giải thích tại sao chỉ dùng nam châm đặt trên giá có thể xác định trong một dây dẫn có dòng điện chạy qua hay không
Một kim nam châm đã bị tróc hết vỏ sơn nên mất dấu các cực. Để xác định các từ cực, ta đặt kim nam châm này lại gần một dây dẫn thẳng có dòng điện không đổi (hay dòng điện một chiều) chạy qua. Tại một điểm đặt, với các hướng đặt kim nam châm khác nhau, kim nam châm đều tự xoay để định hướng theo một hướng nhất định.
a/ Với chiều dòng điện của dây dẫn thẳng cho trước, hãy phát biểu quy tắc xác định chiều của đường sức từ trường.
b/ Em hãy vẽ hình minh họa quy tắc xác định đường sức từ trường ở câu a.
c/ Hãy giải thích tại sao kim nam châm lại tự xoay để định hướng theo một hướng nhất định. Giả sử từ trường của dòng điện thẳng sinh ra lớn hơn rất nhiều so với từ trường Trái Đất.
d/ Trình bày cách xác định tên từ cực của kim nam châm trên.
Cảm ơn nhiều ạ
Áp dụng quy ước về chiều của đường sức từ, quy tắc nắm tay phải để xác định tên từ cực của nam châm, xác định tên từ cực ở 2 đầu ống dây dẫn có dòng điện chạy qua. Giải thích hiện tượng khi kim nam châm đặt gần ống dây có dòng điện chạy qua.
đặt một kim Nam châm gần một dây dẫn có dòng điện xoay chiều chạy qua kim nam châm không bị lệch tại sao
Đặt nam châm điện vuông góc với một dây dẫn thẳng có dòng điện không đổi chạy qua như hình 39.2 SGK. Xác định các chiều của điện từ tác dụng lên điểm N của dây dẫn.
Sử dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta xác định được chiều đường sức từ do cuộn dây của nam châm điện tạo ra tại N hướng từ trái sang phải. Áp dụng quy tắc bàn tay trái, lực từ hướng từ ngoài vào trong và vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. Xem hình 39.2a.
Bài 6: a) Làm thế nào để thanh thép trở thành nam châm vĩnh cửu?
b) Chỉ với 1 kim nam châm ta làm thế nào để biết dây dẫn có dòng điện chạy qua hay ko?
c) Tại sao trên thực tế, nhiều thiết bị điện ngta thường dùng làm nam châm điện?
a/ muốn thanh thép trở thành nam châm vĩnh cữu thì ta phải đưa thanh thép vào từ trường của nam châm
b/muốn biết dây dẫn có dòng điện chạy qua hay không ta đưa kim nam châm lại gần cuộn dây,nếu kim nam châm lệch khỏi hướng bắc nam thì trong dây dẫn có dòng điện,nếu kim nam châm vẫn chỉ hướng bắc nam thì dây dẫn không có dòng điện chạy qua
c/trên thực tế nhiều thiết bị điện người ta thường dùng nam châm diện vì từ trường của nam châm diện rất lớn và khối lượng nhỏ
Có thể coi một dây dẫn thẳng dài có dòng điện một chiều chạy qua như một nam châm thẳng được không? Vì sao?
A. Có thể, vì dòng điện tác dụng lực từ lên kim nam châm để gần nó.
B. Có thể, vì dòng điện tác dụng lực từ lên vật bằng sắt để gần nó.
C. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng không hút các vụn sắt về hai đầu dây như hai cục của nam châm thẳng.
D. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng dài luôn có tác dụng như nhau lên các vụn sắt ở bất kì điểm nào của dây.
Chọn D. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng dài luôn có tác dụng như nhau lên các vụn sắt ở bất kì điểm nào của dây.
Đặt một dây dẫn thẳng song song với trục Nam Bắc của một kim nam châm đứng cân bằng. Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm khi dòng điện xoay chiều lấy từ lưới điện quốc gia chạy qua dây dẫn? Giải thích hiện tượng
Hiện tượng: Kim nam châm vẫn đứng yên như cũ,
Giải thích: Thực ra lực từ tác dụng vào mỗi cực của kim nam châm luân phiên đổi chiều theo sự đổi chiều của dòng điện (vì dòng điện lấy từ lưới điện quốc gia là dòng điện xoay chiều). Nhưng vì kim nam châm có quán tính, dòng điện xoay chiều trên lưới điện quốc gia có tần số lớn (50Hz) cho nên kim không kịp đổi chiều quay và đứng yên.
Đặt 1 nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước 1 cuộn dây dẫn kín B như hình 35.6 SGK. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây dẫn B xó xuất hiện dòng điện cảm ứng không? Tại sao?
Có. Vì dòng điện xoay chiều chạy vào cuộn dây của nam châm điện tạo ra một từ trường biến đổi. Các đường sức từ của từ trường trên xuyên qua tiết diện S của cuộn dây B biến đổi. Do đó trong cuộn dây B xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Một thanh nam châm thẳng đã bị tróc hết vỏ sơn, mấu dấu các cực. Để xác định tên từ cực, ta có thể cho từ trường của thanh nam châm này tác dụng lên một dây dẫn có dòng điện chạy qua. Giả sử dây dẫn mang dòng điện có chiều như hình vẽ. Chọn phương án đúng:
A. Nếu dây dẫn bị đẩy từ đằng trước ra đằng sau của mặt phẳng chứa nam châm thì cực gần dây dẫn là cực Bắc.
B. Nếu dây dẫn bị đẩy từ đằng sau ra đằng trước của mặt phẳng chứa nam châm và dây dẫn thì cực gần dây dẫn là cực Nam.
C. Nếu dây dẫn bị đẩy từ đằng sau ra đằng trước của mặt phẳng chứa nam châm và dây dẫn thì cực gần dây dẫn là cực Bắc.
D. Không đủ dữ kiện để xác định tên các cực của nam châm
Đáp án: C
Ta có: Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
Vận dụng quy tắc bàn tay trái, ta suy ra: