cảm nhận của em về bài thơ chiếc khăn mùa đông
Phần II. Làm văn ( 5 điểm) Đề bài: Em hãy viết 1 đoạn văn từ 10-12 câu nêu cảm nhận về đoạn thơ sau: “ Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay Bố em xách điếu đi cày Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau Cậu mèo đã dậy từ lâu Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng Mụ gà cục tác như điên Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi Cái na đã tỉnh giấc rồi Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao! Chị tre chải tóc bên ao Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương Bác nồi đồng hát bùng boong Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.” ( Buổi sáng nhà em – Trần Đăng Khoa)
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hông đẹp thay
Hai câu thơ trên tác giả dùng biện pháp nghệ thuật nào. Em có cảm nhận gì về hai câu thơ trên
Bài thơ sử dụng phép nhân hóa:
Ông trời - nổi lửa
Bà vân - vấn khăn.
Tác dụng làm cho ông mặt trời và đám mây trở lên gần gữi hơn với con người. Như những người quen trong gia đình. Hình ảnh ông trời tỏa nắng ở phía đông như một ngọn lửa rực sáng. Bà Vân chính là những đám mây được ánh sáng mặt trời chiếu vào, làm cho đám mây như được cuốn một chiếc khăn màu hồng. Màu mặt trời, màu trắng của đám mây, màu xanh của bầu trời, xen lẫn là những ánh hông tạo nên một khung cảnh thơ mộng, tuyệt đẹp
buổi sáng mùa hè,bình minh lên rực rỡ nhưng có thêm cái cầu vồng hoặc có dải mây vắt ngang lưng trời,báo hiệu ngày nắng gắt và có hiện tượng thất thường của mùa nóng bức,mưa bão lũ lụt ,cũng có thể đang báo hiệu sắp có mưa to vào ban sáng ,có sấm chớp điện phía đằng đông đó bạn<chớp đông nhay nháy,gà gáy thì mưa > !
Bài thơ sử dụng phép nhân hóa:
Ông trời - nổi lửa
Bà vân - vấn khăn.
Tác dụng làm cho ông mặt trời và đám mây trở lên gần gữi hơn với con người. Như những người quen trong gia đình. Hình ảnh ông trời tỏa nắng ở phía đông như một ngọn lửa rực sáng. Bà Vân chính là những đám mây được ánh sáng mặt trời chiếu vào, làm cho đám mây như được cuốn một chiếc khăn màu hồng. Màu mặt trời, màu trắng của đám mây, màu xanh của bầu trời, xen lẫn là những ánh hông tạo nên một khung cảnh thơ mộng, tuyệt đẹp
cảm nhận của em về bài thơ khăn thương nhớ ai
chỉ trong một bài ca dao mà tác giả dân gian đã xây dựng được biết bao nhiêu hình tượng.Từ những hình tượng đồ vật đến con người , dù cho hình tượng nào đi chăng nữa thì chúng ta vẫn thấy được điều tác giả muốn nói ở đây chính là nỗi thương nhớ của người con gái thời xưa.
Từ nhịp thơ 4 chữ dồn dập, liên tiếp, lời ca chuyển sang nhịp thơ lục bát nhẹ nhàng hơn nhưng cũng xao xuyến hơn, giải bày niềm lo ây của cô gái trc hạnh phúc lứa đôi. Không phải ngẫu nhiên mà chữ "lo" được nhắc đền 2 lần. Nhớ thương người yêu và lo lắng cho duyên phận của mình "không yên một bề", tâm trạng cảu cô gái mang ý nghĩa phổ biến cho người phụ nữ trong cuộc đời xưa: yêu tha thiết . Bài ca khá tiêu biểu cho nghệ thuật ca dao với sự lặp lại trong cách diễn tả tâm trạng, cách dùng những hình ảnh biểu tượng, lối nhân hóa để tăng thêm sức sống cho hình ảnh, cách gieo vần linh hoạt, cách cấu tạo truyền thống kết hợp những câu thơ bốn chữ với hai câu lục bát cuối cùng... Qua nỗi thương nhớ và niềm lo âu được diễn tả trong bài ca, ta nhận ra tiếng hát yêu thương và khao khát yêu thương của người bình dân xưa .
:')
Bài thơ “Mùa hạ đi đâu” đã thể hiện sự quan sát, cảm nhận tinh tế về cảnh sắc thiên nhiên đặc trưng của mùa hạ, mùa đông và qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc của tác giả . Em hãy trình bày những việc làm thể hiện tình yêu thiên nhiên của mình bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu).
Mọi người giúp mik đc ko? mik sắp phải nộp bài rồi
lâp dàn ý nêu cảm nhận của em về bài thơ'về mùa xoài mẹ thích' của nhà thơ Thanh Nguyên
Qua khổ 1 bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", hãy nêu cảm nghĩ của em về cảm nhận của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên
Cảm nhận và suy nghĩ của em về 1 khổ thơ đầu trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
Cảm nhận của em về đoạn thơ:
Suốt ngày hè chịu nắng
Toả bóng mát che người
Đến giờ mùa đông lạnh
Lá còn cháy đỏ trời.
Của nhà thơ Trần Đăng Khoa
viết một đoạn văn viết cảm nhận của em về bài thơ đồng dao mùa xuân ?
Đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" của Nguyễn Khoa Điềm, em lại càng thêm yêu mến những người lính - bộ đội cụ Hồ - những người đã bảo vệ non sông gấm vóc của dân tộc. Hình ảnh anh lính với tuổi xuân xanh "chưa một lần yêu" nhưng quyết tâm "đi vào rừng xanh" trong những năm tháng khói lửa đã làm chúng ta thêm cảm phục bởi lí tưởng sống cao đẹp. Trong khó khăn gian khổ của cuộc chiến, bị căn bệnh sốt rét hành hạ, người lính trẻ vẫn luôn nở nụ cười trên môi. Anh hi sinh nơi núi rừng Trường Sơn nhưng mãi được đồng đội, nhân dân thương nhớ. Những hình ảnh hào hùng mà cũng giản dị của anh "Ba lô con cóc/Tấm áo màu xanh" còn in mãi trong tâm trí nhân gian. Với hình ảnh thơ gần gũi cùng cách gieo vần chân, nhà thơ đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh người lính cụ Hồ. Bằng các biện pháp so sánh "mắt như suối biếc", điệp từ "anh không về nữa" đã góp phần bày tỏ tình cảm, tấm lòng biết ơn của đồng đội, của nhân dân. Bài thơ là khúc đồng dao về tuổi trẻ nhiệt huyết, về sự bất tử của những người lính - những người đã góp phần tạo nên Việt Nam hòa bình.
Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm là bài thơ viết về người lính hi sinh nơi chiến trường Trường Sơn trong “Những năm máu lửa”. Tác phẩm thể thiện tình cảm tiếc thương, sự trân trọng, lòng biết ơn,… với những con người đã hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước. có nhiều dòng thơ thấm thía nỗi đau mất mát: “Anh không về nữa”, “Anh vẫn một mình”, “Anh ngồi lặng lẽ”,… trước sự ra đi của người lính trẻ “Chưa một lần yêu… Còn mê thả diều”. Hình ảnh anh bộ đội bình dị, thân quen với màu áo xanh, ba lô con cóc, làn da sốt rét và đặc biệt là “Cái cười hiền lành” khiến nỗi tiếc thương càng thêm sâu sắc. Nhưng bài thơ không để lại cảm giác bi thương, nặng nề nhờ cách tác giả cảm nhận và khắc họa hình tượng người chiến sĩ đã hi sinh. Anh vẫn ở bên đồng đội trên con đường chiến đấu: “Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo”. Anh hóa thân vào sắc hoa rực rỡ, màu suối biếc xanh, vào vóc dáng núi non hùng vĩ. “Ngày xuân ngọt lành” của người lính ấy không bao giờ mất đi mà sẽ từ núi xanh trở về, hồi sinh trong các thế hệ sau, trong mùa xuân đất nước. Những cảm xúc đẹp đẽ đọng lại trong tâm hồn người đọc còn được nhân lên từ hình thức nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. Nhan đề Đồng dao mùa xuân, nhịp điệu của thể thơ bốn chữ, các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nói giảm nói tránh… mang đến cho tác phẩm giọng điệu tươi trẻ của một khúc đồng dao. Người đọc tưởng như nghe vang lên đâu đây lời hát của những đứa trẻ hồn nhiên, tung tăng trên những cánh đồng quê, hạnh phúc trong cuộc sống thanh bình được các anh bảo vệ, gìn giữ. Những sắc màu tươi đẹp: núi xanh, tấm áo màu xanh, mai vàng, suối biếc và sức sống bất diệt của mùa xuân, tuổi thơ, ngày xuân cứ ngời lên bất chấp khói lửa, đạn bom. Bài thơ không chỉ ngợi ca sự hi sinh thầm lặng, lớn lao, cao cả của những người lính mà còn khẳng định sự tiếp nối thiêng liêng giữa các thế hệ để làm nên đất nước muôn đời.
Cảm nhận của em về bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đầu bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu
Đáp án
Cảm nhận của em về bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đầu bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu (5đ)
- Hoài niệm về một mùa hè thanh bình, rực rỡ được khởi nguồn từ âm thanh quen thuộc: tiếng chim tu hú gọi bầy. Đó là âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến, đồng thời thức tỉnh trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng đang ở chốn ngục tù nhớ về mùa hè kỉ niệm. (1đ)
- Mùa hè hiện lên trong trẻo, tràn đầy sức sống với các hình ảnh: lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần, vườn dậy tiếng ve, bắp rây vàng hạt, nắng đào, trời xanh, đôi sáo diều…. một mùa hè sinh động với đầy màu sắc và âm thanh (1đ)
- Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ kết hợp với trí tưởng tượng phong phú tạo nên bức tranh mùa hè tự do, khoáng đạt, bay bổng. (1đ)
- Thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết, yêu cuộc sống, khát khao tự do, thanh bình của tác giả (1đ)
- Thể thơ lục bát âm điệu ngọt ngào, bức tranh giàu hình ảnh, màu sắc, âm thanh. (1đ)