tả trường em(trường Tiểu học Sài Sơn A càng tốt)
A,VIẾT BÀI VĂN TẢ CẢNH SÔNG ĐÁY QUÊ EM
B,VIẾT BÀI VĂN TẢ TRƯỜNG TIỂU HỌC SÀI SƠN A
Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.
Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.
Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập.
Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.
Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi mái trường mới nhưng ngôi trường Nguyễn Văn Hưởng vẫn không phai nhòa trong tâm trí em.
Ngày ấy, nhà tôi ở ven một con suối nhỏ nước trong veo, vào những hôm trời nắng đẹp đứng trên bờ suối, tôi có thể nhìn thấu xuống tận dưới đáy, ở đó có những viên sỏi trắng tinh và cả những đàn cá trắng tung tăng bơi lội.
Hàng ngày, tôi cùng lũ bạn lại rủ nhau ra suối, đi men theo mép của con suối bắt ốc, nhặt đá trắng về để chơi đồ hàng. Và vui nhất là vào những ngày hè, chúng tôi thường trốn mẹ ra suối tắm. Thực ra con suối nhỏ nhưng có những đoạn rất sâu có thể ngập đầu người lớn. Và ở trên đó là chiếc cầu của nhà dân bắc qua để lấy lối đi vào nhà.
Như thường lệ, buổi trưa ấy, chờ cho mẹ ngủ say tôi liền chạy sang nhà mấy thằng bạn học cùng lớp rủ chúng ra chỗ cầu nhà ông Quân (chúng tôi thường đặt tên những chiếc cầu bằng chính tên nhà chủ đó). Buổi trưa trời nắng nóng như lửa đốt, được đắm mình trong dòng nước mát thì còn gì bằng. Bởi vậy nên vừa nghe tiếng huýt sáo báo hiệu quen thuộc của tôi, mấy thằng cũng vội vã lách cửa sau, nhanh chóng ra chỗ hẹn.
Vừa ra khỏi nhà, cả lũ chúng tôi chạy thật nhanh vì sợ cha mẹ phát hiện ra, bởi chúng tôi đều biết rằng nếu bị bại lộ chắc chắn đứa nào đứa nấy sẽ no đòn.
Năm phút sau, cây cầu và dòng nước mát đã hiện ra trước mắt chúng tôi. Tôi có ý kiến hôm nay sẽ không bơi bình thường như mọi khi nữa mà thi nhảy xa, tức là đứng trên cầu nhảy xuống, ai nhảy xa nhất sẽ là người thắng cuộc. ì oàm một hồi lâu đã chán, chúng tôi trèo lên một mỏm đá nằm nghỉ ngơi ngắm mây trời. Lúc này Thắng – thằng cha gan lì cóc tía nhất lên tiếng:
- Tớ nghĩ ra trò mới nữa rồi.
- Trò gì vậy?
Cả lũ nhao nhao lên tiếng hỏi.
- Chơi lặn, đứa nào lặn được lâu nhất tuần sau đi học sẽ không phải đeo cặp.
Cả lũ reo hò hưởng ứng nhiệt liệt. Trở lại chỗ chơi cũ, tôi nói:
- Bây giờ sẽ thi lần lượt từng đứa một, những đứa còn lại đứng trên bờ theo dõi bấm giờ.
Và tôi phân công luôn vì Thắng là người đầu têu nên sẽ là người thử sức đầu tiên, cả bọn vỗ tay hưởng ứng. Quả thật trong nhóm Thắng luôn tỏ ra đàn anh hơn cả, hắn không những học giỏi mà mọi trò chơi hắn cũng chẳng bao giờ chịu thua ai.
Thắng chuẩn bị tinh thần xong, tôi hô:
- Một. Hai. Ba. Bắt đầu…
ùm…Thắng đã nhảy khỏi cây cầu mất tăm trong dòng nước. Lũ chúng tôi reo hò tán thưởng và bắt đầu bấm giờ: 1,2, 3, phút trôi qua sang phút qua vẫn chưa thấy Thắng nổi lên. Chúng tôi trầm trồ khen ngợi sự tài ba của Thắng. Sang đến phút thứ 4, tôi bỗng cảm thấy nóng ruột bởi bình thường nhiều lắm thì chỉ đến phút thứ ba là chúng tôi đã chẳng thể nào chịu nổi. Thế mà đến giờ vẫn chưa thấy Thắng, mấy đứa kia cũng bắt đầu lo lắng, chỉ trong nháy mắt chẳng kịp bảo nhau câu nào mấy đứa bơi giỏi liền nhảy xuống, vừa lúc đó chúng tôi đã thấy Thắng trồi lên, khuôn mặt tái nhợt, thở lấy thở để, chúng tôi vội vàng dìu Thắng vào bờ. Người Thắng lúc này đã gần như lả đi. Phải mười phút sau Thắng mới lên tiếng:
- Chỉ cần một tích tắc nữa thôi là tao đi chầu thuỷ thần chúng mày ạ.
- Sao vậy, mọi ngày mày bơi, lặn giỏi lắm cơ mà.
- ừ, thì tao vẫn tự tin như vậy, nhưng đúng lúc sắp chịu không nổi định trồi lên thì tao bị vướng vào chùm rễ cây mọc lan từ rừng ra cuốn chặt vào chân, tao cứ định trồi lên thì nó lại kéo tao xuống, may quá đúng lúc nghĩ rằng chết thật rồi thì bỗng dưng chân tao lại giật ra được và cố sức ngoi lên.
Nghe tiếng Thắng hổn hển kể, chúng tôi đứa nào đứa nấy đều khiếp sợ. Chờ cho Thắng đỡ mệt chúng tôi mới dám về nhà và câu chuyện này vẫn mãi là bí mật của lũ chúng tôi. Và đó là kỉ niệm sâu sắc nhất mà tôi nhớ mãi đấy các bạn ạ.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/viet-bai-tap-lam-van-so-3-lop-6-c33a11453.html#ixzz4xwM3UFae
nhớ tự viết nhé bởi vì có thể các cô giám sát phát hiện là tớ chép đấy(mai tớ thi kiểm tra học kì i)
CÁC BẠN ƠI|TIN HỌC LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC SÀI SƠN A CÓ BAO NHIÊU BÀI CÁC BẠN NHỈ?
hỏi câu ngu vậy cả học sinh trên đất nước VIỆT NAM đều sử dụng olm mà học trường khác nhau thì làm sao biết cái trường mày học có bao nhiêu bài . Tao sẽ báo cáo
tốt nghiệp tiểu học rời xa mái trường thân yêu đến với ngôi trường mới : trường thcs hạ hòa nơi em sẽ gắn bó trong những năm tới .Hãy tả lại ngôi trường đấy trong lần đầu tiên em đến thăm
Tham Khảo:
Thời gian thấm thoắt tựa thoi đưa, chẳng mấy chốc 10 năm trôi qua. Cứ mỗi độ thu về, lớp 6A của chúng tôi lại tụ họp dưới mái trường tuổi thơ. Vậy mà giờ đây, tôi mới có dịp trở dịp trở lại thăm trường, bao xúc cảm trào dâng khó nói thành lời.
Khi đặt chân tới cổng, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay đổi da thịt của nơi đây. Mái trường của tôi trước kia nằm khiêm tốn sau lũy tre làng, nó cổ kính, rêu phong mà trang nghiêm tới lạ. Giờ đây, hiện ra trước mắt tôi là ngôi trường khang trang, hai tầng sạch sẽ. Khuôn viên trường là vườn hoa rực rỡ sắc màu, nằm trước sân trường rộng lớn. Những hàng cây cổ thụ ngày xưa, nay vẫn vươn ra tán lá rộng, xanh tốt như những người khổng lồ có mái tóc màu xanh. Nơi đó tôi như bắt gặp hình bóng bạn bè mình hồi nhỏ, vô tư chơi đùa, nâng niu từng cánh phượng đỏ. Trường có nhiều đổi thay mà tôi vẫn thấy thân thuộc với không gian này- ngôi nhà thứ hai của mình, nơi ghi dấu bao kỉ niệm tươi đẹp tuổi học trò.
Tôi rảo bước qua từng lớp học, lớp nào cũng thông thoáng, bàn ghế được kê ngay ngắn. Nhà trường còn trang bị thêm một số máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ việc giảng dạy hiệu quả hơn. Tôi cảm thấy vui mừng và tự hào khôn xiết bởi từ một trường huyện nơi tỉnh lẻ hẻo lánh, được chính quyền quan tâm hơn tới chất lượng giáo dục, trường tôi như có thêm động lực để có bước tiến dài trong công tác dạy và học. Lúc tôi đi dọc hành lang, tôi bắt gặp cô Thủy ngày trước chủ nhiệm lớp tôi. Tôi bước lại gần cô hơn, lễ phép cúi chào cô như ngày nào. Vẫn nụ cười dịu dàng ấy, vẫn ánh nhìn trìu mến ấy nhưng tôi thấy mái tóc cô điểm thêm nhiều sợi bạc. Tôi thưa cô:
Cô ơi, cô còn nhớ con là trò nào không ạ? Con muốn cảm ơn nhiều lắm vì nhờ sự giúp đỡ của cô con được giảm bớt tiền học phí để tiếp tục tới trường ạ!
Suy nghĩ một hồi, cô chợt nhớ ra tôi. Cô hỏi thăm sức khỏe gia đình và công việc của tôi. Cuộc trò chuyện như đưa tôi trở về ngày thơ bé, giọng cô vẫn trầm ấm quá. Lúc chia tay hai cô trò lưu luyến mãi. Tôi còn một niềm hạnh phúc lớn khi “tái ngộ” tiểu gia đình thân thương lớp 6A. Buổi họp lớp không đầy đủ mọi thành viên bởi công việc mỗi người một ngả. Những cuộc hàn huyên vẫn diễn ra sôi nổi, ai cũng trưởng thành, chững chạc hơn và dạn dày kinh nghiệm, đâu còn là những cô cậu trò nghịch ngợm như trước. Tôi không ngờ Trân “tròn trĩnh” bây giờ là cô gái duyên dáng đang làm kế toán. Hoa “hóm hỉnh” thì theo đuổi giấc mơ làm cô giáo trường mầm non. Cậu “hot boy” duy nhất lớp tôi giờ đã lập gia đình và là một luật sư có triển vọng. “Thời thế” thay đổi nhanh thật khiến ta cũng đổi thay nhanh chóng. Chúng tôi say sưa ngồi ôn lại những kỉ niệm tuổi thơ, nó giúp chúng tôi nhìn lại một thời ngây dại của mình và những giờ phút ấy làm thắt chặt hơn tình bạn giữa chúng tôi.
Cuốn theo dòng chảy vô tình của thời gian, có thể làm mờ nhạt những điều ta từng gắn bó nhưng trong tôi, nghĩa bạn, tình trường vẫn vẹn nguyên, biếc rờn như ngày hôm qua.
Bài 1 : Viết một bài văn tả về ngôi trường THPT mà em muốn học :
Các bạn giúp mình nha , về trường THPT Liên Hà thì càng tốt
I would love to learn carpentry Xuyen high schools. because this school is very good education, but also pretty clean. 1 school exactly one castle. And the best part is when our school was also worn tunic and know how good a friend. But there are countless schools must have good learning conditions are right, personality and good character. Generally, the school is very good. I was looking forward to the next level 3, I will learn this school.
tối mk viết cho nha
jo mk bận hok rùi
1. Một cửa hàng nhập một chiếc xe với giá 9000 000 đồng. Sau khi bán chiếc xe đó cửa hàng lĩa 20%.Hoit cửa hàng đã bán chiếc xe với giá b/n tiền ?
2.Một trường tiểu học có 612 học sinh nam, tính ra số học sinh nam chiếm 51% số học sinh toàn trường, Trường đó có số học sinh nữ ?
Ai nhanh nhất mk tích nha. Càng nhanh càng tốt cần gấp nha.Cảm ơn nếu giúp.
Tại trường Tiểu học Sài Đồng , số học sinh giỏi Toán chiếm 5/8 , số học sinh giỏi Tiếng Việt chiếm 3/5 . Số học sinh giỏi cả 2 loại là 9 . Hỏi :
a> Trường Tiểu học Sài Đồng có bao nhiêu bạn ?
b, có mấy bạn giỏi Toán , có mấy bạn giỏi tiếng việt ?
Phân số chỉ tổng số học sinh giỏi Toán, giỏi Tiếng Việt và giỏi cả 2 loại là:
5/8+3/5=49/40(cả trường)
Phân số chỉ số học sinh giỏi cả toán và tiếng việt là:
49/40-1=9/40(cả trường) ( 1 là tổng số học sinh cả trường nha bạn)
Số học sinh trường Tiểu học Sài Đồng là:
9:9/40=40(bạn)
Số bạn giỏi toán là:
40*5/8=25(bạn)
Số bạn giỏi Tiếng Việt là:
40*3/5=24(bạn) ( cộng lại thì ra lớn hơn 40 vì có cả 9 bạn giỏi cả 2 môn)
Đáp số: a 40 bạn
b 25 bạn giỏi toán
24 bạn giỏi tiếng việt
( chọn câu trả lời này hộ tớ nha)
Viết một bài văn kể về chuyến đi tham quan đáng nhớ nhất của em(làng nghề Trường Sơn càng tốt)
Bài bạn tham khảo nha
Chuyến đi tham quan đáng nhớ nhất của tôi là chuyến đi đến làng nghề Trường Sơn. Làng nghề Trường Sơn nằm ở vùng nông thôn xinh đẹp của Việt Nam, nổi tiếng với nghề truyền thống làm gốm sứ.
Vào một buổi sáng đẹp trời, gia đình tôi cùng nhau lên đường khám phá làng nghề Trường Sơn. Chúng tôi đã lái xe qua những con đường nhỏ xinh, đi qua những cánh đồng xanh tươi và những ngôi nhà cổ truyền. Cảnh quan xung quanh thật tuyệt vời và yên bình. Khi đến làng nghề Trường Sơn, chúng tôi đã được đón tiếp nồng hậu bởi những người dân địa phương. Họ đã chia sẻ với chúng tôi về lịch sử và quá trình làm gốm sứ truyền thống của làng. Chúng tôi được tham quan các xưởng gốm sứ, nơi những nghệ nhân tài ba đang làm việc. Tôi đã bị cuốn hút bởi quá trình làm gốm sứ tinh xảo. Từ việc trải đất, trổ hình, nặn hình, đến việc nung gốm, mỗi bước đều đòi hỏi sự khéo léo và kiên nhẫn. Tôi đã được thử sức và tham gia vào quá trình làm gốm, và dường như tôi đã khám phá ra một tài năng bất ngờ của mình. Sau khi tham quan xưởng gốm, chúng tôi đã được thưởng thức một bữa trưa truyền thống với các món ăn đặc sản của làng. Mọi thứ đều ngon lành và tươi ngon, mang đậm hương vị của đất trời quê hương. Chuyến đi tham quan làng nghề Trường Sơn đã để lại trong tôi những kỷ niệm đáng nhớ. Tôi đã được trải nghiệm và hiểu thêm về nghề truyền thống của đất nước mình. Tôi cũng đã có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện với những người dân thân thiện và tài ba.
Chuyến đi này đã mở rộng tầm mắt và tăng cường niềm tự hào về văn hóa và truyền thống dân tộc. Tôi sẽ luôn nhớ mãi những kỷ niệm đáng nhớ này và hy vọng có thể quay trở lại làng nghề Trường Sơn một ngày không xa.
Tả ngôi trường tiểu học của em và nêu cảm nghĩ của em sau những năm học ở trường
Chọn một trong các đề bài sau để tả:
a) Một ngày mới bắt đầu ở quê em
b) Một đêm trăng đẹp
c) Trường em trước buổi học
d) Một khu vui chơi, giải trí mà em thích
Lưu Ý: Không nhìn mạng; thật dài nhé; càng dài càng tốt.
Trăng đêm nay sáng quá.Tôi cảm thấy dễ chịu nên cứ ngắm hoài. Đây là đêm trăng đầu tiên ở quê tôi.
Nhà ngoại gần biển nên đêm nay tôi rủ đám bạn hàng xóm ra biển chơi. Trăng sáng vàng vặt in lên nền trời sâu thẳm, rọi xuống vực biển sâu. Nhìn trên trời thì như tấm thảm bay im hình chiếc lá vàng quý hiếm. Còn nhìn xuống biển khơi thì như nàng tiên trên trần xuống ghé thăm với bộ đồ dạ tiệc long cung bằng vàng, bằng ngọc. Tiếng sóng vỗ rì rào rì rào từng cơn,êm đềm theo cơn gió. Đôi lúc,những ngọn sóng vỗ nhẹ vào chân chúng tôi như đang "cù lét" đôi bàn chân nho nhỏ thấm biết bao nước vào da.Hàng dừa đủng đẳn treo từng con lợn béo ú trên thân cây dừa,như những chiếc lượt chải mượt mái tóc của nữ hoàng ngự trị ban đêm,trên mái tóc ấy đính bao nhiêu vì sao.Đôi lúc tôi tự hỏi,tại sao trăng và sao lại bay như những quả bóng còn mình thì không bay được nhỉ??Tại sao chứ?Một câu hỏi ngu ngốc đúng không? Còn nhiều lúc tôi lại hỏi tại sao trăng và sao phát sáng còn mình thì lại không? Tôi lại áp dụng cái chuyện tôi đi đường gặp hong sỏi phát sáng và hỏi mẹ thì mẹ trả lời rằng:" vì nó được mặt trời chiếu sáng vào ban ngày nên nó sẽ phát sáng vào ban đêm" Nên tôi nghĩ mặt trăng và ngôi sao cũng vậy. Ngày hôm sau tôi phơi nắng cả ngày nhưng tôi có phát sáng đâu! Chỉ bị sốt nặng phải đi chuyền nước thôi.Ngồi nghĩ lại làm tôi buồn cười.Quay lại vấn đề chính,tôi bỗng thấy mát rượi xung quanh tôi thay cho cái oi bức ban ngày. Rồi thế là tôi phải về nhà rồi.Tối hôm đó,tôi mơ thấy rằng tôi đang cưỡi chiếc là vàng ấy,mặc bộ đồ co tiên đã mặc.Trông tôi lúc đó tôi bỗng thấy mình như lạc vào cõi thần tiên.
Ôi chao! hôm ấy sao như giác mơ vậy,nó cứ trôi qua quá êm đềm. Đây là một bức tranh ư? Một bức tranh khổng lồ dành tằng cho tôi và mọi người ở vùng đất này.