Chia sẻ với người thân về những điều thú vị trong một câu chuyện em đã đọc, đã nghe.
Trao đổi với bạn những điều thú vị về câu chuyện em đã đọc.
G: Nói về những điều em đã ghi trong phiếu đọc sách hoặc những điều thú vị khác.
Tham khảo
Em thích chú chó Hichiko trong tác phẩm Hikachi chú chó chờ đợi. Câu chuyện không chỉ là đề cập đến sự trung thành của một chú chó đối với chủ nhân của mình mà còn là một tình bạn chân thành, đủ sức làm rung động trái tim của hàng triệu người trên thế giới.
Kể lại cho người thân nghe câu chuyện về Bác Hồ mà em đã đọc và chia sẻ suy nghĩ của em về câu chuyện đó.
Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên là cán bộ văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở văn phòng Bác, thi thoảng bà còn đảm nhận việc khâu vá quần áo, chăn, màn... cho Bác. Công việc này đã giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập rất nhiều điều.
Áo của Bác rách, có khi vá đi vá lại vài lần Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.
Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác, bà đã có những kỷ niệm không bao giờ quên.
Bà còn kể rằng:
Ở Việt Bắc, có một lần Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:
- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo bà:
- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
=> Suy nghĩ của em: Từ mẩu chuyện về Bác Hồ này, em rút ra được bài học vô cùng ý nghĩa về đức tính giản dị và tiết kiệm của Bác. Mặc dù Bác là người có địa vị cao, là vị lãnh tụ thiên tài của cả dân tộc nhưng Bác luôn giữ cho mình sự giản dị và tiết kiệm.
Đề bài: Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt, trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe.
1. Tưởng tượng và chia sẻ: Nếu em được gặp bà tiên, ông bụt,... trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe, em sẽ nói những gì? Vì sao?
Gợi ý:
– Em đã đọc, đã nghe câu chuyện nào có bà tiên, ông bụt,...?
– Cuộc gặp gỡ của em với bà tiên, ông bụt,... diễn ra như thế nào?
• Em gặp bà tiên, ông bụt,... trong hoàn cảnh nào?
• Em sẽ nói những gì?
• Bà tiên, ông bụt,... sẽ trả lời em thế nào?
• Em có suy nghĩ gì về cuộc gặp gỡ đó?
2. Dựa vào bài tập 1, viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện giữa em và bà tiên, ông bụt,...
– Câu đầu tiên: Giới thiệu cuộc gặp gỡ.
– Các câu tiếp theo: Kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt,...
– Câu cuối: Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em.
3. Đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong bài viết của em.
– Câu đầu tiên có hấp dẫn không?
– Các câu tiếp theo có tạo được sự bất ngờ, thú vị không?
– Câu cuối có ấn tượng không?
– Đoạn văn có mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả không?
– ?
4. Bình chọn đoạn văn tưởng tượng thú vị.
1.
- Em đã đọc nhiều câu chuyện có cô tiên, ông bụt như Sự tích hoa cúc trắng, Chuyện bốn mùa…
- Em gặp ông bụt trong giấc mơ, ông bụt đã ban cho em những bông hoa khi em làm việc tốt thì hoa sẽ tỏa hương và điều ước của em thành sự thật
- Đây là cuộc gặp gỡ đầy thú vị và thật bất ngờ
2. Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, đã cuốn em về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ em gắn với lời kể của mẹ, của bà, với những nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diệu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của em. Ồ, đẹp chưa kìa! Trước mắt em là cảnh vật chưa bao giờ thấy. Mây trắng như tuyết sà thấp xuống la đà bên những phiến đá. Cạnh đó là vườn hoa đủ sắc màu rực rỡ. Hương thơm theo gió tỏa ra khắp mọi nơi. Những ánh sáng phát ra phiến đá tròn vẫn rực hồng cả khoảng không. Em đi vài bước nữa, một rừng hoa hiện lên cho em một cảm giác thật bất ngờ. Cơn gió thổi nhè nhẹ mang theo hương hoa, cỏ lạ. Chị Hồng, chị Huệ thật xinh xắn đang say sưa ngắm mình trong bầu trong khí yên tĩnh. Một tiếng nổ nhỏ làm em giật mình. Một đám mây nhỏ đang từ từ bay về phía em. Một ông lão phương phi hiện ra. Em chưa kịp cúi chào thì ông đã lên tiếng: "Cô bé đừng sợ! Ta là Bụt đây mà!" Thì ra, đây là vị tiên đã giúp anh Khoai có cây tre trăm đốt. Trông Bụt thật hiền từ. Dáng ông nhẹ nhàng, thanh thoát. Ông khoác lên mình chiếc áo choàng trắng với những đường viền vàng óng. Tay ông cầm chiếc gậy trúc. Mỗi bước ông đi là mỗi cụm mây nhỏ vươn theo gót chân. Mái tóc ông bạc trắng. Chòm râu dài mềm mại. Em thích được nhìn vào mắt ông. Đôi mắt hiền từ mà sáng như sao. Ông đến sát bên em. Cả người ông toát lên một mùi thơm dịu nhẹ. Ông khẽ nói: "Cháu bé ngoan lắm, làm được nhiều việc tốt ta thưởng cho đóa hoa này!". Ông đưa tay vẫy nhẹ. Lạ thật! Đóa hoa từ từ bay đến bên em. Đóa hoa rực rỡ đủ màu. Ông dặn em cất kỹ đóa hoa này. Mỗi lần em làm được việc tốt hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước của em sẽ thành sự thật. Ông đưa tay vuốt nhẹ lên tóc em rồi theo làn mây biến mất.
3.
Em chủ động hoàn thành bài tập.
4.Học sinh tự đọc, rà soát lại lỗi và bình chọn đoạn văn.
Chia sẻ với người thân câu chuyện về lòng biết ơn em đã đọc.
Em chia sẻ với người thân câu chuyện Nhật ký trưởng thành của đứa trẻ ngoan – Làm một người biết ơn.
Chia sẻ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc một bài thơ mà em đã nghe, đã đọc.
Đọc truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" của Tô Hoài, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật chính của truyện - Dế Mèn. Anh có vẻ ngoài cao lớn, đẹp mã, sức mạnh vượt trội. Với tính cách ngạo mạn, phách lối của mình, anh đã không ít lần gây ra tai họa cho kẻ khác yếu thế hơn. Trải qua nhiều lần nguy hiểm, chàng dế mèn đã rút ra được nhiều bài học và trở nên trưởng thành, chín chắn, không còn thói phách lối như xưa. Bằng trí tưởng tượng phong phú và biện pháp nhân hóa, tác giả Tô Hoài đã khiến cho thế giới của các loài côn trùng trở nên thật sinh động, hấp dẫn.
Viết lại điều em cảm thấy thú vị trong câu chuyện [ đã nghe,đã đọc] ca ngợi hòa bình,chống chiến tranh.
giúp em nha
giúp em ngắn gọn thôi nha,câu chuyện ngắn thôi nha giúp em nha.
Trong câu chuyện mà em đã nghe hoặc đọc, có một điều thú vị là ca ngợi hòa bình và chống chiến tranh. Điều này thể hiện tinh thần cao đẹp của con người trong việc xây dựng một thế giới không có xung đột và bạo lực. Hòa bình là mục tiêu mà chúng ta nên hướng đến, để mọi người có thể sống trong tình yêu thương và sự hiểu biết. Chống chiến tranh là một nhiệm vụ quan trọng, giúp bảo vệ cuộc sống và tương lai của chúng ta. Chỉ có khi chúng ta đoàn kết và làm việc cùng nhau, chúng ta mới có thể xây dựng một thế giới hòa bình và bền vững.
3. Viết lại điều em cảm thấy thú vị trong câu chuyện (đã nghe, đã đọc) ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh
Viết lại điều em cảm thấy thú vị trong câu chuyện ( đã nghe, đã đọc ) ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.
viết lại điều em cảm thấy thú vị trong câu chuyện ( đã nghe đã đọc ) ca ngợi hòa bình , chống chiến tranh
giúp mình zới ạ .
Đúng 7 giờ 20 phút ngày 16 tháng 5 năm 1967 tại Sài Gòn, một người phụ nữ Việt Nam đã tự tưới 10 lít xăng lên người rồi châm lửa đốt, tự hiến mình thành ngọn đuốc để phản đối chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam.
Tại miền Nam, vào những năm 1965 – 1968, mức độ phát triển và tăng cường chiến tranh ngày càng ác liệt, tàn khốc. Những đại diện các tôn giáo lớn, những nhà hoạt động xã hội, những trí thức, văn nghệ sĩ có uy tín và có lương tri thấy cần phải tập hợp nhau lại, gióng lên những hồi chuông báo động, hồng ngăn chặn phần nào bàn tay đẫm máu của quân xâm lược Mĩ: Liên minh các lực lượng dân tộc – dân chủ và hòa bình, Hội Văn nghệ sĩ yêu nước – yêu hòa bình, Phong trào Dân tộc Tự quyết lần lượt ra đời.
Như loài dơi sợ ánh sáng, ngụy quyền lập tức đàn áp, khủng bố các tổ chức hòa bình, những người có tâm huyết với vận mệnh dân tộc.
Là một sinh viên Văn khoa, một phật tử hiền lành, khiêm tốn, nhưng tích cực, Nhất Chi Mai nói:
Tôi muốn làm ánh đuốc le lói trong đêm đen để tố cáo những thế lực đen tối, những tội ác chiến tranh. Không còn sự lựa chọn nào khác, cách duy nhất mà chị biết, mà sức chị cho phép để có thể "ra lời", và cách ra lời chân thật nhất, có sức thuyết phục nhất – theo chị – chính là tự bản thân mình phải thắp lên ngọn đuốc ấy.
Bị vây trong một tình thế:
Sống mình không thể nói
Chị tin tưởng:
Chết mới được ra lời
Chị đã dũng cảm:
Chịu đau đớn thân này
Mong thoát lời thống thiết
Tại chùa Từ Nghiêm, đường Bà Hạt, quận 10, Sài Gòn, sau khi để lại mười bức thư cho cha mẹ, thầy cô, bạn bè, chị đã châm lửa tự thiêu để cảnh tỉnh những thế lực đen tối, vô minh, đồng thời lên án cuộc chiến tranh do đế quốc Mĩ gây nên cho đất nước Việt Nam.
Sau cái chết đầy xúc động của chị Nhất Chi Mai, báo chí trong và ngoài nước đều loan tin với tất cả sự tiếc thương và kính trọng. Nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà báo đã bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với chị bằng nhiều tác phẩm phổ biến rộng rãi ở khắp nơi.
Hôm nay, đọc lại từng lời thơ mộc mạc, chân thành của chị, nhớ đến phương cách "ra lời" bi tráng của chị trong bối cảnh lịch sử khốc liệt những năm 60 ấy, chúng ta nghĩ sự hi sinh của chị đã như một ngọn đuốc góp phần đẩy lùi đêm đen. Và lời thơ nhỏ nhẹ, hiền lành, khiêm nhường của chị sẽ còn vang vọng mãi trên từng hàng cây, ngọn cỏ, trên từng khoảng trời thanh bình xanh vút Việt Nam.
Kể lại câu chuyện ca ngợi hòa bình - Mẫu 4Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1928, người dân tộc Nùng, quê hương anh ở tỉnh Cao Bằng. Nhà Kim Đồng rất nghèo. Cha bị chết vì nạn phu phen lao dịch của thực dân Pháp. Anh trai đi công tác luôn. ở nhà chỉ có mẹ tàn tật và người em họ mồ côi là Cao Sơn.
Từ bé, Kim Đồng đã có tinh thần yêu nước, căm ghét giặc Pháp. Vùng quê hương Kim Đồng là nơi có phong trào cách mạng rất sớm. Ngày 15 tháng 5 năm 1941, Đội Nhi đồng cứu quốc được thành lập có 5 đội viên và Kim Đồng được bầu là đội trưởng đầu tiên của Đội. Trong công tác, Kim Đồng luôn tỏ ra dũng cảm và có nhiều mưu trí.
Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ người bạn là Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên, chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”. Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo, anh Kim Đồng đã anh dũng hi sinh. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.
Kể cho người thân nghe một câu chuyện tưởng tượng về loài vật và chia sẻ những chi tiết mà em thích trong câu chuyện đó.
Bài tham khảo:
Con cáo và chùm nho
Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều như thế này, cũng muốn chén ngay mấy chùm.
Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được. Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi.
Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Ha ha, cuối cùng thì cũng phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo ta tự đắc:
– Không có việc gì có thể làm khó ta được, ha ha!
Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên, nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được.
Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:
– Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.
Chi tiết em thích nhất: Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:
– Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.
Vì Cáo không thể hái được chùm nho nên đành tự lấy cớ tự lừa dối mình để tự biện minh.