Những câu hỏi liên quan
huong luu
Xem chi tiết
huong luu
Xem chi tiết
Nguyen Thu Hang
Xem chi tiết
NGUYỄN QUỐC KHÁNH
28 tháng 8 2019 lúc 22:11

 Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: Mẹ ơi! Mẹ ơi!... Chưa biết chắc là mẹ mình nhưng sự mong mỏi, nỗi nhớ da diết về mẹ đã khiến chú bé Hồng không thể nào cưỡng lại được tiếng gọi đó nữa. Nếu Hồng nhầm thì sao? Hồng bộc bạch chân thành: ... cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Còn gì vui sướng, hạnh phúc khi trước mắt Hồng là hình ảnh: mẹ tôi cầm nón vẫy tôi. Đó là cử chỉ âu yếm, thiết tha, là tình cảm ngọt ngào nhất mẹ dành cho đứa con yêu. Hồng sung sướng chạy về phía mẹ: Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu rít cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Ta như nghe thấy nhịp đập gấp gáp đang run lên từ trái tim non nớt của Hồng, hạnh phúc đến một cách đột ngột bất ngờ khiến em cuống quít, vụng về. Dường như bao nhiêu buồn thương, căm giận, vui mừng và hạnh phúc đều vờ òa ra trong tiếng khóc ấy. Dẫu sao Hồng cũng như người đang đi giữa sa mạc đã tìm thấy dòng nước mát lành làm dịu đi một phần những cơn khô khát. Trong cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con, người mẹ hiện lên tuyệt đẹp: gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Người mẹ đẹp như một thiên thần. Bà là một phụ nữ vẫn còn xuân sắc và dồi dào sức sống. Hồng như muốn ôm hết cả hình bóng mẹ vào trong mát của mình cho thỏa thích.
Thế rồi, Hồng ngây ngất, sung sướng tận hưởng tình mẫu tử khi được sà vào lòng mẹ: Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bồng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Em đã mong mỏi những giây phút ấy qua biết bao nhiêu ngày tháng cùng với bao nhiêu là nước mắt. Em đê mê, sung sướng trong tấm lòng ấm áp của mẹ kính yêu. Nhà văn đã đưa vào lòng hồi kí của mình một lời bình tự nhiên, nhẹ nhàng và thấm thía: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Lời bình trữ tình như rót thêm mật ngọt vào tâm hồn bạn đọc để bạn đọc càng thấm thía hơn cái tình mầu tử thiêng liêng, sâu nặng.
Không còn cha nhưng giờ đây Hồng đã có mẹ. Mẹ sẽ là niềm an ủi, là chỗ dựa vững chắc cho em trong cuộc đời. Chính niềm tin và tình yêu mãnh liệt đã giúp em chiến thắng tất cả mọi cái ác, giữ được mình, để hôm nay em được thỏa thích trong vòng tay ấm áp cùng tấm lòng nồng nàn tình yêu thương của mẹ.
Qua cuộc hội ngộ đầy cảm động của bé Hồng với mẹ, nhà văn muốn nói với chúng ta một điều: Không một thế lực nào có thể ngăn cản, phá vỡ được tình mẫu tử. Ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc trong những trang hồi kí của Nguyên Hồng là ở đó. Với thành công ấy, tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng sẽ sống mãi trong tâm hồn dân tộc.

Bình luận (0)
minh hoang cong
28 tháng 8 2019 lúc 22:25

Qua đoạn trích trong lòng mẹ của tác giả nguyên hồng, tác giả đã cho ta thấy những cảm nhận vô cùng cảm động, tinh tế về tình yêu mẹ khát khao và cháy bỏng về tình yêu thương mẹ của cậu bé hồng. sinh ra trong một gia đình mồ côi cha từ nhỏ, cuộc sống vốn đã thiếu thốn tình cảm của người cha lại thêm vắng bóng mẹ, hồng phải sống nhờ vào bà cô giàu có nhưng cay nghiệt.mặc dù bà cô bên cạnh luôn ngày ngày tìm cách chia rẽ mẹ và hồng cậu ko mảy may đến những lời nói đó mà còn thấy nhớ mẹ, thương mẹ vô cùng. và càng ngày nỗi niềm khát khao được sống trong tình yêu của mẹ, sự chăm sóc dịu dàng và nâng niu của mẹ. và rồi, chính sự khát khao của hồng đã giúp cậu gặp lại mẹ vào 1 buổi chiều tan học.bằng những trực giác hết sức tinh tế và nhạy bén của mình, thêm vào đó là những tình cảm nồng nàn đã ăn sâu vào tiềm thức, cậu dã phát hiện rất chính xác người ngồi trên xe kéo là mẹ của mình.cậu đã khóc, tiếng khóc ấy chứa đựng niềm hạnh phúc, sung sướng khi được gặp mẹ và cả nỗi tủi thân bởi quá lâu không được gặp mẹ. trong giây phút ấy, cậu như được sống, được bồng bềnh trong cảm giác sung sướng, rạo rực trong vòng tay yêu thương của mẹ và ko mảy may suy nghĩ gì. và cậu đã để lại trong mỗi độc giả chúng ta một niềm thương cảm, xúc động đến nghẹn ngào về tình mẫu tử cao quí, thiêng liêng, bất diệt và đáng trân trọng.
Mình nghĩ vậy. Tích cho mih đc hok bn

Bình luận (0)
Tạ Ngọc Diễm
Xem chi tiết
Trần Vạn Nguyên
28 tháng 12 2023 lúc 9:09

Bé Thu trong truyện "Chiếc lược ngà" là một cô bé có tính cách mạnh mẽ, bướng bỉnh.Bé không nhận cha vì cha đã bỏ rơi mẹ con bé khi bé còn nhỏ.Khi gặp lại cha, bé Thu không gọi cha mà gọi là "người ta".Bé còn hất miếng trứng cá mà cha gắp cho bé.Tuy nhiên, khi nghe bà ngoại kể về những ngày cha bé đi kháng chiến, bé Thu đã thay đổi thái độ.Bé ôm chặt lấy cha và khóc.

Bé Đan trong truyện "Người con gái Nam Xương" là một cô bé có tính cách dịu dàng, hiền lành.Bé rất yêu thương cha mẹ.Khi cha mẹ mất, bé Đan đã sống một cuộc sống nghèo khổ nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp.

Nếu bé Thu và bé Đan gặp nhau, chắc chắn hai bé sẽ trở thành bạn bè.Bé Thu sẽ học được từ bé Đan sự dịu dàng, hiền lành.Bé Đan sẽ học được từ bé Thu sự mạnh mẽ, bướng bỉnh.Hai bé sẽ cùng nhau chia sẻ những câu chuyện về gia đình và cuộc sống.

Bình luận (0)
lequang tuan
28 tháng 12 2023 lúc 9:14

Bé Thu trong truyện "Chiếc lược ngà" là một cô bé có tính cách mạnh mẽ, bướng bỉnh.Bé không nhận cha vì cha đã bỏ rơi mẹ con bé khi bé còn nhỏ.Khi gặp lại cha, bé Thu không gọi cha mà gọi là "người ta".Bé còn hất miếng trứng cá mà cha gắp cho bé.Tuy nhiên, khi nghe bà ngoại kể về những ngày cha bé đi kháng chiến, bé Thu đã thay đổi thái độ.Bé ôm chặt lấy cha và khóc.

Bé Đan trong truyện "Người con gái Nam Xương" là một cô bé có tính cách dịu dàng, hiền lành.Bé rất yêu thương cha mẹ.Khi cha mẹ mất, bé Đan đã sống một cuộc sống nghèo khổ nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp.

Nếu bé Thu và bé Đan gặp nhau, chắc chắn hai bé sẽ trở thành bạn bè.Bé Thu sẽ học được từ bé Đan sự dịu dàng, hiền lành.Bé Đan sẽ học được từ bé Thu sự mạnh mẽ, bướng bỉnh.Hai bé sẽ cùng nhau chia sẻ những câu chuyện về gia đình và cuộc sống.

Bình luận (0)
Tạ Ngọc Diễm
28 tháng 12 2023 lúc 9:33

nhưng mà mk cần tình huống gặp gỡ cơ

Bình luận (0)
Nguyễn Khánh Huyền cute
Xem chi tiết
_silverlining
14 tháng 12 2016 lúc 20:01

Phân tích câu chuyện bà đỡ Trần gặp hổ trong truyện "Con hổ có nghĩa".

Vũ Trinh (1759-1828) đỗ Hương Cống (cử nhân), từng làm quan dưới thời Lê - Trịnh, sau làm quan cho triều Nguyễn. Ông để lại nhiều thơ văn chữ Hán, trong đó có cuốn "Lan trì kiến văn lục". Gọi tắt là "Kiến vân lục" gồm 45truyện ngắn, đó là những truyện truyền kì lưu hành trong dân gian mà ông đã ghi chép lại. Truyện "Con hổ có nghĩa" rút trong cuốn "Lan trì kiến văn lục".

"Con hổ có nghĩa"nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều phu gặp hổ, họ đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí nhân nghĩa thủy chung ở đời. Truyện gồm có hai phần, phần nào cũng tinh giản mà kì thú, gợi cảm.

Mẩu chuyện thứ nhất nói về bà đỡ Trần ở Đông Triều gặp hổ. Tình huống li kì hồi hộp: đêm, nghe có tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hổ "lao tới cõng bà đi". Bị hổ bắt thì làm sao sống được? Bà đỡ, ban đầu "sợ chết khiếp". Hổ "dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay", hễ gặp bụi rậm, gai góc thì "dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu". Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã tha mồi về hang ổ? Nhưng cái cử chỉ "một chân ôm lấy bà", "một tay rẽ lối" của hổ thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn.

Cảnh thứ hai cũng đầy kịch tính. Bà đỡ nhìn thấy hổ cái "đang lăn lộn cào đất", bà đỡ "run sợ không dám nhúc nhích". Bà sợ lắm vì tưởng hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay cho lời nói. Nó "nhỏ nước mắt", thương hổ cái lắm. Nó "cầm tay bà nhìn hổ cái" như kêu van, như xin được cứu giúp. Người và hổ đã tương tri, đã biết cảnh ngộ nhau, biết tấm lòng của nhau. Bà đỡ rất mẫn cảm, có tay nghề giỏi, bà chỉ nhìn bụng hổ cái "như có cái gì động đậy" thế là bà "biết ngay hổ cái sắp đẻ". Thật nhân đức, bà đỡ hòa thuốc với nước suối cho hổ cái uống, bà còn dám "xoa bụng cho hổ". Cử chỉ của bà đầy tình thương. Đã mấy ai trong thiên hạ dám đưa tay xoa bóp bụng hổ. Với bà đỡ Trần thì hổ cái là một sản phụ, đang đau đẻ cần giúp đỡ để cứu cả mẹ lẫn con.

Cảnh thứ ba, là cảnh hổ cái đẻ con và hổ đực đưa tiền bà đỡ. Hổ đực rất tình cảm và có nghĩa. Nó vui mừng "đùa giỡn với con". Nó "quỳ xuống" bên một gốc cây, "lấy tay đào lên một cục bạc" để tặng cho bà đỡ. Nó “đứng dậy đi, quay nhìn bà” để ra hiệu đưa tiễn bà về. Nghe bà đỡ nói; "Xin chúa rừng quay về", nó "cúi đầu vẫy đuôi", rồi “gầm lên một tiếng”. Cảnh tiễn biệt đầy lưu luyến và sâu nặng tình nghĩa biết bao!

Câu chuyên thật hay, thật hồi hộp cảm động. Người đỡ đẻ giúp hổ cái mẹ tròn con vuông. Hổ đền ơn người một cục bạc (về nhà cân được hơn mười lạng); nhờ món quà ấy mà gia đình bà đỡ sống qua được năm mất mùa đói kém. Chuyện hổ cũng là chuyện người. Bài học đền ơn đáp nghĩa thật kì thú, gợi cảm.

Kể lại câu chuyện bác tiều phu ở Lạng Giang cứu hổ.

 

Ngày xưa ở huyện Lạng Giang có người kiếm củi tên Mỗ. Một hôm, bác ta đang hì hục bổ củi ở sườn núi, bỗng nhìn thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt. Thấy lạ, bác tiều vác búa đi đến xem thì thấy một con hổ rất to, trán trắng đang cúi đầu đào bới đất. Hổ quằn quại nhảy lên, vật xuống,Thỉnh thoảng lại lấy tay móc họng. Hổ nhe nanh, máu me đầm đìa, nhớt dãi trào ra. Tiếng hổ rên nghe thật thảm thiết. Bác tiều nhìn kĩ miệng hổ, thấy một khúc xương dài mắc ngang họng; bàn chân hổ thì to, càng móc khúc xương càng vào sâu. Bác thầm nghĩ: “Chúa sơn lâm khó mà sống sót...”. Bác tiều uống rượu say, mạnh bạo trèo lên cây cao, kêu lên: "Cổ họng ngươi đau lắm phải không? Đừng cắn ta, ta sẽ lấy xươtng ra cho...". Nghe tiếng người gọi, hổ nằm phục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu ra dáng cầu cứu. Bác tiều phu trèo xuống, đi thẳng đến chỗ hổ nằm. Bác thò tay vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò, to và dài như cánh tay. Hổ liếm mép, nhìn bác tiều phu rồi vẫy đuôi bỏ đi. Bác tiều nhìn theo hổ, nói to: "Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếnggìlạ thì nhớ nhau nhé!".Sau đó, bác tiều gánh củi ra về.

Một đêm nọ, nghe ngoài cửa có tiếng gầm dài và sắc. Sáng ra, có một con nai to chết ở đó. Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót. Những người đưa ma hoảng hốt bỏ chạy. Từ xa, thấy con hổ trán trắng dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên thảm thiết, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau năm nào cũng vậy, trước ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn về để ở ngoài cửa nhà bác tiều.

 

Đề 5. Cảm nhận của em về câu chuyện bác tiều phu ở Lạng Giang cứu hổ trong truyện "Con hổ có nghĩa".

Ở đời, có lúc có nơi, ta thấy những kẻ mặt người dạ thú mà ghô tởm. Chuyện con chó, con ngựa chí tình thì hầu như ai cũng thấy. Nhưng truyện "Con hổ có nghĩa" thì thật vồ cùng kì lạ đối với số đông trong chúng ta. Vũ Trinh, nhà văn trung đại đã ghi lại hai mẩu chuyện lạ lưu truyền trong dân gian, đọc lên thật vô cùng xúc động.

Mẩu chuyện thứ nhất nói về chuyện bà đỡ Trần ở Đông Triều gặp hổ. Mẩu chuyện thứ hai kể lại sự việc bác tiều phu ở Lạng Giang cứu con hổ thoát nạn, và con hổ đã mang nặng ơn sâu. Câu chuyện xảy ra trong rừng, khi bác tiều phu đang bổ củi. Rất hấp dẫn đầy kịch tính thú vị. Cá ba cảnh đều hay. Nhìn thấy con hổ trán trắng đang mắc nạn "nhảy lên vụt xuống", "mở miệng nhe cái răng, máu me nhớt dãi trào ra"; một khúc xương to "mắc ngang họng", hổ càng móc "khúc xương càngvào sâu".Thương con hổ mắc nạn như thương con người gặp tai ương, vì “đã uống rượu say”mà bác tiều phu dám cả gan cất tiếng gọi hổ: “cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho”. Sự kì lạ ở đây là con hổ cũng nghe được và hiểu được tiếng người. Cử chỉ hổ "nằm phục xuống, há miệng nhìn bác tiều" cho thấy hổ nghe được, hiểu được tiếng người. Nó chờ đợi và cầu cứu bác tiều phu.

Cảnh thứ hai ghi lại hình ảnh bác tiều phu cứu hổ thoát nạn. Bác đã "lấy tay thò vào cổ họng hổ lấy ra một chiếc xương bò, to như cánh tay". Sau khi hổđược cứu thoát, nó "liếm mép, nhìn bác tiều phu rồi bỏ đi". Cái "liếm mép" ấy, cái "nhìn" ấy của hổ chứa đầy tình cảm biết ơn. Hành động của bác tiều phu rất dũng cám, dám "lấy tay thò vào cổ họnghổ...".Vì thương con hổ bị nạn, vì tin mình và tin hổ nên bác tiều phu mới dám làm như thế! Tình huống bác tiều phu móc họng hổ lấy khúc xương bò... rất hấp dẫn. Câu nói của bác tiều phu với con hổ thể hiện sự chất phác, chân thật và hồn nhiên: "Nhà ta ở thôn mộ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé". "Miếng lạ"là miếng ngon, "nhớ nhau nhé" vì hoạn nạn có nhau, ngọt bùi có nhau.

Cảnh thứ ba là cảnh đền ơn của con hổ. Nó mang đến nhà bác tiều phu một con nai để làm quà... Mười năm sau, khi bác tiều chết, nó về đưa tiễn "đầu dụi vào quan tài gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi". Đó là cử chỉ thương tiếc đau xót của hổ đối với ân nhân mình. Từ đó về sau, hổ vẫn mang lễ vật - dê rừng, lợn rừng- về giỗ bác. Con hổ đã sống đầy tình người, rất ân nghĩa thủy chung.

Tóm lại, truyện "Con hổ có nghĩa" là một truyện rất hay. Tác giả đã lấy chuyện loài vật để nêu lên bài học đạo lí: Ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người. Nhân vật, ngôn ngữ, hành động cử chỉ, chi tiết... đều toát lên ý nghĩa ấy, bài học ấy. Một cách viết rất ngắn, tinh tế, tình huống giàu kịch tính nên câu chuyện kể càng hay, càng hấp dẫn thú vị. Có thể nói, truyện "Con hổ có nghĩa" là một truyện ngắn mi-ni trong văn xuôi trung đại vậy!

Bn tham khảo nha !!!! hihi

Bình luận (4)
Phạm Thị Ánh Hồng
Xem chi tiết
Hồng Hà Thị
25 tháng 10 2018 lúc 20:41

Tôi và ông giáo là hai người hàng xóm thân thiết. Mỗi khi chiều xuống, tôi lại sang bên nhà ông giáo cùng uống nước chè. Hôm nay cũng vậy, thật tình cờ, tôi đã chứng kiến trọn vẹn câu chuyện bán chó của lão Hạc. Tôi không khỏi xúc động trước tấm lòng nhân hậu của lão – người đã gần đất xa trời.

       Ông giáo làm nghề dạy học đã lâu nhưng cuộc sống cũng chẳng khá giả gì. Ổng cùng vợ con sống trong một căn nhà đơn sơ nhỏ bé. Trong nhà chỉ giản dị một cái chõng tre, một cái giường cũ, mấy bộ quần áo, một tủ sách nhỏ và mấy bộ bàn ghế cũ để dạy học cho lũ trẻ trong làng. Ông giáo là người nhiều chữ nghĩa lại rất nhân hậu nên thường dạy học trò không lấy tiền. Vì vậy, cuộc sống của ông cũng chả khá hơn những người nông dân chúng tôi là mấy. Như thường lệ, thấy tôi sang, ông rót nước mời tôi. Đặt bát chè tươi xuống bàn, ông giáo lại nói về chuyện lão Hạc. Lão Hạc là hàng xóm liền kề với hai gia đình chúng tôi. Lão thân và kính trọng ông giáo lắm. Có chuyện gì lão cũng kể cho ông giáo nghe, xin ý kiến của ông. Tuy cũng là nông dân nhưng lão khổ hơn chúng tôi gấp bội phần. Nhà lão nghèo lắm, vợ lão mất sớm, được thằng con trai khỏe mạnh thì lại phẫn chí bỏ đi phu đồn điền vì không có tiền cưới vợ. Cả gia đình chỉ còn mỗi lão Hạc thui thủi sống một mình cùng con chó vàng trong túp lều mục nát. Ngày nào lão cũng phải đi làm thuê kiếm miếng ăn khiến tôi không tránh khỏi thương cảm. Lão vừa ốm hơn hai tháng trời, có bao nhiêu tiền dành dụm đều tiêu hết cả. Nhiều lúc, tôi cũng muốn giúp lão nhưng nhà nghèo, cố gắng lắm, thi thoảng tôi cũng chỉ giúp lão được củ khoai, bát gạo,.

 ông giáo đang ngồi nói chuyện thì lão Hạc sang. Dạo này chắc không có gì ăn nên lão gầy quá. Hôm nay trông lão có vẻ buồn. Tôi phân vân không biết có chuyện gì xảy ra thì lão báo tin đã bán con Vàng rồi. Cả tôi lẫn ông giáo đều sửng sốt vì ai cũng biết lão quý con Vàng như thế nào. Nó chẳng những là kỉ vật con trai lão để lại mà còn là người bạn tâm giao của lão những khi vui buồn, đời nào lão nỡ bán nó đi. Tất cả lặng thinh, bùi ngùi, chợt, ông giáo quay sang hỏi: “Thế nó cho bắt à?”. Tôi cũng thêm vào: “Con Vàng dữ lắm, bắt nó cũng chẳng dễ gì”. Lão cố làm ra bộ vui vẻ, nhưng hình như xót con Vàng quá, lão cười mà như mếu, rồi lão bắt đầu khóc. Giọng run run, vừa nói vừa khóc, lão bảo con Vàng thấy lão gọi về ăn thì sung sướng lắm, đang ăn thì thằng Xiên, thằng Mục lao ra, tóm gọn bốn chân nó. Nói xong, lão càng khóc nhiều hơn, lão mếu máo: “Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra, tôi già ngần này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”. Nghe lão kể mà tôi thấy đau lòng quá. Nghĩ lại thì cũng phải, lão còn chẳng nuôi nổi lão, thêm con chó nữa thì lấy tiền đâu ra mà ăn. Biết lão Hạc buồn, tôi và ông giáo đều cố gắng an ủi lão. Ông giáo nhẹ nhàng: “Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác”. Tôi cũng hùa theo ông giáo: “Đúng đấy cụ ạ, nó cũng chỉ là con chó, nó chẳng biết gì đâu, với lại từ trước cụ cũng đối xử với nó tốt lắm rồi còn gì”. Lão có vẻ đồng ý với chúng tôi và hơi nguôi đi một chút. Một lúc sau lão nói, giọng cay đắng: “Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Ông giáo nhìn lão, bảo: “Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?”. Lão buồn rầu: “Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”. Câu nói của lão Hạc ngẫm ra thì đúng thật. Nông dân chúng tôi làm gì có ai sướng cơ chứ. Ngồi thêm một lúc, tôi xin phép ra về. Tôi cứ nghĩ mãi về câu chuyện của lão Hạc, một nông dân nghèo khổ, ít học nhưng rất nhân hậu. Tôi cũng ngạc nhiên khi có người nghèo khổ đến cùng đường, phải bán đi con chó mà lại day dứt, ân hận như vậy. Quả là một phẩm chất đáng quý. Tôi thương lão lắm, chỉ muốn làm gì đó cho lão bớt khổ. Nhưng biết làm gì, cùng là nông dân, tôi chẳng biết làm gì ngoài cách an ủi lão và mong muốn sao cho lão bớt khổ.

      Câu chuyện bán chó của lão Hạc khiến tôi cảm động rơi nước mắt và in sâu vào tâm trí tôi. Một con người lương thiện, nhân hậu như vậy mà vẫn phải chịu khổ đau. Ước sao cho số phận của lão Hạc sẽ bớt đi những cay đắng và xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn để không ai phải khổ như lão Hạc.

Bình luận (0)
Thi Phạm Khánh
Xem chi tiết
linh
17 tháng 9 2020 lúc 20:49

*Bé Hồng được đặt vào 2 tình huống: Cuộc trò chuyện với bà cô và cuộc gặp gỡ với người mẹ dấu yêu.

*Giống nhau:

- Nhớ nhung,tin tưởng,yêu thương mẹ.

- Bỏ ngoài tai những lời lẽ cay độc của bà cô.

*Khác nhau:

- Khi trò chuyện với bà cô:

+ Tâm trạng: đau đớn xen lẫn tủi cực và buồn bã.

+ Tình cảm: căm tức những hủ tục thành kiến khi nghe về chuyện của mẹ từ miệng bà cô.

- Khi gặp lại mẹ:

+ Tâm trạng: vui sướng,mừng rỡ,hạnh phúc,sau bao năm mới được gặp lại mẹ.

+ Tình cảm: tin yêu mẹ nhiều hơn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thi Phạm Khánh
17 tháng 9 2020 lúc 20:51

Takss kiu

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Na Nguyễn Lê Ly
Xem chi tiết
Người Già
27 tháng 10 2023 lúc 15:58

Việt Nam và Cuba có mối quan hệ thân thiết bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Lịch sử đối mặt với các nước xâm chiếm và cuộc chiến tranh đã đặt cả hai quốc gia vào những tình huống khó khăn, tạo ra sự đồng cảm và hỗ trợ chính trị giữa hai nước. Cuba đã hỗ trợ Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh bằng cách cung cấp cả quân sự và y tế, điều này đã củng cố mối quan hệ đặc biệt giữa hai quốc gia. Hơn nữa, hợp tác kinh tế, giáo dục và văn hóa đã thúc đẩy sự gắn kết, và cả hai quốc gia đều chung mục tiêu quốc tế về giá trị nhân quyền và công lý. Từ những yếu tố này, mối quan hệ thân thiết giữa Việt Nam và Cuba đã trở thành một ví dụ về sự hiểu biết và hỗ trợ chặt chẽ giữa các quốc gia.
"Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình" -  Fidel Castro 

Bình luận (0)
Đinh Trung Anh
Xem chi tiết