Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Kinosaki Ryo
Xem chi tiết
Kinosaki Ryo
28 tháng 9 2019 lúc 11:23

Mn trả lời nhanh để mik còn phải kiểm tra miệng nữa.HUHUHU...T-T

Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại quận Đất Đỏ, nay là huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chị làm liên lạc cho công an quận.

Chị là người mưu trí, dũng cảm. Chị Sáu đã có nhiều chiến công hiển hách. Năm 1948, chị được tổ chức phân công đánh phá buổi lễ mít tinh mừng ngày Quốc khánh nước Pháp 14/7/1948. Chị tung lựu đạn vào khán đài có tính trưởng Lê Thành Trường để giải tán buổi lễ. Chiến công này tạo cho chị nhiều cơ hội lập công mới. Chị được Đảng giao cho nhiệm vụ trừ gian diệt tề. Tháng 2 năm 1950, trong một lần làm nhiệm vụ, không may chị sa vào tay quân thù. Giặc dùng đủ mọi cực hình tra tấn chị nhưng chị không khuất phục và không khai báo điều gì. Địch đày chị ra Côn Đảo. Bảy giờ sáng ngày 23/1/1952, chúng xử tử chị, khi ấy chị mới tròn mười chín tuổi. Ngày 3/6/1993, chị Võ Thị Sáu được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

Bùi Anh Tuấn
28 tháng 9 2019 lúc 11:26

Võ Thị Sáu (1933 – 1952) là một nữ du kích trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam, người nhiều lần thực hiện các cuộc mưu sát nhắm vào các sĩ quan Pháp và những người Việt cộng tác đắc lực với chính quyền thực dân Pháp tại miền Nam Việt Nam.

Do bị chỉ điểm, cô bị quân Pháp bắt được và bị tòa án binh Quân đội Pháp xử tử hình khi chưa đến 18 tuổi.

Chính quyền Việt Nam xem cô như một biểu tượng Liệt nữ Anh hùng tiêu biểu trong cuộc Kháng chiến chống Pháp và đã truy tặng cho cô danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1993.

Amee
24 tháng 3 2021 lúc 21:02

Nguyễn Khuyến sinh năm 1835 mất năm 1909. Ông tên thật là Nguyễn Thắng lấy hiệu là Quế Sơn, tự Miễu Chi. Ông sinh sống và trưởng thành tại huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam. Cha của Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi thi đỗ ba khóa tú tài, làm nghề dạy học. Mẹ của ông là bà Trần Thị Thoan.

Cuộc đời của tác giả Nguyễn Khuyến

Từ thửa nhỏ, Nguyễn Khuyến đã nổi tiếng là một người thông minh, rất hiệu học. Năm 1864, ông đỗ đầu giải nguyên trường Hà Nội. Năm 1865 sau đó, ông tiếp tục thi Hội nhưng trượt vì vậy, ông quyết định ở lại kinh đô theo học trường Quốc Tử Giám và đổi tên thành Nguyễn Khuyến với hàm ý sẽ tu chí, nỗi lực hơn nữa. Và năm 1871, ông đỗ liên tiếp Hội nguyên, Đình nguyên, do đỗ đầu cả ba kỳ thi nên người đời đã gọi ông là Tam nguyên Yên Đỗ.

Sau khi thi đỗ trạng, Nguyễn Khuyến ra làm quan và từng giữ nhiều chức vị cao như:

Năm 1873, ông được bổ nhiệm làm Đốc Học rồi được thăng làm Án Sát tại tỉnh Thanh HóaNăm 1877, ông thăng chức làm Bố Chính tỉnh Quảng NgãiNăm 1878, ông bị giáng chức và chỉ giữ một chức quan nhỏ tại Quốc Sử Quán ở HuếNăm 1883, ông được cử làm Tổng đốc Sơn Tây nhưng ông cáo quan về quê nhà.

Tuy ông thi cử đạt nhiều thành tích rực rỡ, đứng đầu khoa bảng, được vua quan tin dùng nhưng Nguyễn Khuyến chỉ làm quan 12 năm. Vì lúc bấy giờ, cơ đồ nhà Nguyễn bị sụp đỗ, Nam kỳ rơi vào tay thực dân Pháp, năm 1882 chúng đánh Hà Nội rồi tiếp tục tấn công vào kinh thành Huế năm 1885. Trước thời loạn thay đổi, các phong trào yêu nước như Cần Vương bị dập tắt, Nguyễn Khuyến bất lực không thể thay đổi được thời cuộc, không thể thực hiện giấc mơ trị quốc bình thiên hạ nên ông đã lùi ở ẩn. Chỉ tiếp tục sự nghiệp sáng tác thơ văn tuy nhiên lời thơ của ông lúc này luôn mang tâm trạng châm biếm, bất mãn, bế tắc.Nhà thơ Xuân Diệu sau này tôn Nguyễn Khuyến là “nhà thơ của dân tình”, “nhà thơ của quê hương làng canh Việt Nam” vì chất thơ trào phúng, sinh động, gần gũi với cuộc sống.

Sự nghiệp sáng tác

Nguyễn Khuyến có rất nhiều bài thơ nổi tiếng, đến nay chúng ta vẫn gìn giữ khoảng 200 bài thơ chữ Hán và 100 bài thơ chữ Nôm của ông, được tập hợp trong cuốn Quế Sơn thi tập. Ngoài ra còn nhiều tập thơ tuyệt tác lưu truyền như Yên Đổ thi tập, Cẩm Ngữ, Bạn đến chơi nhà, Bách Liêu thi văn tập và 3 bài thơ hay viết về mùa Thu (Thu điếu, Thu ẩm, Thu Vịnh), cùng nhiều bài ca, văn tế, câu đối truyền miệng trong dân gian….

Cả hai lĩnh vực thơ Nôm và thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến đều đạt được thành tựu rực rỡ. Với bộ phận thơ Nôm, dường như Nguyễn Khuyến muốn đưa tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương để mong muốn tìm một đường đi đúng đắn, muốn phản kháng lại chế độ nửa thực dân, nửa phong kiến thối nát, thơ vừa mang sự trào phúng vừa mang chất trữ tình. Còn với dòng thơ chữ Hán hầu hết các áng thơ đều là thơ trữ tình chất chứa nỗi lòng tác giả.

Đọc những vần thơ của Nguyễn Khuyến, chúng ta dường như thấy rõ hình ảnh người nông dân đang phải sống một hoàn cảnh nghèo khổ, tiêu điều đến mức muốn nghẹt thở, chìm sâu trong vũng lầy. Những câu thơ luôn ám ảnh người đọc, khiến ta thêm xót xa hơn.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 8 2019 lúc 15:42

ð Đáp án A

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 6 2019 lúc 16:24

Tóm tắt tiểu sử: Nguyễn Du

- Sống ở cuối thế kỉ XVIII, đây là giai đoạn lịch sử đầy bão táp, sôi động với biến cố lớn lao

- Nguyễn Du hướng ngòi bút của mình tới hiện thực xã hội

- Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, có truyền thống khoa bảng. Cha là Nguyễn Nghiễm (từng làm tể tướng), anh trai là Nguyễn Khản làm quan to dưới triều Lê

Năm 1783: Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài) sau đó không đi thi nữa, Nguyễn Du làm một chức quan nhỏ ở Thái Nguyên

Năm 1789, Nguyễn Du trở về Quỳnh Côi Thái Bình, sống nhờ người anh vợ danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn

Năm 1796, Trở về Tiên Điền Hà Tĩnh, ông sống chật vật một thời gian tới 1802, ông ra làm quan cho nhà Nguyễn (tri huyện Phù Dung – Khoái Châu, Hưng Yên)

Năm 1820 trước khi đi sứ lần hai thì ông mất tại Huế

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 1 2018 lúc 4:07

Chọn đáp án: C

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
kimcherry
Xem chi tiết
phương anh trần
Xem chi tiết
Phạm Thanh Hà
27 tháng 4 2022 lúc 20:57

Truyện thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 5 2017 lúc 10:10

ð Đáp án B