Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
5 tháng 10 2023 lúc 0:30

Hai dòng thơ cuối bài muốn nói với em nên trân trọng những phút giây ngắn ngủi đừng để đến khi mất đi mới hối hận cũng không kịp.

lê danh phú nguyên
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 6 2019 lúc 3:29

Nhà thơ muốn ca ngợi bầy ong; bầy ong đã giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn, ong chắt được mật từ trong những cánh hoa ấy, đem lại cho con người mật ngọt. Những giọt mật tinh túy ấy như giữ lại những mùa hoa đã tàn phai giúp ích cho đời.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 10 2019 lúc 17:25

Cao Bằng trấn giữ một địa thế quan trọng đối với nước ta. Người Cao Bằng vì ta mà giữ lấy biên cương.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
26 tháng 9 2023 lúc 8:51

Việc lặp lại hai lần câu thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” ở cuối bài thơ nhấn mạnh mong muốn, điều ước của các bạn nhỏ. 

Cutegirl
Xem chi tiết
~Yoshimi~
13 tháng 3 2019 lúc 18:28

Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới 
Tôi nhớ những ngày thu đã xa 
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội 
Những phố dài xao xác hơi may 
Người ra đi đầu không ngoảnh 
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy 
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới 
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa 
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất 
Những buổi ngày xưa vọng về.
 
Từ câu một đến câu ba là khúc dạo đầu của một bản đàn:
 
Sáng mát trong như sáng năm xưa 
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
          Tôi nhớ những ngày thu đã xa.
 
Nguyễn Đình Thi cảm nhận về đất nước thân yêu của mình bắt đầu từ buổi sáng tinh khiết của mùa thu. Trời thu mát mẻ, trong trẻo “mùi hương cốm mới” hòa quyện trong những làn gió nhẹ mơn man gợi cảm giác thi vị và cũng gợi cho chúng ta nhớ đến hương vị thơm ngon của lúa nếp trong câu thơ của Hoàng cầm "Quê hương ta lúa nếp thơm nồng"      (Bên kia sông Đuống). Từ mùa thu nơi núi rừng Việt Bắc, mùa thu độc lập, tự do, mùa thu của quê hương cách mạng, Nguyễn Đình Thi đưa điểm nhìn về “Những ngày thu đã xa”. Có thể nói, nhà thơ chỉ:
 
Vặn đàn mấy tiếng dạo qua 
Dẫu chưa nên khúc tình đã thoảng bay.
 
Lòng tác giả nhớ về mùa thu Hà Nội:
 
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội 
Những phố dài xao xác hơi may 
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
 
Khung cảnh Hà Nội hiện lên thật đẹp, bàng bạc chất thơ. Tiết trời chỉ “chớm lạnh”- cái lạnh rất đặc trưng của Hà Nội ba mươi sáu phố phường. Cái lạnh làm rung động hồn người. Cái lạnh gợi thi hứng khác hẳn cái lạnh lẽo của mùa đông. Những cơn gió heo may xao xác đầu mùa rải trên đường phố tĩnh lặng làm cho phố phường dài hơn, rộng hơn. “Xao xác” là từ láy được nhà thơ dùng “rất đắt”. Đặc biệt những tia nắng hanh vàng soi trên “thềm nắng lá rơi đầy” gợi được thần sắc riêng biệt của vẻ đẹp mùa thu. Chính vì Hà Nội luôn ở nơi hồng trái tim của Nguyên Đình Thi nên nhà thơ mới miêu tả đúng vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội như thế. Tuy nhiên, cảnh sắc ấy dưới điểm nhìn của tác giả có chút xao xuyến, bâng khuâng, buồn lặng lẽ. Nhưng không thể vui được khi Hà Nội vẫn còn bóng dáng của quân cướp nước, bán nước. Cho nên, "Người ra đi đầu không ngoảnh lại". Câu thơ đã vẽ lên bức chân dung tự họa của thi sĩ Nguyễn Đình Thi. Tâm trạng người ra đi mang nặng niềm thương mến, vấn vương. Vì lý trí nhắc nhở trách nhiệm của người công dân nên “Người ra đầu không ngoảnh lại”.Còn tình cảm có sự lưu luyến với nếp sống quen thuộc trong căn nhà bé nhỏ và nỗi nhớ nhung Hà Nội bốn ngàn năm văn hiến. Vì vậy, nhà thơ "đầu không ngoảnh lại " nhưng tâm hồn thì không thể không ngoảnh lại:
 
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
 
Nếu như mùa thu Hà Nội gợi cảm, thoáng nét buồn trong khung cảnh biệt li thì mùa thu Việt Bắc tràn ngập niềm vui:
 
Mùa thu nay khác rồi 
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
 Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
 Trong biếc nói cười thiết tha.
 
Câu thơ “Mùa thu nay khác rồi”vừa là câu chuyển đoạn, chuyển ý vừa nói lên sự biến chuyển trong nhận thức về lòng yêu nước của Nguyễn Đình Thi. Ớ đây, niềm vui giữa chủ thể và khách thể có sự vang ứng, cộng hưởng. Nhà thơ đứng giữa thiên nhiên đẹp đến hai lần mà cất tiếng reo vui. Nghệ thuật nhân hóa tu từ đã giúp cho những cảnh vật đơn sơ trở nên có hồn và gần gũi với con người. Nhà thơ nhìn rừng tre thấy nó cũng vui; nhìn trời thu thấy nó vừa xanh vừa trong, vừa "thay áo mới" vừa "nói cười thiết tha" như chưa bao giờ được nói cười một cách tự do, thoải mái như thời điểm này. Chúng ta dễ thấy nhân vật có sự thay đổi lớn. Trước đây, nhân vật “tôi”có cái nhìn còn hẹp, chỉ quẩn quanh nơi đường phố, thềm nhà. Bây giờ, nhân vật “tôi” có cái nhìn rộng lớn bao quát cả núi đồi, rừng tre, trời thu, cánh đồng, dòng sông... Có thể nói, cái nhìn của nhân vật ít nhiều giống với cái nhìn của nhân vật Độ trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao. Đó là cái nhìn của những trí thức, văn thi sĩ nhập cuộc, đứng trong lòng cuộc kháng chiến, tin tưởng vào tương lai của cuộc kháng chiến và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Vậy nên, cái của nhà thơ (chủ thể) đã hòa quyện vào cái chung rộng lớn vui tươi (khách thể).
Hơn nữa, đối với nhà thơ, niềm vui được giải phóng như được nhân lên theo cấp số nhân:

Trời xanh đây là của chúng ta
 Núi rừng đây là của chúng ta 
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

Nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc cú pháp và liệt kê cùng với nhịp điệu khẩn trương, khỏe khoắn, hồ hởi, sôi nổi cách dùng nhiều tính từ, cách chọn vần âm vang: “a -at” đã nhấn mạnh niềm tự hào mãnh liệt của nhà thơ khi được làm chủ đất nước. Vì đất nước đã độc lập, tự do nên trời xanh, núi rừng, cánh đồng, dòng sông đều trở về ta. Trước đây, Nguyễn Đình Thi chưa có được những phút giây vui mừng, hạnh phúc đến thế. Trong Bài thơ Bắc Hải, khi phản ánh tâm trạng người tha hương, nhà thơ ghi nhận những nét sâu xa của tình yêu một đất nước bằng ngòi bút khổ đau:
 
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
 
Nhớ Hải Phòng, nơi gắn liền với tuổi thơ ngây, hồn nhiên của mình, nhà thơ vẫn không quên được quá khứ đau thương của đất cảng:
 
Quán Bà Mau, ngõ Ba Chìa, Bến Đá
Chợ Cột Đèn, Chợ Sắt, chợ đưa người 
Những tên gọi sao mà vất vả 
Chẳng khác lênh đênh những cuộc dời.
(Nhớ Hải Phòng)
 
Do đó, trong điểm nhìn hiện tại, đất nước hiện lên trong đôi mắt chan chứa yêu thương của Nguyễn Đình Thi rất màu mỡ, phì nhiêu, dài rộng, bát ngát, duyên dáng và giàu tiềm năng.

Từ niềm vui lan tỏa không gian, mạch thơ chuyển sang suy tư trên mạch thời gian.
 
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất 
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
 
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, từ hiện tại, nhà thơ nhớ về quá khứ hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước vẻ vang, oanh liệt, hào hùng, chói lọi của dân tộc ta.
 
Hai câu thơ:

Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất 

Là một sự khám phá về nghệ thuật sâu sắc, độc đáo của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Từ “rì rầm” vừa miêu tả cảm nhận bằng thính giác, vừa miêu tả cảm nhận bằng linh giác. Đồng thời đó cũng là tiếng gọi của quá khứ “hồn núi sông ngàn năm” thiêng liêng trở về hiện tại. Mặt khác, nhà thơ còn nói lên được hai đặc tính quý báu của ông cha ta là: không bao giờ chịu cúi đầu khuất phục trước kẻ thù, trước nghịch cảnh (những người chưa bao giờ khuất) và luôn quan tâm đến thế hệ mai sau “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất” để chuyện trò to nhỏ, đều đều, nhắc nhở con cháu không dứt lời. Đó cũng chính là hai đặc tính rất đáng nâng niu, trân trọng của một dân tộc anh hùng, hiên ngang, kiên cường, nhân ái, giản dị, cần cù, chất phác. Hai đặc tính này, sau đó, được nhiều nhà thơ, nhà văn khai thác. Nhà thơ Huy Cận đã viết:

Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững 
Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa
 Trong và thật sáng hai bờ suy tưởng 
Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa.

Tóm lại, bằng một hồn thơ đất nước rộng mở, bằng tình cảm mạnh mẽ, bằng điếm nhìn từ quá khứ đến hiện tại và từ hiện tại về quá khứ, bằng các thủ pháp nghệ thuật độc đáo, Nguyễn Đình Thi vừa miêu tả được nét đẹp tuyệt vời của đất nước Việt Nam trăm quý ngàn yêu, hết lời ca ngợi đất nước, vừa bày tỏ được cảm hứng về đất nước và dân tộc anh hùng một cách nhất quán, chân thành.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
25 tháng 10 2023 lúc 22:03

Khổ thơ cuối bài cho thấy không chỉ người trong nước mà người nước ngoài cũng yêu thích quả mơ, yêu sông núi nước ta mà gửi mơ về làm quà cho gia đình. 

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 10 2023 lúc 6:27

Khổ cuối bài thơ thể hiện tình yêu thương bà vô bờ bến, lòng biết ơn vô hạn của người cháu dành cho bà của mình. Chữ “thương” được điệp lại hai lần tựa như giọt lệ ứa ra. Lệ ứa ra vì xúc động, vì nhớ thương bà. Những hình ảnh ẩn dụ: “tóc sương da mồi”, “lòng vàng”, hình ảnh so sánh “Bà như quả ngọt chín rồi” đã tô đậm đức hy sinh to lớn, tình thương đằm thắm của bà dành cho con cháu; đồng thời thể hiện tấm lòng kính yêu và biết ơn của con cháu trong gia đình đối với bà thật vô cùng thiết tha, mãnh liệt.

doraemon
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
20 tháng 12 2019 lúc 17:38

- Hai câu đầu: khẳng định chủ quyền, lãnh thổ đất nước.

- Hai câu sau: khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước.

- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.

- Tác giả: Lý Thường Kiệt.

Khách vãng lai đã xóa
doraemon
23 tháng 12 2019 lúc 21:17

cảm ơn

Khách vãng lai đã xóa
doraemon
23 tháng 12 2019 lúc 21:19

Nhưng cho hỏi sao Wikipedia nói vẫn chưa xác định rõ tác giả?

Khách vãng lai đã xóa