Hãy để xuất các phương án khác để làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung dây.
Phương án nào sau đây không đúng? “Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều, quanh một trục đối xứng OO’vuông góc mặt phẳng khung dây và............. xuất hiện dòng điện cảm ứng. ”
A. song song với các đường cảm ứng từ thì trong khung
B. song song với các đường cảm ứng từ thì trong khung không
C. vuông với các đường cảm ứng từ thì trong khung không
D. không song song với các đường cảm ứng từ thì trong khung
Xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây ABCD khi đưa nam châm lại gần khung dây.
Khi đưa nam châm lại gần khung dây, từ thông qua khung dây tăng, dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây gây ra từ trường cảm ứng ngược chiều với từ trường ngoài (để chống lại sự tăng của từ thông qua khung dây) nên dòng điện cảm ứng chạy trên cạnh AB theo chiều từ B đến A (xác định nhờ quy tắc nắm tay phải).
Xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây ABCD khi đưa nam châm ra xa khung dây.
Khi đưa nam châm ra xa khung dây, từ thông qua khung dây giảm, dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây gây ra từ trường cảm ứng cùng chiều với từ trường ngoài (để chống lại sự giảm của từ thông qua khung dây) nên dòng điện cảm ứng chạy trên cạnh AB theo chiều từ A đến B.
Trên hình sau, khi cho khung dây quay quanh trục PQ thì trong khung dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng hay không?
A. Có
B. Không
C. Dòng điện cảm ứng ngày càng tăng
D. Xuất hiện sau đó tắt ngay
Khi cho khung dây quay quanh trục PQ thì trong khung dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng vì số đường sức từ xuyên qua khung dây không biến thiên
→ Đáp án B
Trên hình 32.3, khi cho khung dây quay quanh trục PQ thì trong khung dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng không? Vì sao?
Khi khung dây quay quanh trục PQ thì trong khung dây không có xuất hiện dòng điện cảm ứng. Vì khi nam châm quay quanh trục PQ thì số đường sức từ của nam châm xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không biến thiên, nên không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Trong trường hợp nào sau đây trong khung dây dẫn chữ nhật xuất hiện dòng điện cảm ứng?
A. Khung dây chuyển động sao cho một cạch của nó luôn trượt trên một đường sức
B. Khung dây chuyển động tịnh tiến cắt các đường sức của từ trường đều
C.Khung dây quay quanh trục đối xứng song song với đường sức
D. Khung dây quay quanh trục vuông góc với đường sức
Từ thông qua khung dây dẫn kín tăng đều từ 0 đến 0,05Wb trong khoảng thời gian 2ms. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây có cường độ là 2A. Điện trở của khung dây là:
A. 20 Ω
B. 12 , 5 Ω
C. 25 Ω
D. 8 , 5 Ω
Một khung dây dẫn hình chữ nhật không bị biến dạng được đặt trong một từ trường đều B - ở vị trí mặt phẳng khung dây song song với các đường sức từ. Sau đó, cho khung dây quay 90 ° đến vị trí vuông góc với các đường sức từ. Hãy xác định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây dẫn
Trong từ trường đều B - tại vị trí mặt khung dây dẫn song song với các đường sức từ thì từ thông qua khung dây dẫn bằng không. Cho khung dây dẫn quay góc α = 90 ° đến vị trí vuông góc với các đường sức từ, thì từ thông qua mặt khung dây tăng tới cực đại. Theo định luật Len-xơ, dòng điện cảm ứng ic xuất hiện trong khung dây dẫn khi đó phảicó chiều sao cho từ trường cảm ứng của dòng ic ngược hướng với từ trường B - để chống lại sự tăng từ thông qua khung dây dẫn (Hình 23.2G).
Dùng một thanh nam châm và một vòng dây dẫn như hình vẽ. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong những thời gian nào ? Chọn phương án đúng trong những phương án sau :
A. Trong thời gian ta đưa nam châm lại gần vòng dây (1).
B. Trong thời gian ta đưa nam châm ra xa vòng dây (2).
C. Trong thời gian giữ cố định nam châm trong lòng vòng dây (3).
D. (1) và (2) đúng.
Đáp án D
Cách (1) và (2) đều làm thay đổi số đường sức từ quan tiết diện vòng dây, nên trong vòng dây xuất hiện dòng điện cảm ứng
Đặt một thanh nam châm thẳng ở gần một khung dây kín ABCD như hình vẽ. Xác định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong các trường hợp:
a) Đưa nam châm lại gần khung dây.
b) Kéo nam châm ra xa khung dây.
a) Khi đưa nam châm lại gần khung dây, từ thông qua khung dây tăng, dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây gây ra từ trường cảm ứng ngược chiều với từ trường ngoài (để chống lại sự tăng của từ thông qua khung dây) nên dòng điện cảm ứng chạy trên cạnh AB theo chiều từ B đến A (xác định nhờ quy tắc nắm tay phải).
b) Khi đưa nam châm ra xa khung dây, từ thông qua khung dây giảm, dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây gây ra từ trường cảm ứng cùng chiều với từ trường ngoài (để chống lại sự giảm của từ thông qua khung dây) nên dòng điện cảm ứng chạy trên cạnh AB theo chiều từ A đến B.