ đắp tường thành, phần đất bị đào đi tạo nên hào chạy xung quanh thành và hào cũng là bộ phận có tác dụng phòng ngự của thành. Thành Cổ Loa có hình dáng khá đặc biệt giống hình xoáy vỏ ốc. Toàn bộ xung quanh các vòng thành Cổ Loa đều có đào hào, trừ phía Tây Nam và Đông Nam là sông hoặc đầm lầy tự nhiên, còn toàn bộ là hào nhân tạo rộng từ 20–50 m.

Thành Hoa Lư

Thành Hoa Lư (Ninh Bình) là kinh đô thuộc thời nhà Đinh - Tiền Lê. Đây là công trình đạt tới đỉnh cao về mức độ kiên cố, hiểm trở của loại hình công trình phòng ngự trong lịch sử đương thời. Thành Hoa Lư nằm trên một khoảnh đất khá bằng phẳng trong khu vực những dải (dãy) núi đá vôi hiểm trở, bao bọc xung quanh, tạo thành những bức tường thành thiên nhiên kiên cố. Mười đoạn tường thành nhân tạo nối liền những dải núi đá vôi tạo nên 2 vòng thành khép kín sát cạnh nhau, được gọi là thành ngoài và thành trong, với diện tích toàn bộ khoảng trên 300 ha.

Thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội Bài chi tiết: Hoàng thành Thăng Long

Thành Thăng Long thời nhà Lý gồm nhiều vòng thành. Vòng ngoài cùng là La thành, vừa là nơi phòng ngự, vừa là nơi ngăn lụt, có độ dài khoảng 30 km. Trong khu vực này là Kinh thành bao gồm nhiều phường phố, chợ búa... nơi ăn ở buôn bán sản xuất thủ công nghiệp của nhân dân và quan lại. Hoàng thành được xây bằng gạch, là nơi đóng các cơ quan đầu não của nhà nước và triều đình phong kiến, bên trong có Cấm thành là nơi dành cho vua và gia đình ở, sinh hoạt.

Thành Tây Đô Bài chi tiết: Thành Tây Đô Cổng Tiền Thành Tây Đô, Thanh Hóa

Bình đồ của tòa thành gần như vuông, diện tích rộng 77 ha, đông tây khoảng 880 m, bắc nam hơn 870 m. Thành tường đắp bằng đất, bọc đá xanh bên ngoài. Kiên cố nhất là bốn cổng lớn trổ ra bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Cổng nam, tức cổng chính có ba lối đi xây cuốn tò vò, cao gần 10 m.[1]

Đây là công trình kiến trúc bằng đá quy mô rất lớn xây từ thời nhà Trần, và được coi là tòa thành cổ lớn nhất Đông nam Á nên đã được đề cử là Di sản Văn hóa Thế giới ngày 29 tháng 9, 2009 với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO).[1]

Phủ chúa Nguyễn

Nhà sư Thích Đại Sán ghi lại trong Hải ngoại kỷ sự (bản Viện đại học Huế, 1963, tr 34) cho hay phủ chúa mênh mông nhưng không có thành quách, bù lại có 2 lớp lũy tre làm rào. Lớp lũy tre ngoài cùng có các hàng trại súng cất bằng cỏ tranh, đặt súng đồng hạng nặng. Trong cùng là vòng tường thấp, rộng một hai dặm quây lấy vương phủ.

"Sau khi vào qua cửa chính, là một cái sân thật rộng. Tiếp theo là một đại sảnh có các quan chầu chực, quan võ bên hữu, quan văn bên tả, ai nấy theo thứ bậc và phẩm trật mà đứng. Chúa Nguyễn được kiệu trên ngai vào đến sảnh, rồi chúa an vị trước một cái án có bút lông, dấu triện với hộp chu sa. Đây là khung cảnh chúa thừa tiếp những vị nào muốn thưa trình gì với chúa.

Nếu đi vào bằng các cửa hai bên của dinh chúa, thì một phía là dãy chuồng ngựa cùng các chuồng gia súc mà đáng nói hơn cả là gà đá, còn một phía là trang viện của ca kỹ (giúp vui các chúa Nguyễn).

Trong phần thứ ba của dinh đường có một hoa viên rất mực kỳ thú có lắm kỳ hoa dị sắc và hương vị đủ loại... Đến lớp tường bọc thứ hai thì nhỏ hơn. Chung quanh là một hành lang lát gạch, có trụ cột và mái che để khi nào trời mưa có thể dạo chơi chẳng việc gì. Nơi đây có bốn cửa cao lút tường... Vào tới trong, bước chân cuối cùng dừng lại ở một cái sân thật rộng. Những nhân vật chủ yếu của địa phương chiếm ngụ những ngôi nhà hạng nhất, những ngôi hạng thứ thì dành cho quyến thuộc của chúa. Sau rốt hiện ra trước mặt một dãy nhà dành riêng cho các hầu thiếp, dãy này không khác dòng tu là mấy. Nó có hành lang trông cột và một cái gác lâu...

Từ lớp thứ hai này tiến vào lớp thứ ba mới đích thị là dinh chúa Nguyễn ở. Lớp này gồm năm toà, chính toà có ba tầng gác và trên cùng có chòi làm vọng lâu. Từ chòi cao, không những thấy bao quát thị thành, mà còn thấy các vùng phụ cận, cùng với mấy đoạn Hương giang uốn khúc thành ra một toàn cảnh hùng vĩ. Trong các toà nhà bề thế này không có vôi, không có tường, không có đá. Toàn thể làm bằng gỗ quý, được trau chuốt, chạm trổ, mài dũa mỹ lệ, các cột chẳng hạn thì dùng một thứ gỗ màu vàng chanh được sơn son. Tưởng chừng ta lạc bước vào một nhà hát lộng lẫy với nền nhà bóng lộn như pha lê. Các cửa lớn những chỗ ở này đều được phủ bằng màn che lộng lẫy tô điểm nghệ thuật. Trên mái và ở góc mái lồ lộ những con rồng bằng đất sét trắng ngậm trong mõm những mẩu khánh vàng leng keng du dương trong gió. Nói tóm lại, mọi thứ đều được xếp đặt không phải chỉ nhắm tới cái công dụng mà thôi, mà còn để phô trương phú quý, và xem ra cung đáng mặt là của bậc vua." (Jean Koffler)

Thành Huế Bài chi tiết: Thành Huế Cổng Ngọ Môn của thành Huế

Vòng thành ngoài là Kinh thành, xây kiểu Vauban, dạng gần hình vuông, mỗi cạnh 2235 m, chu vi gần 9000 m. Tường thành xây ốp bằng gạch hộp dày khoảng trên 2 m và cao khoảng 6,50 m. Vòng thành giữa gọi là Hoàng cung hay Đại nội hình chữ nhật. Vòng thành trong cùng là Tử Cấm thành. Tường xây cao 3,1 m, dày 0,72 m và có 7 cửa.

Kiến trúc cung điện - dinh thự[sửa | sửa mã nguồn]

Kiến trúc cung điện - dinh thự là kiến trúc tiêu biểu và điển hình của các triều đại phong kiến Việt Nam. Loại hình kiến trúc này huy động tập trung được cao độ vật tư và tài lực của cả nước hoặc một địa phương, thể hiện sự giàu có và quyền lực trong từng giai đoạn của từng hoàng đế trị vì. Có thể nói đây là loại hình kiến trúc phong kiến quy mô nhất trong các loại hình kiến trúc thời phong kiến, mà di sản còn được gìn giữ lại cho đến ngày nay.[2]

Kiến trúc cung đình Huế

Năm 1802 - sau khi cách mạng Tây Sơn bị hoàn toàn thất bại - Nguyễn Ánh (Gia Long) lập triều Nguyễn và đóng đô ở Huế (Phú Xuân), tập trung nhân lực và vật tư cả nước xây dựng Hoàng cung trong kinh đô Huế. Kiến trúc cung điện dinh thự nhà Nguyễn vẫn được bố cục xây dựng theo kiểu truyền thống triều đình phong kiến Á Đông, gồm có những loại sau đây:

Dùng là nơi thiết triều và cử hành lễ nghi, có: Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, Tả Vu, Hữu Vu v.v.. Nơi ở của vua và gia đình: điện Càn Thành, điện Khôn Thái, điện Kiến Trung, cung Diên Thọ, cung Trường Sanh v.v.. Công sở - công quán: điện Văn Minh, điện Võ Hiển, Đông các phủ nội vụ, Thị vệ trực phòng, Thái y viện, Thượng thiên đường v.v..

Trải qua gần 100 năm với bao biến động lịch sử, khí hậu khắc nghiệt và thời gian tàn phá, một số lớn - trên 80% - cung điện dinh thự Hoàng cung nhà Nguyễn đã bị hủy hoại. Đây là một con số không nhỏ, ảnh hưởng sâu sắc đến quy mô di sản kiến trúc cổ của Việt Nam ngày nay. Mặt khác, trong điều kiện xã hội nửa phong kiến, nửa thuộc địa sau này, kiến trúc cung đình Huế đã bị ảnh hưởng và có sự lai tạp Á, Âu trong nhiều bộ phận và đang là vấn đề bàn cãi của các nhà nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc và mỹ thuật.[2]

Kiến trúc tôn giáo - tín ngưỡng[sửa | sửa mã nguồn] Chùa tháp Tam quan Chùa Trăm Gian ở Hải Dương

Chùa tháp là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo. Bố cục mặt bằng ngôi chùa có các loại hình như sau:

Chữ Đinh (丁), bên ngoài rộng 5 gian, 7 gian... Chữ Công (工), hay còn gọi là nội công, ngoại quốc (trong là chữ 工, ngoài là chữ 囗) Chữ Nhị (二), chữ Tam (三)... bao gồm một tổng thể nhiều công trình đơn lẻ, có hành lang bao quanh hoặc tường vây kín. Đền miếu Đền Trung Liệt trên gò Đống Đa, Hà Nội

Công trình đền đài, miếu mạo là nơi thờ cúng của Đạo giáo (Lão giáo). Địa điểm xây dựng thường được lựa chọn ở những vị trí có liên quan đến những truyền thuyết hoặc sự tích, cuộc sống của vị thần siêu nhiên hoặc các nhân vật được tôn thờ. Đại thể kiến trúc bên ngoài của đền đài miếu mạo có những đặc điểm cơ bản giống của kiến trúc đình chùa, nhưng nội dung thờ cúng và trang trí nội thất có khác nhau.

Văn Miếu - Văn chỉ Bài chi tiết: Văn Miếu-Quốc Tử Giám

Văn Miếu, Tự miếu, Văn chỉ là những công trình kiến trúc Nho giáo thời Khổng Tử.

Quần thể Văn miếu - Quốc tử Giám Hà Nội được xây dựng theo trục Bắc Nam. Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương. Ngoài cổng chính có một dãy 4 cột trụ, hai bên tả hữu có bia.Cổng Văn miếu xây kiểu Tam Quan trên có 3 chữ lớn Văn miếu môn viết bằng chữ Hán.

Lăng mộ

Kiến trúc lăng mộ là các công trình lăng tẩm và mộ táng cổ xưa. Một số dân tộc còn có nhà mồ. Có hai loại mộ táng:

Mộ của những người thế tục Mộ của những người tu hành.

Vật liệu xây dựng mộ thường là những viên gạch có độ nung già. Gạch hộp kích thước 40x30cm và gạch múi bưởi (gạch lưỡi búa) để xây cuốn, có trang trí nổi hình quả trám đời nhà Hán, hình chữ S hoặc con giống, hoa lá.

Đình làng Bài chi tiết: Đình Đình Bảng Môn, Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Đình làm theo kiểu hai mái bít đốc.

Đình làng nguyên là nơi thờ thành hoàng theo phong tục tín ngưỡng trong xã hội Việt Nam cổ đại. Vì vậy nó thường được xếp vào thể loại công trình phục vụ cho tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, đình làng còn là một công trình thuộc thể loại kiến trúc công cộng dân dụng do tính chất phục vụ đa chức năng của nó. Ngoài là nơi thờ Thành hoàng làng, đình làng còn là trung tâm hành chính, quản trị phục vụ cho mọi hoạt động thuộc về cộng đồng làng xã; là nơi làm việc của Hội đồng kỳ mục trước đây (trong thời phong kiến); là nơi hội họp của dân làng... Đây cũng là nơi diễn ra các lễ hội làng truyền thống, nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của làng. Nói chung, với ba chức năng cơ bản trên (tín ngưỡng, hành chính, văn hóa-văn nghệ), đình làng là nơi diễn ra nhiều hoạt động của làng xã Việt Nam dưới thời phong kiến.

Phía trước đình làng thường có sân rộng, hồ nước cây xanh tạo cảnh quan. Kiến trúc đình làng có thể chỉ 5-7 gian, hoặc có thể có tới 7 gian hai chái như ở đình làng Đình Bảng. Đây cũng là số gian lớn nhất mà kiến trúc cổ Việt Nam có được. Đình làng thường phổ biến loại bốn mái, có khi cũng phát triển thêm loại tám mái (kiểu chồng diêm) do những ảnh hưởng của kiến trúc Trung Hoa về sau này. Mặt bằng đình có thể là kiểu chữ Nhất (一)(kiểu này thường thấy ở các đình cổ, thế kỷ XVI); hoặc quy mô, phức tạp hơn với những bố cục mặt bằng có tên gọi theo dạng chữ Nho: chữ Đinh (丁), chữ Nhị (二), chữ Công (工), chữ Môn (門)... Đây là các dạng mặt bằng xuất hiện về sau, bổ sung cho sự phong phú của đình làng Việt Nam, đi liền với quá trình phát triển thêm về mặt chức năng của đình làng. Không gian cảnh quan, kiến trúc đình làng thường phát triển cả phía sau, phía trước và hai bên, với nhiều hạng mục: hậu cung, ống muỗng (ống muống), tường cánh gà, tiền tế, các dãy tả vu, hữu vu, tam quan, trụ biểu, hồ nước, thủy đình... Trong bố cục đó, không gian chủ yếu vẫn là tòa đại đình (đại bái), là nơi diễn ra các hoạt động hội họp, ăn khao, khao vọng, phạt vạ... của dân làng. Đại đình bao giờ cũng là tòa nhà lớn nhất trong quần thể, bề thế, trang trọng. Đại đình ở các đình cổ thường có sàn lát ván, cao từ 60 đến 80 cm, chia làm ba cốt cao độ, là sự phân chia thứ bậc cho những người ngồi ở Đại đình. Ở những tòa Đại đình của các ngôi đình chưa có hậu cung, bàn thờ Thành hoàng được đặt ở chính gian giữa đại đình; gian này không lát ván sàn và có tên là "Lòng thuyền".

Hậu cung là nơi đặt bàn thờ Thành hoàng. Trong hậu cung có cung cấm, là nơi đặt bài vị, sắc phong của vị thần làng. Xung quanh hậu cung thường được bít kín bằng ván gỗ, không trổ cửa sổ, tạo không khí uy nghiêm và linh thiêng.

Đình làng không những có giá trị về mặt kiến trúc cao, là kiến túc thuần Việt nhất của dân tộc, mà còn là kho tàng hết sức giá trị về mặt điêu khắc dân gian. Đây là thế giới cho nền nghệ thuật điêu khắc dân gian phát triển mạnh mẽ. Trên các vì kèo, tất cả các đầu bẩy, đầu dư, đố, xà kẻ, ván gió, ván nong (dong)... là nơi các nghệ sĩ điêu khắc dân gian chạm khắc các đề tài tái hiện cuộc sống và lao động của con người, cảnh sắc thiên nhiên giàu tính dân gian và phong phú, sinh động. Chính vì vậy, các điêu khắc đình làng còn có giá trị to lớn trong việc nghiên cứu về cuộc sống vật chất, tinh thần của người Việt Nam trước đây. Nó có giá trị lịch sử sâu sắc.

Tháp Chàm Bài chi tiết: Tháp Chàm Một tháp Chàm ở Phan Thiết

Tháp Chàm là những đền miếu cổ, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm (còn gọi là dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Tháp Chàm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng mặt trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Trên các bức tường không thấy mạch vữa liên kết, song các viên gạch lại liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ.

Kiến trúc dân gian Nhà theo kiến trúc cổ truyền ở đồng bằng sông Hồng Nhà ở dân gian

Nhà ở dân gian đã trải qua một quá trình chuyển biến từ nhà sàn đến nhà nền đất. Nhà nền đất vùng xuôi có kết cấu khung tre hay gỗ, thường làm vách và lợp bằng tranh, rạ hay lá dừa nước; nếu là kết cấu khung gỗ loại tốt lại thường được lợp bằng ngói, tường bao quanh bằng gạch với vì kèo gỗ. Khuôn viên nhà bao gồm: nhà chính, nhà phụ (nhà ngang, nhà bếp) và chuồng gia súc cùng sân, vườn, ao, giếng hoặc bể nước và hàng rào, tường vây quanh, cổng ngõ. Nhà chính thường có số gian lẻ (1, 3 hay 5) cùng với 1 hoặc 2 chái. Nhà chính thường quay về hướng nam, hướng này có thể đón ánh nắng khi trời lạnh, đón được gió mát để giải nồng. Phía trước thường trồng cây có tán cao đề làm cảnh, đón gió tốt. Phía sau, trồng cây bụi để ngăn gió lạnh.

Nhà sàn: nhà sàn bằng gỗ là kiểu nhà truyền thống từ xưa đến nay ở các vùng đồng bào dân tộc hay sinh sống ở các vùng núi cao (trong nam có nhà Rôông của người tây nguyên, ngoài bắc có nhà sàn của người mường, dao, thái...vv) Kiến trúc công cộng dân gian Chùa Cầu, Hội An Cổng làng Thổ Hà, Bắc Giang Cầu: Có các loại như cầu tre, cầu gỗ, cầu đá, cầu gạch ngói... Quán điếm: Quán có thể là quán nghỉ của nông dân ở goài ruộng hoặc quán chợ trong các chợ buôn bán. Điếm có thể là điếm tuần canh trong làng xóm, điếm canh đề phòng lũ lụt vỡ đê hay điếm ở ngoài nghĩa trang... Quán điếm thường có cấu tạo đơn giản, được xây dựng bằng tranh, tre, nứa, lá hoặc gạch, đá, gỗ ngói... Chợ làng: Chợ làng là nơi mua bán, trao đổi nông sản, hàng hóa... giữa những người trong làng. Chợ làng thông thường có một quán chính (5 gian) và nhiều quán nhỏ khác. Cổng làng: Làng xóm Việt Nam được bao bọc bới lũy tre và cổng làng chính là cửa ngõ của làng xóm. Vật liệu xây dựng của cổng làng thường là gạch, gỗ, ngói, đá ong,...Những cổng làng có quy mô thường có cửa đóng then cài và bảo vệ nghiêm ngặt, kết hợp với lũy tre làm thành pháo đài kiên cố chống lại giặc giã, cướp bóc hay ngoại xâm. Kiến trúc vườn cảnh

Vườn cảnh là nghệ thuật tạo hình mô phỏng thiên nhiên trong một không gian giới hạn, làm nền tạo cảnh tôn cao giá trị công trình chính hoặc quần thể công trình. Vườn cảnh của Việt Nam chịu ảnh hưởng của vườn cảnh Á Đông, có nhiều nét tương tự vườn cảnh Trung Quốc và Nhật Bản, thường gồm 3 thành phần: mặt nước, cây xanh và đá núi nhỏ.

Vườn cảnh Việt Nam không nổi tiếng như vườn Nhật, vườn Trung Hoa do không có những nét đặc trưng rõ ràng và khuôn mẫu cụ thể cũng như độ phổ biến rộng rãi ra ngoài khu vực. Các vườn cảnh ở Việt Nam, nhất là những khu vườn lớn, cổ thường mang những nét tương đồng với vườn Trung Hoa như hòn non bộ, thủy đình, các lầu hóng gió, ngắm trăng, các hồ nước được trồng viền liễu rủ...

Vườn Việt Nam thường là sự thể hiện lại nét tự nhiên của thiên nhiên mộc mạc, ở Việt Nam vườn cảnh thường được Việt hóa để tạo nên nét riêng và phù hợp với điều kiện thời tiết, đất đai và văn hóa, lịch sử (Việt Nam là nước vùng nhiệt đới)... từ đó khiến vườn Việt Nam có những đặc điểm riêng; ví dụ ở vườn Việt Nam, những yếu tố như nét dân dã và mộc mạc và bản sắc dân tộc luôn được đề cao, coi trọng và thể hiện[cần dẫn nguồn]. Đó là những nét rất gần gũi với cuộc sống thường nhật ở thôn quê Việt Nam như: cây đa bến nước, cây khế bờ ao, lũy tre, hàng rào chè tàu hay dâm bụt, cây cau vương vít bụi trầu, giếng khơi, lu nước với chiếc gáo dừa được tra chiếc cán tre xinh xắn... Đặc biệt, trong vườn cảnh Việt Nam ở mỗi miền lại thường có những ngôi nhà mang đậm nét đặc trưng như: nhà ba gian, hai chái ở những vườn cảnh ở Bắc bộ; nhà rường trong những nhà vườn Huế; hoặc được làm đẹp bằng những kiểu nhà sàn của dân tộc thiểu số vùng cao. Ở Nam bộ trong vườn thường có thêm những cây cầu khỉ bằng tre vắt vẻo qua các mương nước như thách thức du khách đến chơi vườn...

Chính vì những nét riêng này mà ở Việt Nam có nhà vườn Huế rất đặc biệt, được nhiều người biết đến, công nhận về tính đặc hữu[cần dẫn nguồn].

Các vườn đẹp ở Việt Nam

Ở Việt Nam có các khu vườn cảnh cổ đẹp, đáng chú ý như các khu nhà vườn Huế, các vườn cảnh cổ ở các lăng mộ vua chúa, Tử cấm thành các triều đại vua chúa phong kiến, vườn trong các đình, chùa cổ...

Trong nhà ở

Trong ngôi nhà cổ truyền của Việt Nam thường có một bộ phận không thể thiếu được là mảnh vườn. Đây là nơi tăng gia và cũng có thể là nơi cải thiện môi trường sống, tạo không gian thoáng đãng cho ngôi nhà. Đặc biệt, nhà - vườn ở Huế đã trở thành một nét đặc sắc của miền Trung Việt Nam. Trong khuôn viên nhà vườn Huế có nhiều loại cây hoa màu sắc phong phú, cây cảnh tạo dáng thẩm mỹ, cây bóng mát bốn mùa, cây ăn quả mùa nào thức nấy cùng với hòn non bộ, bể cá vàng, chuồng chim cảnh... khiến cho khuôn viên nhà vườn Huế là một không gian sinh động thu nhỏ, vừa có lợi ích kinh tế, vừa có hiệu quả thẩm mỹ nghệ thuật.

Trong công trình tôn giáo tín ngưỡng Vườn cảnh trong khu Hoàng thành Huế

Các loại cây thường được trồng trong vườn của công trình tôn giáo tín ngưỡng là cây đa, cây si và cây đại... góp phần tạo cảnh làm nơi nghỉ ngơi cho khách thập phương đến thăm viếng và hành lễ đồng thời làm tôn giá trị nghệ thuật kiến trúc, tạo cảm giác thanh tịnh, trang nghiêm cho công trình tôn giáo. Hoa sen là loại cây quen thuộc và phổ biến trong kiến trúc Phật giáo.

Trong triều đình

Vườn thượng uyển là vườn cảnh dành riêng cho nhà vua và hoàng gia cùng quan lại cao cấp trong triều đình phong kiến thưởng thức và du ngoạn. Cố đô Huế của triều nhà Nguyễn còn để lại những khu vườn cảnh có giá trị như: vườn Ngự uyển trong Tử Cấm Thành Huế, vườn Cơ hạ trong Hoàng thành, vườn Tĩnh tâm, Dã viên nơi nuôi dã thú trong một khu vườn trên cồn cát gữa sông Hương nơi được ví như hữu Bạch hổ ở phía Tây thành phố Huế.

hahaeoeo

Bình luận (0)
Nood Ngỗng
Xem chi tiết
Nguyễn Phúc Lâm
9 tháng 11 2021 lúc 16:01

Me and Minh Anh have been close friends since childhood. Minh Anh's figure is high, your chubby, full face is also lovely. Dark skin tone. Long hair. The black eyes are always open and round like two marbles. The upturned nose and wide smile always reveal two shiny white teeth. In Minh Anh, everyone is dynamic, confident, witty and funny, very likable. Minh Anh is good at Math, and I'm good at Literature. Therefore, we often support each other to study well. Me and Minh Anh play together very comfortably. I hope that when we grow up, we will still be best friends like we are now.

Bình luận (2)
Đại Tiểu Thư
9 tháng 11 2021 lúc 16:14

Tham khảo:

My best friend is my classmate at school. She and I have been studying together since we entered school in kindergarten. We have studied together all these years. We also travel by the school bus together because we stay close to each other. Her home is only a ten minute walk from my place. My friend is kindly and sweet-natured. We are always happy to be with each other. We enjoy studying, playing and eating together. If I am sad she will do all she can to make me smile and feel happy. She has always been kind and helpful to me. When I miss school because I am unwell she comes to my place to share with me all that has been done at school. When she misses school I too help her with all that has been covered at school. We also play badminton together in the evenings.

Bình luận (0)
Gwyneth
9 tháng 11 2021 lúc 16:18

Đề 2:

House is where we grow up and are loved by our parents. Born and raised in Ho Chi Minh City, I have a house here situated in the suburb of HCM, within 15 minutes drive from the central city. The house is quite large and comfortable. It has 4 floors and a terrace roof. There is also a small garden between the garage and the house, where I usually played football when I was a kid. In addition, my mother designs a terrace vegetable garden on the rooftop, which makes the house more green. The house has enough room for our daily activities. There are 8 rooms in the house: one living room, one TV room, one kitchen, three bedrooms and two bathrooms, all of those are equipped with modern facilities like dishwasher, electric fire, games console . Family support is a strong advantage to me, helps me alleviate difficulties in studying. I hope in the future, I will have my own house like that.

Bình luận (0)
05_Phan Ngọc Trúc Chi
Xem chi tiết
Lan Đỗ
17 tháng 2 2022 lúc 20:36

Truyền thống:

  Làm giàu từ nghề làm gốm truyền thống.

Kế thường nghề làm cốm của gia đình khi lớn lên chị Nguyễn Thị Tuyết Nga ở xã cát tường huyện phù cát tỉnh Bình Định quyết định chọn nghề làm gốm truyền thống để lập nghiệp chị nha để mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm và thương hiệu nổi tiếng Đồng thời tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm đến nay nghề gốm truyền thống của gia đình chị Nga đã xây dựng được thương hiệu nổi tiếng mang lại thu nhập cho gia đình và tạo công ăn việc làm cho nhiều người ở địa phương.

Yêu thương con người : 

Thiên Sứ 7 Tuổi Hiến Giác Mạc.

Cũng giống như những người bạn cùng tuổi Nguyễn Hải An là một cô bé có nhiều ước mơ em thích vẽ tranh và các hát suốt ngày tháng 9 năm 2017 , Hải An bị bệnh u não có ưu đãi chèn lên dây thần kinh nên y học không thể can thiệp được từ đó mẹ em xin nghỉ việc để đồng hành cùng con gái nhỏ mẹ hãy kể chuyện cho Hải Anh nghe về chuyện hiến tặng nội tạng cho người bị bệnh một lần khi con tỉnh táo em tâm sự với mẹ con cũng muốn sau này làm thế nào khi mất đi những bộ phận vẫn còn tồn tại vẫn sống trên cơ thể của người khác 6 tháng 2 năm 2018 tại bệnh viện mắt trung ương đã diễn ra hai ta ghép giác mạc thành công món quà mà bé ăn để lại sau gần một giờ phẫu thuật hai người may mắn nhận được giác mạc là bệnh nhân 42 tuổi mắc bệnh loạn dưỡng giác mạc di truyền và bệnh nhân trên 70 tuổi bị bệnh sẹo đục giác mạc như vậy hai bệnh nhân được ghép giác mạc đã nhìn rõ như bình thường.

Bình luận (0)