Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

Lời nói của Hăm-lét với Ô-phê-li-a trong độc thoại và đối thoại có sự đối lập với nhau.

- Lời nói của Ô-phê-li-a chứa đầy sự quan tâm, lo lắng dành cho chàng

- Lời nói của Hăm – lét chứa đựng sự ghét bỏ, thờ ơ và thi thoảng có phần cay nghiệt khiến nàng phần nào bị tổn thương sâu sắc.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Nhận xét: Tâm trạng của Hăm – lét rất hỗn loạn, chàng không biết mình nên đưa ra lựa chọn nào mới là tốt nhất.

- Theo mạch suy tưởng của Hăm-lét, lời độc thoại có thể chia ra làm 3 phần:

+ Phần 1: Từ “Sống, hay không sống-đó là vấn đề… quý hơn?”

→ Đặt ra lời mở đầu cho màn độc thoại bằng một câu hỏi tu từ

+ Phần 2: Tiếp… chưa hề biết tới?

→ Định nghĩa khái niệm cái chết và những suy ngẫm về cuộc đời của Hăm-lét

+ Phần 3: còn lại

→ Lời kết thể hiện rõ nội tâm đang giằng xé, đấu tranh kịch liệt của Hăm-lét trong hoàn cảnh éo le của chính mình.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

- Hăm-lét đã đặt ra nhiều câu hỏi, phản bác với lời nói của Ô-phê-li-a để những kẻ đang theo dõi không tin vào lời lẽ của nàng nữa, từ đó che mắt những kẻ đang theo dõi. 

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Bầu không khí xã hội bao quanh Hăm-lét: Mọi người người xung quanh chàng đều cố gắng dò xét xem chàng có thật điên khùng hay chỉ giả điên.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

- Xung đột cơ bản được thể hiện qua:

+ Việc giả điên của Hăm-lét nhằm che giấu các ý đồ, toan tính thực sự của chàng với những hành động đeo bám, dò xét, nghe lén,… của vua Clô-đi-út và bọn tay sai để ngăn chặn, thủ tiêu Hăm-lét.

+ Nội tâm nhân vật Hăm-lét: sống hay không sống, giữa những thái độ sống và nhân cách đối lập,…

- Tác dụng của việc thể hiện những giằng xé nội tâm Hăm-lét:

+ Đó là 1 phần không thể thiếu của xung đột kịch trong tác phẩm.

+ Một mặt cho thấy Hăm-lét đang khủng hoảng về tinh thần hay đang băn khoăn, do dự, mặt khác cũng cho thấy một nhân vật đang cố gắng vượt qua chính mình và không chấp nhận lối sống cam chịu, ốm yếu, hèn mạt,… mà hướng đến tinh thần dũng cảm, biến những dự kiến lớn lao, cao quý thành hành động.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Bi kịch trong lời độc thoại của Hăm-lét: Sự mâu thuẫn giữa việc đấu tranh để bảo vệ chính mình trước hiện thực xấu xa hay cứ sống chịu đựng, sống với lí tưởng nhân văn.

+ Khi nghĩ về hiện thực xấu xa của xã hội, Hăm-lét muốn “cầm vũ khí vùng lên” bằng kế hoạch chàng đã tính toán sẵn. → Hăm-lét hiện lên thật đáng thương, tâm hồn của thái tử chỉ toàn những đớn đau, bi quan mà đầy trăn trở. Đồng thời tác giả cũng ngầm phản ánh hiện thực đương thời, tình trạng trì trệ tù túng của thời trung cổ với cái bể khổ của tội ác hoành hành khiến trí tuệ cũng phải “phát điên”.

+ Nhận thấy kẻ thù và tay sai của hắn là một thế lực lớn, Hăm-lét đã có những suy xét, vận dụng trí thông minh thay vì công khai trực chiến. Chàng quyết định giả điên để tay chân của kẻ địch giảm sự hoài nghi → kế hoạch mang tính chiến thuật cao → Thái tử là một người thông minh, có đầu óc suy đoán hơn người → Thể hiện vào niềm tin vào công lý của tác giả.

- Theo em, trong xã hội hiện đại, xung đột này vẫn còn tồn tại. Bởi vì ngày nay, những hiện thực xấu xa với lí tưởng nhân văn vẫn còn mâu thuẫn gay gắt, chưa có cách giải quyết triệt để.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

- Đây là độc thoại nội tâm.

- Nội tâm Hăm-lét đang chất chứa những băn khoăn day dứt, chàng khát khao đợi chờ sự mách bảo, soi sáng của trí tuệ anh minh.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Các lời thoại trước khi Hăm-lét xuất hiện cho thấy được thái độ của các nhân vật đối với Hăm - lét. Nhà vua, hoàng hậu đều cố gắng tra xét xem Hăm-lét có thật sự bị điên hay không.

⇒ Ta thấy được sự độc ác, toan tính thâm độc của các nhân vật.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Nội tâm Hăm-lét: Tràn ngập sự căm phẫn và chán ghét cuộc sống, suy nghĩ duy nhất của chàng chỉ là trả thù. Tuy nhiên, chàng vẫn đủ sáng suốt để đề phòng trường hợp đây là một linh hồn tà ác hiện lên để xúi giục chàng làm điều bậy, hòng kéo linh hồn của chàng xuống Địa Ngục.