Những câu hỏi liên quan
BLACK
Xem chi tiết
Chàng Trai 2_k_7
19 tháng 10 2018 lúc 18:43

Đề bài: Kể lại diễn cảm truyện Em Bé Thông Minh bằng lời văn của em và hãy nêu cảm nghĩ. Hãy tham khảo câu chuyện được chúng tôi chia sẻ dưới đây cho bà viết của bạn được tốt hơn. Chúc các bạn đạt điểm cao.

Trí thông của con người giúp con người có thể giải quyết được những công việc khó mà người bình thường không thể làm được. Người có trí thông minh phải đi kèm với tư cách đạo đức tốt thì mới có ích cho xã hội. Trong truyện dân gian nhân dân ta đã kể ra rất nhiều người thông minh, trong đó có truyện Em bé thông minh.

Thuở đó đất nước đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược, quân giặc tứ phía đang chờ cơ hội để tiến quân vào nước ta. Trong triều đình vua tôi lo lắng, vua bèn sai viên quan đi khắp nơi để tìm người tài giỏi về giúp nước. Viên quan đi thật nhiều nơi, đến nhiều chỗ, đến đâu cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người. Thế nhưng viên qua thấy vẫn chưa có người nào thông minh, lỗi lạc.

Một hôm, viên quan cưỡi ngựa đi qua một cánh đồng làng, chợt thấy bên đường có hai cha con nhà nọ đang cày ruộng. Quan bèn dừng lại hỏi:

- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Câu hỏi thật khó nên người cha chỉ biết ngẩn ra, chưa tìm được cau trả lời cho viên quan. Thấy thế, đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi lại quan rằng:

- Thế xin hỏi lại ông câu này đã. Ông cho tôi biết ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ cho ông hay trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.

Viên quan nghe cậu bé hỏi vậy thì há hốc mồm sửng sốt, viên quan thể hiện rõ sự vui mừng trên nét mặt. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài có ở đây rồi, ta phải đi tìm đâu cho tốn công sức. Quan bèn hỏi tên, quê quán của hai cha con rồi một mạch về tâu vua.

Khi về đến triều đình, tên quan đến thẳng gặp vua, kể lại đâu đuôi câu chuyện và khẳng định cậu bé đó là nhân tài của đất nước. Nghe chuyện, vua mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn, vua cho thử tài một lần nữa. Vua sai ban cho làng có em bé ở ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh nuôi làm sao cho ba con trâu đực ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng bị tội.

Được lộc vua ban nhưng cả làng đều lo lắng. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn ra tán vào nhưng vẫn chưa tìm được cách giải quyết. Mọi người đều lo cho tai họa sắp tới, không ai có ý kiến động chạm đến lộc vua ban. Việc đến tai em bé con người dân cày, em liền bảo cha:

- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu nấu thúng gạo nếp để dân làng ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu, một thúng gạo, ta xin làng làm tổn phí cho cha con mình trẩy kinh lo liệu việc này.

- Đã ăn thịt trâu còn lo liệu thế nào? Mày đừng có bày dại mà bay mất đầu, con ạ!

- Cha cứ mặc con lo liệu, liệu thế nào cũng xong xuôi mọi chuyện.

Nghe đứa con vừa cười vừa khăng khăng nói, người cha cũng đành liều ra đình trình bày ý kiến với dân làng. Mọi người nghe nói đều sứng sốt, không ai giám tin vào điều đó. Nhưng bàn đi bàn lại không tìm ra cách giải quyết, đến nước cùng, họ mới chịu nghe theo. Nhưng do vẫn lo lắng, dân làng đã bắt cha con phải làm giấy cam đoan, rồi mới dám ngả trâu đánh chén.

Sau đó mấy hôm, hai cho con lên đường vào kinh thành. Đến hoàng cung, người con bảo cho đứng đợi ở ngoài còn mình thì lẻn vào sân rồng khóc nức nở. Nghe thấy tiếng trẻ con khóc, vua sai lính đưa em bé vào, phán hỏi:

- Thằng bé kia, có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc ầm ĩ, làm kinh động đến ta?

Nhìn thấy vua, em bé tỏ vẻ thích thú, vì lần đầu tiên em bé nhìn thấy vị vua, đang ngồi trên ngai vàng oai phong đến thế. Em bé cười một nụ cười hồn nhiên vui sướng.

Khi được vua hỏi em bé vờ vĩnh đáp rằng:

- Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán để cha con chịu đẻ em cho con chơi.

Nghe nói, vua và các quan đều bật cười. Vua lại phán:

- Mày muốn có com thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực sao mà đẻ được.

Em bé như mở cờ trong bụng. Em đáp:

- Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!

Vua cười bảo:

- Ta thử đấy thôi! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra giết thịt mà ăn với nhau à?

Em bé tươi tỉnh đáp:

- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc vua ban, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.

Trước cách ứng xử nhanh trí của em bé, cả vua và các quan đều trầm trồ thán phục về tài nghệ của em bé. Nhưng vua còn muốn thử em một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang đến một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Sau một phút suy nghĩ, em bé cười lên một tiếng lớn. Em chạy đi tìm một cái kím may rồi đưa cho sứ giả, bảo rằng:

- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.

Sứ giả về tâu vua, vua thán phục tài trí của cậu bé rồi lập tức cho gọi ca hai cha con vào, ban thưởng rất hậu. Hai cha con vui mừng trở về quê nhà.

Cùng thời gian đó, có một nướng láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên ta có nhân tài hay không, họ sai sứ giả đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rộng hai đầu, đố làm sao xâu một sởi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.

Câu hỏi của sứ thần nước bạn đã làm đau đầu nhức óc cả vua tôi trong triều. Không trả lời được câu đố oái ăm tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự khuất phục của mình đối vơi nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút, có người lấy sáp bôi vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu... Nhưng tất cả đều vô hiệu. Bao nhiêu nhà thông thái, bao nhiêu trạng nguyên được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Không tìm ra cách giải quyết nhà vua bèn sai người trở về quê em bé để xem em bé có sáng kiến gì không. Khi viên quan tìm đến nơi hai cha con và trình bày câu đố mà sứ thần đang thách thức vua quan trong triều. Em bé nghe xong thì cười một tiếng thật lớn rồi hát rằng:

Tang tình tang, tình tính tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang

Tang, tình tang...

Em bé bào thêm:

- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!

Viên quan mừng rỡ vội trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói rất vui mừng, mọi người vơi đi những lo toan trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sởi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước sự thán phục của sứ giả láng giềng.Thế là, em bé được vua ban làm Trạng Nguyên và được vua cho dinh thự ở một bên hoàng cung để vua tiện hỏi han.

Người Việt chúng ta có rất nhiều người thông minh như vậy đấy. Có những người thông minh do bẩm sinh, có những người do khổ luyện và thành tài. Người có trí thông minh sẽ giải quyết vấn đề dễ dàng và nhanh chóng, đem lại lợi ích cho xã hội. Câu chuyện em bé thông minh như là một lời nhắc nhở mà ông cha ta muốn nhắc nhở đến con cháu, trí thông minh rất cần thiết trong xã hội, người có trí thông minh mà có lòng lương thiện sẽ giúp cho đất nước ngày càng giàu đẹp. Vì vậy chúng ta cần rèn luyện cả đức cả tài để trở thành người có ích. Chúng ta không có sự thông minh do trời phú giống em bé trong truyện thì chúng ta có thể học tập và rèn luyện, giỏi mọi việc thì ta sẽ làm chủ trong cuộc sống, mọi người sẽ tự tìm đến với ta.


Nguồn:http://saigonxe.net/ke-lai-dien-cam-truyen-em-be-thong-minh-bang-loi-van-cua-em-va-hay-neu-cam-nghi--3-558.html

Bình luận (0)
Chàng Trai 2_k_7
19 tháng 10 2018 lúc 18:45

Kể sáng tạo truyện Cây bút thần

Phân tích nhân vật Mã Lương trong truyện cây bút thần

Ngày xưa có một em bé rất thông minh tên em là Mã Lương. Cha mẹ em mất sớm. Em thích học vẽ từ nhỏ nhưng không có tiền để mua bút. Hàng ngày em tập vẽ bằng cách đi kiếm củi, em lấy que vạch xuống đất vẽ những con chim bay trên trời. Lúc cắt cỏ, em nhúng tay xuống nước vẽ con cá con tôm. Khi về nhà, em vẽ mọi đồ đạc lên tường.

Mã Lương học vẽ rất say mê và em tiến bộ rất mau. Em vẽ cái gì cũng giống như thật nhưng chỉ khổ nỗi là không có bút.

Một hôm, nằm mơ em thấy có một ông già râu tóc bạc phơ hiện ra đưa cho em một chiếc bút và nói:

- Đây là bút thần, nó sẽ giúp con nhiều.

Mã Lương vui sướng reo lên.

- Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông, cảm ơn ông!

Mã Lương chưa kịp nói hết lời ông già đã biến mất. Khi tỉnh dậy, em thấy mình đang cầm cây bút thần đó và rất lấy làm lạ.

Mã Lương cầm cây bút vẽ con chim, chim tung cánh hay, vẽ con cá, cá trườn xuống nước. Mã Lương rất thích, rồi em cầm cây hút này đi vẽ cho những người nghèo khó trong làng, nhà nào thiếu cái gì Mã Lương vẽ cho cái đấy.

Chuyện đến lai tên địa chủ. Hắn liền sai người đến bắt Mã Lương về nhà vẽ theo ý hắn. Mã Lương tính tình khảng khái nên không vẽ bất cứ cái gì mà tên nhà giàu độc ác yêu cầu. Hắn tức giận nhốt em vào trong chuồng ngựa. Vài hôm sau, hắn cứ tưởng là Mã Lương chết vì đói và lạnh. Lúc nhìn thì thấy Mã Lương đang ăn bánh và ngồi cạnh lò sưởi, hắn tức quá, bắt bọn đầy tớ đến giết Mã Lương để lấy cây bút thần.

Mười tên đầy tớ xông vào chuồng ngựa thì Mã Lương đã vượt qua tường bằng chiếc thang mà em vẽ. Thoát khỏi nhà tên địa chủ, Mã Lương vẽ một con ngựa và nhảy lên mình ngựa phóng đi. Chẳng bao lâu có tiếng ồn ào ở sau lưng, Mã Lương biết là bọn chúng tới gần, em giương cung bắn vào lên địa chủ và cưỡi ngựa phi thẳng. Sau mấy ngày đêm em dừng lại bên thị trấn nhỏ. Hàng ngày em vẽ tranh để đem bán sống qua ngày nhưng đều cố tình vẽ dở dang. Một hôm khi vẽ một con chim không có mắt, em vô tình đánh rơi giọt mực, mực rơi đúng vào chỗ mắt chim, con chim tung cánh bay. Việc đó làm chấn động đến cả thị trấn, rồi đến tai vua, vua bắt Mã Lương vào cung để vẽ. Mã Lương biết vua là kẻ tham lam nên em không vẽ, vua bảo em vẽ con rồng thì em vẽ con cóc ghẻ, vua bảo em vẽ con phượng thì em vẽ con gà trụi lông, nhà vua tức tối nhốt Mã Lương vào ngục và cướp cây bút thần. Nhà vua vẽ núi vàng song khi xem lại thì không phải là quả núi vàng mà là những tảng đá lớn. Rồi lão lại vẽ tiếp những thỏi vàng. Một viên chưa đủ, hắn còn muốn vẽ một thỏi vàng dài thật là dài, lúc nhìn lại thì không phải là thỏi vàng mà là một con mãng xà đang bò lại phía hắn. May có người đến cứu, nếu không thì nó đã cắn chết nhà vua. Biết nếu không có Mã Lương thì sẽ không làm gì được, vua đành thả Mã Lương ra và hứa sẽ gả công chúa cho. Mã Lương giả vờ đồng ý. Vua trả bút thần cho em vào bào em vẽ biển, biển mênh mông không có sóng. Nhà vua ngắm nhìn rồi bảo:

- Sao biển này không có cá?

Mã Lương chấm vài chấm, biển hiện lên đầy cá khiến vua rất thích thú. Vua bảo Mã Lương vẽ một con thuyền để đi dạo. Có thuyền rồi, vua và các quần thần cùng hoàng hậu, công chúa, thái tử lên thuyền ra khơi.

Thuyền đi quá chậm. Vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn: "Cho gió to lên, cho gió to lên!".

Mã Lương tô thêm vài nét bút đậm. Sóng biển nổi lên. Mã Lương lại tô thêm vài nét sóng nữa, sóng biển nổi lên cuồn cuộn. Biển động, Vua cuống quýt kêu lên:

- Đừng cho gió thổi nữa. Đừng cho gió thổi nữa!

Mã Lương không hề đếm xỉa đến những lời nói đó mà cứ thế vẽ những đường cong lớn. Sóng biển xô vào bờ hết đợt này đến đợt khác.

Vua bị ướt hết quần áo một tay ôm lấy cột buồm một tay ra hiệu gào to: "Mã Lương không vẽ nữa". Mã Lương vờ như không nghe thấy, cứ tiếp tục vẽ. Gió bão càng to rồi vùi chôn cả thuyền vua vào lớp sóng dữ.

Sau khi vua chết, câu chuyện Mã Lương được truyền khắp nước. Không ai biết là Mã Lương đi đâu. Người ta đồn rằng chàng về nơi thôn dã sống yên bình bên những người nông dân lương thiện

Nguồn:
https://vndoc.com/ke-lai-cau-chuyen-cay-but-than-theo-loi-ke-cua-em/download

Bình luận (0)
Le Vu Hoang Mai
19 tháng 10 2018 lúc 18:47

CÂY BÚT THẦN

Ngày xưa, có một em bé tên là Mã Lương. Em mồ côi cả cha lẫn mẹ từ bé. Mã Lương chặt củi, cắt cỏ kiếm sông, nhưng em rất ham học vẽ. Em rất chăm chỉ luyện tập. Khi kiếm củi trên núi cao, Mã Lương lấy que vạch xuống đất vẽ chim bay trên tròi. Lúc cắt cỏ ở ven sông, em lại lấy nước vẽ cá, tôm lên đá. Khi ở nhà thì em vẽ các vật dụng đầy trên tường. Nhưng nhà nghèo quá, em không có một cây bút vẽ.

Bao năm tháng trôi qua, Mã Lương chuyên cần luyện tập, em không bỏ phí một chút thời gian nào, vì vậy khả năng vẽ của em tiến bộ rất nhanh. Em vẽ chim, cá giống như hệt, người ta tưởng như sắp được nghe chim hót, được trông thấy cá bơi lội. Thế nhưng vì nhà nghèo em vẫn chưa có bút vẽ. 


Một đêm ngủ say, chợt em thấy một cụ già tóc bạc phơ hiện ra và cho em một chiếc bút. Ông già nói :

Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều.
Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng lấp lánh, em sung sưóng reo lên :

Cây bút đẹp quá ! Cháu cảm ơn ông ! cảm ơn ông
Cụ già biến mất, em giật mình tỉnh dậy, mới biết là mình nằm mơ. Thế nhưng cây bút thần vẫn nằm trong tay em, khiến em rất lấy làm lạ.

Mã Lương lấy bút vẽ. Nhưng lạ thay, khi em vẽ chim, chim tung cánh bay và cất tiếng hót, em vẽ tiếp cá, cá trườn xuống sông bơi lội.

Thế là em bé dùng bút vẽ các vật dụng cho tất cả người nghèo. Ai thiếu, cần thứ gì em vẽ cho họ. Nào là cày, cuốc, thùng gánh nước, đèn,…

Chuyện đến tai một tên địa chủ giàu có trong làng. Máu tham nổi lên, hắn sai đầy tố đến bắt Mã Lương về nhà và bắt vẽ theo ý muôn của hắn. vốn tính tình khảng khái, ghét bọn nhà giàu tham lam, em bé quyết không vẽ bất cứ thứ gì cho hắn. Tên địa chủ tức giận nhốt em vào chuồng ngựa không cho ăn uống gì. Ba hôm sau hắn mới ra xem, hắn thầm nghĩ thằng bé không chết đói thì cũng chết rét rồi. Nhưng ghé mắt nhòm qua khe cửa, hắn thấy Mã Lương đang ngồi ăn bánh bên một lò lửa rực hồng. Tên địa chủ vỡ lẽ ra là em có bút thần. Tức quá, tên địa chủ sai đầy tớ xông vào giết Mã Lương cưóp cây bút thần. Nhưng khi bọn đầy tớ đập cửa xông vào thì đã không thấy cậu bé đâu nữa. Cậu bé đã vượt qua tưòng bằng một chiếc thang vẽ trên tường từ lúc nào rồi. Càng điên tiết, tên địa chủ nhảy phắt lên lưng ngựa và hò hét bọn đầy tớ đuổi theo, truy bắt cho bằng được. Chúng đuổi đến gần, cậu bé lặng lẽ rút cây bút thần vẽ một cái cung và một mũi têp. Cậu dương cung bắn, thế là tên địa chủ toi ngã nhào xuống đất.

Sau đó, Mã Lương bỏ đi thật xa, thật xa. Em đến một thị trấn vẽ tranh để kiếm sống. Tranh em phải vẽ dở dang. Vẽ chim thì thiếu mỏ hoặc chân. Nhưng rồi một hôm, khi vẽ một con cò trắng không mắt, một giọt mực rơi đúng vào vị trí mắt cò. Thế là cò mở mắt, cất cánh bay đi. Chuyện làm chấn động cả thị trấn, và lan đến tận kinh đô, đến tai nhà vua. Vua sai triều thần đến đón Mã Lương về kinh đô. Em bé không muốn đi, nhưng chúng dụ dỗ, doạ nạt bắt ép em phải về hoàng cung.

Biết tên vua làm rất nhiều điều tàn ác với dân nghèo, nên em bé rất căm ghét vua, và không muôn vẽ. Vì vậy, khi vua bắt vẽ một con rồng, em bé liền vẽ một con cóc ghẻ. Vua bắt vẽ một con phượng, em bé liền vẽ một con gà trụi lông. Hai con vật xấu xí, bẩn thỉu đó cứ nhảy nhót tứ tung bên cạnh nhà vua. Tức quá vua sai lính tông giam em bé vào ngục và cướp lấy cây bút thần.

Lấy được bút thần hắn liền đem ra vẽ ngay. Hắn vẽ hẳn một núi vàng. Nhưng vẫn chưa thoả mãn lòng tham, tên vua vẽ hết núi này đến núi khác. Nhưng khi vẽ xong xem lại vàng đâu chẳng thấy, chỉ thấy toàn là những tảng đá. Đá từ trên đỉnh núi lăn xuống tí nữa còn làm gãy chân hắn.

Tuy vậy, hắn không chịu bỏ lòng tham. Vẽ núi vàng không được, tên vua vẽ thỏi vàng, vẽ một thỏi thấy còn ít, hắn lại vẽ một thỏi nữa, vẽ to hơn, rồi lại tiếp tục vẽ mệt thỏi nữa, to, dài hơn. Hắn vẽ dài không biết bao nhiêu mà kể. Nhưng khi nhìn lại, tên vua không thấy vàng đâu, mà lại là một con mãng xà dài, miệng há hốc, đỏ lòm đang bô lại phía hắn. May có triều thần xô lại cứu, nếu không mãng xà đã nuốt chửng hắn.

Biết không có Mã Lương thì không thể vẽ được gì, tên vua phải thả em bé ra. Hắn dụ dỗ em và còn hứa gả công chúa cho em nữa. Mã Lương giả vờ đồng ý. Tên vua mừng rỡ, liền trả bút cho em.

Vẽ núi sợ thú dữ, tên vua sai em bé vẽ biển. Mã Lương vẽ hai nét bút, biển hiện ra. Biển rộng mênh mông, trong suốt, không một gợn sóng. Tên vua bảo biển này sao không có cá. Em bé chấm vài chấm, bao nhiêu là cá, đủ màu sắc nối đuôi nhau bơi lội. Vua thích quá lại ra lệnh :

Hãy vẽ cho ta một chiếc thuyền !
Mã Lương vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công chúa, các triều thần kéo nhau xuống thuyền. Mã Lương đưa thêm vài nét bút, gió thổi lên nhẹ nhàng, sóng nổi lăn tăn, thuyền từ từ ra khơi.

Thấy thuyền còn đi chậm, tên vua đứng trên mũi thuyền kêu lên :

Cho gió to thêm một tí ! Cho gió to thêm một tí !
Mã Lương liền đưa mấy nét bút đậm, gió nổi to hơn, buồm căng phồng lên, thuyền lao vun vút ra khơi. Mã Lương lại tô thêm mấy nét nữa, gió mạnh nối lên, biển động mạnh, thuyền lắc lư nghiêng ngả. Tên vua cuống quýt kêu :

Đừng cho gió thổi nữa ! Đừng cho gió thổi nữa !
Nhưng Mã Lương không đếm xỉa đến lòi hắn. Em vẽ thêm những đương cong, biên cồn lên dữ dội, sóng xô hết đợt này đến đợt khác vào thuyền.

Tên vua quần áo ướt như chuột lột, một tay ôm vào cột buồm, một tay ra hiệu, miệng gào tay bảo em bé thôi không vẽ nữa. Nhưng em bé vò như không nghe thấy, cứ vẽ. Vua và tất cả bọn triều thần bị sóng dữ cuốn đi, nhấn chìm xuống đáy biển.

Sau khi vua chết, câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần truyền đi khắp nước. Nhưng không ai biết Mã Lương đi đâu. Người thì bảo ẹm về quê sống với những bạn bè cày ruộng, người lại bảo em lang thang khắp nơi đem hết thì giờ, sức lực vẽ phục vụ người nghèo.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Đức
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Hương
6 tháng 10 2018 lúc 15:13

Những chi tiết cao trào vị dụ như Mã Lương tên địa chủ bị đuổi, Mã Lương vẽ gió to làm vua chết,...

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Mai Hương
6 tháng 10 2018 lúc 15:14

mình ko chắc lắm đâu

Bình luận (0)
Công Chúa
Xem chi tiết
Edogawa Conan_ Kudo Shin...
2 tháng 11 2018 lúc 19:37

seach google

Bình luận (0)
๖ۣۜN.๖ۣۜÝ
2 tháng 11 2018 lúc 19:41

Tôi là một đứa trẻ mồ côi. Mới mười tuổi tôi đã phải tự kiếm sống. Hàng ngày tôi đi chặt củi, cắt cỏ bán lấy tiền đong gạo. Tuy nghèo nhưng tôi rất thích học vẽ. Nhiều hôm, đi qua lớp học nhìn bọn trẻ con nhà giàu đang được thầy dạy vẽ, tôi thèm muốn được như chúng vô cùng. Một hôm, tôi đánh bạo xin theo học. Thầy giáo khinh bỉ nhìn tôi:

-    Thằng kia, mày có điên không đấy? Một đứa trẻ mồ côi, nghèo kiết xác như mày cũng đòi học vẽ à?

Rồi thầy đuổi tôi ra khỏi trường.

Bọn học trò nhìn tôi, cười ồ lên. Tôi chạy ra khỏi trường, những giọt nước mắt tủi hờn lăn trên gò má. Sau lưng tôi, tiếng cười chế nhạo của bọn học trò con nhà giàu vẫn vang lên. Tôi tự nghĩ “nghèo thì có tội gì mà không được học vẽ?”

Về nhà, tôi quyết tâm tự học vẽ. Khi kiếm củi trên núi, tôi nhìn chim bay trên đầu lấy que vạch xuống đất vẽ chim. Lúc cắt cỏ ven sông, tôi nhìn tôm cá bơi dưới nước rồi nhúng tay vào nước, vẽ chúng trên đá. Khi về nhà tôi vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ, trông thật ngộ.

Năm tháng trôi qua, tôi không ngừng học vẽ, không bỏ phí ngày nào. Mọi người đều khen tôi vẽ chim cá giống hệt như thật. Thế nhưng tôi vẫn chưa có nổi một cây bút vẽ. Tôi chỉ mong sao có được một chiếc.

Một đêm, trong giấc ngủ, tôi thấy một cụ già râu tóc bạc phơ hiện ra trước mặt, đưa cho tôi một cây bút và nói:

-   Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều.

Tôi nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, sung sướng reo lên:

-   Ôi, cây bút đẹp quá! Con xin cảm ơn cụ! Cảm ơn cụ!...

Tôi chưa nói dứt lời, cụ già đã biến mất. Tôi giật mình tỉnh dậy mới biết là mình nằm mơ. Nhưng lạ chưa, cây bút thần vẫn nằm trong tay tôi.

Tôi lập tức vùng dậy, lấy bút ra vẽ. Tôi vẽ một con chim, chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng hót líu lo. Tôi vẽ tiếp một con cá, cá quẫy đuôi trườn xuống nước, bơi tung tăng. Tôi thích thú vô cùng.

Từ đó, tôi dùng cây bút thần vẽ cho tất cả người nghèo trong làng, nhà nào không có cày, tôi vẽ cho cày, nhà nào không có cuốc, tôi vẽ cho cuốc, nhà nào không có đèn, tôi vẽ cho đèn, nhà nào không có thùng, tôi vẽ cho thùng,...

Một hôm, tôi đang vẽ thì có mấy tên đầy tớ của tên địa chủ giàu có trong làng ập đến. Chúng xông vào bắt trói tôi lôi đi. Thì ra chuyện cây bút thần lọt đến tai tên địa chủ. Hắn bắt tôi vẽ theo ý muốn của hắn. Tôi tuy nhỏ nhưng cũng hiểu bụng dạ tham lam của bọn nhà giàu, nên không vẽ bất cứ thứ gì, mặc cho hắn hết dụ dỗ lại đe doạ. Tức giận, hắn nhốt tôi vào chuồng ngựa, không cho ăn uống gì.

Trời rét căm căm, nhìn qua khe hở, tôi thấy bên ngoài, tuyết rơi dày đặc. Tôi bèn vẽ một cái lò sưởi để chống rét. Tôi vẽ mấy cái bánh, đặt lên lò sưởi nướng. Mùi bánh nướng bốc lên thơm ngào ngạt.

Được ba hôm, ngồi bên lò sưởi ăn bánh tôi bỗng nghe thấy la hét bên ngoài. Nhìn qua khe cửa, tôi thấy mười mấy tên đầy tớ cùng hung hăng tiến về phía chuồng ngựa. Tay chúng lăm lăm những con dao. Tên địa chủ thét:

-   Giết chết tên Mã Lương cho tao! Cướp lấy cây bút của hắn!

Tôi bèn vẽ một cái thang, trèo qua tường trốn thoát. Thoát ra khỏi nhà tên địa chủ, tôi vẽ tiếp một con ngựa rồi nhảy lên ngựa phóng ra khỏi làng. Đi chưa được bao xa, chợt có tiếng huyên náo sau lưng, tôi quay lại nhìn. Trong ánh đuốc sáng rực, tôi thấy tên địa chủ cưỡi trên lưng một con tuấn mã, tay vung dao sáng loáng dẫn khoảng hai chục tên đầy tớ, đang đuổi theo. Khi bọn chúng đến gần. Tôi lặng lẽ rút cây bút thần vẽ chiếc cung và mũi tên. Tôi giương cung. Vút. Mũi tên lao đúng họng tên địa chủ, hắn ngã nhào xuống đất. Tôi ra roi thúc ngựa, ngựa tung vó phóng như bay.

Đi suốt mấy ngày đêm ròng rã không nghỉ. Sau cùng, tôi quyết định dừng chân ở thị trấn nhỏ. Không có việc làm, tôi bèn vẽ tranh đem bán ở phố. Sợ lộ, nên tôi vẽ các bức tranh đều dở dang: chim thì thiếu cái mỏ hoặc một chân...

Một hôm, khi vẽ một con cò trắng không mắt. Vì sơ ý, tôi đánh rơi một giọt mực vào bức tranh. Giọt mực rơi đúng vào mắt cò. Lập tức cò mở mắt, xoè cánh bay đi. Chuyện đó chấn động cả thị trấn. Rồi chẳng hiểu có kẻ nào mách lẻo đến tố giác với nhà vua mà vua phái một vị đại thần đến đón tôi về kinh đô.

Vốn đã nghe nhiều chuyện đồn đại về tên vua độc ác đó nên tôi nhất định không chịu đi. Bọn chúng liền gông cổ tôi lại, cho vào cũi đưa tôi về hoàng cung.

Tên vua bảo tôi vẽ một con rồng, tôi liền vẽ một con cóc ghẻ. Hắn bắt vẽ con phượng, tôi lại vẽ con gà trụi lông. Hai con vật xấu xí, bẩn thỉu đó nhảy nhót bên cạnh nhà vua. Hắn tức giận, cho quân lính xông vào cướp cây bút thần của tôi, rồi nhốt tôi vào ngục.

Nghe nói tên vua tham lam đó đã dùng cây bút thần để vẽ núi vàng, nhưng núi vàng biến thành núi đá. Rồi những tảng đá từ trên đỉnh lăn xuống, suýt đè gẫy chân hắn. Hắn lại vẽ những thỏi vàng dài, nhưng những thỏi vàng lại biến thành con mãng xà suýt nuốt chửng hắn.

Biết không có tôi thì không thể làm được gì, tên vua đành thả tôi ra, dùng bạc vàng dỗ dành và hứa gả công chúa cho tôi.

Để có thể thoát thân cùng cây bút thần, tôi vờ đồng ý. Hắn mừng lắm, liền trả bút thần cho tôi.

Tên vua bảo tôi vẽ biển cả. Tôi đưa hai nét bút, biển cả rộng mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng, trong suốt đã hiện ra trước mặt. Tên vua ngắm nhìn biển và bảo tôi:

-   Sao biển lại không có cá?

Tôi chấm vài chấm, biển hiện ra bao nhiêu là cá, đủ màu sắc, uốn đuôi mềm mại bơi lội tung tăng. Đàn cá bơi xa dần, xa dần. Tên vua thích quá, vội ra lệnh:

-    Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền! Ta muốn ra khơi xem cá.

Tôi vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần xuống thuyền. Tôi đưa thêm vài nét bút, gió nổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn. Thuyền từ từ ra khơi.

Thấy thuyền còn đi chậm quá, tên vua đứng trên thuyền kêu lớn:

-   Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!

Tôi đưa thêm mấy nét bút đậm, sóng biển liền nổi lên, buồm căng phồng, chiếc thuyền lao khỏi bờ nhanh vun vút.

Tôi lại tô thêm những nét bút đậm nữa, gió mạnh nổi lên, biển động, thuyền lắc lư nghiêng ngả. Tên vua cuống quýt kêu lên:

-   Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa!

Tôi vờ không nghe thấy, tiếp tục vẽ những đường cong lớn. Biển động dữ dội, sóng biển xô vào thuyền hết đợt này đến đợt khác. Tên vua bị sóng biển làm ướt cả người, tay ôm chặt cột buồm, gào to bảo tôi thôi không vẽ nữa. Mặc, tôi cứ tiếp tục vẽ. Gió bão càng to, mầy đen kéo mù mịt, trời tối sầm. Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi trong những lớp sóng hung dữ.

Sau đó, tôi đã rời khỏi kinh đô. Tôi đi khắp nơi để vẽ cho những người nghèo khổ.



tích

Bình luận (0)
Nguyễn Phương
Xem chi tiết
Night___
6 tháng 1 2022 lúc 16:14

Qua câu chuyên: Không nên quá ảo tưởng về bản thân mình, nó sẽ khiến con người có những cái nhìn sai lệch về vị trí của bản thân. Đồng thời không nê sống quá ích kỉ, toan tính. Hãy biết hợp tác và chia sẻ,  nếu biết hợp tác và chia sẻ tất cả mọi người sẽ cùng có lợi.

Bình luận (1)
thao phuong
12 tháng 3 2022 lúc 19:37

Khi bước trên đường đời, mỗi con người sẽ gặp biết bao câu chuyện lý thú, và những bài học sâu sắc về giá trị cuộc sống. Đến với  ” câu chuyện về Chim én và dế mèn” theo Đoàn Công Huy trong mục ” trò chuyện đầu tuần” của Báo Hoa học trò ta lại rút ra một bài học quý giá.

 

Câu chuyện nói về cách sống của các loài vật trong thiên nhiên, hai con Chim én đã tốt bụng tặng Dế Mèn một món quà thật tuyệt vời là một chuyến thưởng ngoạn khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, ấm áp. Chim Én là con vật biết bay, thế nên chúng thấy tội nghiệp cho Dế Mèn không được bay tận hưởng không gian mùa xuân. Do đó, chúng nghĩ ra sáng kiến để cả ba cùng bay thưởng thức cảnh trời đất gợi cảm, tiếc thay Dế Mèn lại không biết trân trọng món quà ấy. Từ người chịu ơn, Mèn đã ảo tưởng mình là người ban ơn. Từ việc mình là gánh nặng cho người khác Mèn ta tưởng người khác chính là gánh nặng của mình. Lòng ích kỷ, tính toán và ngộ nhận, ảo tưởng khiến Dế Mèn phải trả giá rất đắt ” nó rơi xuống đất như một chiếc lá lìa cành”. Với những ý nghĩ sâu sắc của tác giả, những con vật nhỏ bé này cũng có tâm trạng giống con người, làm tô đậm thêm bài học nhân sinh con người. Câu chuyện có hình thức như một câu chuyện ngụ ngôn phản ánh thực tế của con người hiện nay: đời sống hiện đại giúp con người có thể làm được nhiều việc hơn nhưng cũng khiến họ ảo tưởng về mình nhiều hơn và suy nghĩ , lối sống cũng thực dụng hơn. Câu chuyện cảnh tỉnh mọi người nói chung đặc biệt là thế hệ trẻ nói riêng đừng quá ảo tưởng về bản thân mình và không nên sống ích kỷ, toan tính. Xác định chính mình là ai và giúp đỡ người khác một cách không vụ lợi chắc chắn bạn sẽ nhận được nhiều hơn những thứ bạn đã cho đi.

Có thể nói câu chuyện ngắn gọn nhưng lại mang ý nghĩa thật sâu sắc. Mỗi người đều có thể học được những bài học nhân sinh từ câu chuyện trên, đó là câu chuyện về giá trị cuộc sống, biết trân trọng những gì mình đang có thì sẽ cảm nhận được giá trị đích thực của cuộc sống. Nếu không biết trân trọng những gì mình đang có sẽ rất khó có được hạnh phúc thậm chí còn gặp bất hạnh. Hạnh phúc còn tùy thuộc vào cách ứng xử và thái độ sống của mỗi người. Đó có thể là câu chuyện về niềm tin: Lòng tốt là đáng quý, nhưng niềm tin còn đáng quý hơn. Phải chăng chỉ khi con người tin tưởng lẫn nhau thì cuộc sống mới thoải mái và nhẹ nhàng hơn, và đó có thể là bài học về cách nhìn, cách cảm nhận: với cách nhìn cẩn thận, hời hợt ta sẽ không phát hiện đúng bản chất của cuộc sống, dẫn đến những quyết định sai lầm mà ta sẽ nhớ suốt đời. Đó là bài học về lòng khoan dung, có thể cho và nhận. Cho và nhận đều luôn chuyển hóa: tưởng rằng cho đi nhưng lại được nhận lại và ngược lại, đó có thể là bài học về sự hợp tác và chia sẻ, nếu biết hợp tác và chia sẻ thì mọi người đều có lợi. Vậy mà trong cuộc sống, một số người lại có cách sống toan tính, ích kỷ. Họ giống Dế Mèn trong câu chuyện trên. Họ cho rằng họ là người ban ơn cho người khác nhưng thực chất họ lại là gánh nặng cho mọi người, phải chăng họ không cảm nhận được những gì mình đã cho và đã nhận. Rồi đến một ngày, chắc chắn những người ấy sẽ tỉnh ngộ khi phải chịu kết cục bi thảm trong cuộc sống của mình. Đừng quên những con người hẹp hòi, tính toán như thế đáng bị chúng ta phê phán, tố cáo.

Tóm lại, ” câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn” thực sự đã đem lại cho chúng ta những bài học vô cùng quý báu. Câu chuyện đó đã làm ta thay đổi trong cách sống của mình để con người sống trong một xã hội tốt đẹp mà họ đáng được sống.

Bình luận (0)
🌫✌ T _ T 🤞🌫
Xem chi tiết
Tiểu thư họ Phạm
2 tháng 12 2020 lúc 22:58

Nằm trong lòng bàn tay của người bà  tôi yêu quý mà tôi ngủ thiếp đi lúc nào cũng chả hay  biết . Tỉnh dậy thì thấy mình đang ở trong một thế giới cỏ tích diệu kì với biết bao nhân vật dũng cảm đã tạo nên những câu chuyện vô cùng hay mà tôi đã từng được đọc qua chúng .

Vừa bước vào thế giới cổ tích nên tôi còn rất lạ lẫm , có chút gì đó còn lo sợ , sỡ hãi . Ở đây nơi nào cũng đẹp và cũng có chút quen thuộc đối vs tôi , bởi tôi vốn cũng rất thích đọc những câu chuyện cổ tích diệu kì của Việt Nam. Tôi mở mắt thật to  và tròn xoe nhìn một lượt thế giới xung quanh và bắt đầu đan xen vào dòng người trong cái thế giới ấy . Đang chen chúc giữa làn người đông đúc thì đột nhiên tôi vấp phải một người đàn ông lạ . Nhìn kĩ lại thì tôi mới nhận ra đây chính là chàng Thach Sanh trong truyện cổ tích . tôi vô cùng nhạc nhiên và thốt lên một tiếng :

- Trời ơi ! Chàng có phải là Thạch Sanh mà tôi luôn mơ ước được gặp trong những giấc mộng ko vậy ?Sao nhìn chàng ngoài đời còn đẹp hơn trong cả chuyện nữa vậy?

Thạch Sanh nhẹ nhàng :

- Đúng rồi đấy cô bé . Trong mắt bé ta đẹp đến như vậy sao ?Ta quả thật là ko ngờ trong cái thế giới hỗn độn bây giờ còn có người hay say mê đọc truyện cổ tích như cô bé này .

Tôi ngượng ngùng trước lời khen của chàng :

-Cảm ơn chàng vì đã khen tôi . Chàng có thể cho tôi hỏi một số điều này đc ko ?

Chàng vui vẻ trả lời tôi :

- Đc cô bé . Ngươi cứ hỏi . Còn ta sẽ chả lời .

Tôi vui mừng rạng rỡ :

- Sau khi chàng lập đc chiến công và lấy nàng công chúa về thì chàng có sống hạnh phúc bên cô ấy đúng như trong truyện cổ tích ko?Chàng có gặp nhiều khó khăn không?

Thạch Sanh suy nghĩ một lúc thì trả lời tôi :

- Đúng . Ta ko gặp khó khăn nào sau lần đó nữa.

Sau đó chàng lại nói tiếp :

- Bé đúng là một người rất thích đọc truyên cổ tích . Và bé cũng là cô bé đáng yêu nhất mà ta đã từng gặp nên nay ta chao cho con chiếc đàn thần năm xưa này . Mong con hãy dùng nó để làm nhiều việc có ích cho xã hội .

Vui mừng cần cây đàn thần trong tay tôi từ biệt chàng và bắt đầu cuộc hành trình đi giúp đỡ mọi người của mình . tôi đi tìm một nơi nghèo khó nhất trong thế giới cổ tích . Nơi này có rất nhiều người gặp khó khăn . Đi đến một nhà nọ , tôi găp một người con gái vô cùng xinh đẹp nhưng lại bị mắc bệnh tinh thần ko đc ổn định . Cô làm cả nhà vô cùng lo lắng , đứng trc hoàn cảnh này tôi đành mang cây quạt thần ra và vẩy mấy cái . Quả nhiên cô đã chở lại bình thường. Rồi một lần tôi đi ngang qua bờ sông thì gặp một người đàn ông bị chết đuối nằm trên bờ ao . Tôi vộ vàng lấy cây đàn thần ra và vẩy mạnh lên người anh ta . Anh ta sống dậy , cảm ơn tôi ................... Tôi giúp đc rất nhiều người.Đang vui mừng vì đc nhiều người khen ngợi thì đột nhiên một tiếng nói to vang lên :

- Sắp chễ giờ rồi đậy đi hoc mau lên con.

Hóa ra đó là tiếng nói của mẹ . Tôi vội vàng thức dậy nhưng đâu đó vẫn là sự tiếc nuối trc giấc mộng đẹp.

Quả là một giấc mộng đẹp chưa từng thấy . Thế mà lại bị phá vỡ .Nhưng dù sao đó cũng là một giấc mơ đẹp nhất của tôi rồi . Ước gì giấc mơ đó sẽ chở thành sự thật.

k cho mình nha !

Bình luận (3)
 Khách vãng lai đã xóa
Thảo Nguyễn Karry
Xem chi tiết
Phương Thảo
27 tháng 11 2016 lúc 9:58

chắc ko ai lm đâu mama ơi

Bình luận (3)
Nguyễn Huyền Trang
3 tháng 1 2017 lúc 12:23

dung day ko co ai lam dc dau neu ko chep mang thi dau lam dc

leu

Bình luận (0)
Nguyễn Khánh Hà
9 tháng 3 2017 lúc 21:58

Thui chép mạng cx đc,mk cx đang cần gấp bài này,có ai cứu mk hông zậy huhuhuhuhuhuhuhuhuhuhuhuhuhukhocroi

HELP ME!!!!!!!PLEAS!!!!!!!

Bình luận (1)
SANRA
Xem chi tiết
๖ۣۜҨž乡Trầnミ★Hoàngミ★Vi...
20 tháng 11 2018 lúc 22:08

Em đã đọc đi đọc lại truyện Cây bút thần nhiều lần vì truyện hấp dẫn đối với em. Quả thật câu truyện đã lôi cuốn em từ đầu đến cuối. Nhưng thật là lùng, đoạn em thích nhất là đoạn đầu, đoạn Mã Lương siêng năng học vẽ, mặc dù ở đoạn đó Mà Lương chưa có cây bút thần.

Đọc đoạn này, trước mắt em hiện lên một chú bé nghèo khổ phải làm mọi việc nặng nhọc đệ kiếm ăn qua ngày. Nhưng chú thật đáng yêu vì rất chịu khó học tập. Chú thích vẽ nên hằng ngày chú chăm chỉ luyện tập. Khi kiếm củi trên rừng, chú lấy que củi vạch xuống đất, vẽ theo những con chim đang bay trên đỉnh đầu. Lúc cắt cỏ ven sông, chú nhúng tay xuống nước vẽ tôm cá trên đá. Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ. Tinh thần hăng say học tập cua chú bé thật đáng khâm phục. Chú tranh thủ mọi thời gian, mọi địa điểm để học vẽ. Hầu như lúc nào, ở đâu Mã Lương cũng học. Nội dung học vẽ của chú chính là thiên nhiên, cảnh vật xung quanh. Không có bút mực, chú dùng que củi vạch xuống đất, nhúng tay xuống nước vẽ trên đá để tập vẽ.

Nhờ cần cù, miệt mài học tập, kết hợp với óc thông minh sẵn có, Mã Lương đã tiến bộ rất nhanh. Em vẽ chim cá giống như hệt, người ta tưởng như sắp được nghe tiếng chim hót, được trông thấy cá bơi lội. Mã Lương đã thành tài nhờ hoàn toàn vào sự nỗ lực của bản thân. Ở đây có lẽ, để tô đậm tinh thần tự lực trong học tập của Mã Lương, nên người kể đưa vào truyện chi tiết thầy giáo chửi mắng và đuổi em khi em đến xin học vẽ. Em nghĩ chi tiết đó không hay. Thiếu gì cách nhấn mạnh vào tinh thần nỗ lực bản thân của Mã Lương mà phải bôi nhọ người thầy giáo như vậy. Hay là ở nước đó, người ta không tôn trọng ông thầy. Nhưng thôi, đây là thiếu sót của người kể. Chỉ biết rằng ở đây Mã Lương đã thành hoạ sĩ tài năng nhờ vào sự phấn đấu không mệt mỏi của chính bản thân mình. Nhờ có tài năng, em đã được ông tiên cho cây bút thần bằng vàng sáng lấp lánh. Nhờ có tài năng em đã sử dụng cây bút thần với sức mạnh kì diệu ở những đoạn sau.

Em cứ nghĩ nếu không chăm chỉ học tập để có tài năng thì không biết Mã Lương có được thưởng cho cây bút không? Và nếu có bút rồi mà không có tài thì liệu cây bút thần có hiệu lực ghê gớm như vậy không? Em cho rằng tất cả sẽ là con số không. Do đó em rất thích đoạn văn trên. Và từ truyện Mã Lương học vè, em đã rút ra cho mình những bài học bổ ích về việc học tâp tu dưỡng của ban thân: phải cần cù hơn nữa, phải khắc phục khó khăn hơn nữa, phải quyết tâm hơn nữa, phải tư lực cánh sinh hơn nữa trong học tập thì học tập mới có kết quả, thì trang viết của mình mới có sức lay động lòng người…

hok tốt

Bình luận (0)
Đặng Yến Ngọc
20 tháng 11 2018 lúc 21:35

mk nghĩ nó tương đương vs phần ghi nhớ đấy bn

Bình luận (0)
Trang Allen
Xem chi tiết
vhquang phuc
24 tháng 2 2023 lúc 22:29

MB: có ai đó đã từng nói rằng "chúng ta Sinh ra để sống và để trải nghiệm cuộc sống,mỗi trải nghiệm sẽ đem đến cho con người nhiều điều ý nghĩa".

Thân bài : tự viết

Bình luận (0)
T gaming Meowpeo
Xem chi tiết
cong anh Le
7 tháng 3 2020 lúc 21:19

Mỗi năm, khi đông qua xuân tới, tôi lại bồi hồi khi thấy mình đứng tuổi. Nhìn các dế con, dế cháu bây giờ tôi như nhìn thấy chính mình của nhiều năm về trước, cũng nhanh nhẹn, nhiệt tình nhưng hay xốc nổi. Vì thế, thỉnh thoảng tôi kể lại cho con cháu nghe về cuộc phiêu lưu truớc đây, giúp chúng rút ra bài học bổ ích. Bỗng nhớ tới anh bạn Dế Choắt hàng xóm, tôi kể lại cho chúng nghe một kỉ niệm buồn mà tôi không bao giờ muốn nhắc lại nữa...
Hôm đó, một buổi sáng mùa xuân, mưa bụi bay lất phất. Dế con, dế cháu hội họp đông đủ ở nhà tôi. Trong niềm xúc động, tôi bùi ngùi nhớ về anh bạn Dế Choắt đáng thương, vì tôi mà nhận một kết cục bi thảm. “Các con biết không, trước đây ta có một người bạn hàng xóm Dế Choắt. Nhà anh ở ngay kế bên nhà ta. Không được may mắn khoẻ mạnh, Choắt yếu ớt, ốm đau thường xuyên. Nhìn anh ta đã thấy ngay cái vẻ yếu đuối, sợ sệt. Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.... còn mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Tính nết thì ăn xổi ở thì, cũng do hay ốm đau mà Choắt không làm được gì cả. Cái nhà anh ta ở mới tuềnh toàng làm sao, đào rất nông mà không có các ngách thông nhau để chạy khi hiểm nghèo. Thật không có đầu óc nhìn xa trông rộng. Choắt ăn ở như thế làm ta tức tối lắm mà sinh ra coi thường. Ta khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, lại thêm tính nông nổi của tuổi trẻ nên Choắt sợ lắm. Có hôm sang chơi, nhìn nhà cửa luộm thuộm, bề bộn, ta lên giọng mắng mỏ, dạy cho Choắt một bài học. “Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”. Lúc đó không hiểu sao ta lại nói như vậy với một anh chàng ốm yếu chăng làm được gì như Dế Choắt. Có lẽ ta không còn đủ tỉnh táo đê suy xét điều gì nữa, ta chỉ nói cho sướng miệng, chỉ muốn ra oai để thoả mãn tính tự kiêu của mình mà không để ý đến cảm giác người khác như thế nào. Trước những lời mắng mỏ của ta, chàng Dế chỉ im lặng ngoan ngoãn. Càng như thế ta càng cho mình ghê gớm lắm. Rồi Choắt dè dặt nhờ vả ta đáo giúp một cái ngách thông sang bên nhà mình, phòng khi tắt lửa tối đèn có thể chạy sang. Nhưng lúc đó, tính ích kỉ, coi thường người khác của ta trỗi dậy mạnh mẽ. Không suy nghĩ, ngay lập tức ta thẳng thừng từ chối và không quên kèm theo một điệu bộ khinh khỉnh. Xong, ta ra về mà trong lòng không một chút bận tâm, bỏ mặc anh Choắt đáng thương...
Cái thói hung hăng, hống hách ấy chỉ mang vạ vào thân thôi các con biết không. Vì cái thói ấy mà giờ đây ta vẫn còn ôm một nỗi ân hận, ân hận mãi suốt cuộc đời và không thể làm lại được. Thế nên ta mong các con hãy lắng nghe những điều ta sắp nói đây để mà không bao giờ được lặp lại những sai lầm đó.
Hôm ấy, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng Dù đang lên cơn hen, Choắt vẫn gắng gượng trả lời câu hỏi của ta. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt ta hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên ta đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai. Đời này ta nào đâu biết sợ ai ngoài ta, chỉ có ta quát tháo và dọa nạt người khác chứ làm gì có chuyện kẻ khác bắt nạt ta. Tức giận, ta quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó quả ta có thấy sợ nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, ta không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choẳt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, ta vẫn còn thấy rùng mình.
Không may, chị Cốc không thấy ta nhưng lại thấy Dế Choắt đang loay hoay ngoài cửa hang. Chị đổ cho Choắt nhưng tất nhiên là anh ấy nói không phải. Để trút giận lên kẻ dám bạo gan trêu mình, chị Cốc mồi câu “Chối này” lại giáng một mỏ xuống người Choắt. Nằm tận đáy hang mà ta cũng khiếp đảm, im thin thít huống chi người yếu đuối như Choắt làm sao chịu được vài nhát mổ ấy. Lúc đó, ta giận con mụ Cốc kia sao độc ác mà không nghĩ ra rằng lỗi lầm là do mình gây nên. Chị Cốc đi rồi ta mới dám bò sang tìm Choắt. Ta không nghĩ mọi sự nghiêm trọng đến mức này. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Nhìn Choắt ta mới nhận ra nguyên do là từ mình. Ta hối hận lắm. Ta nhận tội với Choắt nhưng cũng chẳng thể làm Choắt sống lại được. Và không ngờ trước khi ra đi, một người yếu đuối như Choắt đã nói lại với ta những điều thấm thía: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy". Thế rồi Dế Choắt ra đi. Thôi thôi, thế là ta đã gây nên tội. Vì ta, chi tại cái tính ngông cuồng, kiêu căng, ích kỉ của ta mà Choắt đã phải lìa xa cõi đời. Choắt ra đi để lại cho ta bài học đương đời đầu tiên đau xót...Đứng lặng giờ lâu trước mộ, lòng ta nặng trĩu..
Các con của ta. Hôm nay ta đã kể cho các con nghe về lỗi lầm, sai trái một thời của ta. Hi vọng rằng, từ câu chuyện ấy các con sẽ tự rút ra bài học cho mình để không đi theo vết xe đổ. Các con hãy nhìn ngoài kia xem, mùa xuân đã tới rồi, cuộc đời sẽ mở sang một trang mới. Ta chúc các con sẽ thành những người tốt.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
T gaming Meowpeo
7 tháng 3 2020 lúc 21:39

ngắn thôi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa