Tìm trong đoạn (2) của văn bản những từ ngữ thể hiện thái độ trọng dụng hiền tài của “các đấng thánh đế minh vương”.
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng I không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.
Trong đoạn văn trên, để nhấn mạnh vai trò đặc biệt của hiền tài đối với sự thịnh suy của đất nước, tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào?
A. Đối ngẫu
B. Điệp từ ngữ
C. Điệp cấu trúc
D. Nghịch đối và điệp cấu trúc
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.
( Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, Trang 31, Ngữ văn 10 Tập II,NXBGD, 2006)
Giải thích từ hiền tài, nguyên khí và câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” trong đoạn trích?
Giải thích:
- Hiền tài: người tài cao, học rộng và có đạo đức.
- Nguyên khí: khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.
- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia: Hiền tài là những người có vai trò quyết định đối với sự thịnh suy của đất nước.
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp (1). Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên (2). Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào cho cùng (3).
Từ câu (1) sang câu (2) trong đoạn văn trên, Hoàng Đức Lương đã sử dụng thao tác nghị luận nào?
A. Diễn dịch
B. Phân tích
C. Tổng hợp
D. So sánh
Chọn đáp án: B → Tác giả dùng thao tác phân tích xem xét mối quan hệ giữa hiền tài, sự phát triển của đất nước
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.
( Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, Trang 31, Ngữ văn 10 Tập II,NXBGD, 2006)
Xác định biệp pháp tu từ cú pháp nổi bật trong văn bản. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó là gì?
Biện pháp tu từ cú pháp nổi bật:
- bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí.
- Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ.
→ Thông qua phép liệt kê, tác giả cho thấy các thánh đế minh vương đã làm nhiều việc để khuyến khích hiền tài. Nhưng như thế vẫn chưa đủ vì chỉ vang danh ngắn ngủi một thời lừng lẫy, mà không lưu truyền được lâu dài. Bởi vậy mới có bia đá đề danh.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.
( Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, Trang 31, Ngữ văn 10 Tập II,NXBGD, 2006)
Nêu nội dung chính của văn bản?
Nội dung chính của đoạn trích: Nêu lên giá trị của hiền tài đối với đất nước.
Tìm một vài dẫn chứng lịch sử (qua những gì đã học và tìm hiểu thêm) để làm sáng tỏ nhận định sau đây của tác giả bài văn bia: “Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.”
- Nguyễn Trãi đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo để lật đổ ách thống trị của nhà Minh, là quân sư đắc lực của Lê Lợi trong việc bày mưu tính kế cũng như soạn thảo các văn bản trả lời quân Minh cho Lê Lợi. Vì vậy, sau khi chiến thắng, Nguyễn Trãi đã được nhà vua ban thưởng xứng đáng, phong tước “Quan phục hầu”, giữ một vị thế lớn trong triều đình nhà Lê.
- Ngô Thì Nhậm cũng là một hiền tài, nhận được sự trọng dụng của vua Quang Trung. Tin tưởng vào tài năng, trí tuệ của Ngô Thì Nhậm, vua Quang Trung đã giao cho ông việc ngoại giao với nhà Thanh để tính kế lâu dài. Sau chiến thắng của khởi nghĩa Tây Sơn, Quang Trung phong Ngô Thì Nhậm giữ chức Binh bộ thượng thư.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.
( Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, Trang 31, Ngữ văn 10 Tập II,NXBGD, 2006)
Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lời dạy của Hồ Chí Minh “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
Từ quan điểm đúng đắn của Thân Nhân Trung : “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, học sinh liên hệ đến lời dạy của Bác : “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
+ Câu nói của Người đề cao vai trò của giáo dục. Người đặt giáo dục là một trong nhiệm vụ hàng đầu để chấn hưng đất nước.
+ Người kêu gọi mọi người Việt Nam có quyền lợi và bổn phận học kiến thức mới để xây dựng nước nhà; nhất là các cháu thiếu niên phải ra sức học tập để cho non sông Việt Nam, dân tộc Việt Nam được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
+ Ngày nay, Đảng và Nhà nước đã thực hiện quan điểm giáo dục đúng đắn : Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong đó, cần tập trung đầu tư cho giáo dục, coi trọng hiền tài, có chính sách đãi ngộ hợp lí để bồi dưỡng nhân tài, phát huy nhân lực ; tránh tình trạng chảy máu chất xám…
Luận điểm 2: trách nhiệm của người hiền tài với đất nước (Đoạn văn bản 4 + 5). | Đoạn/câu..........
|
Ý nghĩa các từ ngữ quan trọng........
| |
Ý nghĩa câu văn............
| |
Hiệu quả diễn đạt của câu văn..........
|
Cho đoạn văn:
" Con người của Bác.... thánh bạch và tao nhã biết bao"
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt? Nêu nội dung chính của đoạn văn.
Câu 2: Tìm trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó.
Câu 3: Thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn văn là gì?