Thu Thủy Nguyễn
Viết 1 đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu phát biểu cảm nghĩ của con về bài thơ sau:                                          Đi học                Hôm qua em tới trường,                  Mẹ dắt tay từng bước.                  Hôm nay mẹ lên nương,                  Một mình em tới lớp.                   Trường của em be bé,                  Nằm lặng giữa rừng cây.                  Cô giáo em tre trẻ,                  Dạy em hát rất hay.                  Hương rừng thơm đồi vắng,                 Nước su...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Lan Đinh
Xem chi tiết
đinh thị ngọc lan
Xem chi tiết
Trần Anh Việt
Xem chi tiết
Trần Anh Việt
30 tháng 4 2023 lúc 7:44

Chú ý : Có 3 khổ thơ nha( sau 1 dấu chấm là cách ra 1 dòng).

Bình luận (0)
Anh
Xem chi tiết
Minh Thư
7 tháng 12 2016 lúc 12:26

Câu 1:

-Chỉ ra những quan hệ từ: Mặc dầu, mà.

-Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ

- Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm.
- Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ.
- Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên một cách dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương.

Câu 2:

“Nguyên tiêu” nằm trong chùm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh viết trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc: “Nguyên tiêu”, “Báo Tiệp”, “Thu dạ”,…Sau chiến thắng Việt Bắc, thu đông năm 1947, sang xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đường số bốn. Niềm vui thắng trận tràn ngập tiền tuyến hậu phương. Trong không khi sôi động và phấn chấn ấy, bài thơ “Nguyên tiêu” của Bác Hồ xuất hiện trên báo “

Cứu quốc” như một đoá hoa xuân ngào ngạt và rực rỡ sắc hương. Xuân Thuỷ đã dịch khá hay bài thơ này. Nguyên tác bằng chữ Hán, viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền”.

Đêm nguyên tiêu trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài thơ nói lên cảm xúc và niềm vui dào đạt trong tâm hồn lãnh tu đêm nguyên tiêu lịch sử.

Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời, vầng trăng vừa tròn (nguyệt chính viên). Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp. Và trăng cũng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình. Đất nước quê hương bao la một màu xanh bát ngát. Màu xanh lấp lánh của “xuân giang”. Màu xanh ngọc bích của “xuân thuỷ” tiếp nối với màu xanh thanh thiên của “xuân thiên”. Ba từ “xuân” trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ đặc sắc làm nổi bật cái “thần” của cảnh vật sông, nước và bầu trời.

“Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên”.

(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)

“Xuân” trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinh tươi. Nó còn gợi tả mùa xuân, của sông nước, đất trời vào xuân. Nó thể hiện vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của đất nước ta: trong lửa đạn vẫn dạt dào một sức sống trẻ trung, tiềm tàng. Ngoài giá trị miêu tả cảnh đẹp đêm nguyên tiêu, vần thơ còn biểu hiện tinh tế cảm xúc tự hào, niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đang rung động giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũng kháng chiến.

Với Bác Hồ, yêu vẻ đẹp đêm nguyên tiêu, yêu thiên nhiên cũng là yêu đời tha thiết. Bác yêu thiên nhiên nên sông, núi, cỏ cây, hoa lá, tạo vật trong thơ Bác rất hữu tình. Có “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Có “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” trong niềm vui thắng trận. Bác yêu hoa núi, chim rừng Việt Bắc: “Xem sách, chim rừng vào cửa đậu – Phê văn hoá núi ghé nghiên soi”; yêu ngọn núi, chim rừng báo mùa thu chợt đến… Thiên nhiên trong thơ Hồ chí Minh là một trong những yếu tố tạo nên sắc điệu trữ tình và màu sắc cổ điển.

Hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng và con thuyền trăng:

“Yêu ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.

Ánh trăng ngày trước (1942-1943) chiếu vào ngục lạnh nơi đất khách quê người, thì đêm nguyên tiêu này là (1948), trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bác đang “đàm quân sự” (bàn bạc việc quân). Trăng nguyên tiêu là trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm, được nhân dân đón đợi với bao hy vọng, bao tình cảm nồng hậu. Lại nữa, trường hợp thưởng trăng không phải là trường hợp bình thường diễn ra trên sân nhà, ngõ xóm, hay “đăng lâu vọng nguyệt”, … mà là thưởng trăng trên khói sóng, nơi “yên ba thâm xứ” – cõi sâu kín, bí mật trên dòng sông, giữa núi rừng chiến khu bao la! Người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các tao nhân mặc khách ngày xưa, mà còn là con người hành động, người chiến sĩ đánh giặc, vị lãnh tụ đang “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ non sông đất nước. Quả thật, đây là một trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”. “Yên ba” là khói sóng, một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm hco bài thơ “Nguyên tiêu” mang phong vị Đường thi. Ba chữ đàm quân sự” đã khu biệt thơ Bác với thơ của người xưa, làm cho vần thơ mang màu sắc hiện đại và không khí lịch sử của thời đại.

Sau những canh dài bàn bạc việc quân căng thẳng nơi khói sóng sâu kín, trời đã về khuya. Nửa đêm (dạ bán), Bác trở về bến, tâm hồn sảng khoái vô cùng. Con thuyền của vị thống soái, con thuyền kháng chiến trở thành con thuyền trăng của thi nhân nhẹ bơi trên sông nước mênh mông, chở đầy ánh trăng vàng:

“Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền”.

(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền).

“Nguyệt mãn thuyền” là một hình ảnh rất đẹp và trữ tình, nó làm ta nhớ đến nhưng vần thơ hoa lệ:

“Bạn chơi năm ngoái nào đâu tá?

Trăng nước như xưa chín với mười”.

(Triệu Hỗ – Đường thi)

“Thuyền mấy là đông, tây lặng ngắt,

Một vầng trăng trong vắt lòng sông…”

(Bạch Cư Dị)

“Nước biếc non xanh thuyền gối bãi,

Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu”

(Nguyễn Trãi).v.v….

Trở lại bài thơ Hồ Chí Minh, ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy trời của đất nước quê hương thanh bình. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.

Qua bài thơ “Nguyên tiêu”, ta có thể nói, trăng nước trong thơ Bác rất đẹp. Chính vầng trăng ấy đã thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc mang cốt cách nghệ sĩ, nhà hiền triết phương Đông.

“Nguyên tiêu” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, man mác phong vị Đường thi. Bài thơ có đầy đủ những yếu tố của bài thơ cổ: một con thuyền, một vầng trăng, có sông xuân, nước xuân, trời xuân, có khói sóng. Điệu thơ thanh nhẹ. Không gian bao la, yên tĩnh… Chỉ khác một điều, ở giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ây, nhà thơ không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thi phú từ chương, mà chỉ “đàm quân sự”. Bài thơ như một đoá hoa xuân đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của Hồ Chí Minh.

Văn tức là người. Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người đến với muôn người. Thơ Bác Hồ tuy nói đến “trăng, hoa, tuyết, nguyệt…” nhưng đã phản ánh tâm tư, tình cảm, lẽ sống cao đẹp của Bác. Bác yêu nước, thương dân tha thiết nên Bác càng yêu đêm nguyên tiêu với vầng trăng xuân thơ mộng. Trong kháng chiến gian khổ, Bác đã hướng tới vầng trăng rằm tháng giêng, hướng tới bầu trời xuân với tâm hồn trong sáng và phong thái ung dung. Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Biết yêu trăng cũng là biết sống đẹp.

“Nguyên tiêu” là một bài thơ trăng tuyệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận …Câu 3:Trong cuộc sống của chúng ta, hai tiếng "đầu tiên" vô cùng thiêng liêng quan trọng: bước chân đầu tiên, tiếng nói đầu tiên,bài học đầu tiên,.. Và xúc động, thiêng liêng hơn cả là lần đầu tiên đến trường lớp một quan trọng đối với mỗi chúng ta không phải bởi khối lượng tri thức mà bởi ý nghĩa trọng đại của nó đối với sự nghiệp học tập, đối với cuộc đời của mỗi người.Bắt đầu từ lớp một, chúng ta bước vào công cuộc tiếp thu tri thức để chinh phục cũng như chung sống với xã hội loài người và tự nhiên. Rời bàn tay mẹ, bước qua cánh cổng trường là có bao điều kì thú đến với ta. Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, tác giả Lí Lan viết: “Ngay mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua canh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới nay là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Lời nhắn nhủ của người mẹ xiết bao cảm động và giàu ý nghĩa.
Thế giới này rộng lớn biết bao nhiêu nhưng thế giới nếu không có bàn tay con người khai phá thì đó chỉ là thế giới hoang vu đầy thú dữ và cỏ dại. Con người xây dựng nhà máy, trường học, tạo nên những cánh đồng tít tắp, đưa người lên vũ trụ, thám hiểm đại dương, khai thác các mỏ quặng kim loại. Rồi tương lai thế giới này sẽ thuộc về ai khi những thế hệ của thời đại hôm nay sẽ ra đi? Nó thuộc về tuổi trẻ của hôm nay, thuộc về những cô bé, cậu bé đang rụt rè nấp sau cha mẹ, thầy cô mà ngỡ ngàng nhìn cuộc sống. Vậy thì thế giới rộng này thuộc về tuổi trẻ “Thế giới này là của con”, con cần phải biết thế giới của mình như thế nào, nó đẹp đẽ giàu có và cũng có những góc khuất ra sao. Để biết về thế giới của mình, con hãy can đảm rời tay mẹ bước qua cánh cổng trường cao rộng.
Trước khi đến trường, cuộc sống của chúng ta bó hẹp trong một ngôi nhà, một góc phố, một ngôi làng với những con người ta đã quen mặt, quen tình, với những trò chơi ta đã thành thạo, thuần thục. Nhưng ngày qua ngày, vẫn bầu trời ấy, vẫn ngôi nhà ấy, vẫn những con người với những công việc và thói quen ấy,... thật khó có thể tưởng tượng dược sự đơn điệu, tẻ nhạt bao trùm lên chúng ta như thế nào.
Nhưng bước qua cánh cổng trường là ta bước vào một thế giới sôi nổi, say mê ăm ắp khát khao với bao điều mới lạ. Những thầy cô - những người cha mẹ mới, hàng chục người bạn, hàng trăm gương mặt mới lạ,... Tính cách, cuộc sống của mỗi người đã là một điều thú vị cho ta. Nhìn vào mỗi ngươi là một lần ta được nhìn vào gương để xem xét chính mình, kiểm nghiệm chính mình. Nhưng đó cũng chưa phải là điều tuyệt diệu nhất khi đến với trường học.
Nhà văn M.Goócki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Trên thế giới này, có thể trường học không phải là nơi nhiều sách vở nhất nhưng có thể khẳng định rằng đó là nơi có nhiều nhất những người dạy học. Dạy cách đọc sách. Và đó cũng là nơi sách được nâng niu trân trọng nhất. Và như thế. “những chân trời mới” đang được trải ra ngút ngàn trước mắt những đứa trẻ vừa chập chững bước vào cuộc sống. Thế giới rộng lớn ấy là thế giới của những cánh rừng rộng lớn, những cánh chim đại bàng mênh mông, những bước lao mình dũng mãnh. Là những lòng đại dương mênh mông xanh thẳm ăm ắp cá tôm. Là lòng đất thẳm sâu với bao khoáng sản, bao lò lửa đang rùng rùng sôi sục. Đó còn là những đất nước xa xôi với bao phong tục tập quán lí thú, độc đáo. Là nhưng người anh em cùng chung một Tổ với chúng ta trên khắp non nước Việt Nam,... Chao ôi! Thế giới này có bao điều diệu kì mới lạ. Từ hiện thực cuộc sống, “Cổng trường mở ra” còn dạy cho con biết ước mơ những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời này. Con ước thế giới này mãi hòa bình không có chiến tranh; con ước trẻ em trên khắp thế giới có cơm ăn, áo mặc và được đến trường như con; con ước ngày mai con sẽ được bay lên cung trăng thăm chú Cuội,... Thế giới của ước mơ rực rỡ, đẹp đẽ biết nhường nào!
“Cổng trường mở ra” cũng đồng thời mở ra trong mỗi chúng ta bao điều kì thú và hạnh phúc. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cống trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra", là những người học sinh đang được sống, đang được ước mơ sau cánh cổng trường vĩ đại, chúng ta càng cần can đảm bước đi khám phá, học tập cái thế giới rộng lớn mà tương lai sẽ thuộc về mình.Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

 

Bình luận (0)
N-h Hạnh
Xem chi tiết
N-h Hạnh
21 tháng 12 2016 lúc 19:26

.

Bình luận (0)
Trà Lê
20 tháng 12 2017 lúc 20:25

a ) Là những ng bạn mới , thầy cô mới , sách vở mới , kiến thức mới , môi trường mới

Bình luận (0)
Khánh Linh
22 tháng 11 2019 lúc 21:52

a.Thế giới kì diệu đó là thế giới của những điều hay lẽ phải, của tình thương đạp lý, của ánh sáng tri thức mà loài người tích lũy, là thế giới cả tình bạn, tình thầy trò cao đẹp, là ước mơ khát vọng bay bổng và cả những vấp ngã khiến ta phải vấp ngã suốt đời.

b.Cuộc sống luôn có những điều kì diệu mới lạ mà chúng ta chưa thấy,chưa từng trải qua bao giờ,nó luôn luôn ban tặng cho chúng ta những điều mới mẻ,thú vị.Nó cho ta cảm giác bình yên ,mở ra cho ta bao điều mới lạ,nhưng điều hạnh phúc hơn cả là đc cắp sách đến trường.Chúng ta rồi sẽ lớn lên sẽ quen đc nhiều cái lạ cái hay nhưng cảm giác đc cắp sách đén trường cùng bạn bè sẽ ko thể nào quên dù bao nhiêu vất vả đi chăng nữa.Những khuôn mặt rạng rỡ,vui tươi cùng đôi mắt ngây thơ nhìn ngó xung quanh với vẻ thích thú đến tò mò sẽ ko thể nào bị quên lãng theo thời gian đc.Ta nhận đc nhiều lời động viên cổ vũ ta: ''Cố lên con!'' , ''Con sẽ làm đc mà'',... và rất nhiều lời động viên khác nữa ,nó ko chỉ động viên ta mà còn tiếp thêm sức mạnh cho ta tự tin hơn.Đúng như tác giả đã nói '' bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra'' trong thế giới kì diệu ấy,ta đc hoạc tập,đc vui chơi,đc thầy cô truyền đạt những kiến thức hành trang cho ta vào đời,...Những tiếng cười đùa,hỏi han khi đau ốm của bạn bè và thầy cô càng tiếp thêm sức mạnh cho ta.Bây giờ,có ai trong chúng ta nhớ những kỉ niệm về thầy cô và bạn bè hay ko?Đã có ai hiểu:hạnh phúc ko phải giàu sang,cao quý mà hết sức đơn giản đối với chúng ta,ai cũng có thể hạn phúc,mỗi người trong chúng ta cần nắm rõ vận mệnh mình ,đừng buông lỏng, nghe theo mệnh trời nhé!!Và hãy khắc cốt ghi tâm ,hãy luôn ghi nhớ niềm vui khi đc cắp sách đến trường nhé!

Chú ý:Những từ mình in nghiêng và tô đậm là từ trái nghĩa

Còn những từ chỉ tô đậm là từ láy.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyen Van Dat
Xem chi tiết
Jang Na Ra
24 tháng 12 2016 lúc 11:16

Con người chúng ta, ai sinh ra đều muốn được đi học vì học tập sẽ giúp cho chúng ta được tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích để chúng ta có thể vận dụng nó vào trong cuộc sống hàng ngày của mình , chúng ta sẽ được đổi đời , không còn khổ sở , vất vả nữa . Thật tội nghiệp và đáng thương cho những kẻ không muốn đi học vì nếu như vậy thì cuộc sống của những kẻ đó sẽ không bao giờ khá hơn , thát khỏi hoàn cảnh nghèo khổ được . " Học tập " là hai từ mà mỗi người chúng ta ai cũng phêu phải yêu quý bởi vì nó là hai từ rất có ích cho cuộc sống của chúng ta , nó sẽ cho chúng ta lợi ích chứ không có gì hại cả . Cho dù học giỏi hay học dở gì chúng ta cũng đều phải học giống như câu " học, học nữa , học mãi" vì vạy học sẽ chẳng bao giờ là thừa và chúng ta phải tôn trọng và yêu quý nó !!!

Bài này mình tự làm đó !!! đừng chê nha!!! :) :)

 

Bình luận (0)
Bin Đỗ
Xem chi tiết
Trần Kim Tuấn Anh
Xem chi tiết
Phạm Khánh Hồng
18 tháng 11 2017 lúc 20:07

Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp, một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi.

Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụt xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con.

Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhumg tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm...

Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao lớn thế còn minh thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xoè tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít... Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm.

Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai.

Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng. Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn.

Bình luận (0)
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Tùng
16 tháng 6 2021 lúc 9:31

Danh ngôn về cuộc sống có câu: "Cuộc đời là một dòng sông, kẻ nào không chịu học bơi sẽ bị nước nhấn chìm", quả thực cuộc đời vốn khắc nghiệt và đầy chông gai, thử thách, khó khăn, có mấy ai khi sinh ra cuộc đời đã trải sẵn hoa hồng. Câu danh ngôn nhắc nhở chúng ta phải biết tự thân tự lập để tồn tại và đương đầu với cuộc sống. Ông cha ta cũng đã có câu "Tự lực, tự cường" nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của tính tự lập trong cuộc sống, nhắc nhở con cháu đây là một đức tính đáng quý mà mỗi con người đều nên cố gắng rèn luyện cho mình.

Trước hết, chúng ta phải hiểu tự lập là gì, tự lập là một phong cách sống tích cực, tự bản thân mình lựa chọn và quyết định các vấn đề cuộc sống của mình, không bị phụ thuộc vào người khác. Tự lập là tự bản thân tạo dựng, giải quyết và lo liệu cho mọi công việc, sự nghiệp của mình một cách độc lập, không trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, không ỷ lại vào người khác. Trong cuộc sống hàng ngày, người tự lập là người tự biết sắp xếp thời gian biểu, tự chăm sóc bản thân, lo cho sức khỏe của mình, không để người khác nhắc nhở, lo lắng. Thay vì chờ người khác nấu ăn sáng hay giặt đồ cho mình thì người tự lập sẽ tự lo cho bản thân mình, tự mình nấu ăn sáng và tự giặt đồ của mình khi cần thiết. Trong công việc hay học tập, người tự lập thường chủ động, tự tin trong công việc của mình, sự tự giác đặt lên hàng đầu luôn chủ động làm tốt phần việc của mình mà không cần cấp trên đôn thúc, nhắc nhở.

Người tự lập cũng rất giàu bản lĩnh và thường làm chủ công việc của mình, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách, chính vì vậy mà dễ được người khác tin tưởng, trọng dụng. Một người học sinh có tính tự lập là khi tự giác học bài, làm bài tập và trau dồi kiến thức của mình mà không cần giáo viên hay cha mẹ nhắc nhở, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Khi làm bài kiểm tra luôn tự mình ôn tập, làm bài theo đúng khả năng và thực lực của mình, không ỷ lại vào sự giúp đỡ của bạn bè, không quay cóp và gian lận trong thi cử. Người tự lập sẽ tự biết được khả năng học tập của mình, sở thích và đam mê của mình để từ đó lựa chọn con đường đi đúng đắn cho tương lai. Trong cuộc sống, người tự lập luôn có tinh thần giúp đỡ người khác, có ý chí vươn lên, ý thức cầu tiến và suy nghĩ tích cực. Người tự lập là một trong những hình mẫu lí tưởng truyền cảm hứng cho mọi người.

Tính tự lập là một trong những đức tính tốt đẹp của con người, là nguồn sức mạnh lớn lao giúp chính bản thân con người đương đầu với khó khăn trong cuộc sống. Người có tính tự lập sẽ chủ động trong mọi lĩnh vực cuộc sống, công việc và sự nghiệp của mình, tỉ lệ thành công ở những người này sẽ cao hơn những người không biết tự lập. Nếu không biết tự lập, chẳng khác nào mang cuộc sống, công việc và tương lai của mình đặt vào tay người khác, phó thác cho người khác, như vậy cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa, không có giá trị. Người không có tính tự lập cũng rất mỏng manh và yếu đuối trước những sóng gió bão táp của cuộc sống, dễ bị vấp ngã mà không thể tự mình đứng lên. Đó là điều rất đáng quan ngại, chính vì vậy, mỗi chúng ta phải cố gắng rèn luyện cho mình tính tự lập để có thể làm chủ chính bản thân mình, làm chủ cuộc đời mình.

Thế hệ học sinh cần nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của sự tự lập trong cuộc sống, lao động và học tập của chúng ta hiện tại và tương lai. Mỗi cá nhân phải là cá thể tự lập để trở thành những tế bào tự lập trong xã hội, đưa đất nước bước vào những xu thế phát triển của thế giới, hòa nhập nhưng không hòa tan.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa