Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 11 2019 lúc 7:45

Hình ảnh “giọt long lanh” ở cuối khổ 1 có thể hiểu theo nhiều cách:

- Thứ nhất, đó là hình ảnh thực, là những giọt sương đêm hay những giọt mưa mùa xuân vẫn còn đọng lại trên nhành cây, kẽ lá.

- Thứ 2, đó là hình ảnh ẩn dụ. Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ việc giọt sương đêm hay giọt mưa xuân được cảm nhận bằng thị giác tác giả đã chuyển hóa thành giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện, giọt ngọc tinh túy và đẹp đẽ của đất trời và được cảm nhận bằng thính giác.

- Dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì hình ảnh “giọt long lanh” cũng đều mang những vẻ đẹp, là sự tinh túy mà thiên nhiên đất trời ban tặng cho mùa xuân xứ Huế thân thương.

Thạc Sĩ Quân
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Anh
21 tháng 12 2021 lúc 17:11

Thưa thạc sĩ, đường xa nắng gắt là một con đường nóng đầy lạnh.Núi thắm là ngọn nui rất cao khi nghười leo lên rất mệt.

 

Anti-Cheat Department -...
21 tháng 12 2021 lúc 22:48

Chào em, em đã vi phạm kỉ luật mức độ 2: Gian lận trong học tập, thi cử lần 1. Bài thi của em sẽ bị đánh dấu và trừ một nửa số điểm.

Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Phương Thảo
5 tháng 12 2016 lúc 22:52

Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.

Kim Tuyen
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
6 tháng 2 2023 lúc 9:29

Nhà thơ thể hiện nỗi nhớ của mình qua hình ảnh " màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi" và "con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi" 

Cảnh dân chài đi đánh cá trở về được miêu tả : Họ trở về  với mẻ cá bội thu, trong niềm hân hoan chào đón của mọi người, cảm ơn mẹ Biển bao la đã cho họ nhận được thành quả lao động xứng đáng

~Mưa~
Xem chi tiết
Lưu Cẩm Ly
30 tháng 3 2019 lúc 12:38

- giải thích một chân lí giản dị : bác ko ngủ dc vì một lẽ thường tình , bác là HỒ CHÍ MINH - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta

- "đêm nay cũng như bao đêm khác " như suốt cuộc đời Bác ko ngủ vì lo cho nc, cho dân

- "lẽ thường tình " ở Bác Hồ chính là sự hi sinh, lòng yêu thương vô hạn đối vs chiến sĩ, đồng bào

Vũ Thị Lan Anh
30 tháng 3 2019 lúc 12:39

Tình cảm của tác giả được bộc lộ dàn trải suốt bài thơ. Riêng ở đoạn cuối, chúng ta thấy có sự hòa hợp khéo léo giữa suy nghĩ của nhà thơ và tâm trạng người chiến sĩ:
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
Nhà thơ đặt mình vào vị trí nhân vật anh đội viên để cảm nhận, suy nghĩ về Bác – người Cha già thân thiết của quân đội và nhân dân Việt Nam. Chính vì vậy nên cảm xúc của nhà thơ đạt tới mức chân thành và sâu sắc.
Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả. Yêu nước, thương dân là đạo đức thuộc bản chất của Bác Hồ.
Đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình, vì Bác là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.
Đêm nay Bác không ngủ là một trong những bài thơ thành công về đề tài lãnh tụ. Thông qua sự việc bình thường, với lối diễn dạt giản dị, trong sáng, những chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ – đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Người.

lâm khả hân
30 tháng 3 2019 lúc 12:45

Bác là Hồ Chí Minh là lãnh tụ của 1 dân tộc cuộc đời của Bác dành trọn cho nhân dân, tổ quốc

Bác không ngủ vì lo việc nước, thương bộ đội, thương đoàn dân công. Việc ko ngủ của Bác là 1 lẽ thường tình vì cái đêm ko ngủ trong bài thơ là 1 trong vô vàn những đêm ko ngủ của Bác

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 12 2019 lúc 5:46

Em hiểu hai dòng thơ cuối bài.

Biết bao điều lạ từ bàn tay cô

Có ý nghĩa như sau: Cô giáo là người rất khéo tay, có khả năng sáng tạo. Hai bàn tay cô đã làm ra nhiều dụng cụ học tập, đã vẽ nên nhiều bức tranh minh hoạ làm cho học sinh rất thích thú, rất say mê. Hai bàn tay khéo léo như có phép màu của cô đã giúp các em cảm nhận được cảnh tượng bát ngát của trời xanh, biển biếc. Nội dung: Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo của mình.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 1 2019 lúc 2:35

Hai câu cuối bài ý nói truyện cổ chính là lời răn dạy của ông cha ta về lẽ sống, về tình thương, về nhân cách, về đức độ, sự cần cù, lòng nhân ái,… cho đời sau rèn luyện để có được những đức tính ấy

Nội dung: Ngợi ca ý nghĩa to lớn và những bài học về đạo lí làm người chứa trong kho tàng truyện cổ dân gian của nước nhà.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 8 2019 lúc 11:33

Hai câu cuối bài ý nói truyện cổ chính là lời răn dạy của ông cha ta về lẽ sống, về tình thương, về nhân cách, về đức độ, sự cần cù, lòng nhân ái,… cho đời sau rèn luyện để có được những đức tính ấy

Nội dung: Ngợi ca ý nghĩa to lớn và những bài học về đạo lí làm người chứa trong kho tàng truyện cổ dân gian của nước nhà.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 4 2019 lúc 12:17

Theo em hiểu nội dung hai câu thơ:

"Công danh trước mắt trôi như nước

Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương".

Nghĩa là: Công danh không phải là cái tồn tại mãi, nó cũng sẽ trôi di như nước, cái mà chẳng đáng được coi trọng. Chỉ có nhân nghĩa là cái tồn tại mãi mãi, cái mới đáng trân trọng, đáng quý nhất ở đời.

Trần Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
10 tháng 8 2023 lúc 16:23

- Đoạn thơ đầu: 

+  Nhà thơ đã khẳng định hạt gạo thấm đẫm hương vị phù sa của dòng sông quê hương.

+ Hạt gạo kết tinh của đất trời, từ những gì tinh túy nhất của thiên nhiên. + Hạt gạo còn mang hương thơm của những bông sen trong hồ nước đầy

+ Trong những hạt gạo thơm dẻo ấy còn có cả lời hát ngọt bùi đắng cay - kết tinh của quá trình lao động chăm chỉ của người nông dân 

=> Tác giả nhắn nhủ chúng ta biết các trân trọng từng hạt gạo được làm ra bởi nó không chỉ là kết tinh từ những gì tinh túy nhất của đất trời mà còn là của người nông dân "chân lấm tay bùn"

- Đoạn thơ thứ hai: 

+ Một lần nữa nhà thơ nhấn mạnh để có được hạt gạo dẻo thơm trong mỗi bữa ăn khong phải điều dễ dàng mà phải trải qua "bão tháng bảy", "mưa tháng ba" - những hiện tượng thiên tai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người. 

+ Hơn nữa người nông dân còn phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt: trưa tháng sáu

+ Biện pháp so sánh "Nước như ai nấu chết cả cá cờ" - khắc họa sự khắc nghiệt của thời tiết nhưng "mẹ"-người nông dân vẫn xuống đồng cấy lúa 

=> Gợi sự thương cảm cho những người nông dân trong quá trình lao động phải đối diện với biết bao khó khăn của thời tiết. 

- Đoạn thơ thứ ba: hạt gạo làng ta gắn với những năm chống Mỹ đồng thời nói lên tình trạng nước ta lúc bấy giờ

+ Hạt gạo gắn với lịch sử dân tộc dường như chính bản thân hạt gạo ấy đã đóng góp giúp thế hệ trẻ lên đường đánh giặc 

+ Nghệ thuật so sánh "Những năm băng đạn/ Vàng như lúa đồng" -> Hạt gạo làng ta đã cùng đồng hành với con người xuyên suốt thời gian lịch sử trợ giúp con người bảo vệ độc lập Tổ quốc

- Nghệ thuật: lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm; hình ảnh thơ gần gũi các biện pháp tu từ được kết hợp nhuần nhuyễn

- Nội dung: Cho thấy sự vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo nuôi sống con người và tầm quan trọng của hạt gạo xuyên suốt chiều dài lịch sử --> biết trân quý hơn về ý nghĩa của sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý không chỉ sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.