Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Ngọc Trần
Xem chi tiết
Phu Thuy Kieu Linh
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
20 tháng 11 2016 lúc 14:55

Bài thơ “Ánh trăng” là một lần “giật mình” của Nguyễn Duy về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Thơ của Nguyễn Duy không hề khai thác cái đẹp của trăng, nhưng ánh trăng trong thơ ông vẫn mãi làm day dứt người đọc - sự day dứt về những điều được và mất, nên và không, khi sống trong cuộc đời. Vẻ đẹp ấy mới chính là vẻ đẹp của văn chương cách mạng vì thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, con người mà còn “dạy” ta cách học làm người. Thì ra những bài học sâu sắc về đạo lí làm người đâu cứ phải tìm trong sách vở hay từ những khái niệm trừu tượng xa xôi. Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ ngon trong quên lãng.

Đauđầuvìnhàgiàu Bùnphiền...
22 tháng 11 2016 lúc 19:49

Nguyễn Duy là nhà thơ trường thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những sáng tác của ông đi vào lòng người đọc bởi sự nhẹ nhàng, gần gũi, mộc mạc của ngôn ngữ qua bài thơ “Hơi ấm ổ rơm”, “Tre Việt Nam”. Bài thơ “Ánh trăng” được rút ra từ tập thơ cùng tên, sáng tác năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh đã khiến người đọc có cách nhìn nhận chân thực và sâu sắc hơn về cuộc sống, về quá khứ qua hình ảnh trung tâm “ánh trăng”.

Ánh trăng là hình ảnh xuyên suốt 4 khổ thơ, xâu chuỗi các dòng hoài niệm và suy nghĩ của một đời người về hiện tại và quá khứ. Có thể nói Nguyễn Duy đã rất tinh tế để xây dựng thành công hình tượng “vô tri vô giác” nhưng có sức mạnh đánh thức và lay động trái tim.

Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh ánh trăng thân thuộc, gần gũi, gắn với những kỉ niệm đẹp gắn bó với tuổi thơ, với năm tháng chiến tranh ác liệt:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ.

Có thể nói hình ảnh “ánh trăng” đã thành biểu tượng xuyên suốt tuổi thơ của tác giả, gắn bó với những kỉ niệm khó quên. Ánh trăng tinh khiết, dịu nhẹ lan tỏa từ cánh đồng mênh mông, từ dòng sông bến nước – nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi chúng ta.

Đến những năm tháng “hồi chiến tranh ở rừng” gian khổ, vất vả, ánh trăng từ kí ức tuổi thơ ấy đã thành “tri kỉ”, thành người bạn đồng hành, người bạn tâm tình đáng mến, thủy chung, son sắt. Có thể nói Nguyễn Duy đã rất khéo, rất tinh tế khi nhân hóa ánh trăng thành một người bạn tri kỉ của những anh bộ đội cụ hồ. Sự gắn bó quấn quýt, tình cảm chân thành và trong sáng giữa anh bộ đội và anh trăng thật đáng ngưỡng mộ.

Hai dấu mốc thờ gian “hồi nhỏ” và “hồi chiến tranh” đã khiến cho ánh trăng trở nên gần gũi và nghĩa tình ở khổ thơ tiếp:

Trần trụi giữa thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa

Dù là ở đâu thì “ánh trăng” vẫn vẹn nguyên, gần gũi, phóng khoáng khiến cho tác giả có cảm giác “không bao giờ quên”, nhưng đó chỉ là “ngỡ” thôi. Vầng trăng tình nghĩa, chung thủy luôn là hình nhắc nhắc nhở tác giả không được phép quên đi.

Nhưng chính từ “ngỡ” ấy chính là dấu hiệu cho một sự rạn nứt, quên lãng ở khổ thơ tiếp theo

Từ hồi về thành phố

Quen đèn điện của gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

Cuộc sống đô thị phồn hoa với đèn điện, cửa gương, với tiện nghi đầy đủ đã khiến cho tác giả quên mất đi người bạn tri kỉ ngày xưa đó. Ở hai câu thơ sau của khổ thơ này, giọng thơ chùng xuống khiến người đọc nghèn nghẹn. Và đặc biệt cách dùng từ “người dưng” đã gợi lên cảm giác xót xa đến tột độ. Từng là bạn tri kỉ, từng là “người” ngỡ như không quên, nhưng giờ đây tác giả vô tâm, vô tình, hờ hững xem như kẻ qua đường, không hơn không kém. Phép so sánh đấy đã khiến cho tứ thơ xoáy sâu vào lòng người nhiều nuối tiếc, day dứt, xót xa cho một sự thay đổi.

Thanh Xuân Nguyễn
Xem chi tiết
Dân Chơi Đất Bắc=))))
7 tháng 6 2021 lúc 21:56

Tham Khảo:

Vầng trăng dịu mát, sáng trong, vầng trăng huyền diệu tròn đầy tự bao giờ đã trở nên thân thương gắn bó với con người. Nếu vị thi tiên Lý Bạch khi xa quê đã không thể quên ánh trăng trên đỉnh núi Nga Mi:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương

Nếu Bác kính yêu coi trăng như bè bạn tri âm “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” thì Nguyễn Duy - nhà thơ trưởng thành thời kháng chiến chống Mỹ lại coi trăng là nguồn sáng lung linh để thanh lọc tâm hồn, để ăn năn hối lỗi. Bài thơ “Ánh trăng” (1978) của ông được khơi nguồn từ những cảm xúc chân thành và cao đẹp như thế

Bài thơ mang dáng dấp như một câu chuyện với lời kể mở đầu tự nhiên, trôi chảy về mối quan hệ gắn bó giữa trăng và nhà thơ:

Hồi nhỏ sống với đồng

............

Vầng trăng thành tri kỉ

Chỉ bằng 4 câu thơ ngắn Nguyễn Du đã dựng lại được cả thời niên thiếu cho đến lúc trưởng thành, một không gian thân thương: đồng, sông, bể. Từ không gian đầy ắp kỉ niệm ấy ta nhận ra niềm say mê, sảng khoái của con người trong cái mát lành dịu ngọt ân tình của quê hương qua ánh trăng lai láng trên cánh đồng, dòng sông, bãi biển. Không gian cứ mở rộng mãi ra, bao la bát ngát theo nhịp trưởng thành của con người. Thời gian không ngừng vận động và cậu bé lớn lên từ quê hương ấy đã trở thành chiến sĩ. Khi xa quê, đi vào cuộc chiến, nỗi nhớ thương chợt hiện về quay quắt tâm hồn, lúc này người và trăng lại càng gắn bó ánh trăng là bạn tri kỉ chia sẻ mọi gian nan thiếu thốn, mọi buồn vui sướng khổ trong những năm tháng chiến tranh của tác giả. Như vậy là tuổi thơ chớp mắt đã trôi qua. Cái còn lại lúc này là vầng trăng thật đơn sơ, chung thuỷ.

 

Hai chữ hồi ở câu thơ thứ nhất và thứ 3 làm cho khổ thơ như có một chỗ dừng chân. Cái dừng chân giữa ranh giới của ấu thơ và trưởng thành. Ánh trăng soi rọi về quá khứ khiến tiếng nói tâm tình trở nên sâu lắng thiết tha:

Trần trụi giữa thiên nhiên

.............

Cái vầng trăng tình nghĩa

Trăng hồn nhiên như trẻ thơ, trăng chân thành như bè bạn, trăng gắn bó sâu nặng với con người mà không trở lực nào có thể ngăn cách. Những năm tháng con người sống thật nhất với mình, trần trụi, hồn nhiên là khi con người ta trân trọng, đinh ninh một lời thề son sắt “ngỡ không bao giờ quên, cái vầng trăng tình nghĩa”.

Huong San
8 tháng 6 2021 lúc 17:05

Chỉ bằng 4 câu thơ ngắn Nguyễn Du đã dựng lại được cả thời niên thiếu cho đến lúc trưởng thành, một không gian thân thương: đồng, sông, bể. Từ không gian đầy ắp kỉ niệm ấy ta nhận ra niềm say mê, sảng khoái của con người trong cái mát lành dịu ngọt ân tình của quê hương qua ánh trăng lai láng trên cánh đồng, dòng sông, bãi biển. Không gian cứ mở rộng mãi ra, bao la bát ngát theo nhịp trưởng thành của con người. Thời gian không ngừng vận động và cậu bé lớn lên từ quê hương ấy đã trở thành chiến sĩ. Khi xa quê, đi vào cuộc chiến, nỗi nhớ thương chợt hiện về quay quắt tâm hồn, lúc này người và trăng lại càng gắn bó ánh trăng là bạn tri kỉ chia sẻ mọi gian nan thiếu thốn, mọi buồn vui sướng khổ trong những năm tháng chiến tranh của tác giả. Như vậy là tuổi thơ chớp mắt đã trôi qua. Cái còn lại lúc này là vầng trăng thật đơn sơ, chung thuỷ.

 

Hai chữ hồi ở câu thơ thứ nhất và thứ 3 làm cho khổ thơ như có một chỗ dừng chân. Cái dừng chân giữa ranh giới của ấu thơ và trưởng thành. Ánh trăng soi rọi về quá khứ khiến tiếng nói tâm tình trở nên sâu lắng thiết tha:

Trần trụi giữa thiên nhiên

.............

Cái vầng trăng tình nghĩa

Trăng hồn nhiên như trẻ thơ, trăng chân thành như bè bạn, trăng gắn bó sâu nặng với con người mà không trở lực nào có thể ngăn cách. Những năm tháng con người sống thật nhất với mình, trần trụi, hồn nhiên là khi con người ta trân trọng, đinh ninh một lời thề son sắt “ngỡ không bao giờ quên, cái vầng trăng tình nghĩa”.



 

Giáp Thị Vàng Anh
Xem chi tiết
Hoàng Tuấn Đăng
27 tháng 11 2016 lúc 19:58

Khổ thơ cuối thể hiện rõ nhất tính triết lý và chiều sâu suy ngẫm của nhà thơ:

Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình

+ “Trăng cứ tròn vành vạnh” : Thể hiện sự trong sáng,tròn đầy,thuỷ chung.

+ “Ánh trăng im phăng phắc”: Đó là sự im lặng nghiêm khắc mà nhân hậu,bao dung.

+ “Đủ cho ta giật mình”: Giật mình vì trăng đầy đặn nghĩa tình,mà mình lại có lúc quên trăng;giật mình vì trăng bao dung,nhân hậu,mà mình lại là kẻ vô tình;giật mình vì đã có lúc mình quên bạn bè,quên quá khứ.

=> Qua đây bài thơ nhắc nhở mọi người phải biết hướng về quá khứ, phải thuỷ chung với quá khứ.

Phạm Thị Huệ
29 tháng 11 2016 lúc 13:06

Theo em, tính triết lý và chiều sâu suy ngẫm của bài thơ "Ánh trăng" ( Nguyễn Duy) là:
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kẻ chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
Mặc cho con người vô tình, “trăng cứ tròn vành vạnh”. Đó là hình ảnh tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. “Ánh trăng im phăng phắc”, phép nhân hoá khiến hình ảnh vầng trăng hiện ra như một con người cụ thể, một người bạn, một nhân chứng, rất nghĩa tình nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người đừng quên đi quá khứ. “Ánh trăng im phăng phắc” nhưng đủ làm để làm con người “giật mình” nhận ra sự vô tình không nên có, sự lãng quên đáng trách của mình. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên, nhưng thiên nhiên và nghĩa tình quá khứ thì vẫn nguyên vẹn, vĩnh hằng.

Phạm Thị Huệ
29 tháng 11 2016 lúc 13:08

b, Khổ thơ cuối cùng mang tính hàm súc độc đáo và đạt tới chiều sâu tư tưởng và triết lí. “Trăng tròn vành vạnh” là vẻ đẹp của trăng vẫn viên mãn, tròn đầy và không hề bị suy suyển dù cho trải qua biết bao thăng trầm. Trăng chỉ im lặng phăng phắc, trăng không nói gì cả, trăng chỉ nhìn, nhưng cái nhìn đó đủù khiến cho con người giật mình. Ánh trăng như một tấm gương để cho con người soi mình qua đó, để con người nhận ra mình để thức tỉnh lương tri. Con người có thể chối bỏ, có thể lãng quên bất cứ điều gì trong tâm hồn anh ta . Nhưng dù gì đi nũa thì những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc cũng luôn vậy bọc và che chở cho con người.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 10 2018 lúc 16:30

Hình ảnh biểu tượng đầu súng trăng treo là biểu tượng bắt đầu từ hình ảnh thực

    + Những người lính đứng cạnh nhau chờ phục kích giặc, trên trời là ánh trăng sáng tỏ

- Hình ảnh đầu súng trăng treo là sự kết hợp giữa hiện thực với lãng mạn

    + Súng- hiện thực cuộc chiến gian khổ, nguy khó

    + Trăng- ước mơ hòa bình, niềm tin chiến thắng, tự do, đây cũng là biểu tượng đồng hành cùng lời tâm sự của tác giả

→ Đó là những nét phẩm chất tâm hồn của người lính, cũng có thể xem là biểu tượng của thơ ca kháng chiến

Hoàng Văn Nam
Xem chi tiết
Phong Thần
3 tháng 6 2021 lúc 8:05

Tham khảo

Bài thơ “Ánh trăng” được Nguyễn Duy sáng tác năm 1978 và được đưa vào tập thơ “Ánh trăng. Thông qua hình tượng nghệ thuật “Ánh trăng” và cảm xúc của nhà thơ, bài thơ đã diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa. Trong đó, khổ thơ cuối cùng mang nhiều ý nghĩa đưa tới chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý. Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu. Trăng không trách móc, hờn giận “người vô tình”vì đó là vầng trăng độ lượng, khoan dung, là truyền thống nhân hậu của dân tộc. Hình ảnh “Ánh trăng im phăng phắc” cũng là hình ảnh của lương tâm nghiêm khắc nhắc nhở từ chính sự im lặng của mình về sự thủy chung, gắn bó với quê hương, với thiên nhiên và con người. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người. Mạch cảm xúc của bài thơ lắng kết trong cái “giật mình” cuối bài thơ. Đây là sự ăn năn tự trách để nhắc nhở mình phải sống có nghĩa tình đừng quên ân tình của quá khứ dù bất kì hoàn cảnh nào. Qua đó, ta thấy được bài thơ đi dần về những triết lí sâu sắc của cuộc đời. Nó là lời nhắc nhở ta về một đạo lí sống từ ngàn xưa của dân tộc ta – lối sống ân nghĩa, thủy chung, uống nước nhớ nguồn. Ta không được phép quên đi những mất mát hi sinh của những người đi trước, những người đã hi sinh mồ hôi và xương máu cho chúng ta ngày nay được hưởng một cuộc sống bình yên, độc lập. Bởi thế, mỗi người đặc biệt là thế hệ trẻ phải biết sống có trách nhiệm, sống sao cho xứng đáng với những gì mình được hưởng.

Hoàng Văn Nam
Xem chi tiết
Anh Dang
Xem chi tiết
Phạm Quỳnh Anh
Xem chi tiết