giúp mình câu hỏi đọc hiểu bài ngàn năm mây trắng với
Mọi người ơi ai giúp mình với ạ , mai mik thi rồii hicccc , cảm ơn trc ạ ❤❤ I.Đọc hiểu Tổ quốc là tiếng mẹ Ru ta từ trong nôi Qua nhọc nhằn năm tháng Nuôi lớn ta thành người Tổ quốc là mây trắng Trên ngút ngàn Trường Sơn Bao người con ngã xuống Cho quê hương mãi còn Tổ quốc là cây lúa Chín vàng mùa ca dao Như dáng người thôn nữ Nghiêng vào mùa chiêm bao… C1:Xác định thể thơ và PTBĐ được sd trong đoạn thơ trên ? C2:Nêu ndung chính của đoạn thơ C3: Chỉ ra và nêu hậu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ C4:Đoạn thơ đã chạm vào miền cảm xúc trong em II .TLVB C1:Hãy vt 1 đoạn văn (200chữ) nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay C2: Vẽ đẹp tâm hồn của người tù cách mạng qua 2 bài thơ " Khi con tu hú " của Tố Hữu
Mọi người ơi ai giúp mình với ạ , mai mik thi rồii hicccc , cảm ơn trc ạ ❤❤ I.Đọc hiểu Tổ quốc là tiếng mẹ Ru ta từ trong nôi Qua nhọc nhằn năm tháng Nuôi lớn ta thành người Tổ quốc là mây trắng Trên ngút ngàn Trường Sơn Bao người con ngã xuống Cho quê hương mãi còn Tổ quốc là cây lúa Chín vàng mùa ca dao Như dáng người thôn nữ Nghiêng vào mùa chiêm bao… C1:Xác định thể thơ và PTBĐ được sd trong đoạn thơ trên ? C2:Nêu ndung chính của đoạn thơ C3: Chỉ ra và nêu hậu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ C4:Đoạn thơ đã chạm vào miền cảm xúc trong em II .TLVB C1:Hãy vt 1 đoạn văn (200chữ) nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay C2: Vẽ đẹp tâm hồn của người tù cách mạng qua 2 bài thơ " Khi con tu hú " của Tố Hữu
BÀI TẬP TUẦN 1,2 PHẦN ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN:
ĐỀ 1: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Hằng năm cứ vào cuối thu,lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.” (Ngữ văn 8- tập 1)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Xác định thể loại văn bản.
Câu 2: Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn
Câu 3: Tìm các cụm C-V làm thành phần chính trong những câu im đậm.
Câu 4: Câu “Hằng năm cứ vào mùa thu, là ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.” gợi cho em cảm xúc gì?
Câu 5: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:
“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.
Câu 6: Chỉ ra nội dung chính của ngữ liệu trên.
Câu 7: Từ ngữ liệu trên, hãy viết bài văn kể về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của bản thân em.
ĐỀ 2: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.
Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.” (Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, T1, NXB Giáo dục Việt Nam,2011, tr.18)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên.
Câu 2:Tìm các từ thuộc cùng một trường từ vựng trong đoạn trích trên và gọi tên trường từ vựng đó.
Câu 3: Trình bày tác dụng của các trường từ vựng em vừa tìm được.
Câu 4: Xác định câu có sử dụng nghệ thuật so sánh và nêu tác dụng.
Câu 5: Nội dung chính của đoạn văn là gì?
Câu 6: Từ nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn bày tỏ tình yêu của em đối với mẹ.
Mọi người ơi cho mình hỏi bài đọc hiểu : Tơ nhện và thảm cỏ - Câu hỏi là Tác giả chủ yếu sử dụng giác quan nào để quan sát? Ai giúp mình với
Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm)
Câu 1. Bài thơ Mây và sóng viết theo thể thơ
A. năm chữ
B. bảy chữ
C. tự do
D. lục bát
Câu 2. Hai bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và Mây và sóng có những điểm gì khác nhau?
A. Mây và sóng có câu thơ kéo dài, không bị hạn chế về số tiếng trong mỗi câu thơ, trong khi Chuyện cổ tích về loài người mỗi câu thơ có 5 tiếng.
B. Mây và sóng có yếu tố miêu tả, còn Chuyện cổ tích về loài người không có.
C. Mây và sóng có cả lời thoại của nhân vật, còn Chuyện cổ tích về loài người không có.
D. Chuyện cổ tích về loài người có các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, còn Mây và sóng không có.
Câu 3. Những dấu hiệu nào cho thấy bài thơ Mây và sóng được viết từ điểm nhìn của một em bé?
A. Nội dung bài thơ là nói về tình cảm mẹ con.
B. Các từ ngữ xưng hô trong bài thơ (mẹ, con, tôi, bạn, em).
C. Các nhân vật mây và sóng được nhân hoá để trò chuyện với “con”.
D. Giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ.
Câu 4. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài Mây và sóng?
A. Điệp ngữ
B. Điệp cấu trúc
C. Ẩn dụ
D. So sánh
E. Nhân hoá
F. Đảo ngữ
Câu 5. Trò chơi mà mây và sóng rủ em bé chơi có gì hấp dẫn? Chúng cho thấy đặc điểm gì của trẻ em?
Câu 6. Lời từ chối của em bé với mây và sóng có ý nghĩa gì?
Câu 7. Tại sao em bé khẳng định các trò chơi với mẹ là “trò chơi thú vị hơn”, “trò chơi hay hơn” so với những lời rủ rong chơi của mây và sóng?
Câu 8. Em bé đã chơi hai trò chơi tưởng tượng, trong đó em bé và mẹ đều “đóng những vai” khác nhau. Theo em, tại sao tác giả lại để “con là mây”, “con là sóng" còn “mẹ là trăng”, “mẹ là bến bờ"? Hãy ghi lại một số đặc điểm của máy, sóng, trắng, bờ bến để thấy rõ hơn sự tinh tế và tình cảm, cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.
Câu 9. Hãy ghi lại các động từ, cụm động từ được dung để kể về mây, song, mẹ, con trong bài thơ và nhận xét về tác dụng của chúng.
Câu 10. Trong ca dao Việt Nam, có nhiều câu nói về tình cảm, công ơn của cha mẹ với con cái. Em hãy tìm và ghi lại ít nhất 3 câu ca dao trong số đó.
Phần II: LÀM VĂN (4 điểm)
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.
Soạn giúp mình phần đọc - hiểu văn bản bài : "Bài học đường đời đầu tiên ". (Soạn đủ 5 câu hỏi nha)
Mình cảm ơn trước
Câu 1: Kể tóm tắt đoạn trích và cho biết:
- Dế Mèn là một thanh niên cường tráng, khỏe mạnh nhưng kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình.
- Đặc biệt, Dế Mèn rất hay xem thường và bắt nạt mọi người.
- Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc nhưng chị Cốc lại nhầm tưởng là Dế Choắt.
– Cuối cùng, chị Cốc mổ cho Dế Choắt vài cái làm cho Dế Choắt bị chết.
- Cái chết của Choắt làm cho Dế Mèn rất ân hận, ăn năn về thói hung hăng không nghĩ đến hậu quả của mình.
a. Truyện được kể bằng nhân vật Dế Mèn.
b. Bài văn có thể chia làm hai đoàn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi” : miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.
- Đoạn 2: Còn lại: câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
Câu 2:
Bảng đưa ra những chi tiết miêu tả hình dáng, hành động, tính cách của Dế Mèn. Các tính từ được in nghiêng trong bảng.
Ngoại hình | Hành động | Tính cách |
+ Ưa nhìn : cường tráng, càng mẫm bóng(mập mạp), vuốt cứng và nhọn hoắt, thân hình bóng mỡ (đậm) và ưa nhìn, cánh dài kín. + Dữ tợn : Đầu... to và nổi từng tảng, răng đen nhánh, râu dài và uốn cong. | + Co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, dáng điệu tỏ vẻ con nhà võ. + Cà khịa với bà con trong xóm. | + bướng, hùng dũng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai, oai vệ, tợn(bạo), giỏi, xốc nổi(bốc đồng), ghê gớm...
|
a. Kết hợp miêu tả ngoại hình với hành động làm bộc lộ nét tính cách của Mèn.
b. Các từ đồng nghĩa nếu thay thế vào đoạn văn sẽ không biểu hiện được ý nghĩa chính xác, tinh tế như những từ được tác giả sử dụng.
c. Tính cách Dế Mèn : điệu đàng, kiêu căng, xốc nổi, hung hăng, thích ra oai.
Câu 3:
Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt : coi thường, trịch thượng.
- Lời lẽ, giọng điệu bề trên, xưng hô “chú mày”.
- Cư xử : ích kỷ, không thông cảm, bận tâm gì về việc giúp đỡ Choắt.
Câu 4:
Tâm lí và thái độ Dế Mèn trong việc trêu Cốc :
Từ thái độ hung hăng, coi thường, sau khi chứng kiến cảnh chị Cốc đánh Choắt, Mèn đã thấy sợ hãi, khiếp đảm.
Bài học : “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.”
Câu 5:
Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện với thực tế khá giống nhau. Bởi tác giả đã miêu tả chúng qua mắt nhìn hiện thực. Tô Hoài đã sử dụng những đặc điểm của con người để gán cho chúng như : biết suy nghĩ, đi đứng, nói năng, … đây chính là biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
Những tác phẩm viết về loài vật tương tự : Khỉ và rùa, Cây khế...
Đọc bài thơ “Mây và bông” của tác giả Ngô Văn Phú rồi trả lời câu hỏi:
Trên trời mây trắng như bông,
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.
Những cô má đỏ hây hây,
Đội bông như thể đội mây về làng.
a, Tìm phép so sánh trong bài thơ trên.
b, Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của phép so sánh tìm được.
câu so sánh là :
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.
Đội bông như thể đội mây về làng.
" rừng mơ ôm lấy núi
mây trắng đọng thành hoa
gió chiều đông gờn gợn
hương bay gần bay xa"
hiểu thế nào về câu thơ " mây trắng đọng thành hoa"
giúp nha
cậu tham khảo câu trả lời này nha
Câu thơ " Mây trắng đọng thành hoa" có lẽ là câu thơ hay nhất trong đoạn vì tác giả đã sử dụng nghệ thuật liên tưởng nên ông đã vẽ ra một hình ảnh thật thơ mộng: màu trắng của hoa hoà vào màu trắng của mây trời tưởng như là những đám mây trắng trên trời đậu xuống, kết đọng thành muôn nghìn bông hoa mơ trắng tinh khôi.
Chúc cậu học tốt :))))))))))))))
BÀI 2.
Đọc hiểu
Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
... Bốn ngàn năm dựng cơ đồ,
Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người
Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi!
Việt Nam! Ta gọi tên người thiết tha
Câu a ( 1 đ) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên.
Câu b ( 1đ) Tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng của chúng trong đoạn thơ.
Câu 3 (1 đ) Nêu cảm nhận của em về đất nước qua đoạn thơ trên