Đề bài: Viết bài văn tả một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở
Gợi ý:
Đề bài: Viết bài văn tả một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở.
1. Dựa vào bài tập 2 trang 16, (Tiếng Việt 4, tập hai), lập dàn ý cho bài văn tả một cây bóng mát.
2. Chia sẻ trong nhóm, thêm vào dàn ý đã lập
a. Mở bài: Giới thiệu cây mít mà em muốn miêu tả.
Mẫu: Trước sân nhà em có một mảnh vườn nhỏ. Dù vào những ngày hè oi ả nhất, mảnh vườn ấy vẫn luôn râm mát. Bởi vì nó được một cây mít vô cùng cao lớn che chở cho.
b. Thân bài: Miêu tả cây mít
* Miêu tả khái quát:
- Cây được trồng ở một góc của mảnh vườn.
- Cây năm nay đã được hơn hai mươi tuổi.
- Cây thuộc giống mít mật.
- Cây cao khoảng gần 15m, tán rộng xum xuê
* Miêu tả chi tiết từng bộ phận của cây:
- Thân cây to, cứng cáp, lớn bằng vòng ôm tay.
- Lớp vỏ trên thân cây khá dày, xù xì, thô ráp.
- Các cành cây lớn như cổ tay, dài đến vài mét.
- Số lượng các cành con nhiều không đếm xuể.
- Lá mít to, màu xanh sẫm, lúc còn non thì có màu xanh lá.
- Quả mít khi lớn có thể to đến như một cái nồi cơm điện, vỏ ngoài màu nâu, cùi dày màu trắng, bên trong là các múi mít thơm ngon
* Hoạt động của em cùng cây mít:
- Tưới nước, nhổ cỏ, chăm sóc cho cây.
- Em ngồi chơi, đọc truyện dưới bóng mát của cây.
- Em ngóng chờ hái từng trái mít chín khi vào mùa.
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây mít.
Mẫu: Em rất quý cây mít nhà mình. Bởi cây không chỉ là một cây xanh mà còn là người bạn thầm lặng gắn bó cùng em suốt bao năm tháng tuổi thơ êm đềm. Em sẽ cố gắng chăm sóc cây thật tốt, để cây mãi xanh tươi, tỏa rợp bóng mát cho khu vườn của nhà em.
2. Học sinh tự chia sẻ trong nhóm và thêm dàn ý
Viết đoạn kết bài không mở rộng cho bài văn tả một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở.
Cây hoa phượng không chỉ mang đến bóng râm, che mưa, che nắng cho con người mà để lại cho những ấn tượng khó phai cho bất cứ ai đi ngang vào mùa hoa nở.
Viết đoạn mở bài cho bài văn tả một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở.
a. Mở bài trực tiếp
b. Mở bài gián tiếp
a. Ở giữa sân trường em có trồng một cây phượng lúc nào cũng sum suê bóng mát.
b. Sân trường em trồng rất nhiều loại cây cho bóng mát. Chúng đứng thành hàng thẳng tắp, xòe tán rộng che bóng mát khắp cả sân trường. Nhưng có lẽ gốc cây thu hút nhiều nhất vẫn là cây phượng già ở giữa sân trường.
Đề bài: Viết bài văn tả một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở.
1. Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn:
2. Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài viết của em
3. Trao đổi với bạn:
a. Những điều em học được ở bài viết của bạn.
b. Những nội dung em có thể điều chỉnh để bài viết của mình hay hơn.
4. Viết lại một đoạn văn trong bài viết của em, thêm vào một vài hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa.
Học sinh nghe nhận xét và sửa bài theo yêu cầu.
Thực hiện một trong hai đề bài sau:
a. Viết bài văn tả một vườn rau hoặc một vườn hoa mà em thích.
b. Trường em có rất nhiều cây. Viết bài văn tả một cây bóng mát hoặc cây hoa gắn bó với em và bạn bè.
Trước sân nhà em có một cây lộc vừng đã rất nhiều tuổi rồi. Cây cao lớn và có tán đẹp lắm, nên ai đi qua nhà em cũng phải xuýt xoa.
Cây lộc vừng cao đến hơn 4m, tỏa bóng rợp cả vùng sân trước nhà. Thân cây to và vạm vỡ, cả hai bạn nhỏ cũng chưa ôm xuể. Bộ rễ của cây thì phải rậm rạp lắm. Bởi chỉ một vài đoạn nhỏ của rễ bò trên mặt đất cũng to như cái cổ tay của em rồi. Lớp vỏ trên thân cây lộc vừng thô ráp và sần sùi nhưng không khô đến xuất hiện nhiều khe rãnh như cây bàng. Lúc nào, thân cây cũng có một màu nâu sẫm và tươi tốt. Từ cách mặt đất chừng một, mét, cây đã bắt đầu chẻ cành. Cành lộc vừng khá dài và cứng cáp. Điểm đặc biệt là tán của cây trông rất to và rậm, nhưng số lượng cành con của nó lại rất ít. Cảm giác tán cây lộc vừng dày đến như thế, là dựa vào những chiếc lá to và dài mọc san sát nhau, và các chùm hoa khổng lồ, dài đến cả 30, 40cm dày đặc.
Hoa lộc vừng nở từ tháng 6 cho đến hết tháng 10. Hoa nở từng đợt, hết chùm này đến chùm khác. Và nếu cây càng lâu đời, thời tiết càng thuận lợi, thì các đợt hoa thậm chí có thể nở từ tháng 5 và kéo đến sát dịp cuối năm. Hoa lộc vừng mọc thành từng chùm dài. Trên một cuống hoa có các bông hoa nhỏ màu đỏ mọc chi chít. Khi nở, các cánh hoa nhỏ và dài xòe ra như một quả cầu lông vậy. Một bông hoa nở có phi phải gần hai tuần mới tàn và rụng xuống. Bởi vì số lượng quá nhiều và liên tục có hoa mới nở, nên cảm tưởng như cây lọc vừng nở hoa mãi không tàn. Lúc nào nhìn lên cây cũng thấy một rừng đỏ lửa. Và kèm theo đó, chính là một chiếc sân luôn thơm nồng nàn mùi hoa lộc vừng được trải một thảm dày hoa đỏ mềm mại.
Cây lộc vừng là niềm tự hào của cả gia đình em với bạn bè. Chiều chiều, em sẽ ra quét lá và hoa rụng dưới sân cho sạch sẽ, rồi lại tưới nước cho cây. Mong rằng, cây sẽ luôn phát triển khỏe mạnh, để lại đem đến thêm nhiều mùa hoa tuyệt vời nữa cho gia đình em.
a.
Vườn trường em trồng nhiều loài hoa quý, hoa đẹp nhưng em thích nhất là mấy khóm hồng.
Mấy khóm hồng này được lấy giống từ hoa hồng Đà Lạt. Công viên cây xanh thành phố đã bán lại cho trường năm chậu hoa hồng. Thầy Tú đã chuyển hoa hồng từ chậu hoa vào vườn hoa.
Năm khóm hồng Đà Lạt được “nhập cư” vào vườn trường em. Hoa nở bốn mùa, nhưng nở nhiều nhất vào các tháng xuân – hè. Hoa hồng bạch, hoa hồng vàng, hoa hồng nhung, hoa hồng tím, hoa hồng đỏ, cây nào cũng đẹp, đẹp kiêu sa, toả hương thơm ngào ngạt. Mỗi bông hoa nở xoè to bằng cái bát sứ Tàu cổ. Nụ hoa to bằng hai ngón tay thiếu nữ chụm vào. Lá hồng có nhiều khía như đuôi con chim trĩ. Gốc và cành hồng có nhiều gai nhọn hoắt màu tim tím. Ngắm hồng vào sáng sớm mới đẹp. Cánh hoa lấp lánh đẫm sương mai. Mấy chục bông hồng tươi thắm, khoe sắc rực rỡ. Chuồn chuồn, bươm bướm, ong vàng cứ quấn lấy các bông hồng, không chịu rời xa.
b.
Tả cây phượngCó một loài hoa còn được gọi là hoa của tuổi học trò, đó chính là hoa phượng. Không biết từ bao giờ mà hoa phượng có mặt ở mọi mái trường, che nắng cho bao thế hệ học sinh và cũng chứng kiến biết bao cuộc chia tay đầy lưu luyến của những cô cậu học trò.
Hoa phượng một loài hoa với cái tên thật đẹp, cả năm chỉ nở một lần và lại nở vào đúng mùa hè vừa nhiều nắng, lại nhiều mưa. Cây phượng mùa xuân xanh tốt lộc non mơn mởn, đến mùa hè dùng hết sức lực của mình để trổ những đoá hoa tươi thắm. Mùa thu đến nó phải rụng bớt lá để nuôi thân và rồi mùa đông nó dành thời gian dưỡng sức cho một mùa trổ hoa tiếp theo.
Những bông hoa phượng đầu tiên thường xuất hiện sau cơn mưa đầu mùa hạ (khoảng cuối tháng tư, đầu tháng năm). Đó cùng là thời điểm học sinh đang thi hết kì hai, chuẩn bị nghỉ hè. Hoa phượng nở từng chùm đỏ rực rỡ như một lời chúc mừng cho các bạn học sinh thi tốt, làm bài tốt. Thế rồi hoa phượng nở thật lâu tàn, mãi cho đến khi chúng em dự lễ bế giảng năm học, hoa phượng vẫn tươi thắm như ngày đầu, những cánh hoa bắt đầu rụng nhiều hơn. Điều đó giống như một lời chia tay đầy lưu luyến của hoa phượng dành cho những người học sinh. Mặc cho mùa hè có những cơn mưa dông gió giật, thậm chí là những cơn bão đầu mùa. Hoa phượng vẫn sừng sững, vẫn tươi và rực rỡ, không có gì có thể làm nhoè đi sắc thắm của những bông hoa phượng.
Đối với em, cây phượng rất có ích, cho bóng mát, cho hoa đẹp. Hoa phượng lại là thứ để lại trong lòng học sinh chúng em biết bao kỷ niệm tươi đẹp dưới tán cây, dưới mái trường thân yêu.
Dựa vào kết quả quan sát ở Bài 3, tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích.
Gợi ý:
1) Viết về gì?: Tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh).
2) Sử dụng sơ đồ tư duy:
– Viết ra giấy bất kì từ nào thể hiện suy nghĩ hoặc kết quả quan sát của em (từ khoá).
– Sắp xếp ý:
+ Nối các từ khoá có quan hệ gần nhất với nhau.
+ Bỏ bớt những từ không phù hợp hoặc không cần thiết.
+ Sắp xếp các từ khoá theo thứ bậc từ ý lớn đến ý nhỏ.
3) Lập dàn ý dựa theo cấu tạo của bài văn tả cây cối đã học ở Bài 3.
Gợi ý: Dàn ý tả cây Quất
1. Mở bài
- Giới thiệu loài cây em định tả: Cây quất
2. Thân bài
- Tả hình dáng cây quất: Không quá cao, được trồng trong chậu sứ
+ Thân cây: Nhỏ, bằng ngón chân cái người lớn nhưng phân ra nhiều nhánh
+ Lá: Mọc xum xuê khắp các cành, màu xanh biếc, thon nhỏ, hơi dày, mặt lá nổi gân, lá gần giống lá chanh
+ Hoa quất: Trắng ngà, mọc thành từng chùm nhỏ
+ Trái quất: Hình tròn, khi còn non có màu xanh, khi chín ngả màu vàng cam
+ Mùi vị trái quất: Chua, thơm thanh mát, dễ chịu...
- Ý nghĩa của cây quất trưng trong ngày Tết: Tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy, may mắn, sức sống, hi vọng cho gia chủ.
3. Kết bài
Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân đối với cây quất.
Dựa vào dàn ý đã lập ở Bài 4, viết bài văn tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích.
Em hãy viết một bài văn tả một cây bóng mát( cây hoa, cây ăn quả,...) mà em đã từng quan sát
gợi ý:
1.đoạn 1 (Mở bài) giới thiệu 1 cách sinh động về cây định tả (nguồn gốc? trồng ở đâu? trồng từ bao giờ?)
2. thân bài (gồm khoảng 3 đoạn)
* đoạn 1:
- tả bao quát cây đó (hình dạng nhìn từ xa, màu sắc,...)
- khung cảnh thiên nhiên Tô điểm cho vẻ đẹp của cây( bầu trời, mây, ánh nắng, không khí, chim chóc, những cơn gió,...)
* đoạn 2: tả chi tiết từng bộ phận của cây theo trình tự từ dưới đi lên( gốc, rễ, thân, cành, tán lá, lá, hoa, quả)
lưu ý:
- dựa vào loại cây đã chọn để tả đúng trọng tâm (cây hoa - tả kỹ hoa; cây ăn quả - tả cây ăn quả; cây bóng mát - tả kĩ rễ, thân, cành, Lá)
- tả bằng nhiều giác quan
- sử dụng hình ảnh nhân hóa, so sánh tả chứ không kể lể từng bộ phận theo vị trí
- thay đổi các cách diễn đạt, tránh lập Ý ,lặp từ
*đoạn 3: ích lợi của cây đó (đối với cuộc sống, đối với em, đối với gia đình)
- một kỉ niệm gắn bó hoặc tình cảm tự chăm sóc (của em hoặc gia đình) em đối với cây đó
3. kết bài: - suy nghĩ, cảm xúc đọc lại, ấn tượng sâu sắc của em với cây đó
- Mong Muốn, tuyên truyền tới mọi người xung quanh trong việc trồng và bảo vệ cây xanh