Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Tâm Nguyễn
Xem chi tiết
Amee
22 tháng 3 2021 lúc 22:29

Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản là do:

- Có vùng biển rộng và ấm quanh năm.

- Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giông tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm trên các vùng đất ngập mặn.

- Lũ hàng năm của sông Mê Công đem lại nguồn thuỷ sản, lượng phù sa lớn.

Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long:

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta. Việc sản xuất lương thực của vùng giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng cũng như cả nước, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia.

Đỗ Phương Nam
Xem chi tiết
Phạm Thu Thủy
28 tháng 2 2017 lúc 5:36

ý nghĩa việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông cửu long:
Có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực , không chỉ cho người dân ĐBSCL mà còn cho cả nước .
Đồng thời là nguồn xuất khẩu nông sản chính của nước ta

Dương Ánh Ngọc
2 tháng 3 2016 lúc 10:48

Ý nghĩa việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long:

-Diện tích trồng lúa chiếm 51,1%, sản lượng lúa 51,4% cả nước.

-Là vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất nước.

-Cây lương thực chiếm ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu cây trồng.

-Quan trọng nhất là cây lúa, sản lượng và năng suất cao.

-Giữ vai trò hàng đầu trong việc giải quyết vấn đề an ninh lương thực của nước ta.

-Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 3 2017 lúc 10:48

Hướng dẫn trả lời:

+ Đồng bằng sông Cửu Long có mạng lưới sông rạch, kênh đào dày đặc, chế độ nước’tương đối điều hòa có thể giao thông quanh năm và đi đến mọi nơi, nên vận tải thủy là loại hình giao thông phổ biển và tiện lợi nhất, đặc biệt trong mùa lũ.

+ Mạng lưới giao thông đường bộ ở nhiều vùng nông thôn còn kém phát triển, hoạt động vận tải còn hạn chế, nhất là vào mùa mưa, nên giao thông vận tải thủy có vai trò hàng đầu trong gắn kết các địa phương ở đồng bằng với nhau. Ngoài ra, còn có vai trò quan trọng trong giao lưu giữa đồng bằng với các vùng khác và với cả nước ngoài.

duong
Xem chi tiết
Quyên Ánh
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
6 tháng 6 2017 lúc 15:46

Ý nghĩa của vận tải thủy đối với sản xuất và đời sống nhân dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Đồng bằng sông Cửu Long có mạng lưới sông rạch, kênh đào dày đặc, chế độ nước'tương đối điều hòa có thể giao thông quanh năm và đi đến mọi nơi, nên vận tải thủy là loại hình giao thông phổ biển và tiện lợi nhất, đặc biệt trong mùa lũ.
+ Mạng lưới giao thông đường bộ ở nhiều vùng nông thôn còn kém phát triển, hoạt động vận tải còn hạn chế, nhất là vào mùa mưa, nên giao thông vận tải thủy có vai trò hàng đầu trong gắn kết các địa phương ở đồng bằng với nhau. Ngoài ra, còn có vai trò quan trọng trong giao lưu giữa đồng bằng với các vùng khác và với cả nước ngoài.

Nguyen Thi Mai
6 tháng 6 2017 lúc 15:46

Ý nghĩa của vận tải thủy đối với sản xuất và đời sống nhân dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Đồng bằng sông Cửu Long có mạng lưới sông rạch, kênh đào dày đặc, chế độ nước'tương đối điều hòa có thể giao thông quanh năm và đi đến mọi nơi, nên vận tải thủy là loại hình giao thông phổ biển và tiện lợi nhất, đặc biệt trong mùa lũ.

+ Mạng lưới giao thông đường bộ ở nhiều vùng nông thôn còn kém phát triển, hoạt động vận tải còn hạn chế, nhất là vào mùa mưa, nên giao thông vận tải thủy có vai trò hàng đầu trong gắn kết các địa phương ở đồng bằng với nhau. Ngoài ra, còn có vai trò quan trọng trong giao lưu giữa đồng bằng với các vùng khác và với cả nước ngoài

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 6 2017 lúc 14:48

a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta

-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước

+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+

+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang

+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)

+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta

-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu

-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...

-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh

-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh

b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm

-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế

-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 3 2019 lúc 4:49

- Nông sản chế biến sẽ được bảo quản, lưu kho dài hơn, và khả năng xuất khẩu lớn, và nâng cao giá trị xuất khẩu hàng nông sản.

- Tiêu thụ nguyên liệu phong phú của nông nghiệp, kích thích nông nghiệp phát triển.

- Góp phần cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi, tạo điều kiện để chăn nuôi phát triển.

Lê Viết Lưu Thanh
Xem chi tiết
Lê Thu Trang
2 tháng 3 2016 lúc 10:59

-Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long:

-Chế biến, bảo quản khối lượng nông sản lớn.

-Tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp.

-Xuất khẩu nhiều nông sản, ổn định sản xuất.

-Nâng cao đời sống nông dân.

-Góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

-Tạo điều kiện cho hàng hóa nông nghiệp chiếm lỉnh thị trường trong và ngoài nước