Các bạn giúp mk bài 5 nhé!
Các bạn giúp mk hoàn thành phần VBT văn lớp 8 t2 bài Hịch tướng sĩ với.
Các bạn làm hộ mk bài 3 câu b (tr58) và câu d (tr59-60). Giúp mk nhé!
T2 mk cần rồi! Help! Mk hứa sẽ đền ơn.
Phần đọc-hiểu:
1. Bài hịch có thể chia làm ba đoạn
a. Đoạn 1: Từ đầu đến “... lưu tiếng tốt”: nêu gương sử sách nhằm khích lệ ý chí lập công danh, hi sinh vì nước ở các tướng sĩ.
b. Đoạn 2: “Huống chi ta cùng các ngươi".. đến .. cùng chẳng kém gì”. Quay về thực tế, lột tả tội ác và sự ngang ngược của giặc đồng thời nêu mối ân tình giữa chủ và tướng.
c. Đoạn 3: Phần còn lại: Phê phán thái độ, hành động sai trái của các tướng sĩ và chỉ ra cho tướng sĩ những thái độ, hành động đừng nên theo, cần làm.
2. Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù được lột tả bằng những hành động thực tế và qua cách diễn đạt bằng những hình ảnh ẩn dụ. Kẻ thù tham lam tàn bạo: đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói. Kẻ thù ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ. Những hình tượng ẩn dụ “lưỡi cú diều”, “thân dê chó” để chỉ sứ Nguyên cho thấy nỗi căm giận và lòng khinh bỉ giặc của Hưng Đạo Vương. Đồng thời, đặt những hình tượng đó trong thế tương quan “lưỡi cú diều”, “xỉ mắng triều đình”, “thân dê chó”, “bắt nạt tể phụ”. Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục lớn của mọi người khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm. Có thể so sánh với thực tế lịch sử, năm 1277 Sài Xuân đi sứ buộc ta lên tận biên giới đón rước. Năm 1281, Sài Xuân lại sang sứ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương minh, quân sĩ Thiên Trường ngăn lại, bị Xuân lấy roi đánh toạc cả đầu. Vua sai Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải ra đón tiếp. Xuân nằm khểnh không dậy. So sánh với thực tế sẽ thấy tác dụng của lời hịch như lửa đổ thêm dầu.
Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ.
3. Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thế hiện qua hành động: quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột, thể hiện qua thái độ: uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Bao nhiêu tâm huyết, bút lục của Trần Quốc Tuấn dồn vào đoạn: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Mỗi chữ, mỗi lời như chảy trực tiếp từ trái tim qua ngòi bút lên trang giấy. Câu văn chính luận mà đã khắc họa thật sinh động hình tượng người anh hùng yêu nước, đau xót đến quặn lòng trước cảnh tình đất nước, căm thù đến bầm gan tím ruột mong rửa nhục đến mất ngủ quên ăn, vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan, thịt nát. Khi tự bày tỏ gan ruột, chính Trần Quốc Tuấn đã là một tấm gương yêu nước bất khuất có tác dụng động viên to lớn đối với tướng sĩ.
4. Nêu mối ân tình giữa mình và tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn đã kích động ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người đối với lẽ vua tôi cũng như đối với tình cốt nhục. Không chỉ vậy, tác giả Trần Quốc Tuấn còn chân tình chỉ bảo và phê phán nghiêm khắc hành động hưởng lạc, thái độ bằng quan trước vận mệnh của đất nước cua tướng sĩ, “làm cho họ tức khí, muốn mau chóng chứng minh tài năng, phẩm chất của mình bằng việc làm thiết thực” (Trần Đình Sử).
Cùng với việc phê phán thái độ, hành động sai, Trần Quốc Tuấn còn chỉ ra những việc đúng nên làm. Đó là nêu cao tinh thần cảnh giác, chăm lo “tập dượt cung tên, khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ”. Những hành động này đều xuất phát từ mục đích quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
Khi phê phán hay khẳng định, tác giả đều tập trung khích lệ từ ý chí lập công danh, lòng tự trọng cá nhân, tự tôn dân tộc đến lòng căm thù giặc, tinh thần trung quân ái quốc, nghĩa tình cốt nhục... để cuối cùng khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. Điều này rất cần thiết trong hoàn cảnh nước nhà lâm vào thế nước sôi lửa bỏng, nó thanh toán những thái độ và hành động trù trừ trong hàng ngũ tướng sĩ, động viên những ai còn thờ ơ, do dự hãy đứng hẳn sang phía lực lượng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù.
5. Giọng văn rất linh hoạt, có khi là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền (“Các ngươi ở cùng ta... đi bộ thì ta cho ngựa”, “Nay các ngươi nhìn chủ nhục... thẹn”), có khi là lời người cùng cảnh ngộ "Huống chi ta... gian nan”, “lúc trận mạc... vui cười”, “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi... bại trận") lúc là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn (“Như vậy, chẳng những... không muốn vui vẻ phỏng có được không”), khi lại là lời nghiêm khắc cảnh cáo (làm tướng triều đình... muốn vui vẻ phỏng có được không?”)...
Sự thay đối giọng điệu như vậy phù hợp nội dung cảm xúc và thái độ của tác giả, tác động cả về lý trí lẫn tình cảm, khơi dậy trách nhiệm của mọi người đối với chủ tướng cùng như với bản thản họ.
6. Một số đặc sắc nghệ thuật tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cảm nhận thức và tình cảm ở bài “Hịch tướng sĩ”.
Gợi ý:
- Giọng văn khi bi thiết nghẹn ngào, lúc sục sôi hùng hồn, khi mỉa mai chế giễu, khi nghiêm khắc như xỉ mắng, lại có lúc ra lệnh dứt khoát.
- Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén
- Sử dụng kiểu câu nguyên nhân - kết quả
- Biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ ngữ, điệp ý tăng tiến, phóng đại.
- Sử dụng những hình tượng nghệ thuật gợi cảm, dễ hiểu
7. Lược đồ kết cấu bài hịch.
- Khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến quyết thắng kẻ thù
- Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước
- Khích lệ lòng tự trọng, liêm sỉ ở mỗi người khi nhận rõ cái sai, thấy rõ điều đúng
LUYỆN TẬP
1. Cảm nhận về lòng yêu nước của tác giả được thể hiện qua bài hịch: Lòng yêu nước được biểu hiện rất phong phú ở nhiều sắc độ:
+ Căm thù giặc sâu sắc
+ Nhục nhã cho thể diện dân tộc
+ Đau đớn day dứt vì chưa tiêu diệt được kẻ thù
+ Nghiêm khắc phê phán thái độ ăn chơi hưởng lạc thờ ơ trước vận mệnh đất nước của các tướng sĩ
+ Khích lệ lòng tự tôn dân tộc, lòng yêu nước thiết tha ở tướng sĩ.
- Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi lục mất nước
- Khích lệ lòng trung quân ái quốc B lòng ân nghĩa thúy chung của người cùng cảnh ngộ.
- Lòng yêu nước được diễn tả bằng nhừng nét đặc sắc về nghệ thuật (xem câu 6)
- Lòng yêu nước của tác giả kế tục truyền thống yêu nước ngàn năm của dân tộc và được phát huy không chỉ trên câu chữ, lời hịch mà ngay trong hành động thực tế lãnh đạo quân dân nhà Trần chống quân thù. Đây là tình cảm của tác giả mà cũng là nỗi lòng của mọi người dân ta lúc bấy giờ.
2. “Hịch tướng sĩ” vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc:
- Lập luận chặt chẽ sắc bén (kết cấu gồm 3 phần - xem câu 1, lý lẽ sắc bén có xưa - nay, gồm hơn - thiệt, trách nhiệm - quyền lợi,..., dẫn chứng sứ sách chính xác, dễ hiểu).
- Giàu hình tượng, cảm xúc:
Khi tố cáo tội ác của kẻ thù, Trần Quốc Tuấn viết là lũ “cú diều”, là loài “dê chó”, cao hơn nữa chúng chỉ là những con “hổ đói” đang tìm cách săn mồi. Qua những hình ảnh ẩn dụ bọn sứ giặc không còn đại diện cho một quốc gia, không còn là con người. Chúng chỉ còn là lũ ác thú gian manh, là bọn giặc thù.
Khi bày tỏ tấm lòng mình, Trần Quốc Tuấn đã khắc họa được sống động hình tượng một vị chủ tướng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Qua những hình ảnh thậm xưng, lối nói điệp ý và tăng tiến, người đọc hình dung vị chủ tướng đó đau xót đến quặn lòng trước cảnh tình đất nước, căm thù giặc đến bầm gan tím ruột, mong rửa nhục đến mất ngủ quên ăn, vì nghĩa lớn mả coi thường thịt nát, xương tan.
Cảm xúc trong bài hịch rất đa dạng. Khi thống thiết, khi sục sôi, khi nghiêm khắc, lúc lại ân tình...
các bạn giúp mình bài này nhé
5 bằng 5 phần bao nhiêu
Các bạn ơi giúp đỡ mình 3 bài: 26;27;28 nhé. các bạn cố gắng giúp mình nhé. Cảm ơn mọi người nhìu :-) :-)
CHO MK HỎI MẤY BẠN HỌC LỚP 7 NHÉ:
CÁC BẠN CHO MK XIN CÁI ĐỀ BÀI BÀI 41 VÀ BÀI 42 Ở PHẦN HÌNH HỌC TẬP 1 NHÉ.(SÁCH BÀI TẬP CŨ NHÉ.)
MK CẢM ƠN CÁC BẠN VÌ MK CHƯA XIN ĐƯỢC QUYỂN ĐÓ MÀ MAI PHẢI NỘP BÀI RỒI.
MK CẢM ƠN CÁC BẠN RẤT NHIỀU. BẠN NÀO CHO MK ĐƯỢC THÌ MK TK VÀ CẢM ƠN NHÉ.
NHỚ LÀ MK CHỈ LẤY ĐẦU BÀI THÔI NHA.
41.Với hai góc kề bù ta có định lý như sau
Hai tia phân giác của hai góc kề bù tạo thành một góc vuông.
a) Hãy vẽ hai góc \(\widehat{xOy}\)và \(\widehat{yOx'}\) kề bù tia phân giác Ot của góc xOy, tia phân giác Ot' của góc yOx' và gọi số đo của góc xOy là \(m^o\)
b)Hãy viết giả thuyết và kết luận của định lý.
c)Hãy điền vào chỗ trống và sắp xếp bốn câu sau đây một cách hợp lý để chứng minh định lý trên:
1)\(\widehat{tOy}=\frac{1}{2}m^o\) vì ......
2)\(\widehat{\widehat{t'Oy}=\frac{1}{2}\left(180^0-m^0\right)}\) vì .....
3)\(\widehat{tOt'=90^o}\) vì .....
4)\(\widehat{x'Oy=180^o}\) vì ....
42.Điền vào chỗ trống để chứng minh bài toán sau:
Gọi DI là tia phân giác của góc MND.Gọi EDK là đỉnh của góc IDM.Chứng minh rằng \(\widehat{EDI}=\widehat{IDN}\)
Giai thich | |
42 tiếp nè
GT | ... |
KL | ... |
Chứng minh:
\(\widehat{IDM}=\widehat{IDN}\) ( vì ) (1)
\(\widehat{IDM}=\widehat{EDK}\) ( vì ) (2)
Từ (1) và (2) suy ra ............
Đó là điều phải chứng minh.
Hình vẽ hơi sai sót thông cảm
Các bạn giúp mình với nhé!!! Bạn nào làm tốt mình tick cho!!!
Đề bài : Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.
Cảm ơn các bạn rất nhiều nhé!!!
Là một nhà thơ xuất sắc, Xuân Quỳnh đã có những tác phẩm vô cùng ấn tượng tiêu biểu phải kể đến là Chuyện cổ tích về loài người. Ngay từ tiêu đề, tác giả đã như muốn gợi dẫn về việc đưa chúng ta theo dòng thời gian đi từ khi được sinh ra ở những vùng đất sơ khai, dần dần trưởng thành cho tới khi cuộc sống phát triển văn minh từng ngày. Ở khổ thơ đầu tiên, khi ấy sự sống mới chỉ bắt đầu, trái đất còn hoang sơ “trụi trần”, chưa có màu xanh, “không dáng cây ngọn cỏ”. Thế nhưng trải qua năm tháng ở những khổ thơ tiếp theo, cuộc sống ngày một thay đổi khi mặt trời chiếu rọi ánh sáng khắp trái đất, đem lại sự sống cho muôn loài. Con người ngày càng trở nên đông đúc, cha mẹ, ông bà yêu thương và nuôi dưỡng trẻ em để chúng lớn lên trong những lời ru ngọt ngào. Gia đình ngày càng hoàn thiện, trí tuệ, sự hiểu viết của loài người, của thế giới “trẻ em” đi lên một bước tiến mới. Nhờ “bố bảo”, “bố dạy” mà trẻ em “biết ngoan”, “biết nghĩ”. Vạn vật xung quanh càng ngày càng trở nên rõ ràng và tươi sáng bởi chính những điều ấy, khi dần dần phát triển tiếng nói, chữ viết, có nền giáo dục. Đi theo đó là những trường lớp đào tạo và dạy dỗ trẻ em, rồi bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ viết, thầy giáo,.. Cuộc sống thay đổi diệu kì biết bao, loài người trên trái đất từng bước đạt được nền văn minh hoàn chỉnh. Bên cạnh việc khéo léo kể về sự phát triển của loài người, lòng yêu trẻ của tác giả được thể hiện trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” hết sức đằm thắm, nồng hậu. Trẻ em được mẹ sinh ra trong “tình yêu và lời ru”, được “bế bồng chăm sóc”. Trẻ em được “bố bảo cho biết ngoan – bố dạy cho biết nghĩ”. Trẻ em được đến trường học tập, và mọi điều tốt đẹp nhất đều dành cho trẻ em. Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, êm dịu chúng ta được dẫn dắt tìm hiểu về khởi nguồn của loài người với những hình ảnh vô cùng đát giá. Hóa ra, mọi vật xuất hiện trên trái đất đều là để làm cho cuộc sống của trẻ em, của con người trở nên tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó là lời khéo léo nhắn nhủ: hãy chăm sóc, thương yêu, dạy dỗ trẻ em và dành cho thế giới tuổi thơ mọi điều tốt đẹp nhất
Cảm ơn bạn Lâm nhé!!!
viết 1 bài văn tả con vật mà bạn thích . các bạn giúp mình nhé
Meo! Meo! Đấy chú mèo Bi lại đến chơi với tôi đấy.
Chú mèo có bộ lông tuyệt đẹp màu vàng óng. Đầu chú to như cái xuyến. Hai tai chú vểnh lên lúc nào cũng như nghe ngóng mọi sự việc.Chú có đôi mắt mầu vàng long lanh như hai giọt nước, buổi tối chú nhìn mọi vật rất rõ. Bạn nhìn mũi chú bé thế thôi nhưng cực thính, mũi chú thính vì chú có bộ ria em coi bộ ria của chú như cái ra đa. Mồm chú to nên lúc ăn cái gì cũng kêu nhoong nhoong. Chú khoác trên mình một bộ lông mượt óng. Đuôi chú bao giờ cũng ve vẩy trông gớm là điệu. Bốn chân của chú, mỗi chân có bốn móng vuốt. Ban ngày ban trưa, chú thường phơi nắng trên mái tôn nhà tôi. Ngoài ra chú còn bắt chuột. Mỗi lần bắt được chuột là một chiến công của chú, tôi thưởng cho chú ăn rau, cá và sữa. Mèo nhà em rất thích uống sữa. Có lần, chú còn lấp ló lấp ló, tôi không biết chú đang làm gì, thì ra là chú đang rình một gã chuột, gã chuột mon men đến cạnh đĩa thức ăn, ngó đi ngó lại rồi cậy lồng bàn. Mèo ta tức lắm nhảy vào vồ gã chuột, gả chuột chỉ kịp kêu chít một cái. Thế là mèo đã lập được chiến công mới.
Nuôi mèo có ích lắm , nếu nhà ai chưa có thì mua lấy một con nhé
k nha bn cảm ơn bn
k nha bài đây thank you very much ko k là tôi hack nick
Meo! Meo! Đấy chú mèo Bi lại đến chơi với tôi đấy.
Chú mèo có bộ lông tuyệt đẹp màu vàng óng. Đầu chú to như cái xuyến. Hai tai chú vểnh lên lúc nào cũng như nghe ngóng mọi sự việc.Chú có đôi mắt mầu vàng long lanh như hai giọt nước, buổi tối chú nhìn mọi vật rất rõ. Bạn nhìn mũi chú bé thế thôi nhưng cực thính, mũi chú thính vì chú có bộ ria em coi bộ ria của chú như cái ra đa. Mồm chú to nên lúc ăn cái gì cũng kêu nhoong nhoong. Chú khoác trên mình một bộ lông mượt óng. Đuôi chú bao giờ cũng ve vẩy trông gớm là điệu. Bốn chân của chú, mỗi chân có bốn móng vuốt. Ban ngày ban trưa, chú thường phơi nắng trên mái tôn nhà tôi. Ngoài ra chú còn bắt chuột. Mỗi lần bắt được chuột là một chiến công của chú, tôi thưởng cho chú ăn rau, cá và sữa. Mèo nhà em rất thích uống sữa. Có lần, chú còn lấp ló lấp ló, tôi không biết chú đang làm gì, thì ra là chú đang rình một gã chuột, gã chuột mon men đến cạnh đĩa thức ăn, ngó đi ngó lại rồi cậy lồng bàn. Mèo ta tức lắm nhảy vào vồ gã chuột, gả chuột chỉ kịp kêu chít một cái. Thế là mèo đã lập được chiến công mới.
Nuôi mèo có ích lắm , nếu nhà ai chưa có thì mua lấy một con nhé
các bạn giúp mình làm bài 13,14,15,16 nhé. Các bạn làm đc câu nào thì làm.Cảm ơn các bạn
m
Bài 14 gợi ý nè:
a) Gọi d là ƯCLN(4n+1;5n+1)
Sử dụng tính chất chia hết của 1 hiệu, ta phải có 4n+1 và 5n+1 chia hết cho d
Lấy số lớn trừ số bé, ta có : (5n+1)-(4n+1) chia hết cho d => chỉ còn 1 chia hết cho d => d=1
Vậy ƯCLN(4n+1;5n+1)=1
Câu b giải tương tự như trên bạn nhé
xác định và chứng minh " chuyện cổ tích về lời người " [ Xuân Quỳnh ] là một bài thơ? Vì sào tác giả lại đặt tên nhan đề là như vậy ?
Các bạn giúp mk nhé,mk đang cần gấp!
- Căn cứ để xác định "Chuyện cổ tích loài người" là một bài thơ là: được sáng tác theo thể thơ năm chữ và chia làm nhiều khổ thơ.
- Chứng minh:
- Bài thơ sử dụng nhiều các biện pháp: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ…
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm xúc kết hợp với hình ảnh thơ gần gũi thân thuộc.
- Nội dung là kể lại nguồn gốc của loài người, bộc lộ sự yêu thương với trẻ em.
- Tác giả đặt nhan đề "Chuyện cổ tích về loài người" vì:
+ Nội dung bài thơ là lời kể về nguồn gốc của loài người kết hợp cùng những yếu tố kì ảo tựa như một câu chuyện cổ tích.
+ Nhằm gợi những liên tưởng về những câu chuyện giải thích sự xuất hiện của loài người trong vũ trụ dưới hình thức cổ tích suy nguyên.
1. Tác giả: Bài thơ được viết bởi nhà thơ Xuân Quỳnh, một trong những nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Xuân Quỳnh được biết đến với những tác phẩm thơ sắc sảo và tinh tế.
2. Nội dung: Bài thơ "Chuyện cổ tích về lời người" nói về sự quan trọng của lời nói và tác động của nó đến cuộc sống con người. Bài thơ mang tính chất tưởng tượng và sử dụng hình ảnh cổ tích để truyền đạt thông điệp.
3. Cấu trúc và ngôn ngữ: Bài thơ có cấu trúc thơ tự do, không tuân theo các quy tắc cố định về đo và vần. Ngôn ngữ của bài thơ tươi sáng, hài hước và sử dụng các hình ảnh cổ tích để tạo ra hiệu ứng tưởng tượng.
Vì vậy, dựa trên tác giả, nội dung, cấu trúc và ngôn ngữ của bài thơ, chúng ta có thể xác định và chứng minh rằng "Chuyện cổ tích về lời người" là một bài thơ của Xuân Quỳnh. Tên đề bài được đặt như vậy để tạo ra sự hấp dẫn và tò mò cho người đọc, đồng thời tạo ra một liên kết giữa chủ đề của bài thơ và các yếu tố cổ tích trong nội dung.
Các bạn giúp mk nhé!!!
8 he sent me postcards was when he was in France.
9 since she met her parents.
#\(yGLinh\)