Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
phung van hoang tu
Xem chi tiết
NGUYỄN HƯƠNG GIANG
8 tháng 11 2017 lúc 20:21

a. Nội dung:

– Khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một  sự vật,  sự việc nào đó phải xem xét chung một cách toàn diện.

b. Nghệ thuật:

– Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, sâu sắc.

– Dựng đối thoại tạo nên tiếng cười hài hước, kín đao.

– Lặp lại các sự việc

– Nghệ thuật phóng đại.

Bạn Toàn Dấu Tên
Xem chi tiết

Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng Ngữ Văn 6 mang lại sự không chỉ là sự giải trí và bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch.

Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường.

Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng.

Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.

Hồ Trần Yến Nhi
Xem chi tiết
 Phạm Trà Giang
9 tháng 10 2018 lúc 17:32

A. Mở bài Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện Con Rồng Cháu Tiên

Trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam, em rất thích truyện Con Rồng, cháu Tiên. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên hay Sự tích trăm trứng, Lạc Long Quân và Âu Cơ… vốn là một thần thoại có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo như các nhân vật thần linh có nhiều phép lạ và hình tượng cái bọc trăm trứng… đã biến nó thành một truyền thuyết hay và đẹp vào bậc nhất, nhằm giải thích và suy tôn nguồn gốc giống nòi cao quý của dân tộc Việt.

B. Thân bài Phát biểu cảm nghĩ về truyện Con Rồng Cháu Tiên

Lạc Long Quân và Âu Cơ là sản phẩm của trí tưởng tượng hồn nhiên, phong phú của người xưa. Hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ được dệt nên từ những chi tiết lạ thường.

Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ ở Đông Hải (biển Đông); còn Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Mỗi thần có một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp của Lạc Long Quân được nhấn mạnh là vẻ đẹp của tài năng. Thân có thân hình Rồng, sống được cả dưới nước lẫn trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, trấn áp được lũ yêu quái (Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh) làm hại dân lành. Thần lại có lòng thương người, thường dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.

Âu Cơ là Tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần. Nàng thích đi đây đi đó. Nghe nói vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm và tình cờ gặp Lạc Long Quân ở đó.

Câu chuyện hấp dẫn người nghe bởi những chi tiết ngẫu nhiên lạ lùng: Rồng ở dưới nước gặp Tiên trên non cao rồi yêu nhau, kết duyên thành vợ chồng. Đây là biểu tượng của sự kết hợp giữa hai thành phần chính trong cộng đồng mới hình thành của dân tộc Việt.

Đời Hùng vương, cư dân Văn Lang chủ yếu là người Lạc Việt và Âu Việt. Họ thường xuyên quan hệ với nhau về kinh tế, văn hóa. Cuộc hôn nhân thần thoại giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ phản ánh mối quan hệ và sự thống nhất giữa cư dân của hai bộ tộc này.

Truyện Con Rồng, cháu Tiên phản ánh sự hình thành của đất nước Lạc Việt trong buổi bình minh của lịch sử qua các chi tiết: Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đật tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ… Khi cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.
Đây là thời kì mở đầu kỉ nguyên độc lập của người Việt, hay còn gọi là thời kì Hùng Vương dựng nước.

Nội dung truyện nhằm giải thích nguồn gốc dân tộc Việt là con Rồng, cháu Tiên. Tổ tiên ta là hai vị thần khỏe mạnh, tài năng, xinh đẹp, đức độ. Cuộc hôn nhân giữa Long Quân – Âu Cơ như một mối lương duyên tiền định và kết quả thật tạ thường ! Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm ngươi con hồng hào, đẹp đẽ… Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Dấu ấn thần tiên được khắc sâu trong cuộc sinh nở này.

Hình ảnh cái bọc một trăm trứng mang ý nghĩa tượng trưng rất thiêng liêng. Nó khẳng định rằng tất cả các dân tộc sống trên đất Việt đều chung một mẹ sinh ra, do đó mối quan hệ giữa các dân tộc là mối quan hệ anh em thân thiết. Hai tiếng đồng bào (cùng một bọc) đã gợi lên đầy đủ và cảm động nghĩa tình keo sơn, máu thịt ấy.

Sự tích Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ, đem theo năm mươi con xuống biển, còn năm mươi người con theo mẹ lên núi, ngoài lí do kẻ ở trên cạn, người ở dưới nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn, ở cùng nhau một nơi lâu dài còn nhằm giải thích sự phân bố vùng định cư của các dân tộc trên đất Lạc Việt. Ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc ta đã tiến hành những cuộc sắp đặt giang sơn. Địa bàn đất nước rộng, các dân tộc đã biết phân chia nhau cai quản, Kẻ ở chốn núi rừng, kẻ đồng bằng, người biển cả… lập nghiệp khắp nơi, khắp chốn. Khi có việc quan trọng, lớn lao, họ lại tìm đến nhau, giúp đỡ lẫn nhau.

C. Kết luận bài văn Phát biểu cảm nghĩ về truyện Con Rồng Cháu Tiên.

Điều đó thể hiện truyền thống đoàn kết tốt đẹp trong suốt mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc ta.Con Rồng, cháu Tiên là một truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện cổ dân gian. Nó thể hiện lòng tự hào, tự tôn về nguồn gốc cao quý của dân tộc ta, đồng thời khẳng định và ca ngợi mối quan hệ gắn bó thân thiết cùng truyền thống đoàn kết tốt đẹp có từ lâu đời của các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam. Mỗi người chúng ta dù sinh sống ở bất cứ nơi đâu cũng luôn nhớ tới cội nguồn và tự hào là dòng giống Tiên Rồng, là con cháu của các vua Hùng.

Phan Lưu Anh Quốc
Xem chi tiết
💛Linh_Ducle💛
28 tháng 10 2017 lúc 9:07

 Thầy bói xem voi kể về cuộc xem voi và sự nhận xét của năm thầy bói mù về con voi. Sự khác biệt trong nhận thức về hình dáng con voi giữa các thầy bói dẫn đến cuộc tranh luận bất phân thắng bại, mất đoàn kết thậm chí dẫn tới ẩu đả lẫn nhau.Chúng ta không nên vì những vấn đè mà cãi vã lẫn nhau,phải cùng suy nghĩ xem ai đúng hơn mà ở đây năm ông sờ 5 bộ phận khác nhau mà cứ tưởng sờ được cả con voi dẫn đến sự tranh cãi không đáng có

Từ câu chuyện cười "Thầy bói xem voi" mà nhân dân ta có câu tục ngữ: "Thầy bói nói mò". Truyện cười này nhằm chế giễu bọn thầy bói mắt đã mù mà còn giở trò bịp bợm, kiếm ăn bằng trò mê tín dị đoan.

minhduc
28 tháng 10 2017 lúc 11:39

Khi giao tiếp, nói chuyện, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên khẳng định quan điểm của mình là đúng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế... chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái.

Guen Hana  Jetto ChiChi
28 tháng 10 2017 lúc 11:48

Khi giao tiếp, nói chuyện, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên khẳng định quan điểm của mình là đúng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế... chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái.

Kĩ năng giao tiếp: Năm ông thầy bói vì không biết lắng nghe nhau, ai cũng cho là mình đúng và người khác sai nên cuối cùng đánh nhau toác đầu chảy máu mà hình thù con voi vẫn chưa tường tận.

Bài học Kĩ năng sống rút ra đó là khi giao tiếp cần biết lắng nghe, chia sẻ,bày tỏ quan điểm của mình nhưng khi trao đổi, tranh luận cần tránh xung đột mới đạt được kết quả giao tiếp tốt.

Kĩ năng làm chủ bản thân: Trong cuộc tranh luận và miêu tả con voi, thầy bói nào cũng cho là “con voi” của mình là đúng, vì không kiềm chế được bản thân nên cuộc xô xát đã diễn ra.

Bài học Kĩ năng đó là cần kiềm chế bản thân, tích cực học hỏi để nâng cao tri thức cho tương xứng với công việc, biết giữ mình để tạo ra sự đoàn kết và đồng thuận từ mọi người.

Kĩ năng hợp tác: truyện Thầy bói xem voi là một trong những bài học về sự hợp tác. Rõ ràng, mỗi thầy chỉ xem có một bộ phận của con voi, nếu biết “ ghép” lại với nhau thì sẽ ra một con voi hoàn chỉnh, nhưng vì thiếu sự hợp tác nên không đạt được mục tiêu là biết con voi, lại còn dẫn đến mất đoàn kết.

Bài học Kĩ năng sống là cần bắt tay nhau trong công việc, vì một mục đích chung, biết đưa ra ý tưởng của bản thân nhưng cũng cần lắng nghe ý kiến của người khác, tôn trọng lẫn nhau, không ích kỉ, cố chấp.

Kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng: Sự căng thẳng sẽ làm người ta mất tập trung vào công việc hoặc hủy diệt một phần cuộc sống.

Trong truyện năm ông thầy bói cố chấp, tranh cãi nhau dẫn tới căng thẳng và cuối cùng là xô xát, đánh nhau.

Bài học Kĩ năng sống rút ra được đó là cần có cái nhìn tích cực hơn, biết kiềm chế bản thân, suy nghĩ tích cực để giảm bớt căng thẳng, thậm chí có thể lựa chọn cách rút lui, chuyển hướng suy nghĩ, thương lượng, tâm sự với người khác …để giải tỏa.

Kĩ năng thương lượng: Sự cố chấp, ai cũng cho là mình đúng còn các thầy khác đều không đúng, không phải nên năm ông thầy bói cuối cùng vẫn chả biết được con voi.

Kĩ năng thương lượng rút ra qua truyện đó là cần biết lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người đối diện, cần có thái độ mềm mỏng, sáng suốt và trong từng trường hợp cụ thể cũng cần có tính quyết đoán.

Phù Thủy Ánh Sáng
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
29 tháng 11 2016 lúc 19:49

Những bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng:

- Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.

- Khi sống lâu trong một môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.

- Sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho người ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.

- Dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết.

- Khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.

Những bài học từ truyện Thầy bói xem voi:

- Khi xem xét một sự vật (hoặc sự việc) cần kết hợp các giác quan (tai nghe, mắt thấy...).

- Nếu không có điều kiện xem xét bằng đầy đủ các giác quan thì phải xem xét một cách toàn diện, không lấy cái bộ phận, đơn lẻ thay cho cái toàn thể.

- Cần phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, vừa nghe vừa kết hợp với phân tích, đánh giá, tổng hợp của riêng mình để có được một cái nhìn chính xác, toàn diện và đầy đủ nhất.

Bạn dựa vào đây viết thành đoạn văn nhé!

Linh Phương
29 tháng 11 2016 lúc 21:34

Truyện tuy ngắn nhưng bố cục chia thành hai phần rõ rệt. Phần đầu kể về hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết ít ỏi của con ếch. Phần hai kể về hậu quả tai hại của thái độ chủ quan, cách nhìn nhận phiến diện, kiêu ngạo từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho con người.Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết tránh cách đánh giá, kết luận vội vàng phiến diện, nông cạn. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn sâu rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì sự chủ quan, kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về bài học của câu truyện chớ nên tự biến minh thành "Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung".

Thảo Phương
29 tháng 11 2016 lúc 21:41

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng mượn chuyện loài vật để nói bóng gió, kín đáo về chuyện của loài người. Từ cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua Cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, các tác giả dân gian ngầm phê phán những kẻ với sự hiểu biết hạn hẹp, nông cạn nhưng lại hay tỏ vẻ ta đây. Đồng thời, truyện cũng ngầm khuyên nhủ mọi người nên cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết; không nên chủ quan, kiêu ngạo. Đừng để thiên hạ đánh giá mình là loại: “Ếch ngồi đáy giếng”.Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi đề cập đến cách nhận thức sự vật trong thế giới xung quanh. Nội dung truyện như sau : Năm thầy bói mù ế khách ngồi tán gẫu. Thầy nào cũng phàn nàn là chưa được thấy voi bao giờ. Tình cờ lúc ấy nghe người ta nói voi sắp đi qua, năm thầy bàn nhau hùn tiền biếu quản tượng để được xem voi. Vì mù nên các thầy “xem” bằng tay. Mỗi thầy sờ vào một bộ phận của voi. Thầy sờ vòi; thầy sờ ngà; thầy sờ tài; thầy sờ chân; thầy sờ đuôi.Voi đi rồi, các thầy ngồi tranh luận về hình dáng con voi. Mỗi thầy nói lên cảm nhận riêng của mình. Thầy sờ vòi cho rằng voi sun sun giống như con đĩa. Thầy sờ ngà bảo voi chần chẫn như cái đòn càn. Thầy sờ tai khăng khăng voi bè bè giống cái quạt thóc. Thầy sờ chân thì dứt khoát là voi sừng sững như cái cột nhà. Thầy sờ đuôi khẳng định voi tua tủa như cái chổi sể cùn. Càng tranh cãi càng hăng, không thầy nào chịu nhường thầy nào. Cuối cùng, họ lao vào đánh nhau đến toác đầu chảy máu.Ý nghĩa của truyện không dừng ở mức hài hước, trào lộng để mua vui, Cao hơn thế, các tác giả dân gian muốn phê phán cái “mù” trong nhận thức của không ít người. Bài học bổ ích chứa đựng trong truyện chính là: Trong cuộc sống, sự vật nào, vấn đề nào bản thân chưa hiểu biết tường tận, thấu đáo thì chớ nên bày tỏ ý kiến một cách nông nổi, hồ đổ. Muốn có được một nhận xét chính xác thì phải tìm hiểu toàn diện, kĩ càng. Những hiểu biết sơ sài, nông cạn, những suy đoán chủ quan, thiếu thực tế chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Ngoài ra, truyện còn ngầm chỉ trích loại người có trình độ hiểu biết thấp kém nhưng lại hay làm ra vẻ thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi”.Ý nghĩa của các truyện ngụ ngôn trong kho tàng ngụ ngôn Việt Nam vừa phong phú vừa thấm thía. Đọc truyện ngụ ngôn, suy ngẫm kĩ, ta sẽ thấy mình trong đó. Đọc để hiểu thêm về bản thân, về môi người quanh ta, từ đấy có hướng sửa chữa những thói hư, tật xấu và tự hoàn thiện nhân cách nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 11 2017 lúc 17:55

Bài văn chia thành 3 đoạn:

   - Đoạn 1 (Từ đầu đến những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác: Giới thiệu vị trí địa lí và lối vào động Phong Nha.

   - Đoạn 2 ( Từ Phong Nha gồm hai bộ phận đến tiếng chuông nơi cảnh chùa): Miêu tả cảnh trong động Phong Nha.

   - Đoạn 3 (còn lại): Giá trị của động Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm, nghiên cứu.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 2 2018 lúc 8:12

Bài văn tả "Con tê tê" gồm có 6 đoạn:

a) Đoạn 1: Từ đầu đến "đào thủng núi" - Nội dung: Giới thiệu con tê tê.

b) Đoạn 2: Từ "bộ vảy" cho đến "chỏm đuôi". - Nội dung: Tả hình dáng với đặc điểm nổi bật của con tê tê: bộ vảy bao bọc từ đầu đến đuôi, nhằm phân biệt với những con vật khác.

c) Đoạn 3: Từ "Tê tê" cho đến "kì hết mới thôi". - Nội dung: Kết hợp miêu tả hoạt động bắt mồi của tê tê và đặc điểm của bộ phận bên trong (miệng và lưỡi).

d) Đoạn 4: Từ "đặc biệt" cho đến "trong lòng đất". - Nội dung: kết hợp tả đặc điểm bộ phận chân, móng và hoạt động đào đất của tê tê.

e) Đoạn 5: Từ "tuy vậy" cho đến "ngoài miệng lỗ" - Nội dung: Trình bày một đặc điểm có tính chất nhược điểm của loài tê tê.
g) Đoạn 6: Phần còn lại của văn bản. - Nội dung: Cảm nhận của tác giả về con tê tê.

Câu 2. Tác giả chú ỷ đặc điểm nào khi miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê tê.

Gợi ý: Tác giả chú ý đến những đặc điểm sau khi mô tả hình dáng bên ngoài của tê tê. - Bộ vẩy của tê tê. - Bốn chân của tê tê.

Câu 3. Những chi tiết nào cho thấy tác giả quan sát hoạt động của con tê tê rất tỉ mỉ và chọn được nhiều đặc điểm lý thú.

Gợi ý: Các chi tiết sau cho thấy tác giả quan sát hoạt động của tê tê rất tỉ mỉ và chọn lọc được nhiều đặc điểm lý thú. Đó là: - "Miệng tê tê nhỏ, hai hàm chỉ có lợi, không có răng. Nhưng bù lại nó có cái lưỡi để bắt mồi rất lợi hại. Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh". - "Đặc biệt nhất là tê tê có bốn chân ngắn ngủn với bộ móng cực sắc và khỏe. Khi đào đất, nó dũi đầu xuống và đào nhanh như một cái máy, chỉ cần chừng nửa phút đã ngập nửa thân mình của nó".

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 6 2018 lúc 10:49

Bài văn tả "Con tê tê" gồm có 6 đoạn:

a) Đoạn 1: Từ đầu đến "đào thủng núi" - Nội dung: Giới thiệu con tê tê.

b) Đoạn 2: Từ "bộ vảy" cho đến "chỏm đuôi". - Nội dung: Tả hình dáng với đặc điểm nổi bật của con tê tê: bộ vảy bao bọc từ đầu đến đuôi, nhằm phân biệt với những con vật khác.

c) Đoạn 3: Từ "Tê tê" cho đến "kì hết mới thôi". - Nội dung: Kết hợp miêu tả hoạt động bắt mồi của tê tê và đặc điểm của bộ phận bên trong (miệng và lưỡi).

d) Đoạn 4: Từ "đặc biệt" cho đến "trong lòng đất". - Nội dung: kết hợp tả đặc điểm bộ phận chân, móng và hoạt động đào đất của tê tê.

e) Đoạn 5: Từ "tuy vậy" cho đến "ngoài miệng lỗ" - Nội dung: Trình bày một đặc điểm có tính chất nhược điểm của loài tê tê.

 

g) Đoạn 6: Phần còn lại của văn bản. - Nội dung: Cảm nhận của tác giả về con tê tê.

Câu 2. Tác giả chú ỷ đặc điểm nào khi miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê tê.

Gợi ý: Tác giả chú ý đến những đặc điểm sau khi mô tả hình dáng bên ngoài của tê tê. - Bộ vẩy của tê tê. - Bốn chân của tê tê.

Câu 3. Những chi tiết nào cho thấy tác giả quan sát hoạt động của con tê tê rất tỉ mỉ và chọn được nhiều đặc điểm lý thú.

Gợi ý: Các chi tiết sau cho thấy tác giả quan sát hoạt động của tê tê rất tỉ mỉ và chọn lọc được nhiều đặc điểm lý thú. Đó là: - "Miệng tê tê nhỏ, hai hàm chỉ có lợi, không có răng. Nhưng bù lại nó có cái lưỡi để bắt mồi rất lợi hại. Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh". - "Đặc biệt nhất là tê tê có bốn chân ngắn ngủn với bộ móng cực sắc và khỏe. Khi đào đất, nó dũi đầu xuống và đào nhanh như một cái máy, chỉ cần chừng nửa phút đã ngập nửa thân mình của nó".

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 2 2019 lúc 14:25

Đại cáo bình Ngô chia thành bốn đoạn:

    + Đoạn 1 (từ đầu... Chứng cớ còn ghi): Khẳng định tư tưởng, nhân nghĩa, chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt

    + Đoạn 2 (từ “Vừa rồi” đến “Ai bảo thần dân chịu được” ): Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh

    + Đoạn 3 ( từ “Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa” đến “Cũng là chưa thấy xưa nay” ): Kể lại diễn biến cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn.

    + Đoạn 4 (còn lại): Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử