Thuý Kiều lần lượt nhớ tới những ai? Theo em, trình tự nỗi nhớ đó có hợp lí không? Vì sao?
Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Kiều.
a) Trong cảnh ngộ của mình nàng đã nhớ tới ai? Nàng nhớ ai trước, ai sau? Nhớ như thế có hợp lí không, vì sao?
- Tám câu thơ tiếp là nỗi thương nhớ của Kiều về người yêu và gia đình.
Trình tự nỗi nhớ phù hợp với diễn biến tâm trạng của nhân vật, Kiều nhớ người yêu trước rồi nhớ tới cha mẹ.
- Trình tự nỗi nhớ hợp lý bởi vì Kiều đã hi sinh vì gia đình, vì cha mẹ. Khi Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều nhớ tới Kim Trọng bởi Kim Trọng không hề biết Kiều phải bán mình chuộc cha, Kim Trọng sẽ ngày đêm uổng công thương nhớ Kiều
Tác giả để Thúy Kiều nhớ người yêu trước nỗi nhớ cha mẹ, theo em điều đó có hợp lí không? Vì sao?
Mọi người giúp mình với ạ! Đang cần gấp
Điều đó là hoàn toàn hợp lý. Bởi Thúy Kiều đã làm tròn chữ hiếu với cha mẹ, khi phải bán mình chuộc cha. Nhưng nàng còn nợ Kim Trọng một lời thề non hẹn biển \(\Rightarrow\) Nguyễn Du đã để cho Thúy Kiều nhớ Kim Trong trước.
trật tự diễn tả nỗi nhớ thương trong đoạn thơ có hợp lí không?Vì sao?
Trật tự diễn tả nỗi thương nhớ trong bài thơ là hoàn toàn hợp lý: Nhớ kim Trọng trước rồi mới nhớ ba mẹ. Vì: có thể nói là nàng đã hoàn thành nghĩa vụ của một người con, báo hiếu với cha mẹ bằng cách bán mình lấy tiền chuộc cha. Còn với Kim Trọng, nàng vẫn nợ chàng 1 lời thề non hẹn biển.
Em hãy nhận xét về trình tự thương nhớ của Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Theo em thứ tự đó có hợp lý không?
Trình tự thương nhớ của Thúy Kiều: nhớ Kim Trọng trước, sau đó nhớ cha mẹ. Theo nhiều nhà hủ nho thì như vậy là không đúng với truyền thống dân tộc, thật ra lại là rất hợp lý với tâm lý của Thúy Kiều lúc bấy giờ.
- Kiều bán mình chuộc cha mẹ và em là đã thể hiện chữ hiếu của bản thân với công lao cha mẹ, nên nàng phần nào đỡ day dứt.
- Đối với Kim Trọng, Kiều nhận thấy mình như một kẻ phụ tình, không đền đáp được tình cảm và tấm lòng của người yêu.
e. Em hãy nhận xét về trình tự thương nhớ của Thúy Kiều trong đoạn trích trên. Theo em thứ tự đó có hợp lý không?
Trình tự thương nhớ của Thúy Kiều: nhớ Kim Trọng trước, sau đó nhớ cha mẹ. Theo nhiều nhà hủ nho thì như vậy là không đúng với truyền thống dân tộc, thật ra lại là rất hợp lý.
+ Kiều bán mình chuộc cha mẹ và em là đã thể hiện sự hiếu đễ của bản thân với công lao cha mẹ, nên nàng phần nào đỡ day dứt.
+ Đối với Kim Trọng, Kiều nhận thấy mình như một kẻ phụ tình, không đền đáp được tình cảm và tấm lòng của người yêu.
Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Kiều.
b) Cùng là nỗi nhớ nhưng lại là cách nhớ khác nhau với những lí do khác nhau nên thể hiện cũng khác nhau. Em hãy phân tích việc dùng từ n.gữ, hình ảnh của tác giả để làm sáng tỏ điều đó
b, Tác giả sử dụng hình ảnh có tính biểu trưng:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
- “Chén đồng” hình ảnh gợi nhắc về đêm trăng thề nguyền giữa Kim Kiều. Nhưng giờ đây mỗi người một phương
+ Kiều tưởng tượng Kim Trọng ngóng trông nàng mỏi mòn.
+ “Tấm son” tấm lòng son sắt của Kiều vẫn hướng về Kim Trọng
- Nỗi nhớ về gia đình: sử dụng các điển tích “Sân Lai”, “Quạt nồng ấp lạnh” để nói về nỗi nhớ của Thúy Kiều về gia đình
+ Kiều lo cha mẹ già không có ai chăm sóc khi ở nhà.
+ Kiều là người con có hiếu, biết yêu thương, quan tâm tới cha mẹ.
Giải thích cụm từ “chén đồng” và “quạt nồng ấp lạnh”. Những cụm từ này được dùng để diễn tả nỗi nhớ nhung của Thúy Kiều với ai? Qua những nỗi nhớ đó, em thấy Thúy Kiều hiện lên là một người con gái như thế nào?
Cho đoạn thơ sau:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Chân trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Em hãy nhận xét về trình tự thương nhớ của Thúy Kiều trong đoạn trích trên. Theo em thứ tự đó có hợp lý không?
Trình tự thương nhớ của Thúy Kiều: nhớ Kim Trọng trước, sau đó nhớ cha mẹ. Theo nhiều nhà hủ nho thì như vậy là không đúng với truyền thống dân tộc, thật ra lại là rất hợp lý.
+ Kiều bán mình chuộc cha mẹ và em là đã thể hiện sự hiếu đễ của bản thân với công lao cha mẹ, nên nàng phần nào đỡ day dứt.
+ Đối với Kim Trọng, Kiều nhận thấy mình như một kẻ phụ tình, không đền đáp được tình cảm và tấm lòng của người yêu.
Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Kiều.
c) Em có nhận xét gì về tấm lòng Thúy Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng?
→ Kiều là nhân vật giàu tình yêu thương, có hiếu. Kiều vượt lên trên nỗi đau của bản thân để suy nghĩ cho người yêu, gia đình.
Chép chính xác những câu thơ nỗi nhớ người thân của thuý kiều trong kiều ở lầu ngưng bích. Đoạn thơ vừa chép diễn tả nỗi nhớ của thuý kiều với ai? Trật tự diễn tả nỗi nhớ đó có hợp lí không? Tại sao? Giải thích: chén đồng, quạt nồng ấp lạnh. Từ đoạn thơ vừa chép ở ý(a) cho thấy cùng là nỗi nhớ khác nhau. Viết đoạn văn diễn dịch 12 câu phân tích nghệ thuật, hình ảnh tác giả làm rõ. Viết 10 câu nối tiếp mở đoạn sau theo diễn dịch hay tổng phân hợp