đây là câu hỏi lịch sử của tôi hãu tìm ra đáp án :
Câu 1: Lê triều sử ký soạn thành, họ Ngô?
Lê triều sử ký soạn thành, họ Ngô
Là ai?
Câu 1: Lê triều sử ký soạn thành, họ Ngô?
Câu 2: Bình Chiêm, dẹp Tống, Lý trào nổi danh?
Câu 3: Vua nào mặt sắt đen sì ?
Câu 4: Đục chìm thuyền địch dưới sông Bạch Đằng ?
Câu 6: Đại vương bẻ gãy sừng trâu ?
Câu 8: Lừng danh duyên hải dinh điền là ai ?
Câu 10: Còn ai đổi mặc hoàng bào ?
mik bik đc có vài câu thui à
có ai giải đc ko dọ?
Câu 1: Ngô Sĩ Liên
Câu 2: Lý Thương
Câu 3: Mai Hắc Đế
Câu 4:Yết Kiêu đã đục chìm thuyền địch dưới sông Bạch Đằng.
Câu 6: Phùng Hưng
Câu 8: Nguyễn Công Trứ
Câu 10: Lê Lai
Câu 1: Ngô Sĩ Liên
Câu 2: Lý Thương
Câu 3: Mai Hắc Đế
Câu 4:Yết Kiêu đã đục chìm thuyền địch dưới sông Bạch Đằng.
Câu 6: Phùng Hưng
Câu 8: Nguyễn Công Trứ
Câu 10: Lê Lai
Đại Việt sử ký toàn tư là bộ sử nổi tiếng do Ngô Sĩ Liên và các sử gia nhà Lê sơ biên soạn.
A. Đúng
B. Sai.
•1. Sự thành lập nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê và nhà Lý?
•2. Công cuộc bảo vệ đất nước chống ngoại xâm của nhà Tiền Lê và nhà Lý?
•3. Tình hình chính trị ( bộ máy nhà nước, luật pháp, quân đội) và văn hóa xã hội dưới các triều đại?
giúp em với,đây là lịch sử nha mọi người.
Tham khảo!
1.
- Sau trận chiến lịch sử tại sông Bạch Đằng (938), Ngô Quyền xưng vương, lập ra triều Ngô (939-968), đóng đô ở Cổ Loa, đặt ra định chế triều nghi, quan chức, chỉnh đốn chính trị trong nước. Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước bị 12 sứ quân cát cứ, gây ra cảnh loạn lạc. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh tái thống nhất đất nước, lên ngôi vua lập nên triều Đinh (968-981), lấy hiệu Đinh Tiên Hoàng đế, đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư, định ra phẩm hàm quan văn võ, thiết lập quân đội chính quy. Tiếp nối triều Đinh, năm 981, Lê Hoàn lên ngôi vua, lập triều Tiền Lê (981-1009), lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất thành công, giữ vững nền độc lập.
Sự thành lập nhà Lý
* Sự thành lập:
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua.
- Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.
- Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành là Thăng Long.
Câu 1: Đánh giá công lao Ngô Quyền trong Lịch Sử dân tộc.
Câu 2: Đánh giá công lao Lê Hoàn trong Lịch Sử dân tộc.
Câu 3: Là học sinh, em cần làm gì để thể hiện sự biết ơn đối với công lao của Lê Hoàn và Ngô Quyền.
LÀM NHANH GIÚP MÌNH NGHE *Vứt liêm sỉ*
câu 1:Ngô Quyền có công lao rất to lớn đối với dân tộc ta
+Đặt nên móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập
+Chấm dứt hơn 1 nghìn năm Bắc Thuộc
+Mở ra 1 thời đại mới-thời đại độc lập lâu dài cho dân tộc
+giành lại độc lập ,tự do cho dân tộc
+Đem lại chiến thắng vẻ vang cho dân tộc
câu 2:- Lê Hoàn (941-1005) Dẹp loạn Đinh Điền, Nguyễn Bặc và đánh tan quân Tống xâm lược. Lên ngôi xưng vương Lê Đại Hành. Ông là người có công mở mang nước Đại Cồ Việt lúc bấy giờ
câu 3 tự làm
Ai giúp mình soạn đề với, tuần sau thi ròi mà mình vẫn chưa xong.
Các câu hỏi đây nha:
Câu 1: Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Câu 2: đánh giá được vai trò của một số nhân vật tiêu biểu như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích?
Câu 3: Liên hệ, rút ra được bài học từ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với những vấn đề của thực tiễn hiện nay?
Câu 4: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Đại Việt thời Lê Sơ. Rút ra nhận xét.
Câu 5: Giới thiệu được sự phát triển văn hóa giáo dục và một số doanh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê Sơ.
Câu 1: Khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam chống lại sự thôn tính của nhà Minh (Trung Quốc) vào thế kỷ XV. Cuộc khởi nghĩa này được lãnh đạo bởi Lê Lợi và đã kéo dài từ năm 1418 đến năm 1427. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã giúp đánh bại quân Minh và đánh dấu sự thành lập nhà Lê sơ.
Câu 2: Lê Lợi là một nhân vật tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ông là một tướng quân tài ba, có tầm nhìn chiến lược và tình cảm sâu sắc với nhân dân. Nguyễn Trãi là một nhà văn, nhà ngoại giao và tư tưởng gia của Việt Nam thời Lê sơ. Ông đã đóng góp rất nhiều cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bằng việc viết các tác phẩm văn học, tư tưởng và tham gia vào công tác ngoại giao. Nguyễn Chích là một tướng quân tài ba, đã có nhiều chiến công trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Câu 3: Bài học từ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là sự quyết tâm, tinh thần đoàn kết và tình yêu đất nước của nhân dân Việt Nam. Những giá trị này vẫn còn rất quan trọng trong thực tiễn hiện nay, đặc biệt là trong việc bảo vệ chủ quyền, độc lập và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tiểu sử về Ngô Sĩ Liên
Ngô Sĩ Liên, người làng Ngọc Giả xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mĩ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Là một sử gia nổi tiếng đương thời nhưng cho tới nay, cuộc đời của ông cũng chỉ được biết đến với vài điều sơ lược. Ông thi đỗ Tiến sĩ năm 1442, làm quan trải các triều Lê Thái Tông (1433-1442), Lê Nhân Tông (1442-1459), Lê Thánh Tông (1460-1497).
Huấn đạo họ Bùi soạn vào năm Tự Đức thứ 14 (1861), có ghi về hành trạng sự nghiệp của ông như sau: “Ngô tiên sinh Sĩ Liên là người thôn Ngọc Giả, xã Chúc Lý, huyện Chương Đức. Đời Lê Thái Tông, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (1442) đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân cùng bảng với Trạng nguyên Nguyễn Trực ở Bối Khê, Thanh Oai.
Đời vua Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479) với tư cách là Lễ bộ Hữu thị lang Triêu liệt đại phu kiêm Quốc Tử Giám tư nghiệp, kiêm Sử quán Tu soan, ông biên soạn cuốn Đại Việt Sử ký toàn thư, cuốn sách này khảo xét, đính chính lại hai sách Đại Việt Sử ký toàn thư của Lê Văn Hưu và Đại Việt Sử ký toàn thư của Phan Phu Tiên, thêm vào Ngoại kỷ tất cả là 15 quyển. Ngô Sĩ Liên một mặt đánh giá cao những nhà sử học tiền bối: “Văn Hưu là đại thủ bút đời Trần, Phu Tiên là bậc cố lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước ta, tìm thêm các sách vở còn sót lại, gom hợp thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải tiếc nữa là được”. Mặt khác, ông cũng nêu lên những nhược điểm của hai bộ quốc sử đó là: “Ghi chép có chỗ chưa đủ, nghĩa lệ còn có chỗ chưa đáng, văn tự còn có chỗ chưa ổn, người đọc không khỏi còn có chỗ chưa vừa ý…”.
Người xưa nói rằng: Người làm sử cần có ba sở trường là tài năng, học vấn và kiến thức thì tiên sinh Ngô Sĩ Liên kiêm gồm cả ba. Là người từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, hiểu được sự tàn phá của giặc Minh giày xéo nền văn hóa dân tộc, nên vào năm Hồng Đức thứ 10 (1479), trong biểu dâng sách Đại Việt Sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên có nhắc đến cảnh tượng quân Minh triệt phá nền văn hóa Đại Việt mà ông tận mắt chứng kiến cũng như ý đồ ông muốn làm lại một bộ quốc sử: “Quân thù đến xâm chiếm, giáo mác đầy đường, đâu chẳng là giặc Minh cuồng bạo, sách vở cả nước đều trở thành một đống tro tàn…”.
Hay những lời tâu tâm huyết của ông về nền văn hóa dân tộc: “Thần khi mới sung vào sử quán được dự vào hàng nhúng bút lông. Bỗng gặp họa trong nhà, chưa thấy sách trọn bộ. Tự nghĩ chí xưa chưa được thỏa, bèn tìm các thuyết xưa để sửa chữa thêm…”. Phương thức viết sử của ông, phần biên niên thì theo khuôn phép của Kinh Xuân Thu (sử nước Lỗ) của Khổng Tử bên Trung Hoa, phần kỷ sử thì bắt chước lối viết Sử ký của Tư Mã Thiên.
Tài viết sử của ông được đánh giá là: ghi chép đầy đủ, nghĩa lý thích đáng, chữ nghĩa chắc chắn, cùng với sự khuyến khích răn đe công luận, các việc có quan hệ về sau thì không phải điều hai vị Đại nho Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên có thể theo kịp mà các nhà làm sử đời sau đều phải noi theo. Đại Việt Sử ký toàn thư nổi bật lên một giá trị lớn lao, đó là niềm tự hào dân tộc, là tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm sâu sắc với độc lập chủ quyền đất nước của các tác giả bộ quốc sử. Những nhận định của Ngô Sĩ Liên trong bộ sử thể hiện niềm tự hào đối với lịch sử dân tộc: “Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam – Bắc. Thủy tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời đã sinh ra thân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương.”
Một điểm nổi bật trong cách viết sử của Ngô Sĩ Liên là ông là nhà sử học đầu tiên đã dựa vào truyền thuyết và dã sử, đưa thời đại mở nước từ thời Kinh Dương Vương, qua Hùng Vương, An Dương Vương vào bộ chính sử của dân tộc. Tính chất huyền thoại của tư liệu cùng với trình độ và phương pháp đương thời không khỏi làm cho các tác giả nửa tin nửa ngờ, vừa khẳng định vừa băn khoăn về thời kỳ lịch sử quá xa xưa này.
Nhưng rõ ràng đó là một việc làm có ý nghĩa, nêu cao lịch sử lâu đời của đất nước, biểu hiện lòng tự tôn dân tộc. Phần bình luận về các nhân vật lịch sử, ngòi bút của Ngô Sĩ Liên cũng thể hiện được độ sắc nét cao: “Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, vung tay hô một tiếng mà quốc thống nước ta cơ hồ được khôi phục, khí khái anh hùng há chỉ lúc sống dựng nước xưng vương, mà sau khi chết còn có thể chống ngăn tai họa: Phàm gặp những việc tai ương hạn lụt, đến cầu đảo không việc gì là không linh ứng. Cả bà Trưng em cũng thế. Vì là đàn bà mà có đức hạnh kẻ sĩ, cái khí hùng dũng trong khoảng trời đất không vì thân chết mà kém đi. Bọn đại trượng phu há chẳng nên nuôi lấy cái khí phách cương trực chính đại ấy ư?” Thẳng thắn bình luận, công tội phân minh, ông bình về vua Lý Thái Tông rằng: “Sử khen vua là người nhân triết thông tuệ, có đại lược văn võ, lục nghệ không nghề gì không tinh tường. Vì có tài đức ấy, nên có thể làm mọi việc, song câu nệ về lễ yến hưởng vua tôi, đương lúc đau thương mà cũng vui chơi, khiến cho đạo chỉ hiếu có thiếu xót. Mê hoặc bởi cái thuyết từ ái của Phật mà tha tội cho bề tôi phản nghịch thì lòng nhân ấy thành ra nhu nhược, đó là chỗ kém”… Các nhà nghiên cứu sau này nhận định rằng, Đại Việt Sử ký toàn thư dù có những hạn chế và sai sót nhất định, nhưng với những giá trị lớn về lịch sử, về tư liệu và những tư tưởng của nó, là một di sản quý giá của nền văn hóa dân tộc.
Đóng góp to lớn mà Ngô Sĩ Liên còn để lại cho đời sau chính là bộ Đại Việt sử ký toàn thư mà ông đã biên soạn theo lệnh nhà vua, được bắt đầu biên soạn vào năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479) đời Lê Thánh Tông. Bộ sử gồm 15 quyển, chia thành hai phần:
- Phần một (ngoại kỷ), gồm 5 quyển, chép từ thời Hồng Bàng đến hết thời Bắc thuộc (năm 938).
- Phần hai (bản kỷ) gồm 10 quyển, chép từ thời Ngô Quyền dựng nước (năm 938) đến khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428).
Bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư cũng do Ngô Sĩ Liên viết, có đoạn nêu rõ:
"Trộm nghĩ: may gặp buổi thịnh trị, tự thẹn không chút báo đền, nên không tự nghĩ sức học kém cỏi, lấy hai bộ sách của các bậc tiên hiền làm trước đây, sửa sang lại, thêm vào một quyển Ngoại kỷ, gồm một số quyển, gọi là Đại Việt sử ký toàn thư. Trong bộ sách này, về sự việc, có việc nào trước kia quên sót thì bổ sung vào; về thể lệ có lệ nào chưa thật đúng thì chỉnh lý lại; về văn có chỗ nào chưa ổn thì đổi thay đi; thảng hoặc có việc nào hay việc nào dở có thể làm gương khuyên răn được thì góp thêm ý kiến quê kệch ở dưới... Tuy những lời khen chê ấy chưa có thể làm công luận cho muôn đời về sau nhưng may ra cũng có thể giúp ích phần nào cho việc tra cứu tìm hiểu...".
Tấm bia dựng ở đền thờ Ngô Sĩ Liên ghi rằng: Khi Ngô Sĩ Liên già về hưu, hưởng thọ chín mươi chín tuổi nhưng không nói sinh năm nào, mất năm nào. Sau, người trong thôn lập đền thờ ở phía Tây trên núi Tích Hỏa. Người trong xã cũng lập đền thờ hàng năm cúng tế vào mùa xuân, thu vào ngày 20 tháng 8 âm lịch.
Với nước Đại Việt nói chung và với những người dân vùng ven đô nói riêng, Ngô Sĩ Liên mãi mãi là một sử gia vĩ đại, có công lớn với lịch sử văn hóa dân tộc.
Bạn đúng là rảnh thật
Ko phải là mk rảnh. Đấy là do tổ mk thuyết trình nên gửi lên, in ra cho dễ.
Oh, vậy à? Sorry nha
Sưu tầm 1 câu chuyện lịch sử thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý
Em hãy sử dụng trang web của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia để tìm hiểu về văn hóa Triều Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lý, Trần; chia sẻ với các bạn những thông tin em đã tìm hiểu được.
Học sinh thực hành và trình bày những nội dung mình tìm được.