Hình ảnh lũy tre làng dần dần mất đi.Vậy em làm gì để giữ gìn cây tre ấy và em làm gì để mọi người biết đến hình ảnh cây tre Việt Nam
Nhịp điệu và âm hưởng trong đoạn văn sau thích hợp với việc khẳng định, ngợi ca sức mạnh, ý chí kiên cường của cây tre, hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Nam. Hãy phân tích để làm sáng tỏ điều đó.
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo hệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu.
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
Nhịp điệu lời văn khi nhanh, chậm thể hiện sự hào hứng, niềm vui, tự hào của tác giả đối với hình ảnh cây tre
- Nhịp ngắn, dứt khoát, mạnh mẽ
- Nhân hóa về từ vựng và việc sử dụng nhiều động từ chỉ hoạt động (chống, xung phong, giữ, hi sinh, bảo vệ)
- Hai câu cuối lặp từ ngữ, lặp kết cấu ngữ pháp, ngắn gọn, không dùng động từ, ngắt nhịp sau từ “tre” tạo điểm nhấn như lời ngợi ca công trạng của cây tre
Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu. Tác giả đã làm nổi bật những nét nào của cây tre và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào? Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam?
Hàng tre là hình ảnh thực và hình ảnh mang tính biểu trưng:
+ Hình ảnh tre là hình ảnh thân thương của làng quê, là biểu tượng của dân tộc Việt kiên cường, bất khuất
+ Hàng tre đứng thẳng hàng chính là sự ngay thẳng của người Việt Nam, trong mọi hoàn cảnh, vẫn hiên ngang
+ Hình ảnh tre ở cuối bài được nhấn mạnh tính đoàn kết, trung hiếu- phẩm chất tốt đẹp của người Việt
- Xây dựng kết cấu đối ứng với hình ảnh tre ở đầu – cuối bài nhằm tạo ấn tượng sâu sắc, và nhấn mạnh cảm xúc.
→ Tác giả xây dựng hình ảnh có tính biểu tượng- hàng tre
CÂU 1 : ( 3 . 0 điểm ) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau : Bóng tre trùm lên âu yếm làng , bản , xóm , thốn . Dưới bóng tre của ngàn xưa , tháp thoáng mái đình mải chùa cổ kính . Dưới bóng tre xanh , ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đới . Dưới bóng tre xanh , đã từ lâu đời , người dân cày Việt Nam dựng nhà , dụng cửa , vỡ ruộng , khai hoang . Tre ăn ở với người , đời đời , kiếp kiếp . ” . | ( Trích Cây tre Việt Nam Ngữ văn 6 - Tập hai , NXB Giáo dục ) a . Nêu nội dung chính đoạn trích trên . ( 1 . 0 điểm ) b . Xác định chủ ngữ , vị ngữ trong câu : “ Bóng tre trùm lên âu yếm làng , bản , xóm , thôn ” . ( 1 . 0 điểm ) c . Viết từ 2 đến 3 câu nêu suy nghĩ của em về hình ảnh cây Tre của làng quê Việt Nam . ( 1 . 0 điểm ) CÂU 2 : ( 2 . 0 điểm ) Ca dao có câu : “ Một cây làm chẳng nên non , Ba cây chụm lại nên hòn núi cao . ” Viết đoạn văn ngắn ( 6 đến 8 câu ) nêu suy nghĩ của em về câu ca dao trên . CÂU 3 : ( 2 . 0 điểm ) Em hãy viết bài văn miêu tả cảnh sum họp của gia đình em vào buổi
Hình ảnh và vẻ đẹp của cây tre trong văn bản Cây Tre Việt Nam em đã học viết đoạn văn khoảng 7 đến 9 câu nêu suy nghĩ của em về đức tính giản dị của con người Việt Nam
$\LARGE{\text{Em tham khảo}}$(cre:hoc24.vn)
"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.
Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" – chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:
"Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam
Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:
"Bão bủng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."
Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:
"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.
hay:
"Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".
hay:
"Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:
"Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con".
"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.
Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:
"Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".
Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng , giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu
a, hình ảnh cây tre trong đoạn văn gợi cho em liên tưởng đến nhân vật nào trong tác phẩm văn học mà em đã học? Vì sao?
giúp mình nhé .
ai đúng mình tick
a.đoạn văn trên làm em liên tưởng đến thánh gióng.vì khi roi sắt gãy thánh gióng đã nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí
Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “… Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! …” (Trích Cây tre Việt Nam – Thép Mới) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Câu 2. Đoạn văn trên nói lên phẩm chất gì của cây tre? Em hãy ghi lại câu văn thể hiện nội dung đó. Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng? Câu 4. Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (6 – 8 câu) nêu suy nghĩ của em về việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc.
mik ko bt câu1 . câu 2 đoạn văn trên nói lên phẩm chất của tre là giản dị,thanh cao,trung thủy,ngay thẳng , ah hùng trong llao động , chiến đấu trí khí hiên ngang , khiêm nhường , cần cù, sức sống mãnh liệt và bền bỉ . ôi cây tre như một vị sĩ hùng mạnh , bảo vệ con ng , cho dù tre ko phải là sự sống nhưng tre vẫn mãi giúp đỡ con ng VN . Câu 3 biện pháp tu từ là liệt kê , nhân hóa .
Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “… Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! …” (Trích Cây tre Việt Nam – Thép Mới) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Câu 2. Đoạn văn trên nói lên phẩm chất gì của cây tre? Em hãy ghi lại câu văn thể hiện nội dung đó. Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng? Câu 4. Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (6 – 8 câu) nêu suy nghĩ của em về việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Để làm rõ ý “Cây tre bạn thân của nhân dân Việt Nam là người bạn thân của nông dân Việt Nam", bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể. Em hãy:
a) Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày.
a, - Những chi tiết thể hiện sự gắn bó của tre trong lao động, sản xuất:
+ Bóng tre trùm lên làng bản, thôn xóm
+ Tre là cánh tay của người nông dân
+ Tre là người nhà
+ Tre là tình cảm trai gái, là đồ chơi con trẻ, là nguồn vui tuổi già
+ Tre với người sống chết có nhau, chung thủy
Mk làm bài văn biểu cảm về cây tre mấy bn xem giúp và có ý gì thì góp cho mk làm bài văn hay hơn và hoàn chỉnh hơn nhé!
Nếu nhắc tới người nông dân việt nam thì chắc hẳn ai cũng biết đến cây tre rồi nhỉ? Em yêu quý cây tre không chỉ vì nó có lợi ích kinh tế mà còn là do tre đã gân liền với tuổi thơ em từ hồi mới 3,4 tuổi cho đến bây giờ
Như mọi cây tre khác, cây tre ở cuối làng em được bao bọc bởi rất nhiều thế hệ ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, cháu, chắt gì cx có cả. Cả một thế hệ tre sống ở đó tạo nên một bức tường vững chãi không gì có thể phá được. Tuy to cao là thế nhưng mỗi khi có một cơn gió vô tình đi ngang qua thì những cái lá tre lại xào xạc như hát lên một bài ca dài bất tận. Còn về công dụng của tre trong đời sống của con người thì dù ở thành phố hay ở đâu chăng nữa, ai cx biết về công dụng của tre. Cụ thể như từ ngàn xưa, ông cha ta đã dùng tre để đánh đuổi quân xâm lược hay như đôi đũa tre dù bây giờ có nhiều gia đình k còn dùng nó nữa nhưng nó vẫn tồn tại đến bây giờ như một ví dụ để chứng minh rằng tre là niềm tự hào và là biểu tượng của người nông dân việt nam. Tuy tre có rất nhiều ích lợi cho đời sống của con người nhưng tre cx chính là một món đồ chơi mà lúc nhỏ đứa trẻ nào cx muốn có một cái như là một cây sáo, một chú gà trống ....
Em rất yêu quý cây tre, mong rằng tre sẽ mãi là niềm tự hào và biểu tượng của người nông dân việt nam.
Mọi người cứ góp ý nhiều vào để mk chỉnh sửa nhé! Thanks trước
MK THẤY MỞ BÀI CHƯA ĐC HẤP DẪN CHO LẮM
mk thấy MB và KB cần fai vít thêm nx
nhứt là KB
bn nên mở rộng hơn