Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 9 2019 lúc 6:22

Tính khoe của là phô trương cho người ta thấy hay người ta nghe những gì mình có để chứng minh cho mọi người biết mình có của. Đây là một tính xấu không nên học theo.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 6 2018 lúc 13:52

Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống đi tìm con lợn bị sổng.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 5 2017 lúc 2:54

- Tính khoe của là phô trương cho người ta thấy mình giàu có, nhiều tiền của, mình hơn người.

- Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống đang chuẩn bị cưới mà con lợn làm cỗ bị sổng mất, anh ta khoe ngay cả khi đang vội

- Đáng lí anh ta nên tả đặc điểm, chủng loại để người được hỏi biết trả lời thì anh ta lại hỏi “lợn cưới”- đưa ra thông tin thừa, không cần thiết.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 1 2017 lúc 16:29

Những cụm từ nói lên mức độ thích khoe của của anh có áo mới: liền đem ra mặc, đứng hóng ở cửa, đợi, đứng mãi từ sáng đến chiều, tức lắm.

_tẮt Nụ cuỜi ♣ LuỜi yÊu...
Xem chi tiết
Minh Lê
2 tháng 12 2018 lúc 14:10

Câu chuyện Lợn cưới, áo mới nói về hai anh chàng có tính thích khoe khoang. Tính khoe khoang (khoe của, khoe danh, khoe tài, khoe chức tước,...) là thói thích tỏ ra, trưng ra cho người khác biết là mình giàu, mình tài giỏi, mình danh giá. Đó là một thói xấu. Thói xấu này thường lộ ra ở cách ăn mặc, trang sức, xây cất, bài trí nhà cửa, nói năng, giao tiếp,.... Truyện Lợn cưới, áo mới kể về hai anh chàng thích trưng diện, khoe khoang, ra điều mình có... của.
Một anh đi tìm con lợn bị xổng khi nhà anh đang chuẩn bị đám cưới. Trong tình huống gia đình bận bịu, bối rối, anh ta không tập trung tư tưởng để tìm lợn cho nhanh, cho mau mà lại nghĩ đến viộc khoe khoang. Khi gặp người bạn, đáng lẽ anh chỉ cần hỏi "Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không". Hoặc có thể tả vài nét về con lợn để người nghe dễ "nhận diện", chẳng hạn : lợn to hay nhỏ, lông trắng hay đen... Nhưng anh chàng lại nói kèm theo cụm từ "lợn cưới của tôi". Như vậy từ "cưới" (lợn cưới) là thừa, không cần thiết, khiến người nghe dễ bật cười. Chúng ta chứng kiến sự việc, thấy rõ anh chàng lợn cưới ấy thật là... hợm của, khoe khoang, đáng cười. Câu chuyện tiếp diễn và còn buồn cười hơn nữa là người nghe câu hỏi của anh lợn cưới lại không cười mà bình thản đáp bằng một câu làm nổ ra tiếng cười vang to. Đó là anh chàng sắm được chiếc áo mới. Có áo mới, anh không đợi ngày lễ, ngày tết, hay đi đâu đó, đem ra mặc. Anh mặc áo ngay, rồi ra đứng hóng ở cửa, đợi khách qua người ta khen. Tính thích khoe đã biến anh thành trẻ con. Trẻ con có áo mới thích được khen là tâm lí ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu mà tục ngữ đã đúc kết : "Già được bát canh, trẻ được manh áo mới". Anh áo mới trong câu chuyện tuy chưa già nhưng cũng không còn trẻ. Vậy mà anh mang tâm lí rất... trẻ con. Mặc áo rồi, anh "đứng hóng ngoài cửa, đứng mãi từ sáng đến chiều, chả thấy ai hỏi, anh ta tức lắm". Tính kiên trì và sự bực tức của anh ta thật không đúng chỗ, đáng buồn cười. Đáng cười hơn nữa là khi nghe anh "lợn cưới" hỏi, chỉ cần trả lời ngắn gọi : "Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua", hoặc "Tôi đứng đây từ sáng..." anh lại dài dòng, mở đầu lời đáp bằng cụm từ : "Từ lúc tồi mặc cái áo mới này...", thế là thành ra... thừa lời, vô duyên, đáng cười. Đọc, nghe truyện Lợn cưới, áo mới, chúng ta được cười nhiều lần. Tiếng cười vang lên xung quanh con lợn cưới và chiếc áo mới. Của chẳng đáng là bao, mà hai anh chàng kia cứ thích khoe khoang. Thái độ và ngôn ngữ của cả hai đều quá mức, lố bịch. Điều thú vị là tác giả dân gian đã xây dựng được tình huống vừa song song vừa đối lập. Hai nhân vật giống nhau cái tính thích khoe, cũng đua nhau khoe để được người khác chú ý, khen ngợi. Nhưng rồi điều trái ngược đã xảy ra. Chả ai được khen cả, mà chỉ khiến người chứng kiến cuộc gặp gỡ và nghe những lời nói của họ, phải bật cười. Tiếng cười nổ ra ở cuối truyện vừa vang to vừa có ý nghĩa chế giễu sâu sắc. Tính hay khoe là một tính xấu nhưng lại thường xuất hiện nhiều trong cuộc sống chúng ta. Đọc và suy ngẫm về truyện này, chúng ta giật mình vì đôi khi chính bản thân ta cũng vướng tính xấu này. Cười anh chàng trong truyện, ta tự cười mình và nhắc mình phải sửa ngay tính thích khoe khoang, đồng thời rèn lấy tính khiêm tốn, nhún mình trong ứng xử hằng ngày ở nhà, ở trường và ngoài xã hội. Nhìn chung, ý nghĩa, tác dụng của truyện cười là như thế. Vừa chế giễu, phê phán, mỗi truyện cười vừa nhắc nhở chúng ta tránh thói xấu, rèn luyện tính tốt. Vì thế, các nhà nghiên cứu đánh giá : truyện cười mang tính chiến đấu cao. Đó là những viên thuốc đắng, hoặc... ngọt thơm giúp con người giã tật. 

Nhớ cho mình

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 3 2019 lúc 3:21

Anh có áo mới cũng là người thích khoe của. Anh muốn khoe áo đứng hóng ở cửa, đợi được người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều mà vẫn chẳng ăn thua.

Cách trả lời của anh ta: Điệu bộ anh ta trả lời chỉ vào cái áo mới, bắt người khác phải chú ý. Cách trả lời dềnh dàng để “khoe”. "Chiếc áo mới" ở đây là một thông tin thừa. Thừa trong cả lời nói và thừa trong cả hành động -» Sự dư thừa ấy có chủ đích tìm cách khoe chiếc áo mới của mình mà anh đã chờ từ sáng đến chiều mới có người để khoe.

phùng xuân quỳnh
Xem chi tiết
Linh Mita
6 tháng 11 2016 lúc 20:03

Tính thích khoe này đã biến anh ta thành trẻ con. Nhưng trẻ con thích khoe áo mới là lẽ thường tình bởi chúng hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng, còn nhân vật trong truyện cười này mặc áo mới chỉ với mục đích để khoe của.

Cách khoe của anh ta cũng thật buồn cười, lố bịch: Anh ta nghĩ rằng để khoe áo mới thì cứ hóng ở cửa rồi đợi có ai đi qua người ta sẽ khen. Tính nôn nóng khoe áo mới khiến anh ta đứng từ sáng cho tới chiều, kiên nhẫn chờ đợi để khoe chiếc áo mới may. Nhưng nghịch cảnh là đợi mãi mà chẳng thấy ai hỏi đến thăm anh ta, khiến anh chàng tức tối, đang lúc cụt hứng vì không có ai để mà khoe áo mới thì gặp được anh chàng mất lợn chạy tới hỏi thăm. Mừng như bắt được vàng, anh có áo mới vội giơ ngay vạt áo ra khoe và trả lời rằng: Từ lúc tôi mặc “cái áo mới” này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả. Đúng ra, anh ta chỉ cần trả lời có nhìn thấy hay không nhìn thấy con lợn sống chuồng, nhưng anh chàng lại cố tình khoe áo mới cả bằng cả điệu bộ lẫn lời nói. Hành động và lời nói thừa của nhân vật được đẩy tới tột đỉnh bằng nghệ thuật cường điệu hóa, bởi lẽ trên đời này không ai lại khoe của một cách vô duyên và nực cười như anh khoe lợn cưới và anh khoe áo mới.

Nguyễn Trần Thành Đạt
7 tháng 11 2016 lúc 15:48

Anh có áo mới khoe đến mức độ thái quá nói rằng "Từ khi tôi mặc cái áo mới này, tôi không thấy con lợn nào chạy qua đây cả."

@Hà Thuỳ Dương

Nguyễn Đăng Khoa
27 tháng 11 2016 lúc 19:51

khỏe đến mức mà ko hiểu nổi

_tẮt Nụ cuỜi ♣ LuỜi yÊu...
Xem chi tiết
Đặng Yến Ngọc
2 tháng 12 2018 lúc 20:42

đó là 1 thói xấu,ko nên có,chỉ nên nói những thứ cần thiết,ko nên nói thừa

Khác khanh
Xem chi tiết
nguyen hai anh
6 tháng 1 2019 lúc 21:08

khong hihi