Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Rosé

Những câu hỏi liên quan
an khánh
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
4 tháng 10 2023 lúc 20:31

bạn cho mình yêu cầu rõ ràng một chút được không ạ

minh tri nguyen
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
13 tháng 9 2023 lúc 21:04

Em thích nhất là hình ảnh:

"Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè trước giậu thưa."

Vì:

- Hình ảnh trên cho thấy sự vất vả của người mẹ nhưng lại luôn luôn dùng nụ cười che giấu đi sự lo toan và khó khăn của cuộc sống.

- Điều này cho thấy sự hi sinh thầm lặng của người mẹ trong cuộc sống và tình yêu thương của mẹ đối với các con. Đó cũng là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

minh đức jr
Xem chi tiết
Mai Thị Phương Hòa
6 tháng 11 2023 lúc 20:16

Bài thơ "Nắng mới" là minh chứng cho tài năng nghệ thuật của Lưu Trọng Lư. Tác phẩm đã để lại nhiều suy tư, cảm nhận trong lòng độc giả về tình yêu thương, nỗi nhớ mà một người con dành cho mẹ mình. Ấn tượng nhất phải kể đến mạch cảm xúc đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Nếu ở hiện tại, không gian được tác giả nhìn với vẻ xơ xác, tiêu điều thì trong quá khứ, nó lại vui tươi, tràn ngập màu sắc. Ánh nắng xuất hiện xuyên suốt tác phẩm dường như tượng trưng cho chính tâm hồn nhà thơ. "Nắng mới" reo vui khi có mẹ bên cạnh, rượi buồn "hắt bên song" khi bà vắng bóng. Điều này thể hiện nỗi nhớ mãnh liệt, tình yêu thương da diết nhà thơ muốn gửi đến người mẹ ở thế giới bên kia. Bên cạnh giá trị nội dung sâu sắc, tác phẩm còn thành công cả về khía cạnh nghệ thuật. Lời thơ bình dị, nhẹ nhàng kết hợp với ngôn ngữ giàu sức gợi hình đã giúp bài thơ để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. Chẳng cần sự đột phá, chẳng cần những điển tích, điển cố, "Nắng mới" vẫn mang vẻ đẹp rất riêng. Nó gần gũi, thân thuộc như chính làng quê Việt Nam, như người mẹ tảo tần, hiền dịu. Nhưng cũng chính điều này đã làm nên cái nổi bật cho tác phẩm, thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của Lưu Trọng Lư. Đồng thời, giúp bài thơ có được sức sống trường tồn trong lòng bao thế hệ bạn đọc.

Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Minhh Minhh
Xem chi tiết
Minh Nhân
30 tháng 3 2021 lúc 11:45

Bạn tham khảo nhé !

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”

Vĩ Dạ là vùng quê nổi tiếng với nghề trồng rau truyền thống, với những hàng cau thẳng tắp xanh mướt. Hình ảnh hàng cau trong thơ Hàn Mặc Tử được gợi tả thật đẹp với màu xanh ngắt của lá cau cùng ánh nắng vàng nhẹ tinh khiết của mặt trời khi buổi bình minh. “Nắng” được điệp lại hai lần vừa gợi ấn tượng về ánh sáng vừa diễn tả được cảm giác náo nức, xôn xao của thi sĩ trước khung cảnh thôn Vĩ. Nhớ về thôn Vĩ, tâm hồn nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng sáng bừng những cảm xúc trong trẻo, chân thành.

“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

Khung cảnh khu vườn xanh ngát, căng tràn sức sống của thôn vĩ hiện lên tươi đẹp đến ngỡ ngàng, để tăng hiệu quả về thẩm mỹ, tác giả Hàn Mặc Tử đã sử dụng cách so sánh đầy ấn tượng “xanh như ngọc”. Sắc xanh trong trẻo của những tán lá dưới ánh mặt trời trở lên thật lung linh, thật đặc biệt. Từ “mướt” được tác giả sử dụng rất khéo không chỉ diễn tả được cái mượt mà, tươi tốt của vườn cây mà còn cho thấy sự khéo léo, chăm chỉ của bàn tay chăm sóc khu vườn ấy.

Trong cảm xúc bất tận, xao xuyến về khung cảnh thôn Vĩ, hình ảnh con người thấp thoáng sau khóm trúc hiện lên thật đặc biệt:

 

“Lá trúc chen ngang mặt chữ điền”

Khuôn mặt chữ điền gợi ra vẻ hiền lành, phúc hậu mang đến cho người đọc một liên tưởng, phải chăng đây chính là bóng dáng của người con gái Hàn Mặc Tử thương. Dáng vẻ xa xôi, bị cách trở bởi hàng trúc nhưng lại mang đến những xuyến xao da diết cho người nhìn. Đến đây, cảnh và người đã hòa quyện làm một cùng tạo nên bức tranh thơ thật đẹp đẽ, trong trẻo.

neji
Xem chi tiết
dương phúc thái
2 tháng 10 2023 lúc 6:11

Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Nắng Mới, “Nắng mới” ở đây là một hình ảnh tượng trưng, “nắng mới” tuy vẫn là cái nắng trong một thời điểm cụ thể song nó lại được đặt trong mối tương quan với một khoảng thời gian dài, đối lập với những ngày tháng trước đó.

Homin
Xem chi tiết
Lê Việt Hùng
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
20 tháng 8 2023 lúc 16:28

Biện pháp nhân hóa qua câu thơ “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước dậu phơi”

Biện pháp hoán dụ “Nét cười đen nhánh” -  chỉ nụ cười của mẹ.