Cho a và b là hai số tự nhiên bất kì hãy chứng tỏ 12345a+6789bchia hết cho 3
Cho a và b là hai số tự nhiên bất kì hãy chứng tỏ(12345a+6789b)chia hết cho 3
ta có
12345a chia hết cho 3 vì 12345 chia hết cho 3
6789a chia hết cho 3 vì 6789 chia hết cho 3
=> 12345a+6789b chia hết cho 3 ( đpcm)
a, em hãy chứng tỏ rằng 3 số tự nhiên bất kì bao giờ cũng chọn được hai số có tổng chia hết cho 2
b, có thể chọn được 4 số tự nhiên trong 7 số tự nhiên bất kì để tổng của 4 số này chia hết cho 4 không
Chứng tỏ rằng:
a. Trong 3 số tự nhiên bất kì bao giờ cũng có thể chọn được hai số sao cho tổng của chứng chia hết cho 2.
b. Nếu hai số tự nhiên a và b (a>b) khi chia cho số tự nhiên m có cùng số dư thì a-b chia hết cho m.
c. Trong 6 số tự nhiên bất kì bao giờ cũng có thể chọn được hai số sao cho hiệu của chúng chia hết cho 5.
Cho bốn số tự nhiên bất kì a,b,c,d và a>b>c>d.
Chứng tỏ rằng tích của các số tự nhiên là hiệu của hai trong bốn số đã cho là một số chia hết cho 12
Ta có \(12=3.4,\left(3,4\right)=1\)nên ta sẽ chứng minh tích các hiệu của hai trông bốn số đã cho chia hết cho \(4\)và \(3\).
- Chứng minh chia hết cho \(4\):
+ Nếu có hai số nào trong bốn số có cùng số dư khi chia cho \(4\), giả sử là \(a,b\)thì \(a-b\)chia hết cho \(4\).
+ Nếu không có hai số nào trong bốn số đã cho có cùng số dư khi chia cho \(4\)thì ta có thể giả sử số dư của các số khi chia cho \(4\)lần lượt là \(3,2,1,0\).
Khi đó \(a-c⋮2,b-d⋮2\Rightarrow\left(a-c\right)\left(b-d\right)⋮4\).
Ta có đpcm.
- Chứng minh chia hết cho \(3\):
Trong bốn số đã cho chắc chắn có ít nhất hai trong bốn số đó có cùng số dư khi chia cho \(3\), giả sử là \(a,b\)thì \(a-b⋮3\).
Ta có đpcm.
Chứng tỏ rằng:
a,Chứng tỏ rằng:Tích của hai số chẵn liên tiếp luôn chia hết cho 8
b,Trong 5 số tự nhiên bất kì ao giờ cũng có hai số chia hết cho 4 có cùng số dư
cTìm số tự nhiên n lớn nhất có 3 chữ số và nhỏ hơn 200,chia cho 5 dư 3,chia cho 7 dư 6
cho hai số A= 12n +1 , B= 30n+2 ( n là một số tự nhiên bất kì) chứng tỏ rằng A và B là hai số nguyên tố cùng nhau
Lời giải:
Gọi $d=ƯCLN(12n+1, 30n+2)$
$\Rightarrow 12n+1\vdots d; 30n+2\vdots d$
$\Rightarrow 5(12n+1)-2(30n+2)\vdots d$
$\Rightarrow 1\vdots d\Rightarrow d=1$
$\Rightarrow ƯCLN(12n+1, 30n+2)=1$
$\Rightarrow 12n+1, 30n+2$ là hai số nguyên tố cùng nhau.
Bài 7: Chứng tỏ rằng:
a) ab(a + b) chia hết cho 2, với a và b là hai số tự nhiên bất kì.
b) n2 + n - 1 không chia hết cho 2, với n là số tự nhiên.
c) ab + ba chia hết cho 11
a, Ta có:
Đặt a=2k, b=2k+1
Suy ra ab(a+b)=2k(2k+1)(2k+2k+1) chia hết cho 2
Đặt a=2k+1; b=2k
Suy ra ab(a+b)=(2k+1)2k(2k+2k+1) chia hết cho 2
Đặt a=2k;b=2k
Suy ra ab(a+b)=2k.2k.4k chia hết cho 2
Đặt a=2k+1;b=2k+1
Suy ra ab(a+b)=(2k+1)(2k+1)(2k+1+2k+1)=2(2k+1)(2k+1)(2k+1) chia hết cho 2
Vậy ab(a+b) chia hết cho 2 với mọi a;b
Câu khác tương tự
câu c) ab+ba=10a+b+10b+a
=11a+11b
=11(a+b)
vì 11 chia hết cho 11 nên 11(a+b) chia hết cho 11
vậy ab+ ba chia hết cho 11
chứng tỏ rằng
a , trong 3 số tự nhiên bất kì bao giờ cũng chọn được 2 số có hiệu chia hết cho 2
b , trong 6 số tự nhiên bất kì bao giờ cũng chọn được 2 số có hiệu chia hết cho 5
a) Khi chia 1 số tự nhiên cho 2, số dư có thể là 0 hoặc 1
=> Khi chia 3 số tự nhiên bất kì cho 2 số dư bằng một trong hai số 0; 1.
=> 2 trong 3 số đó có cùng số dư => Hiệu của 2 số chia hết cho 2
b) Khi chia 1 số tự nhiên cho 5, số dư có thể là 0; 1; 2; 3; 4
=> Khi chia 6 số tự nhiên bất kì cho 5, số dư bằng1 trong 5 số 0; 1; 2; 3; 4.
=> Chắc chắn có 2 trong 6 số đó chia cho 5 có cùng số dư
=> Hiệu của chúng chia hết cho 5
Vậy...
Chứng tỏ rằng với hai số tự nhiên bất kì khi chia cho m có cùng số dư thì hiệu của chúng chia hết cho m và ngược lại
Gọi a , b là 2 số chia cho m có cùng số dư
=> a = mk + r ( m là số chia, k là thương, r là số dư)
b = mt + r ( m là số chia, t là thương, r là số dư)
Khi đó a - b = (mk + r ) - (mt + r) = mk + r - mt - r
= mk - mt
= m( k - t)
Vì m chia hết cho m nên m(k - t ) chia hết cho m
hay a - b chia hết cho m
Vậy nếu a và b chia cho m có cùng số dư thì a - b chia hết cho m