Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 8 2018 lúc 2:05

HS viết một đoạn văn ngắn phân tích tình huống truyện của truyện ngắn Bến quê, trong đó có sử dụng sử dụng phương thức liên kết nối và thế.

   - Phân tích tình huống truyện: là tình huống nghịch lí

   - Nhĩ thời trẻ đi nhiều, không sót một nơi nào trên Trái Đất, khi bệnh tật không đi được nữa anh mới phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông, vẻ đẹp của người vợ cực nhọc.

→ Tác giả muốn nhắn nhủ mọi người: cuộc sống và số phận con người đầy bất thường, nghịch lí, nên biết trân trọng những giá trị tốt đẹp quanh mình.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 12 2018 lúc 9:52

Ý nghĩa tư tưởng đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

- Được sống là đáng quý, nhưng sống đúng là mình, sống trọn vẹn nhưng giá trị mình muốn và theo đuổi còn quý giá hơn

- Con người phải luôn luôn biết đấu tranh nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý

- Con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách, vươn tới giá trị tinh thần cao

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 8 2019 lúc 14:13

Tình huống truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”

- Xây dựng qua việc phát hiện ra những nghịch lý của Phùng –nghệ sĩ săn tìm cái đẹp bên bờ biển, ở tòa án huyện

- Người nghệ sĩ phát hiện ra hiện thực trớ trêu, nghịch cảnh, chiếc thuyền đẹp như ngư phủ lại bước ra một người đàn bà xấu xí, cam chịu, lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như cách giải tỏa

- Nghịch lý người đàn bà hàng chài van xin được sống với người chồng vũ phu. Câu chuyện về cuộc đời đã giúp cho nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu “ngộ” ra những chân lí, sâu sắc về cuộc sống

Ý nghĩa:

- Tư tưởng nghệ thuật: bên ngoài và bản chất đôi khi đối lập. Không phải lúc nào cái đẹp cũng thống nhất với cái Thiện, cần nhìn đa chiều

    + Người nghệ sĩ cần gần gũi với cuộc đời, cần rút ngắn khoảng cách giữa cuộc đời và nghệ thuật

    + Nghệ sĩ không nhìn về cuộc đời bằng con mắt đơn giản, dễ dãi, phải có tấm lòng, có can đảm, biết trăn trở về con người

- Giá trị hiện thực: cuộc sống nghèo đói, tăm tối dẫn tới nạn bạo lực gia đình. Cần bảo vệ quyền sống của con người.

    + Giá trị nhân đạo: Sự chia sẻ cảm thông của tác giả với những số phận đau khổ tủi nhục của người lao động nghèo trong xã hội. Lên án, đấu tranh cái xấu, cái ác.

Tlun
Xem chi tiết
meme
4 tháng 9 2023 lúc 15:57

Trong truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân, có nhiều tình huống độc đáo và thú vị. Tình huống chính trong truyện là khi anh Tràng, một người nghèo xấu trai, "nhặt" được vợ giữa lúc nạn đói năm 1945 đang hoành hành. Điều này gây ngạc nhiên và tạo ra sự hấp dẫn cho câu chuyện. Tình huống này cũng thể hiện sự độc đáo và sáng tạo của nhà văn Kim Lân trong việc xây dựng câu chuyện.

Mèo Ú Doraemon
Xem chi tiết
Xin nick ngọc rồng ai ch...
26 tháng 4 2018 lúc 15:26

lên google mà tìm

Jeon Jungkook
26 tháng 4 2018 lúc 15:26

   Đoạn trích Chí khí anh hùng từ câu 2213 đến câu 2230 trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, nói về Từ Hải, một hình tượng nhân vật lí tưởng thể hiện ước mơ lãng mạn về một người anh hùng có những phẩm chất, phi thường.
 

Phạm Lê Phương Uyên
26 tháng 4 2018 lúc 15:55

Đoạn trích Chí khí anh hùng từ câu 2213 đến câu 2230 trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, nói về Từ Hải, một hình tượng nhân vật lí tưởng thể hiện ước mơ lãng mạn về một người anh hùng có những phẩm chất, phi thường.

      Rơi vào lầu xanh lần thứ hai, Thúy Kiều luôn sống trong tâm trạng chán chường, tuyệt vọng:

Biết thân chạy chẳng khỏi trời,

Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh.

     Thế rồi Từ Hải đột nhiên xuất hiện. Từ Hải tìm đến với Thúy Kiều như tìm đến với tri âm, tri kĩ. Trong vũng lầy nhơ nhớp của chốn lầu xanh, Từ Hải đã tinh tường nhận ra phẩm chất cao quý của Thúy Kiều và với con mắt tinh đời, ngay từ cuộc gặp gỡ đầu tiên Kiều đã thầm khẳng định Từ Hải là người duy nhất có thể tát cạn bể oan cho mình. Nàng khiêm nhường bày tỏ:

Rộng thương cỏ nội hoa hèn,

Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau

     Hai người, một là gái giang hồ, một đang làm “giặc”, đều thuộc hạng người bị xã hội phong kiến khinh rẻ nhất, đã đến với nhau tâm đầu ý hợp trong một mối tình tri kỉ. Từ Hải đánh giá Kiều rất cao, còn Kiều nhận ra Từ là đấng anh hùng. Nhưng tình yêu không thể giữ chân Từ Hải được lâu. Đã đến lúc Từ Hải ra đi để tiếp tục tạo lập sự nghiệp. Đoạn trích này cho thấy một Từ Hải đầy chí khí anh hùng, mà cũng đượm chút cô đơn, trống trải giữa đời.

      Trước sau đối với Từ Hải, Nguyễn Du vẫn dành cho chàng thái độ trân trọng và kính phục, ở chàng, nhất cử nhất động đều thể hiện rõ chí khí, cốt cách anh hùng. Trên con đường tạo dựng nghiệp lớn, cuộc hôn nhân bất ngờ giữa chàng với Thúy Kiều chỉ là phút chốc nghỉ ngơi, chứ không phải là điểm âm, tri kỉ và cuộc hôn nhân của họ đang hạnh phúc hơn bao giờ hết. Ấy vậy mà, chỉ mới sáu tháng vui hưởng hạnh phúc bên Thúy Kiều, Từ Hải đã lại động lòng bốn phương, dứt khoát lên đường, tiếp tục sự nghiệp lớn lao đang còn dang dở:

Nửa năm hương lửa đương nồng,

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.

Trông vời trời bể mênh mang,

Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.

       Từ Hải được tác giả miêu tả là con người đa tình, nhưng trước hết Từ Hải là một tráng sĩ, một người có chí khí mạnh mẽ. Chí là mục đích cao cả hướng tới, khí là nghị lực để đạt tới mục đích, ở con người này, khát khao được vẫy vùng giữa trời cao đất rộng như đã trở thành một khát vọng bản năng tự nhiên, không có gì có thể kiềm chế nổi.

      Trước lúc gặp gỡ và kết duyên với Thúy Kiều, Từ Hải đã là một anh hùng hảo hán: Dọc ngang nào biết trên đầu có ai, đã từng: Nghênh ngang một cõi biên thùy. Cái chí nguyện lập nên công danh, sự nghiệp ở chàng là rất lớn. Vì thế không có gì cản được bước chân chàng.

       Dù Nguyễn Du không nói cụ thể là Từ Hải ra đi làm gì nhưng nếu theo dõi mạch truyện và những câu chàng giải thích để Thúy Kiều an lòng thì người đọc sẽ hiểu cả một sự nghiệp vinh quang đang chờ chàng ở phía trước. Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của sự nghiệp anh hùng. Đang sống trong cảnh nồng nàn hương lửa. Từ chợt động lòng bốn phương, thế là toàn bộ tâm trí hướng về trời biển mênh mang, và lập tức một minh với thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong. Chữ trượng phu trong Truyện Kiểu chỉ xuất hiện một lần dành riêng đã nói về Từ Hải. Điều đó cho thấy Nguyễn Du đã dùng từ Trượng phu với nghĩa Từ Hải là người đàn ông có chí khí lớn. Chữ thoắt thể hiện quyết định nhanh chóng, dứt khoát cùa chàng. Bôn chữ động lòng bốn phương nói lên được cái ý Từ Hải “không phải là người của một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương”. (Hoài Thanh).

        Động lòng bốn phương là thấy trong lòng náo nức cái chí tung hoành khắp bốn phương trời. Con người phi thường như chàng chẳng thể giam hãm mình trong một không gian chật hẹp. Chàng nghĩ rất nhanh, quyết định lại càng nhanh. Một thanh gươm, một con tuấn mã, chàng hối hả lên đường. Ấy là bởi khát vọng tự do luôn sôi sục trong huyết quản của người anh hùng. Hoài Thanh bình luận: Qua câu thơ, hình ảnh của con người “thanh gươm yên ngựa” tưởng như che đầy cả trời đất”.

         Trong cảnh tiễn biệt, tác giả tả hình ảnh Từ Hải: thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong trước rồi mới đế cho Từ Hải và Kiều nói những lời tiễn biệt. Có người cho rằng nếu như vậy thì Thúy Kiều còn nói sao được nữa? Có lẽ tác giả muốn dựng cảnh tiễn biệt này khác hẳn cảnh tiễn biệt giữa Thúy Kiều - Kim Trọng, Thúy Kiều - Thúc Sinh. Từ Hải đã ở tư thế sẵn sàng lên đường. Chàng ngồi trên yên ngựa mà nói những lời tiễn biệt với Thúy Kiều. Sự thật có phải vậy không? Không chắc, nhưng cần phải miêu tả như thế mới biểu hiện được sự quyết đoán và cốt cách phi thường của Từ Hải.

        Thúy Kiều biết rõ Từ Hải ra đi sẽ lâm vào tình cảnh bốn bể không nhà, nhưng vẫn khẩn thiết xin được cùng đi, nàng rằng: Phận gái chữ tòng, chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi. Ngắn gọn thế thôi, nhưng quyết tâm thì rất cao. Chữ tòng ở đây không chỉ có nghĩa như trong sách vở thánh hiền của dạo Nho: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu..., mà còn ngụ ý tiếp sức, chia sẻ nhiệm vụ, muốn cùng được gánh vác với chồng.

         Lời Từ Hải nói trong lúc tiễn biệt càng thể hiện rõ chí khí anh hùng của nhân vật này:

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp dường.

Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Bằng nay bốn bể không nhà,

Theo càng thêm bận biết là đi đâu?

Đành lòng chờ đó ít lâu,

Chầy chăng là một năm sau vội gì!”

     Đã là tâm phúc tương tri có nghĩa là hai ta đã hiểu biết lòng dạ nhau sâu sắc, vậy mà sao, dường như nàng chưa thấu tâm can ta, nên chưa thoát khỏi thói nữ nhi thường tình. Lẽ ra, nàng phải tỏ ra cứng cỏi để xứng là phu nhân của một bậc trượng phu.

      Lí tưởng anh hùng của Từ Hải bộc lộ qua ngôn ngữ mang đậm khẩu khi anh hùng. Khi nói lời chia tay với Thúy Kiều chàng không quyến luyến, bịn rịn vì tình chồng vợ mặn nồng mà quên đi mục đích cao cả. Nếu thực sự quyến luyến, Từ Hải sẽ chấp nhận cho Thúy Kiều đi theo.

       Từ Hải là con người có chí khí, khát khao sự nghiệp phi thường nên không thể đắm mình trong chốn buồng the. Đang ở trong cảnh hạnh phúc ngọt ngào, tiếng gọi của sự nghiệp thôi thúc từ bên trong. Từ Hải quyết dứt áo ra đi. Giờ đây, sự nghiệp đối với chàng là trên hết. Đối với Từ Hải, nó chẳng những là ý nghĩa của cuộc sống mà còn là điều kiện để thực hiện những ước ao mà người tri kỉ đã gửi gắm, trông cậy ở chàng. Do vậv mà không có những lời than vãn buồn bã lúc chia tay. Thêm nữa, trong lời trách Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình còn bao hàm ý khuyên Thúy Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng là vợ của một anh hùng. Cho nên sau này trong nỗi nhớ của Kiều: cánh hồng bay bổng tuyệt vời, Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm, không chỉ có sự mong chờ, mà còn có cả hi vọng vào thành công và vinh quang trong sự nghiệp của Từ Hải.

      Từ Hải là con người rất mực tự tin. Trước đây, chàng đã ngang nhiên xem mình là anh hùng giữa chốn trần ai. Giờ thì chàng tin rằng tất cả sự nghiệp như đã nắm chắc trong tay. Dù xuất phát chỉ với thanh gươm yên ngựa, nhưng Từ Hải đã tin rằng mình sẽ có trong tay mười vạn tinh binh, sẽ trở về trong hào quang chiến thắng Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường, để rõ mặt phi thường với Thúy Kiều, để đem lại vẻ vang cho người phụ nữ mà chàng hết lòng yêu mến và trân trọng. Từ Hải đã khẳng định muộn thì cũng không quá một năm, nhất định sẽ trở về với cả một cơ đồ to lớn.

       Không chút vấn vương, bi lụy, không dùng dằng, quyến luyến như trong các cuộc chia tay bình thường khác, Từ Hải có cách chia tay mang đậm dấu ấn anh hùng của riêng mình. Lời chia tay mà cũng là lời hứa chắc như đinh đóng cột; là niềm tin sắt đá vào chiến thắng trong một tương lai rất gần. Hai câu thơ cuối đoạn đã khẳng định thêm quyết tâm ấy:

Quyết lời dứt áo ra đi,

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

       Nguyễn Du mượn hình ảnh phim bằng (đại bàng) trong văn chương cổ điển, thường tượng trưng cho khát vọng của những người anh hùng có bản lĩnh phi thường, muốn làm nên sự nghiệp lớn lao để chỉ Từ Hải. Cuộc ra đi đột ngột, không báo trước, thái độ dứt khoát lúc chia tay, niềm tin vào thắng lợi... tất cả đều bộc lộ chí khí anh hùng của Từ Hải. Đã đến lúc chim bằng tung cánh bay lên cùng gió mây chín ngàn dặm trên cao.

       Hình ảnh: gió mây bằng đã đến kì dặm khai là mượn ý của Trang Tử tả chim bằng khi cất cánh lên thì như đám mây ngang trời và mỗi bay thì chín vạn dậm mới nghỉ, đối lập với những con chim nhỏ chỉ nhảy nhót trên cành cây đã diễn tả những giây phút ngáy ngất say men chiến thắng cùa con người phi thường lúc rời khỏi nơi tiễn biệt.

       Hình tượng người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về phương diện cảm hứng và nghệ thuật miêu tả. Qua đó thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ trong việc diễn tả chí khí anh hùng cùng khát vọng tự do của nhân vật Từ Hải.

       Từ Hải là hình ảnh thể hiện mạnh mẽ cái ước mơ công lí vẫn âm ỉ trong cảnh đời tù túng của xã hội cũ. Từ Hải ra đi để vẫy vùng cho phỉ sức, phỉ chí, nhưng nếu hiểu kỹ càng còn thêm một lí do nữa là vì bất bình trước những oan khổ của con người bị chà đạp như Thúy Kiều thì không hẳn là không có căn cứ. Điều chắc chắn là cái khao khát của Từ Hải muốn được tung hoành ! rong bốn bể để thực hiện ước mơ công lí chứ không bao giờ nhằm mục đích thiết lập một ngai vàng quyền lực tầm thường.

        Nguyễn Du đã thành công trong việc chọn lựa từ ngữ, hình ảnh và biện pháp miêu tả có khuynh hướng lí tưởng hóa để biến Từ Hải thành một hình tượng phi thường với những nét tính cách đẹp đẽ, sinh động. Đoạn trích tuy ngắn nhưng ý nghĩa lại rất lớn. Nó góp phần tô đậm tính cách của người anh hùng Từ Hải - nhân vật lí tưởng, mẫu người đẹp nhất trong kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.


 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 8 2018 lúc 3:47

Vi hành của Nguyễn Ái Quốc, nó tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái Pháp trong chuyến tàu điện ngầm: người An Nam (nhân vật tôi) và cho đó là Khái Định

→ Tình huống nhầm lẫn tưởng như vô lí, nhưng lại có lí, người Tây rất khó phân biệt được bộ mặt khác nhau của da vàng, nhờ sự nhầm lẫn Khải Định được miêu tả khách quan

- Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan tạo ra tình huống trào phúng:

Mâu thuẫn giữa chính quyền với người dân nghèo, giữa sự khuếch trương của bọn quan lại thực dân phong kiến ước mong xin nhà của người dân nghèo. Mỗi tình cảnh riêng lại có nét hài hước riêng

- Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Hai nhân vật Huấn Cao- cầm đầu cuộc nổi loạn nhưng có tài, nhân cách thanh cao gặp quản ngục có tâm hồn nghệ sĩ, cuộc gặp gỡ nhau trong hoàn cảnh éo le để rồi họ thành tri âm, tri kỉ của nhau.

→ Tạo dựng tình thế gặp nhau giữa chốn ngục tù, tối tăm nhơ bẩn, tạo nên cuộc kì ngộ đáng nhớ

The Moon
Xem chi tiết
🍉 Ngọc Khánh 🍉
Xem chi tiết
nthv_.
6 tháng 10 2021 lúc 21:33

Tham khảo:

Khác với khung cảnh rạo rực, vui tươi vào buổi sớm của tiết thanh minh, buổi chiều Cảnh Ngày Xuân lại được Nguyễn Du khắc họa nhuốm một màu man mác, trầm lắng. Sáu câu thơ cuối trong bài Cảnh ngày xuân vẽ lên một nỗi niềm ưu tư, một nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đầy dụng ý bậc cao của tác giả:

“Tà tà bóng ngả về Tây
Chị em thở thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”

Không còn những nô nức, hồ hởi như ở đoạn đầu, đến đây giọng thơ lắng xuống, chậm rãi từng khắc như kéo dài ra một nỗi buồn da diết mênh mang, lênh láng đến xót lòng. Trong cái bức tranh buổi chiều man mác ấy có sự đan xen hài hòa của 3 màu sắc hữu tình: đó là thời gian là cảnh vật và không thể thiếu đó là con người.

Nguyễn Du thật khéo léo, tài tình khi mở ra khung cảnh hoàng hôn trữ tình, xuyến xao thật nhẹ nhàng, thật tự nhiên:

Tà tà bóng ngả về Tây”

“Tà tà” gợi ra những ánh nắng nhè nhẹ đang lả lướt buông về phía cuối phương trời xa. Một chút chậm rãi, một chút chùng chình như muốn níu lại những khoảnh khắc tươi đẹp cuối cùng còn sót lại của cảnh ngày xuân. Cái nhịp sống chậm rãi, vô tình ấy khiến cho buổi chiều hiện về không mang màu sắc thê lương, buồn tủi, đớn đau quen thuộc như trong văn học cổ.

Những ánh nắng xế chiều buông xuống, khoác lên cảnh vật chiếc áo bảng lảng nỗi buồn:

Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”

Tác giả đã vận dụng linh hoạt các cảnh vật: ngọn tiểu khê; dòng nước; dịp cầu, ghềnh nước để tô vẽ nên bức tranh cảnh trời chiều. Đây là những cảnh vật đặc sắc, có thể khắc họa được rõ nét nhất dòng chuyển dịch chậm rãi của thời gian. “Ngọn tiểu khê” đang in những bóng dài lên cung đường; dòng nước quẩn quanh uốn khúc, róc rách; dịp cầu cuối ghềnh bắc ngang,…tất cả như đang ánh lên một nỗi bâng khuâng, nuối tiếc, tiếng nấc rủ rỉ, trơ trọi, vướng mắc đến nao lòng.

Hàng loạt các từ láy được đặc tả như: “nao nao; thanh thanh; nho nhỏ” làm dịu lại khung cảnh chiều tà; không đìu hiu; héo hắt mà vẫn thanh tao, lãng mạn. Dù nhỏ bé, cô quạnh, lững lờ nhưng vẫn đẹp, vẫn dịu nhẹ đến nao lòng người. Một nét vẽ với gam màu ấm lững lờ làm nức lòng bao lữ khách thanh minh.

Các cảnh vật được soi chiếu dưới ống kính từ gần đến xa, từ nhỏ bé đến to lớn. Một vài nét khắc họa lại vẽ được trọn vẹn một bức tranh xế chiều tuyệt đẹp đến thế. Thật huyền diệu và uyên bác biết chừng nào.

Một bức tranh muốn đẹp, muốn có hồn, muốn đậm sâu trong lòng độc giả thi không thể không có nhưng dáng dấp nhỏ bé của con người. Nguyễn Du sâu sắc vô cùng khi vận dụng khéo léo quy luật tả cảnh ngụ tình trong thơ văn xưa cổ: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu / Người buồn người có vui đâu bao giờ.” Cảnh vật thời gian như nhuốm màu tâm trạng của lòng người tơ vương:

“Chị em thơ thẩn dang day ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
….
Nhìn xem phong cảnh có bề thanh thanh.”

Nếu như vào tiết trời sáng thanh minh tươi đẹp, dịu mát, căng tràn nhựa sống thì đến đây trời đã về cái cuối chiều, bữa tiệc vui nào cũng đến hồi kết. Con người trở về với cái chốn bình yên, với cái nhịp sống chậm rãi cuối ngày tàn. Những từ láy không chỉ miêu tả tâm trạng mà còn gợi nên lòng người. Hai chữ “thơ thẩn” bộc lộ trạng thái bần thần, nuối tiếc, lạc lõng, bơ vơ của chị em Kiều khi ra về. Hàng loạt các từ láy được đặt liên tiếp cuối mỗi câu thơ: “nao nao; thanh thanh; nho nhỏ” như một điệp khúc láy lại, xoáy sâu vào nỗi vô thức của dòng cảm xúc sâu lắng ấy. Một nỗi buồn da diết, miên man, kéo dài man mác.

Cảnh vật tĩnh lặng nhưng lòng người lại chẳng bình yên. Cụm từ “dang tay” được đặt chen ngang giữa dòng thơ như đang cố níu lại, cố tận hưởng nốt những dư vị ngọt ngào, đẹp đẽ cuối cùng còn sót lại của tiết Thanh minh tháng ba. Và phải chăng “dang tay” như cái ôm sẻ chia, cái ôm đồng cảm với nỗi niềm dạt dào của hai chị em Kiều.

Cảnh và người như giao hòa vào nhau, nâng đỡ nhau, tô điểm nhau làm nên một bức tranh cuối ngày thật đẹp, thật hòa quyện, khe khẽ sầu cay.

Đoạn thơ tuy ngắn nhưng lại được tác giả đầu tư công phu nhiều bút pháp nghệ thuật độc đáo, vừa cổ điển vừa hiện đại lại đậm chất thi vị. Nhịp thơ như dòng trôi nhẹ nhàng, lững lờ với các thanh trắc đan xen, nối nhau liên tiếp. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cổ điển đặc sắc. Tất cả đã vẽ nên một bức tranh ánh chiều chan chứa màu sắc; âm thanh; và cả hồn người lay động. Một bức tranh chân thực nhưng lại ý nghĩa, tâm trạng vô ngần. Bức vẽ cũng như cánh cửa mở ra những dự cảm bất lành, chông chênh trong cuộc đời Kiều về sau này.

Hội xuân kết thúc cũng là lúc Kiều trở về với cuộc sống như ngày thường? Nhưng liệu rằng Kiều có còn được “bình yên sống trọn một kiếp người” trốn khuê các? Liệu rằng cuộc sống của Kiều có êm đềm, tươi đẹp như sắc tài của nàng. Bức tranh Cảnh ngày xuân đặc biệt là sáu câu thơ cuối đã hé lộ phần nào cuộc đời của người con gái sắc sảo ấy. Những câu thơ như làm dậy lại một nỗi niềm xưa cũ đầy bâng khuâng luyến lưu đầy dư vị.

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
10 tháng 8 2018 lúc 9:26

Đáp án B

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
3 tháng 10 2018 lúc 14:41

Đáp án B