Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Gia Linh
Xem chi tiết
Nguyen Duy Anh
20 tháng 11 2017 lúc 11:11
Mình
không
biết
đâu

Bình luận (0)
ngothiyennhi
Xem chi tiết
Trần Trâm
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
7 tháng 1 2022 lúc 18:34

Tham khảo:

Nhắc đến nhân vật ông hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân là nhắc đến hình ảnh một người nông dân chịu thương chịu khó, một hình ảnh đại diện cho tầng lớp nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại của dân tộc. Đó là hình ảnh của những người dân yêu nước da diết, yêu nơi chôn nhau cắt rốn của mình bằng một tình cảm thiêng liêng. Đã bao lần tôi mơ ước được một lần gặp nhân vật ông Hai để trò chuyện với ông về câu chuyện cuộc đời ông. Thế rồi một hôm khi vừa khép lại trang truyện, đi ngủ tôi mơ màng thấy mình được nói chuyện cùng nhân vật ông Hai. Đây quả thực là một giấc mơ không thể nào quên được.

Tôi đứng giữa một khoảng không mờ ảo cảnh vật khắp nơi đều rất đơn sơ mộc mạc nó giống với ngôi làng của nhà ông nội tôi vậy. À hình như tôi nhớ ra rồi đây chính là ngôi làng của ông Hai trong truyện ngắn của nhà văn Kim Lân. Ngôi làng nhỏ lắm ước chừng chỉ được khoảng mấy mươi nóc nhà. Tôi bước đi trong con đường gạch nhỏ giữa làng, xung quanh là dăm ba tốp người đang xì xào chuyện trò nào thì ruộng con trâu cái cày, nào là chuyện ruộng lúa trỗ bông… Tiếng cười nói của tụi trẻ con đang đùa nhau râm ran. Xa xa đàn cò đang sải cánh bay rập rờn….

Tôi đi đến gốc đa ven đường thì nhìn thấy một người đàn ông khoảng trên dưới sáu chục tuổi đang ngồi rít điếu cày trong quán nước gần đó. Người đàn ông hớp miếng nước chè tươi rồi chóp chép cái miệng. Tôi đến gần, lúc này mới thấy rõ được hình dáng của ông, người mảnh khảnh đầu chít khăn gọn gàng. Tôi nhớ hình như đây chính là ông Hai. Tôi liền mạnh dạn hỏi:

- Ông là ông Hai có phải không ạ? Cháu thấy quen lắm ạ?

- Ừ ông là ông Hai. Ôi dào quen gì đây là nơi tản cư ấy mà. Bao nhiêu người đến người đi. Thế bố mẹ cháu đâu mà lại đi lạc thế này? Ông trả lời.

- Cháu không nhớ ạ. Ông có thể đưa cháu về được không?

Ông Hai nhón trong túi trả tiền nước chè rồi dẫn tôi theo sau. Vừa đi ông vừa bảo: “được rồi tôi cứ dẫn cháu về nhà tôi nghỉ lát tí tôi lên báo cho phòng thông tin xã để tìm người nhà cho cháu.

Tôi nối bước theo ông Hai về nhà ông. Dọc đường đi tôi thấy ông chào hỏi mọi người niềm nở à hóa ra mọi người thường gọi ông là ông Hai Thu đấy. Thế là ước mơ của tôi đã thành sự thật rồi tôi đã gặp được ông Hai thật rồi. Về đến nhà ông Hai hỏi tôi vì sao lại bị lạc, ở đâu mà đến đây? Tôi cũng chẳng biết chuyện gì đang xảy ra nên cũng chỉ ậm ờ trước câu hỏi của ông. Tôi bèn hỏi ông chuyện khác: “Ông ơi hình như làng mình nhiều anh hùng lắm ạ? Ông có thể kể cho cháu nghe chuyện các chú ấy đánh giặc thế nào không ạ?

Như được chạm đúng vào mạch ông Hai thao thao bất tuyệt kể cho tôi nghe về làng ông, với một nỗi lòng say mê đến lạ. Ông khoe nào thì làng ông có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi, cột phát thanh cao quá ngọn tre, mỗi chiều loa gọi cả làng nghe thấy. Nào là cái làng của ông nhiều nhà ngói san sát, cả làng sầm uất như trên tỉnh. Đường trong làng lát toàn đá xanh mưa gió đi chân chẳng dính bùn. Tháng năm ngày mươi vào mùa gặt phơi lúa thì sướng phải biết….

Mặc dù đã được đọc câu chuyện của nhà văn Kim Lân nhưng nghe ông Hai kể chuyện tôi vẫn thấy hào hứng đến lạ. Sau đó ông kể tiếp: Kháng chiến chống pháp bùng nổ, ông muốn ở lại cùng với anh em bộ đội bám làng đánh giặc thế nhưng ngặt nỗi vì hoàn cảnh gia đình nên ông phải tản cư lên đây. Ở đó không ngày nào ông không nhớ quê hương mỗi khi nhớ quá ông lại kể về làng mình cho những người tản cư nghe. Rồi lại thi thoảng chạy lên phòng thông tin nghe tin tức quân ta đánh được địch mà ông vui như mở hội. Rối ông Hai có vẻ trầm ngâm: Tôi vội hỏi:

- Ông sao thế ạ? Sao ông lại không kể tiếp?

Ông Hai nhấp ngụm nước trà rồi nói tiếp. Hôm ấy ông nghe được tin làng chợ Dầu đi theo Việt Gian ông buồn như nghẹt thở, huyết quản trong ông nhu bị đông lại. Ông nghi ngờ về cái tin ấy mà người ta thì khẳng định chắc nịch. Ông cúi gằm mặt xuống rồi đi một mạch về nhà. Lòng ông nặng trĩu. Có cái gì đó đau đớn tủi nhục khi một người đàn bà dưới xuôi tản cư lên nói: “Cả làng nó đi theo tây rồi ông ạ, từ thằng chủ tịch mà xuống”. Niềm tự hào bao lâu nay của ông như sụp đổ. Giá như cái tình yêu quê hương của ông không sâu đậm đến thế thì ông đã không đau đớn đến thế này.

Về nhà ông nằm vật ra giường. Ông nhìn thấy lũ trẻ mà nước mắt cứ trào ra. Đấy thì ra chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy. Chúng nó cũng chịu sự hắt hủi rẻ rúm đấy. Thế rồi như không thể chấp nhận được sự thật ông tưởng tượng lại trong đầu những người dân làng ông đều là những người yêu nước họ yêu kháng chiến đến thế tại sao lại bán nước? thế nhưng những lời nói kia thì sao? Không có lửa thì làm sao có khỏi? Hôm ấy bà nhà ông về bà cũng khác lạ chỉ đến tối bà mới dám hỏi ông về cái tin tức đấy, lúc đầu ông im lặng sau ông gắt um lên còn bà im bặt.

Phải đến mấy ngày hôm sau ông mới dám bước chân ra ngoài đường ông sợ mỗi lần cái loa phát thanh nhắc đến tin chiến sự. Nỗi đau đớn càng trở nên cao trào khi mà ở đâu người ta cũng đuổi người dân làng Dầu vì không muốn cho lên tản cư. Đến ngày mụ chủ nhà ông cũng cố tình đuổi khéo vợ chồng ông. Thế nhưng ông kiên quyết không đi đâu cả. Đi về là bán nước, bỏ cụ Hồ ông nhất định không làm.

Đến đây tôi cũng thấy nghèn nghẹn chua xót. Tôi thấy có thứ gì đó lấp lánh trong suốt chảy ra từ khóe mắt của ông. Lấy tay quệt vội giọt nước mắt ông hai kể tiếp:

Thế rồi một hôm vào khoảng ba giờ chiều có một người đàn ông đến nhà ông chơi ông ấy rủ ông đi đến tối mới về. về đến nhà ông như hóa thành một con người khác. Đến bậc cửa ông đã hét toáng lên “thằng tây nó đốt nhà mình rồi, ông chủ tịch vừa lên báo thế, ông ấy bảo cái tin làng chợ Dầu theo tây là hoàn toàn sai lầm”. Cái tin này như hồi sinh ông vậy. Ông phấn khởi lắm ông mua quà cho mấy đứa con ông lật đật đi khắp nơi để khoe cái làng ông không theo giặc. Ông chạy sang bác Thứ và lại thao thao bất tuyệt về cái làng của mình một cách đầy tự hào sung sướng.

Nói đến đây ông quệt vội giọt nước mắt sung sướng mỗi lần nhắc đến kỉ niệm đó. Tôi như đắm chìm trong câu chuyện của ông một con người cả đời dành tình yêu cho làng cho nước cho quê hương bản sứ của mình. Chỉ đến khi nghe tiếng người gọi ngoài cổng “ Ông hai ơi ngoài ủy ban đang nói tin về làng chợ Dầu ông kìa”. Ông Hai mới lật đật bước ra dặn tôi nghỉ ngơi, ông ra xem tin tức gì đồng thời báo cáo về tình trạng của tôi.

Nhìn cái dáng vẻ khắc khổ của ông nhắc đến quê hương mà thấy thật đáng quý thật trân trọng biết bao.

Tiếng chuông báo thức vang lên. Ôi thế là tôi đã đến lúc phải dậy đến trường rồi. Hóa ra tôi đã có một giấc mơ thật đẹp như thế đấy. Cuộc trò chuyện với ông khiến tôi phần nào thấu hiểu cuộc sống lam lũ của người dân trong cuộc kháng chiến vĩ đại nhưng vẫn ánh lên tình yêu nước sự tin tưởng bất diệt vào cách mạng và cụ Hồ.

Bình luận (0)
Karata Kuro
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
21 tháng 9 2018 lúc 9:07

Vì câu chuyện đã được thêm vào đó những chi tiết kì ảo thể hiện sự phò trợ của lực lượng thần kì để giúp Lê Lợi đi đến thắng lợi cuối cùng. Hơn nữa, câu chuyện muốn nhấn mạnh việc Lê Lợi dấy quân khởi nghĩa thuận ý trời, hợp lòng dân, được cả trời và người ủng hộ. Bởi vậy mà truyện nhấn mạnh tới chi tiết kì ảo là Thanh Gươm thần. Thanh Gươm là sự hợp nhất giữa sức mạnh của vị chủ tướng, của trời đất, của nhân dân.

Bình luận (0)
Black Clover - Asta
Xem chi tiết

Vào thời giặc Minh đô hộ ở nước ta, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm thù chúng đến sương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân của ta nổi dậy chống lại chúng, thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định chõ nghĩa quân của ta mượn gươm thần để giết giặc.

Hồi ấy, ở Thanh Hoá có một người làm nghề chài lưới quanh năm để nuôi thân, tên anh là Lê Thận. Một đêm nọ, anh ta thả lưới ở một bến vắng như mọi hôm. khi kéo lên, Thận nghĩ là được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy một thanh sắt. Thận liền vứt ngay xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên, Thận lại thấy thanh sắt đó mắc vào lưới. Lần thứ ba, vẫn. thanh sắt đó mắc vào lưới. Thấy sự lạ, Thận bèn đưa thanh sắt lại gần mồi lửa. Bỗng chàng reo lên:

-   Ha ha! Một lưỡi gươm!

Sau này, Thận gia nhập nghĩa quân khởi nghĩa Lam Sơn. Lê Thận thông minh gan dạ, dũng cảm, không nề gian nan, nguy hiểm nên ta rất quí mến. Một ngày nọ, ta và mấy người lính đến nhà Thận. Trong túp lều rách nát, tối om, bỗng thanh sắt sáng rực lên ở góc lều. Lấy làm lạ, ta cầm lên xem thấy hai chữa “Thuận thiên” khắc sâu trên mặt kiếm. Song tất cả bọn ta vẫn không biết đó là báu vật.

Một hôm, bị giặc đuổi, ta và các tướng rút lui mỗi người một ngả. Đến một gốc đa cổ thụ, thấy vật gì sáng loá trên cây ta bèn trèo lên xem, thì ra đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm nhà Lê Thận, ta bèn rút lấy chuôi giắt ở lưng và trở về.

Vài hôm sau, ta gặp mọi người trong nghĩa quân và kể lại cho họ nghe câu chuyện bắt được chuôi gươm. Lúc đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in. Lê Thận cầm gươm lên và nói với ta:

 

-      Đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện hi sinh tính mạng cho đất nước và cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc! Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày càng tăng. Trong tay ta, thanh gươm tung hoành mọi trận địa, làm cho giặc kinh hồn bạt vía. Uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi. Nghĩa quân không phải trốn tránh như trước nữa mà xông xáo đi tìm giặc. Chúng ta không phải ăn uống khổ cực nữa mà đã có những kho lương mới chiếm được tiếp tế cho nghĩa quân. Gươm thần mở đường cho chúng ta đánh tràn ra khắp đất nước đến khi không còn bóng giặc nào trên đất nước ta nữa. Dẹp giặc xong, ta được phong lên ngôi vua. Năm sau, vào một buổi sáng đẹp trời ta cùng các tuỳ tùng cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Đúng lúc đó Đức Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền Rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh của ta, thuyền đi chậm lại. Đứng trên mạn thuyền, ta thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên và tiến về phía thuyền. Nó đứng nổi trên nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân!”.

 

Ta nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa "há miệng đớp lấy gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm xuống đáy nước, người ta vẫn thấy vật gì sáng le lói dưới đáy hồ xanh.

 

Từ đó ta gọi hồ Tả Vọng là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Nhân dân cũng nhân sự tích này mà gọi hồ Tả Vọng bằng cái tên mới là hồ Hoàn Kiếm.

Bình luận (0)
 .
23 tháng 8 2019 lúc 20:52

tham khảo :

Em hãy đóng vai Lê Lợi kể lại truyện sự tích Hồ Gươm

https://loigiaihay.com/em-hay-dong-vai-le-loi-ke-lai-truyen-su-h-ho-guom-c33a12451.html

hk tốt

Bình luận (0)

Bài làm

Tôi là Lê Lợi, chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn, trước tình hình đất nước rối ren trăm bề, giặc Minh hoành hành gây ra bao đau khổ cho nhân dân, tôi đứng lên phát động mọi người yêu nước, có cùng lí tưởng, khát khao đấu tranh chống quân Minh, giành độc lập cho dân tộc, mang lại cho người dân cuộc sống yên bình, ấm no. Nghĩa quân của tôi thu hút đông đảo quần chúng nhân dân lao động nghèo ở nhiều địa phương quy tụ về, lực lượng nghĩa binh đông đảo, tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch lớn về tương quan lực lượng, vũ khí đấu tranh so với quân xâm lược Minh. Cảm động trước tấm lòng nhân nghĩa của nghĩa quân, đồng thời cũng nhận biết được tình cảnh khó khăn mà nghĩa quân đang phải đối mặt, đức Long Vương đã cho tôi mượn Gươm báu, và thanh gươm này đã trở thành một trợ thủ đắc lực đưa đến chiến thắng lẫy lừng sau này.

Tôi vốn là một người đàn ông khỏe mạnh sinh sống ở vùng đất Thanh Hóa giàu truyền thống yêu nước, giàu tinh thần kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm. Sống trong cộng đồng anh hùng như vậy nên ngay từ nhỏ tôi đã mang trong mình dòng máu anh hùng. Thời đại tôi sinh sống đã nay sinh biết bao nhiêu biến động, giặc Minh hoành hành, âm mưu thốn tính đất nước, áp bức dân ta một cách dã man, tàn nhẫn, trong khi triều đình phong kiến bạc nhược, yếu hèn không có những hành động quyết liệt nào chống giặc, làm cho cuộc sống của người dân vốn đói khỏ lại càng trở nên lầm than, cơ cực.

Không thể đứng nhìn đất nước của mình rơi vào tay quân giặc, không chấp nhận cuộc sống của kiếp nô lệ nên tôi đã đứng lên phát động bà con cùng đấu tranh chống giặc. Ngay sau những hoạt động tuyên truyền, phát động, lực lượng người theo tôi ngày càng đông đảo, vì vậy mà tôi đã thành lập nên một nghĩa quân, lấy tên là Lam Sơn, đây cũng chính là tên của một địa danh anh hùng của mảnh đất Thanh Hóa. Nghĩa quân của tôi tuy có tinh thần kiên cường cùng sức mạnh chính nghĩa mạnh mẽ. Song, xét cho cùng tương quan lực lượng giữa quân ta và giặc Minh quá chênh lệch, không chỉ về lực lượng mà còn là những loại vũ khí, phương tiện đấu tranh cũng như lương thực.

Trong thời gian đầu, nghĩa quân đã gặp phải muôn vàn khó khăn, thách thức, liên tiếp bị quân Minh tập kích, truy sát làm cho nhiều an hem đồng đội đã ngã xuống. Tôi và mọi người tuy rất đau lòng nhưng không thể dừng lại hành động đấu tranh chính nghĩa này được. Hôm ấy trong một cuộc sát phạt dã man của quân giặc, tôi và một vài người anh em đã chạy vào ẩn nấp trong một ngôi nhà nhỏ trong rừng, nhờ vậy mà chúng tôi thoát khỏi sự truy sát của quân giặc. Sau khi đã an toàn, tôi tìm gặp và cảm tạ chủ nhân của căn nhà, người đó tên là Lê Thận.

Khi đang nói chuyện, tôi bỗng thấy có những tia sáng kì lạ thu hút ánh nhìn của mình, nhìn qua thì đó thì ra là một lưỡi gươm sáng loáng. Những thanh gươm tốt tôi đã gặp rất nhiều nhưng thanh gươm sắc bén đến mức phát ra thứ ánh sáng kì lạ này thì là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy, đặc biệt hơn nữa, trên thân của lưỡi gươm này có khắc dòng chữ Thuận Thiên. Thấy tôi tò mò về lưỡi gươm, Lê Thận đã không hề giấu diếm mà mang câu chuyện kéo được lưỡi gươm báu cho tôi nghe. Đó là một buổi sáng nọ khi mang lưới ra sông đánh bắt cá, Lê Thận đã kéo được một thanh sắt, ban đầu ngỡ đó chỉ là một khúc sắt rỉ nên thuận tay ném xuống sông.

Nhưng lần thứ hai, thứ ba vẫn kéo được thanh gươm ấy nên lấy làm kì lạ, mang khúc sắt ấy đến gần quan sát, biết là một lưỡi gươm quý nên đã mang về để trong nhà. Câu chuyện về thanh gươm thực sự đã thu hút sự chú ý của tôi, và vui mừng hơn nữa, đó là Lê Thận sau đó đã gia nhập nghĩa quân vì muốn dốc sức đấu tranh chống Minh, bảo vệ nhân dân. Vậy là nghĩa quân Lam Sơn lại có một con người tài năng dốc sức. Nếu nói việc vô tình gặp lưỡi gươm trong nhà Lê Thận là cái duyên thì sự kiện sau đó lại là chữ “phận”. Cũng trong một lần ẩn nấp trước sự tấn công của quân Minh, tôi đã một mình chạy vào rừng.

Trên ngọn cây cao phát ra thứ ánh sáng lạ kì, tôi đến gần thì phát hiện đó chính là một chuôi kiếm, ngay lúc ấy tôi đã có suy nghĩ chuôi kiếm này với lưỡi kiếm trong nhà Lê Thận có thể là một. Quả nhiên như tôi suy nghĩ, chuôi gươm được lắp vào vừa khít với lưỡi gươm, tạo thành một thanh kiếm hoàn chỉnh. Lúc bấy giờ Lê Thận đã hai tay dâng lên thanh kiếm cho tôi và nói rằng đây chính là ý trời, mong tôi có thể nhận. Vì nghiệp lớn, tôi không hề câu nệ mà nhận lấy thanh kiếm. Thật thần kì, từ khi có thanh kiếm, nghĩa quân liên tiếp giành được thắng lợi, quân Minh đại bại phải rút quân về nước.

Sau đó khi đất nước đã được thái bình, đất nước không còn một bóng giặc, tôi lên làm vua. Trong một lần cùng chúng quan bơi thuyền dạo chơi trên hồ Tả Vọng thì bỗng hiện lên một con Rùa Vàng to lớn, đặc biệt là nó không sợ người, bơi sát vào phía mạn thuyền thì cất tiếng đòi gươm. Lúc bấy giờ tôi mới biết đây là thanh gươm báu của đức Long Vương cho tôi mượn để hoàn thành nghiệp lớn, nay sự nghiệp hoàn thành, nên đòi lại gươm. Tôi đã cung kính dâng thanh gươm cho Rùa Vàng, sau đó thì Rùa Vàng biến mất không còn dấu vết. Để ghi nhớ công ơn của đức Long Vương tôi đã cho đổi tên hồ tả vọng thành hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm.

# Học tốt #

Bình luận (0)
Nguyễn Phúc Thắng
Xem chi tiết

Tôi là Lê Lợi, chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn, trước tình hình đất nước rối ren trăm bề, giặc Minh hoành hành gây ra bao đau khổ cho nhân dân, tôi đứng lên phát động mọi người yêu nước, có cùng lí tưởng, khát khao đấu tranh chống quân Minh, giành độc lập cho dân tộc, mang lại cho người dân cuộc sống yên bình, ấm no. Nghĩa quân của tôi thu hút đông đảo quần chúng nhân dân lao động nghèo ở nhiều địa phương quy tụ về, lực lượng nghĩa binh đông đảo, tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch lớn về tương quan lực lượng, vũ khí đấu tranh so với quân xâm lược Minh. Cảm động trước tấm lòng nhân nghĩa của nghĩa quân, đồng thời cũng nhận biết được tình cảnh khó khăn mà nghĩa quân đang phải đối mặt, đức Long Vương đã cho tôi mượn Gươm báu, và thanh gươm này đã trở thành một trợ thủ đắc lực đưa đến chiến thắng lẫy lừng sau này.

Tôi vốn là một người đàn ông khỏe mạnh sinh sống ở vùng đất Thanh Hóa giàu truyền thống yêu nước, giàu tinh thần kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm. Sống trong cộng đồng anh hùng như vậy nên ngay từ nhỏ tôi đã mang trong mình dòng máu anh hùng. Thời đại tôi sinh sống đã nay sinh biết bao nhiêu biến động, giặc Minh hoành hành, âm mưu thốn tính đất nước, áp bức dân ta một cách dã man, tàn nhẫn, trong khi triều đình phong kiến bạc nhược, yếu hèn không có những hành động quyết liệt nào chống giặc, làm cho cuộc sống của người dân vốn đói khỏ lại càng trở nên lầm than, cơ cực.

Không thể đứng nhìn đất nước của mình rơi vào tay quân giặc, không chấp nhận cuộc sống của kiếp nô lệ nên tôi đã đứng lên phát động bà con cùng đấu tranh chống giặc. Ngay sau những hoạt động tuyên truyền, phát động, lực lượng người theo tôi ngày càng đông đảo, vì vậy mà tôi đã thành lập nên một nghĩa quân, lấy tên là Lam Sơn, đây cũng chính là tên của một địa danh anh hùng của mảnh đất Thanh Hóa. Nghĩa quân của tôi tuy có tinh thần kiên cường cùng sức mạnh chính nghĩa mạnh mẽ. Song, xét cho cùng tương quan lực lượng giữa quân ta và giặc Minh quá chênh lệch, không chỉ về lực lượng mà còn là những loại vũ khí, phương tiện đấu tranh cũng như lương thực.

Trong thời gian đầu, nghĩa quân đã gặp phải muôn vàn khó khăn, thách thức, liên tiếp bị quân Minh tập kích, truy sát làm cho nhiều an hem đồng đội đã ngã xuống. Tôi và mọi người tuy rất đau lòng nhưng không thể dừng lại hành động đấu tranh chính nghĩa này được. Hôm ấy trong một cuộc sát phạt dã man của quân giặc, tôi và một vài người anh em đã chạy vào ẩn nấp trong một ngôi nhà nhỏ trong rừng, nhờ vậy mà chúng tôi thoát khỏi sự truy sát của quân giặc. Sau khi đã an toàn, tôi tìm gặp và cảm tạ chủ nhân của căn nhà, người đó tên là Lê Thận.

Khi đang nói chuyện, tôi bỗng thấy có những tia sáng kì lạ thu hút ánh nhìn của mình, nhìn qua thì đó thì ra là một lưỡi gươm sáng loáng. Những thanh gươm tốt tôi đã gặp rất nhiều nhưng thanh gươm sắc bén đến mức phát ra thứ ánh sáng kì lạ này thì là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy, đặc biệt hơn nữa, trên thân của lưỡi gươm này có khắc dòng chữ Thuận Thiên. Thấy tôi tò mò về lưỡi gươm, Lê Thận đã không hề giấu diếm mà mang câu chuyện kéo được lưỡi gươm báu cho tôi nghe. Đó là một buổi sáng nọ khi mang lưới ra sông đánh bắt cá, Lê Thận đã kéo được một thanh sắt, ban đầu ngỡ đó chỉ là một khúc sắt rỉ nên thuận tay ném xuống sông.

Nhưng lần thứ hai, thứ ba vẫn kéo được thanh gươm ấy nên lấy làm kì lạ, mang khúc sắt ấy đến gần quan sát, biết là một lưỡi gươm quý nên đã mang về để trong nhà. Câu chuyện về thanh gươm thực sự đã thu hút sự chú ý của tôi, và vui mừng hơn nữa, đó là Lê Thận sau đó đã gia nhập nghĩa quân vì muốn dốc sức đấu tranh chống Minh, bảo vệ nhân dân. Vậy là nghĩa quân Lam Sơn lại có một con người tài năng dốc sức. Nếu nói việc vô tình gặp lưỡi gươm trong nhà Lê Thận là cái duyên thì sự kiện sau đó lại là chữ “phận”. Cũng trong một lần ẩn nấp trước sự tấn công của quân Minh, tôi đã một mình chạy vào rừng.

Trên ngọn cây cao phát ra thứ ánh sáng lạ kì, tôi đến gần thì phát hiện đó chính là một chuôi kiếm, ngay lúc ấy tôi đã có suy nghĩ chuôi kiếm này với lưỡi kiếm trong nhà Lê Thận có thể là một. Quả nhiên như tôi suy nghĩ, chuôi gươm được lắp vào vừa khít với lưỡi gươm, tạo thành một thanh kiếm hoàn chỉnh. Lúc bấy giờ Lê Thận đã hai tay dâng lên thanh kiếm cho tôi và nói rằng đây chính là ý trời, mong tôi có thể nhận. Vì nghiệp lớn, tôi không hề câu nệ mà nhận lấy thanh kiếm. Thật thần kì, từ khi có thanh kiếm, nghĩa quân liên tiếp giành được thắng lợi, quân Minh đại bại phải rút quân về nước.

Sau đó khi đất nước đã được thái bình, đất nước không còn một bóng giặc, tôi lên làm vua. Trong một lần cùng chúng quan bơi thuyền dạo chơi trên hồ Tả Vọng thì bỗng hiện lên một con Rùa Vàng to lớn, đặc biệt là nó không sợ người, bơi sát vào phía mạn thuyền thì cất tiếng đòi gươm. Lúc bấy giờ tôi mới biết đây là thanh gươm báu của đức Long Vương cho tôi mượn để hoàn thành nghiệp lớn, nay sự nghiệp hoàn thành, nên đòi lại gươm. Tôi đã cung kính dâng thanh gươm cho Rùa Vàng, sau đó thì Rùa Vàng biến mất không còn dấu vết. Để ghi nhớ công ơn của đức Long Vương tôi đã cho đổi tên hồ tả vọng thành hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm.

Bình luận (0)
Trương Hoàng Minh
Xem chi tiết
Hồ Thị Bảo Ngân
1 tháng 2 2016 lúc 15:30

Ta là thanh gươm thần trong trong truyện Sự tích Hồ Gươm, chắc các bạn rất muốn biết rõ về ta. Vậy hôm nay nhân buổi rỗi rãi, đất nước thanh bình ta sẽ kể lại câu chuyện này cho các bạn nghe.

Năm ấy, khi ta đang yên ổn nằm ở bên mình đức Long Quân để bảo vệ người mỗi khi người gặp bất trắc. Thì bỗng một hôm, ta nhận được lệnh của đức Long Quân:

- Ngươi hãy chuẩn bị lên trần gian cứu nhân dân khỏi lũ giặc cướp nước bạo tàn.

Nghe thấy nhân dân đang gặp hoạn nạn, ta thấy cần phải ngay lập tức cứu giúp dân lành. Bởi vậy, khi Đức Long Quân phán truyền ta liền tuân lệnh ngay, ngài nói:

- Ngươi hãy lên đó trước và để lại cái chuôi nạm ngọc, ta sẽ có cách gửi lên cho ngươi sau. Nhưng nhớ lên đó một cách thật khéo léo, đừng xuất hiện bất ngờ khiến bà con hoảng sợ.

Tuân lệnh đức Long Quân, đêm đó ta chờ anh ngư dân Lê Thận đi đánh cá mới vội hoá vào lưới của anh ta. Lần thứ nhất khi kéo lên thấy ta, anh ta tưởng ta chỉ là cục sắt bình thường nên vứt lại biển khơi, cho đến lần thứ hai cũng vậy, ta đâm ra lo quá. Nhưng may thay đến lần thứ ba, anh đã phát hiện ra ta là một thanh gươm nên đưa về nhà.

Về nằm ở góc nhà Lê Thận rồi, ta lại lo lắng không biết làm cách nào để gặp được chủ tướng của nghĩa quân. Thật may, anh đã gia nhập nghĩa quân. Khi đó ta thì ta biết chắc chủ tướng Lê Lợi sẽ ghé qua nhà Lê Thận. Ta cứ ung dung ngồi chờ. Cho đến một hôm, Lê Lợi đến nhà Lê Thận chơi, ta liền phát sáng báo hiệu cho chủ tướng biết và ta còn cố tình làm nổi bật dòng chữ “Thuận thiên” để chủ tướng biết ta là một thanh gươm quý. Nhưng có lẽ Lê Lợi cũng không nhận ra điều đó nên thản nhiên đút ta vào bao gươm của ông.

Cho đến một hôm, đức Long Quân gửi lên cho ta chiếc chuôi và người đã khéo léo để nó trên cây trước mắt của Lê Lợi. Người chủ tướng thông minh này đã nghĩ ngay đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, do vậy trở về ông liền tra chuôi vào chiếc gươm, chúng ta vừa như in, thế là ông đã nhận ra ta là một thanh gươm quý, lúc đó ta nghe thấy ông ta reo lên rất to:

- Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn.

Từ đó, ta luôn bên cạnh Lê Lợi và cũng từ đó tình thế thay đổi hẳn, nghĩa quân đã liên tục dành được những chiến công mới khiến bọn giặc bắt đầu lo sợ. Nghĩa quân của ta chiến đấu khí thế hơn trước nhiều. Thế ta ngày càng mạnh, thế địch ngày càng yếu. Nghĩa quân đi đến đâu quân giặc chết như ngả rạ đến đó. Vậy là chẳng bao lâu sau trên đất nước chẳng còn một bóng quân thù nào cả. Ta rất vui mừng khi thấy nhân dân reo hò, hạnh phúc trước thắng lợi của Lê Lợi.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ được một năm thì ta nhận được lệnh của đức Long Quân đòi ta trở về dưới kia với rùa Kim Quy. Ta cảm thấy rất buồn vì phải xa những con người anh hùng dũng cảm, những người dân hiền lành, chất phác.

Ta nhớ hôm đó trời quang, mây tạnh, vua Lê cùng các quan trong triều đang dạo thuyền trên hồ thì anh bạn rùa ngàn tuổi xuất hiện. Trong lúc mọi người đang kinh ngạc, ta liền động đậy báo hiệu cho vua Lê Lợi biết. Hiểu ý của ta, vua Lê tháo ngay gươm đưa trả cho rùa vàng.

Thấm thoát đã bao năm, ta trở về chốn Thuỷ cung, ấy vậy mà trong lòng ta vẫn không nguôi nhớ về trần gian, do vậy thỉnh thoảng ta lại nhờ thần Kim Quy nổi lên mặt nước xem tình hình dân chúng dạo này ra sao. Thấy đất nước ta ngày một giàu đẹp là ta vui lắm rồi.

Thôi đã muộn rồi, ta phải trở về thuỷ cung không Long Quân lại trách phạt. Hẹn các cháu một dịp khác nhau nhé. 

Bình luận (0)
Liên Hồng Phúc
1 tháng 2 2016 lúc 15:30

 

Ta là thanh gươm thần trong trong truyện Sự tích Hồ Gươm, chắc các bạn rất 
muốn biết rõ về ta. Vậy hôm nay nhân buổi rỗi rãi, đất nước thanh bình ta sẽ kể lại 
câu chuyện này cho các bạn nghe. 
Năm ấy, khi ta đang yên ổn nằm ở bên mình đức Long Quân để bảo vệ người 
mỗi khi người gặp bất trắc. Thì bỗng một hôm, ta nhận được lệnh của đức Long 
Quân: 
- Ngươi hãy chuẩn bị lên trần gian cứu nhân dân khỏi lũ giặc cướp nước bạo 
tàn. 
Nghe thấy nhân dân đang gặp hoạn nạn, ta thấy cần phải ngay lập tức cứu giúp 
dân lành. Bởi vậy, khi Đức Long Quân phán truyền ta liền tuân lệnh ngay, ngài 
nói: 
- Ngươi hãy lên đó trước và để lại cái chuôi nạm ngọc, ta sẽ có cách gửi lên 
cho ngươi sau. Nhưng nhớ lên đó một cách thật khéo léo, đừng xuất hiện bất ngờ 
khiến bà con hoảng sợ. 
Tuân lệnh đức Long Quân, đêm đó ta chờ anh ngư dân Lê Thận đi đánh cá mới 
vội hoá vào lưới của anh ta. Lần thứ nhất khi kéo lên thấy ta, anh ta tưởng ta chỉ là 
cục sắt bình thường nên vứt lại biển khơi, cho đến lần thứ hai cũng vậy, ta đâm ra 
lo quá. Nhưng may thay đến lần thứ ba, anh đã phát hiện ra ta là một thanh gươm 
nên đưa về nhà. 
Về nằm ở góc nhà Lê Thận rồi, ta lại lo lắng không biết làm cách nào để gặp 
được chủ tướng của nghĩa quân. Thật may, anh đã gia nhập nghĩa quân. Khi đó ta 
thì ta biết chắc chủ tướng Lê Lợi sẽ ghé qua nhà Lê Thận. Ta cứ ung dung ngồi 
chờ. Cho đến một hôm, Lê Lợi đến nhà Lê Thận chơi, ta liền phát sáng báo hiệu 
cho chủ tướng biết và ta còn cố tình làm nổi bật dòng chữ “Thuận thiên” để chủ 
tướng biết ta là một thanh gươm quý. Nhưng có lẽ Lê Lợi cũng không nhận ra điều 
đó nên thản nhiên đút ta vào bao gươm của ông. 
Cho đến một hôm, đức Long Quân gửi lên cho ta chiếc chuôi và người đã khéo 
léo để nó trên cây trước mắt của Lê Lợi. Người chủ tướng thông minh này đã nghĩ 
ngay đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, do vậy trở về ông liền tra chuôi vào chiếc 
gươm, chúng ta vừa như in, thế là ông đã nhận ra ta là một thanh gươm quý, lúc đó 
ta nghe thấy ông ta reo lên rất to: 
- Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. 
Từ đó, ta luôn bên cạnh Lê Lợi và cũng từ đó tình thế thay đổi hẳn, nghĩa quân 
đã liên tục dành được những chiến công mới khiến bọn giặc bắt đầu lo sợ. Nghĩa 
quân của ta chiến đấu khí thế hơn trước nhiều. Thế ta ngày càng mạnh, thế địch 
ngày càng yếu. Nghĩa quân đi đến đâu quân giặc chết như ngả rạ đến đó. Vậy là 
chẳng bao lâu sau trên đất nước chẳng còn một bóng quân thù nào cả. Ta rất vui 
mừng khi thấy nhân dân reo hò, hạnh phúc trước thắng lợi của Lê Lợi. 
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ được một năm thì ta nhận được lệnh của đức 
Long Quân đòi ta trở về dưới kia với rùa Kim Quy. Ta cảm thấy rất buồn vì phải 
xa những con người anh hùng dũng cảm, những người dân hiền lành, chất phác. 
Ta nhớ hôm đó trời quang, mây tạnh, vua Lê cùng các quan trong triều đang 
dạo thuyền trên hồ thì anh bạn rùa ngàn tuổi xuất hiện. Trong lúc mọi người đang 
kinh ngạc, ta liền động đậy báo hiệu cho vua Lê Lợi biết. Hiểu ý của ta, vua Lê 
tháo ngay gươm đưa trả cho rùa vàng. 
Thấm thoát đã bao năm, ta trở về chốn Thuỷ cung, ấy vậy mà trong lòng ta vẫn 
không nguôi nhớ về trần gian, do vậy thỉnh thoảng ta lại nhờ thần Kim Quy nổi lên 
mặt nước xem tình hình dân chúng dạo này ra sao. Thấy đất nước ta ngày một giàu 
đẹp là ta vui lắm rồi. 
Thôi đã muộn rồi, ta phải trở về thuỷ cung không Long Quân lại trách phạt. Hẹn 
các cháu một dịp khác nhau nhé.

 

Bình luận (0)
Xin Lỗi 1 Tình Yêu
14 tháng 8 2019 lúc 20:00

Chào các bạn! Hắn các bạn còn nhớ tôi - thanh gươm thần trong truyện Sự tích Hồ Gươm đấy chứ? Hôm nay tôi tới đây để kể lại cho các bạn nghe trọn vẹn cuộc hành trình của tôi năm ấy.

Tôi nhớ, năm đó giặc Minh sang xâm lược nước Nam. Chúng coi dân Nam như cỏ rác, thả sức chém giết gây bao điều bạo ngược khiến thiên hạ căm giận vô cùng.

Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, Thanh Hoá có người tên là Lê Lợi đứng lên lãnh đạo nhân dân dựng cờ khởi nghĩa. Nhưng thế giặc mạnh nên nghĩa quân Lam Sơn thường xuyên thất bại. Biết quân Nam đang yếu thế, đức Long Quân mới phái ta (vốn là một thanh bảo kiếm bằng bạch kim được chôn ngàn năm dưới đáy biển) lên giúp Lê Lợi cầm quân đánh giặc. Nhưng trước khi đi, đức Long Quân cho người tháo chiếc vỏ áo của ta ra cất đi rồi dặn kĩ:

- Ta để người lên trước rồi sẽ đưa chiếc chuỗi nạm ngọc lên sau. Nhớ khi dẹp giặc xong, có lệnh gọi của ta, ngươi phải lập tức quay về. Ta cúi lạy Long Quân rồi ngay lập tức lên đường. Đêm ấy ta làm phép lọt vào lưới đánh cá của Lê Thận ba lần cốt để anh ta thấy lạ mà đem ta về nhà cất kỹ. Vì ta biết sẽ có ngày Lê Lợi đi qua nhà người đánh cá.

- Đúng như ta dự đoán, Lê Thận đem ta về rồi cất ở góc nhà. Hôm ấy, Lê Lợi cùng một vài chủ tướng đến nhà Thận chơi, ta bỗng làm phép sáng rực lên, đặc biệt là chỗ trên mình có khắc hai chữ "Thuận Thiên". Lê Lợi thấy lạ bèn lấy ra xem nhưng vẫn chưa có duyên biết ta là vật quý.

- Đúng thời gian ấy, quân giặc lại nổi hướng làm càn, tội ác ngày càng chồng chất. Nóng lòng, đức Long Quân bèn cho chiếc chuôi nạm ngọc - cái vỏ áo của ta lên trần. Chiếc chuôi rơi vào tay Lê Lợi trong một hôm vị chủ tướng đang chạy giặc. Khá khen cho Lê Lợi. Ông chủ tướng thông minh này đã lấy ngay chiếc chuôi nạm ngọc mang đến nhà Lê Thận nạp vào người ta. Chiếc áo vừa khít. Lúc ấy Lê Lợi mới biết mình đang có một thanh gươm quý.

Từ hôm đó, lúc nào ta cũng theo bên mình chủ tướng. Sức nghĩa quân mạnh lên trông thấy, trong vòng chỉ mấy năm ta cùng Lê Lợi dọn sạch bóng quân thù.

Giặc tan ta còn ở thêm trên trần ngót một năm. Lần ấy, dù đã nhận được lệnh gọi của đức Long Quân nhưng người dặn ta phải đợi sai rùa Kim Quy lên đón. Hôm đó, đang cùng vua Lê dạo thuyền rồng trên hồ Tả Vọng, ta bỗng nhận ra người bạn cũ - đó là chú rùa Kim Quy ngàn tuổi. Ta làm phép động đậy lên mình, vua Lê liền hiểu ý tháo ngay đưa đưa trả cho rùa vàng. Ta trở về thuỷ phủ lòng rất vui mừng. Làm xong nhiệm vụ thế là Long Vương lại cho ta tiếp tục giấc ngủ dài. Từ đó đến nay, ta có lẽ đã lại thêm hơn một nghìn năm tuổi.

Bình luận (0)
Trần Thị Lan Nhi
Xem chi tiết
Phan Vũ Như Quỳnh
Xem chi tiết
Guen Hana  Jetto ChiChi
20 tháng 11 2017 lúc 18:42

Bãi biển Sầm Sơn những ngày này thật tuyệt! Sau một ngày nô giỡn với sóng biển, điều tuyệt vời nhất là được nằm trên bờ cát nghe sóng rì rầm và ngắm những ánh sao lung linh. Tôi đang được thưởng thức những giây phút diệu kì ấy. Ngắm biển đêm xa xăm mờ ảo, tôi như thấy mình là người con gái của biến cả và mơ màng nghĩ về nàng tiên cá trong câu chuyện cổ tích của An-đéc-xen...

Từ trong làn sóng, thấp thoáng một dáng người, mờ nhạt, ẩn hiện., và bước ra. Một người con gái, hay đúng hơn một nàng tiên. Nàng tiên cùa biển cả với dáng vẻ thật lạ lùng, đôi chân ấy lướt đi trên cát, nhẹ nhàng, nhẹ nhàng đến bên tôi trước đôi mắt ngạc nhiên xoe tròn của tôi.

Chị là... Tôi ngơ ngác hỏi

Chị là con của biển cả bao la, là người mà người ta gọi là nàng tiên cá.

Thật hay mơ, ảo tưởng hay hiện thực? Đầu óc tôi chợt bối rối, phân vân rồi tôi cảm thấy thật vui và hạnh phúc. Nàng tiên cá mà tôi hay gặp trong giấc mơ, người trong câu chuyện đã gắn bó cùng tôi suốt những năm tháng ấu thơ giờ đây đang ở trước mặt tôi, thật gần và đẹp quá. Mái tóc vàng óng như một dòng suối mềm mại ấy tôi mới chỉ tưởng tượng mà chưa thật nhìn thấy, cá đến vuốt nhẹ cũng ngoài sức tưởng tượng của tôi, ôi êm dịu mát lạnh và thân thương đến lạ.

Chỉ tay về phía biển cả mênh mông, chị nói:

Cuộc sống của chị trước đây cùng bà, cha và các chị dưới thuỷ cung vui lắm. Chị là em út trong nhà nên được cưng chiều và yêu mến. Thế rồi các chị của chị, từng người một, bước sang tuổi mười lăm và được lên mặt biển. Chi đã háo hức biết nhường nào, đã vui sướng và hồi hộp chờ nghe những câu chuyện của các chị về cuộc sống và con người trên mặt đất. Và chị đã đơi năm năm, năm năm trong niềm mong chờ để đến ngày tròn mười lăm tuối. Trong đêm đầu tiên được bước vào cuộc khám phá ấy, chị đã gặp chàng tử của cuộc đời mình, dưới làn nước biển đêm lạnh, chị đã ôm người ấy, đã cứu và đưa người ấy vào bờ...

Chị đột nhiên dừng lại, tôi mơ hồ tưởng tượng ra cái viễn cảnh đẹp đẽ ấy, trong giờ phút gần kề với cái chết, tôi cảm nhận được chàng hoàng tử ấy chắc sợ hãi và lạnh lắm nhỉ. Chàng thật hạnh phúc và thật may khi găp nàng tiên cá đáng yêu.

Chị còn bên cạnh vẫn hướng đôi mắt buồn xa xăm vào khoảng không dường như trong ánh mắt ấy chứa đựng cả tình yêu và nỗi nhớ thương ...

Chị đã để chàng ở lại trên bờ, và đã có một người con gái khác đưa chàng vào lâu đài nguy nga ấy. Chị đã rung động, đã yêu chàng thật nhiều và hy sinh, đánh đổi cả giọng hát mê đắm lòng người cho mụ phù thuỷ đế được có đôi chân này đây! Nhưng tất cả đều không như chị muốn, chị không

thế nói, không thể bày tỏ tình yêu với chàng, mà chỉ lặng lẽ bên cạnh chàng. Đó là những gì chị mong đợi ư?

Tôi có thể hiểu chị đã phải lựa chọn cuộc sống giữa người thân, giữa biển cả rộng lớn với cuộc sống thầm lặng bên người mình yêu. Chị đã lựa chọn và đi theo tiếng gọi của trái tim. Cũng như tôi, vì tôi quá yêu bố, quá chờ mong, nên ngày nào cũng đợi nơi bãi biển này. Rồi một ngày nào đó, bố sẽ về trên chiếc thuyền đầy ắp cá, chắc chắn bố sẽ rất vui, và tôi cũng vậy.

Chị,đang khóc bên tôi, những giọt nước mắt của chị lăn trên làn da trắng mịn như những hạt ngọc xanh của biển, đẹp mà sao buồn thế.

Chị thật sai lầm khi đã quá yêu chàng, em có biết không, thật sự chị đã không thể giữ nổi con dao ấy, không thể ra tay ghim váo trái tim chàng nổi đau đớn. Chị không thể quên khuôn mặt hạnh phúc của chàng bên nàng công chúa đó, chị không thể quên...

Lại một lần nữa chị phải lựa chọn, quay về với biển cả hay tan thành bọt sóng, không còn gì cả, không còn tình yêu. Người con trai đó, chang hoàng tử mang đến cho chị tình yêu và cũng là người mang chị rời thật xa khỏi cuộc sống...

Chị không hối hận về những gì mình làm chứ ạ? Chị có oán trách có giận hờn người ấy không chị?

Oán trách ư! Hối hận ư! Với chị đó đơn thuần chỉ vì tình yêu, bởi nó quá mãnh liệt, quá yêu để rồi phải rời xa. Chị chấp nhận và không oán trách.

Con người có thể làm được những điều đó ư? Hay thần tiên mới có thế làm được như thế? Chị dũng cảm quá, chị cao thượng và hy sinh nhiều quá tôi muốn an ủi, muốn làm điều gì đó cho chị, nhưng làm gì đây, tôi có thế làm được gì ngoài việc ngăn cho những giọt nước mắt không rơi, nhưng tôi không thể, tôi oà khóc và chẳng hiểu vì sao. Tôi ôm chị và thấy tình yêu bố trỗi dậy mạnh mẽ, tôi nhớ bố...

Hai thứ tình yêu gặp nhau, chia sẻ cho nhau, tôi ôm chị thật chặt để cho chị sẽ không tan thành bọt biển, để chị mãi mãi là nàng tiên đẹp nhất, nhưng đôi tay tôi nhỏ bé quá, ý nghĩ của tôi còn non nớt quá và cũng tôi cùng chưa đủ hiểu thế nào là sự ra đi. Chị ôm tôi, thật ấm áp.

Em khóc hả! Xấu quá đi! Đừng như thế. Hai chị em mình cùng cười thật to nhé, bố em sẽ nghe thấy, và hoàng tử cũng sẽ thấy, hãy chuyến những tình yêu và nỗi nhớ của mình vào gió biển, làn gió sẽ bay thật nhanh, sẽ để cho bố và hoàng tử cảm nhận được, phải không em?

Chị vung tay và làm hiện ra trước mắt tôi hình ảnh bố đang cưỡi thuyền vượt gió, bố vẫn thế, không khác đi và tóc bố bạc hơn. Chị nói rằng sẽ găp được bố và gửi cho bố hình ảnh của tôi.

Tôi không nhớ rõ mình đã cười to đến mức nào, đến nỗi tất cả nhoà đi, nhạt mờ...

Tôi mở mắt tỉnh dậy, biển vẫn rì rầm, gió vẫn vuốt ve tôi mơn man da thịt. Và tôi lại cười.

Tôi không cảm thấy nỗi chờ đợi vô vọng của mình nữa mà thay vào đó, tôi càng cảm thấy có một niềm tin, chị đã dạy cho tôi lòng dũng cảm. Tôi sẽ cố gắng, sẽ làm được những gì mình mong muốn.

"Chỉ cần đợi phải không chị?". Tôi muốn nói như thế để chị hiểu là tôi không yếu đuối, chị có thể nghe được không nhỉ? Gió ơi gió, hãy mang đi thật xa, hãy đem đến bên chị những gì tôi muốn nói, và động viên chị hãy cố gắng lên.

Nụ cười của chị vẫn còn đó, vẫn lấp lánh trong dòng suy nghĩ của tôi. Nhìn lên bầu trời trong xanh, tôi thấy chị là một thiên thần, linh hồn của chị bất diệt, tình yêu của chị cảm thấu đất trời. Chị sẽ sống mãi phải không chị? Cảm ơn chi, cảm ơn tình yêu và lòng dũng cảm chị đã dạy cho em.



I

Bình luận (0)
Xua Tan Hận Thù
20 tháng 11 2017 lúc 16:12

Môn học mà tôi yêu thích nhất là môn Văn vì khi học Văn, tôi được đọc nhiều câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười thú vị. Nhắc đến truyền thuyết, tôi lại nhớ ra một kỉ niệm vô cùng đặc biệt.

Lần ấy, tôi mải mê đọc những truyện truyền thuyết và ngủ thiếp đi từ lúc nào. Bỗng tôi thấy mình lạc dến một xứ sở rất xa lạ, xung quanh mây phủ trắng, mùi thơm của các loài hoa tỏa ra ngào ngạt. Khung cảnh rất giống thiên đình – nơi có các vị thần tiên mà tôi thường thấy trong các câu chuyện cổ. Tôi còn đang ngơ ngác thì bỗng một tráng sĩ vóc dáng cao to, vạm vỡ tiến về phía tôi. Tôi vẫn chưa hết ngỡ ngàng thì người đó đã đứng ngay trước mặt tôi và nở một nụ cười thân thiện:

- Chào cháu bé! Cháu từ đâu đến vậy?

Thì ngắm kĩ thấy vị tráng sĩ mặc áo giáp sắt rất giống trong truyền thuyết Thánh Gióng. Tôi sung sướng hỏi:

- Ông có phải là ông Giống không ạ?

Tráng sĩ nhìn tôi, mỉm cười đáp:

- Ta đúng là Thánh Gióng đây! Sao cháu lại biết ta?

- Chúng cháu đang học về truyền thuyết Thánh Gióng đấy ông ạ! May qua, hôm nay, cháu được gặp ông ở đây. Cháu có thể hỏi ông vài điều mà cháu đang thắc mắc được không ạ?

Ông Gióng nhìn tôi mỉm cười:

- Được cháu cứ hỏi đi.

- Ông ơi, vì sao khi đánh thắng giặc Ân xong, ông không trở về quê nhà mà lại bay lên trời? Hay ông chê quê cháu nghèo, không bằng xứ thần tiên này?

- Không! Ta muốn được ở cùng họ, nhưng vì ta là con trưởng của Ngọc Hoàng nên phải trở về thiên đình sau khi đã hoàn thành sứ mệnh.

- Thế ông nhớ cha mẹ ông ở dưới kia không?

- Có chứ, cha mẹ đã từng mang nặng đẻ đau ra ta, ta rất biết ơn họ. Những ngày tháng ta chưa biết đi, chưa biết nói, họ không hề ghét bỏ ta mà vẫn yêu thương ta. Ta rất muốn có ngày nào đó trở về báo đáp ơn nghĩa của cha mẹ Cũng chính vì lẽ đó mà ta đã cố gắng đánh ta quân xâm lược để cha mẹ ta cũng nhân dân được sống trong tự do, thanh bình.

- Ồ, giờ thì cháu hiểu rồi. Ông đã báo đáp công nuôi dưỡng cha mẹ mình bằng việc đánh đuổi quân xâm lược.

- Ừ, đó là một trong những cách thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ đấy cháu ạ!

- Khi cháu còn nhỏ thì phải học tâp thật tốt để cho cha mẹ vui lòng, đó cũng chính là tỏ lòng biết ơn cha mẹ phải không ông?

- Đúng rồi, cháu ngoan và thông minh lắm! Ông chúc cháu học thật giỏi nhé! Thôi hẹn gặp cháu vào lần khác. Ta phải đi gặp Ngọc Hoàng đây.    

Trong phút chóc, ông Gióng dã biến mất sau đám mây trắng. Vừa lúc đó tôi nghe có tiếng mẹ gọi:

- Lan! Dậy vào giường ngủ đi con!

Tôi bừng tỉnh, hóa ra cuộc gặp gỡ với Ông Gióng là một giấc mơ. Nhưng giấc mơ ấy đã cho tôi biết được nhiều điều bổ ích và khiến tôi nhớ mãi.

Bình luận (0)
Noo Phước Thịnh
20 tháng 11 2017 lúc 16:26

Đã mấy năm trôi qua nhưng tôi vẫn nhớ như in những sự việc xảy ra đêm mùa đông năm ấy. Tôi nhớ, bởi chính cái thời gian đó, ước mơ của tôi đã trở thành sự thực, một ước mơ có lẽ nhỏ nhoi với nhiều người nhưng lại lớn lao đối với tôi.

Đó là năm tôi mười tuổi. Đêm ấy là một đêm thật đặc biệt. Khi mà trên toàn thế giới đang nô nức trong cờ hoa lộng lẫy, vui tươi để chào đón lễ Nô-en thì căn nhà tranh nhỏ bé của gia đình tôi vẫn vắng vẻ, lặng im không một bóng đèn. Lúc đó khoảng nửa đêm, khi bố mẹ tôi đã đi ngủ. Con Mi-lu chắc cũng vừa chợp mắt vì tôi không còn nghe tiếng gầm gừ của nó sủa mấy con chuột cống ban nãy nữa. Riêng tôi thì chưa ngủ được. Tôi định bụng đến bến bàn học, thắp ngọn đèn dầu lên để đọc nốt phần kết truyện Cô bé Lọ Lem mà tôi vừa tìm ra trong đống sách cũ rích của chị gái. Cuốn truyện đó rất hay: kể về một cô bé ngoan ngoãn, xinh đẹp nhưng lại phải chịu sự đày đọa của bà mẹ kế và hai cô em gái, khiến cô trở thành Lọ Lem. Nhưng tôi lại sợ bố mẹ tôi khó ngủ vì sớm mai, họ còn phải gánh hàng ra chợ. Tôi mờ nhẹ hai cánh cửa sổ, cố không để chúng kêu lên những tiếng răng rắc. Trăng hôm nay tròn thật, nhưng những áng mây mờ giăng qua làm ánh trăng chỉ còn lại hiu hắt. Gió đông thổi nhè nhẹ chỉ đủ làm vơi nốt mấy chiếc lá khô của cây dâu da đầu hè kêu bồm bộp, chứ không rin rít như mấy độ trước. Tôi chợt nghĩ đến cô bé Lọ Lem, tôi tưởng tượng ra gương mặt xinh đẹp của cô bé và giọng hát trong trẻo như sơn ca của Lọ Lem. Tôi ước sao mình có thể gặp được Lọ Lem dù chỉ một lần thôi.

Bỗng mây mù dần kéo sang hai bên, để lộ ra vầng trăng sáng chói treo lơ lửng trên không, làm tôi chăm chú. Kìa! Tôi nghe từ xa như có tiếng gì như một đoàn xe với những con ngựa kéo to khỏe đang tiến dần. Một đốm sáng, to dần và khổng lồ đổ xuống sân nhà tôi. Tôi kinh hoàng. Con Mi-lu không thấy sủa gì. Cái gì vậy nhỉ? Người ngoài hành tinh chăng? Tôi chưa kịp định thần thì đốm sáng đã nhạt dần, vụt tắt rồi lại là tiếng vó, tiếng kéo xe vội vã xa dần. Bỗng tôi giật mình khi nghe thấy tiếng nhạc và tiếng hát ở đâu đó. Hát rằng:

–      Là la lá la, tôi là cô bé Lọ Lem, tôi ở trong cỗ xe bằng quả bí ngô, hỡi hoàng tử đáng mến, là la lá la.

Tôi sửng sốt, trên… trên bàn học của tôi là cô bé Lọ Lem tí hon kìa! Tôi đã bất giác hét lên nếu Lọ Lem không ra hiệu cho tôi im lặng bằng cách đưa ngón tay trỏ cảu mình lên môi và khẽ suỵt nhỏ. Ngọn đèn dầu không cẳn thắp lên, tôi cũng vẫn nhìn rõ cô bé với chiếc váy hồng lộng lẫy có đính kim cương rực sáng. Thật giống như trong cổ tích, cô bé Lọ Lem đẹp tuyệt trần. Vì tôi đã thấy đôi mắt cô xanh, trong, lông mi dài, cong vút. Mái tóc vàng, bồng bềnh, thoang thoảng mùi thơm hoa cỏ đồng nội. Trên đó có gài chiếc vương miện nhỏ, bóng loáng. Cô bé Lọ Lem cất tiếng chào tôi:

–    Chào cô nhỏ!

Tôi lúng túng:

–    Chào… Chào Lọ Lem!

Sau một lúc bình tĩnh lại, tôi mới biết đây là sự thực, tôi sung sướng biết chừng nào. Tôi muốn ôm Lọ Lem vào lòng mà hôn thật nhiều nhưng ngặt nỗi, Lọ Lem nhỏ quá, tôi chỉ đặt được Lọ Lem trên tay như vẫn thường làm với con búp bê len của mình.

Tôi hỏi:

–    Công chúa Lọ Lem ơi, cô tới đây bằng gì?

Lọ Lem trả lời:

–    Tôi đi bằng cỗ xe bí ngô được sáu chú ngựa hóa từ sáu con chuột.

Tôi hỏi tiếp:

–   Thế tại sao Lọ Lem không đến chỗ ông già Nô-en để cùng vui hội với các nhân vật cổ tích khác?

Lọ Lem liền đáp:

–     Một lát nữa mới đến giờ. Chẳng phải bạn cũng rất muốn gặp tôi đó sao? Bạn là một cô bé ngoan ngoãn, chăm chỉ, và… cũng rách rưới như Lọ Lem ngày trước vậy…

Tôi buồn bã đặt Lọ Lem xuống bàn, ngắm qua bộ quần áo cũ nát của mình.

–    Nhưng tôi chẳng có bà tiên để cho quần áo mới, cho cỗ xe, cho hoàng tử như Lọ Lem… Nhà tôi nghèo lắm.

–    Bạn đừng lo, rồi bạn cũng sẽ được sung sướng… Lọ Lem nghiêng nghiêng đầu nhìn tôi và lấy tay lau nước mắt cho tôi. Rồi Lọ Lem mang một chiếc đũa thần ra, gõ nhẹ vào người tôi. Kìa, bộ đồ rách rưới của tôi biến đâu mất và thay vào đó là một bộ váy xanh lộng lẫy, tuyệt đẹp. Tóc của tôi cũng như được ai chải gọn và gài hoa vào. Tồi lấy mảnh gương nhỏ ra soi, đôi mắt tôi tròn xoe bất ngờ:

–   Mình đây sao!

Từ bé đến giờ, chưa ai cho tôi món quả đẹp đến thế, có chăng chỉ là vài bộ đồ cũ, đồ rách mà thôi. Lọ Lem còn cho tôi bao nhiêu là truyện cổ tích, những cuốn truyện mà tôi ao ước bấy lâu nay khi thấy mấy đứa bạn tôi đọc.

Tôi và Lọ Lem ngồi nói chuyện hồi lâu về các thành viên trong gia đình của Lọ Lem. Nghe cô bé kể về họ thật thú vị. Từ sự tàn ác, đểu giả của bà mẹ kế, đến vị hoàng tử hào hoa, đáng mến của vương quổc nàng, cả về bà tiên nhân hậu đã cho Lọ Lem rất nhiều thứ… Tôi càng cảm thấy vui thay cho Lọ Lem vì cuối cùng cô bé cũng tìm được hạnh phúc của mình sau khi bị hắt hui bởi bà mẹ kế và hai cô em.

Sắp đến giờ Lọ Lem phải đi, tôi rất tiếc, Lọ Lem nói sẽ hát cho tôi nghe một khúc nhạc trước khi chia tay. Tôi đồng ý nhưng cũng không quên nhắc Lọ Lem hát nhỏ để không làm bố mẹ tôi thức giấc. Lọ Lem cười trìu mến và bắt đầu tiết mục. Lọ Lem hát rất hay, múa cũng dẻo nữa, đôi chân nhỏ của cô bé nhẹ lướt trên đế, trông cô bé như một diễn viên múa ba lê vậy.

–   Là la lá la, tôi là cô bé Lọ Lem, tôi ở trong cỗ xe bằng bí ngô, là la lá la…

Cứ thế, cứ thế, tôi say sưa theo giai điệu nhịp nhàng của khúc nhạc cho đến khi.

–    A! Tôi kêu lên khi có một giọt nước lạnh rơi vào má buốt lên, ánh sáng và bài hát vụt tắt. Chỉ còn tiếng chuông đồng hồ cúc cu điểm 12 giờ đêm. Tôi sững sờ, ngoài trời đang đổ mưa phùn, chính cơn mưa đã làm tôi tỉnh mộng. Hóa ra, cô bé Lọ Lem tôi gặp chỉ là giấc mơ thôi ư? Tôi vội nhìn lại mình, không còn váy nữa, tôi vẫn chỉ vận bộ đồ rách rưới. Chung quanh tôi tối om, tôi bỗng cảm thấy mình lạc lõng vô cùng. Tôi bất giác ôm mặt khóc nức nở. Cái ý nghĩ bị bỏ rơi, không được ông già Nô-en cho quà như những đứa trẻ khác làm tôi càng muốn khóc to hơn.

Chít chít, tiếng một chú chuột nhắt chạy vôi qua bàn tôi đã động phải vật gì kêu tách một cái. Tôi giật mình:

Là la lá la, tôi là cô bé Lọ Lem, tôi ở trong cỗ xe bằng quả bí ngô, hỡi hoàng tử đáng mến, là la lá la.

Cả khoảng không quanh tôi bừng sáng lên để hiện ra trước mắt tôi một búp bê Lọ Lem xinh xắn bằng nhựa đang quay múa. Tôi chưa khỏi ngạc nhiên thì cô bé đã ở ngay bên cạnh tôi với một cây bút cầm trên tay: Dòng chữ nắn nót trẻ con: Tặng bạn quà Nô-en nè! không khỏi làm tôi nghi ngờ. Cho đến tận sáng hôm sau, nỗi ngờ vực của tôi được giải thoát khi tôi bắt gặp nụ cười bất ngờ, thân thương cúa cậu bạn nhỏ bàn trên cho mình. Hóa ra, đêm Nô-en hôm qua, bạn ấy đã lén đến nhà tôi và đặt vào bàn học của tôi công chúa Lọ Lem qua song cửa sổ.

Tôi đã hiểu, khi gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống thì quanh ta vẫn còn nhiều điều kì diệu như thế giới cổ tích.

Bình luận (0)