là học sinh, em phải làm gì để nhớ ơn các vị anh hùng đã hi sinh vì đất nước
Để tỏ lòng sự biết ơn của các anh hùng đã hi sinh vì tổ quốc, các em là thế hệ tương lai của đất nước em cần phải làm gì?
-Bảo vệ đất nước
-Giữ gìn bảo vệ truyền thống tươi đẹp của người dân
Em phải:
-Chăm ngoan, học giỏi
-Nghe lời ông bà, cha mẹ
-Luôn một lòng hướng về tổ quốc
-Cố gắng làm một người công dân tốt
-Học hành cố gắng để lấy điểm 10, là bông hoa tươi, dâng lên tặng những anh hùng đã đi xa
-Noi gương các chiến sĩ, nghe theo tiếng gọi quê nhà
-Coi mọi người là đồng bào, là người nhà mà trân trọng để xây dựng tinh thần nhân dân
................
Em hiểu gì về ý nghĩa của câu văn :''Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc ,vì các vị ấy tiêu biểu của một dân tộc anh hùng là một học sinh trong thời đại ngày nay ,em cần làm gì để thực hiện tinh thần yêu nước của mình''
Để ghi nhớ công ơn của các liệt sĩ , địa phương em đã tổ chức những hoặt động nào? Là học sinh tiểu học, em đã làm những gì để tỏ lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ?
Để ghi nhớ công ơn của các liệt sĩ , địa phương em đã tổ chức những hoặt động là : đến thăm viếng mộ các anh hùng liệt sĩ
Là học sinh tiểu học, em đã làm những gì để tỏ lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ là: phải là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, là một người công dân tốt
Để ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng nhân dân ,em đã làm gì?
+Học tập thật tốt
+.Tích cực trao đổi , nói về họ trong trang sủ hào hùng !
+biết yêu tổ quốc
+ko nên có những hành vi phỉ báng sỉ nhục họ+.......
⇒Học tập thật tốt
⇒Biết ơn và tri ân họ
⇒Tuyên truyền họ
⇒Xứng đáng với công lao họ
⇒Cố gắng làm việc thật nhiều
⇒KHông bôi nhọ họ
⇒Tích cực trao đổi , nói về họ trong trang sủ hào hùng !
Cố gắng học tốt
Biết ơn những công lao của anh hùng
Tích cực làm nhiều việc vừa sức với mình
Là chủ nhân tương lai đất nước, em sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn của mình với các anh chiến sĩ đã hy sinh vì nền đọc lập ?
học giỏi !hihi thế thôi ^_^
Học giỏi rôi nhưng phải làm gì nữa?
?? tại sao ai lại k cho mk sai?? :'(
hiện nay có nhiều con đường,ngôi trường mang tên các vị anh hùng thời Bắc thuộc.Theo em,ý nghĩa của việc đặt tên các con đường,các ngôi trường theo tên các vị anh hùng là gì?Là học sinh,em sẽ làm gì để noi gương các vị anh hùng ấy?
Hãy kể tên các anh Hùng nhỏ tuổi đã hi sinh vì đất nước.Nêu cảm nghĩ của em về anh Hùng nhỏ tuổi đó. Giúp mình với nha
Các anh hùng nhỏ tuổi hi sinh là : Anh Kim Đồng , anh Lê Văn Tám , anh Vừ A Dính . Cảm nghĩ : Em rất biết ơn các anh đã hi sinh để cho chúng em sống một cuộc sống hạnh phúc . ok nha bạn TYM TYM
Các anh hùng nhỏ tuổi hi sinh là : Anh Kim Đồng , anh Lê Văn Tám(Không có thật) , anh Vừ A Dính . Cảm nghĩ : Em rất biết ơn các anh đã hi sinh để cho chúng em (Cả nước Việt Nam này) sống một cuộc sống thật hạnh phúc đến ngày nay.
Đảng và nhà nước ta đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn với những vị anh hung đã hi sinh cho độc lập tư do của nước nhà?
A. Có các ngày lễ kỉ niệm để tri ân các vị anh hung liệt sĩ
B. Có các chính sách hỗ trợ những bà mẹ Việt Nam anh hùng
C. Xây dựng các tượng đài, nghĩa trang anh hung liệt sĩ để tưởng nhớ công ơn
D. Tất cả đều đúng
Tả một người anh hùng đã hi sinh vì đất nước
Lượm là chú bé liên lạc nhanh nhẹn và hồn nhiên nhất mà tôi từng gặp. Đến bây giờ, khi nghĩ đến Lượm lòng tôi như có tia nắng ấm áp chiếu qua.
Khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược, tôi được cử ra Huế để cùng đồng bào đánh giặc. Ở nơi đây, tôi đã gặp được cậu bé. Ấn tượng ban đầu của tôi, đó là cậu là một cậu bé nhanh nhẹn, vóc dáng nhỏ nhắn. Khi biết tin chúng tôi đang cần người đưa thư liên lạc Lượm đã rất hăng hái xung phong làm nhiệm vụ. Tất cả những công việc được giao cậu đều hoàn thành xuất sắc.
Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh cậu bé nhỏ xinh khoác trên mình bộ đồ đội viên sờn rách. Chân lấm đầy đất bẩn vì phải chạy từ nơi này qua nơi khác. Trên đầu lúc nào cũng đội một chiếc mũ ca nô. Cậu hay đội chiếc mũ ấy lệch sang một bên trông thật ngộ nghĩnh. Đeo trên vai là chiếc xắc xinh xinh dùng để đựng thư từ khẩn cấp. Cậu quý chiếc xắc ấy lắm, dù đi đâu cũng giữ khư khư lấy nó kể cả lúc ngồi nghỉ ngơi.
Ngày ngày băng qua mặt trận đầy đạn bom, khói lửa nên làn da của Lượm càng ngăm đen hơn. Cậu bé có đôi mắt to tròn, đen láy. Từ đôi mắt ấy có thể thấy cậu rất lanh lợi, thông minh. Lượm rất hay cười lắm, tôi chưa bao giờ thấy cậu chán nản buồn rầu vì chuyện gì. Mỗi khi cậu bé cười đôi mắt cứ híp lại, hai má ửng đỏ lên như trái bồ quân. Vầng trán thật cao, mái tóc tơ vàng hoe vì bị cháy nắng.
Làm nhiệm vụ đối với Lượm chính là một niềm vui. Khi kể cho tôi về công việc ở đồn Mang Cá, chú bé kể với cả niềm háo hức, thích thú. Lượm làm việc gì cũng rất nhanh nhẹn, chỉ cần được giao nhiệm vụ là cậu thực hiện ngay. Dù sao Lượm cũng vẫn là một cậu bé, khi đi liên lạc cậu vẫn còn hồn nhiên lắm. Thỉnh thoảng, tôi bắt gặp Lượm vừa đi vừa nhảy chân sáo, miệng thì huýt vang tiếng sáo vui nhộn. Ca nô nhấp nhô trên đồng, trông chú bé ấy như một con chim chính đáng yêu đang nhảy trên con đường vàng.
Đôi chân Lượm thoăn thoắt vượt qua những trận mưa bom đạn của địch. Dù nguy hiểm đến đâu khuôn mặt cậu bé ấy vẫn giữ được vẻ kiên cường, gan dạ. Chú bé lúc nào cũng thoăn thoắt đôi tay xếp lại những lá thư khẩn để gửi cho đồng đội. Thế rồi, tàn ác thay, chú bé đã ngã xuống dưới trận bom đạn của địch. Giữa cánh đồng lúa chín vàng, hương lúa thơm ngào ngạt, Lượm nằm đó như đang say trong một giấc ngủ dài sau một ngày rong chơi. Nụ cười vẫn nở trên môi Lượm, đôi tay vẫn nắm chặt lấy bông lúa.
Lượm đã đi rồi nhưng tiếng huýt sáo vui tươi vẫn còn văng vẳng đâu đây. Dù Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của chú còn sống mãi trong lòng mỗi chúng ta.
Người thứ hai hi sinh ở Trường Sa tháng 4-1975 là hạ sĩ Ngô Văn Quyền, 20 tuổi, chiến sĩ đặc công của trung đoàn đặc công hải quân 126.
Mấy chục năm nay, ông Đào Mạnh Hồng (69 tuổi, hiện sống ở TP Hải Phòng) không dám tìm gặp thân nhân liệt sĩ Quyền.
"Khi đưa con người ta từ Bắc vào Nam chiến đấu thì mình đưa đi, nhưng khi con người ta hi sinh thì mình không biết. Đến chỗ chôn ở đâu mình cũng không biết. Về gặp gia đình cậu ấy, tôi biết ăn nói thế nào...", người cựu binh thở dài.
45 năm trước, đánh đảo Song Tử Tây, ông Đào Mạnh Hồng là phân đội trưởng phân đội 1 (đại đội 1 - trung đoàn đặc công hải quân 126) và thân thiết nhất với hạ sĩ Quyền. Chiến trận Song Tử Tây kéo dài 30 phút nhưng 15 phút đầu rất ác liệt.
"Quyền trong tổ chiến đấu đầu tiên cùng tôi. Cậu ấy là người che đạn cho tôi. Đáng lẽ viên đạn đó găm vào tôi... Tôi đang lao về phía trước thì Quyền đi sau phát hiện đối phương trong giao thông hào giơ súng nhô ra, cậu ấy lao lên đỡ đạn cho tôi...", người cựu chiến binh rớm nước mắt khi nhớ lại khoảnh khắc không thể quên ấy.
Tiểu đội trưởng Ngô Văn Quyền bị một viên đạn găm vào bụng vẫn cùng đồng đội tiếp tục chiến đấu. "Mấy phút sau quay lại, tôi hỏi thì Quyền bảo em không sao. Thấy Quyền bị thương, tôi để cậu ấy nằm nghỉ, còn mọi người thu dọn chiến trường", ông Hồng kể tiếp.
45 năm đã trôi qua, người cựu chiến binh giải phóng đảo nhớ mãi đêm trước khi chia tay người em, người đồng đội thân thiết về đất liền.
"Tôi và Quyền trải võng ra trong hầm vòm, nằm cạnh nhau tâm sự. Quyền nói sau này chiến tranh kết thúc, anh em mình giao lưu thường xuyên chứ các đồng đội kia ở xa quá chắc ít gặp. Tôi bảo đời quân ngũ mình chỉ có một thời điểm nhất định thôi. Sau này trên quãng đường còn lại, anh em mình thế nào cũng gặp nhau", ông Hồng kể.
Ngày hôm sau, hạ sĩ Quyền theo tàu chở hàng binh về Đà Nẵng. Lúc này anh đau đến nỗi không đi được. Ông Hồng phải bế ra xuồng để đưa lên tàu.
"Lúc đó tôi ôm Quyền khóc - ông Hồng xúc động nhớ lại giây phút chia tay mà không ngờ là lần gặp nhau cuối cùng. Tôi bảo em cứ an tâm điều trị, anh em mình sẽ gặp lại nhau khi cùng tiến vào Sài Gòn. Nó còn cười bảo: các anh cứ yên tâm ở lại. Em khỏe là theo đơn vị chiến đấu ngay".
Một tháng sau khi về Sài Gòn, ông Hồng mới biết hạ sĩ Ngô Văn Quyền đã hi sinh. "Không ai nghĩ Quyền sẽ hi sinh. Nhưng nó lại hi sinh...", người cựu binh bần thần nói.
"Chúng tôi nghe đồng đội anh Quyền kể chỉ còn 35 hải lý nữa vào đến Đà Nẵng thì tàu bị chết máy. Nếu suôn sẻ thì ba ngày về đến đất liền, nhưng tàu chết máy mất sáu ngày mới vào đến bờ.
Dọc đường anh tôi cứ gọi tên bố mẹ, các em, rồi anh hát những bài hát quê hương Hải Phòng. Trên đường chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng, máu chảy nhiều quá, anh hi sinh khi chưa kịp vào bệnh viện...", ông Ngô Văn Đại, em trai liệt sĩ Quyền, xúc động kể.
Bà Ngô Thị Huế, 62 tuổi, em gái liệt sĩ Quyền, rưng rưng hồi tưởng người anh đã khuất: "Anh Quyền hiền lành, học giỏi lắm. Từ lớp 1 đến lớp 7 năm nào cũng đứng đầu lớp. Anh đi học về là ra đồng chăn trâu, 13 - 14h mới về.
Nhà chỉ có bát cơm nguội phần anh. Sau này anh đi làm thuê trên Lào Cai, mỗi lần về là tắm rửa cho các em. Làm thuê mấy năm, có lệnh nhập ngũ là anh đi". Và rồi anh Quyền của bà đã đi mãi không về...
Võ Thị Sáu - một người con gái sinh ra ở vùng Đất Đỏ thuộc vùng Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của nước Việt Nam ta ngày nay. Chị sinh năm 1933, là người con gái vô cùng thông minh, mưu trí, có tinh thần yêu nước và dũng cảm. Dù tuổi đời còn rất nhỏ nhưng chị đã tham gia làm liên lạc viên cho đoàn quân cách mạng của chúng ta và lập được rất nhiều chiến công hiển hách đáng khen thưởng.
Năm 1948, chị được cấp trên giao cho nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó chính là phải đánh phá một buổi lễ mít tinh nhằm kỷ niệm ngày chào mừng Quốc khánh của thực dân Pháp để gây nhiễu loạn và phá hoại âm mưu của kẻ thù. Tại buổi lễ mít tinh đó chị Võ Thị Sáu đã tung lựu đạn vào khán đài có tỉnh trưởng Lê Thành Trường - một lãnh đạo cấp cao của bè lũ tay sai cho thực dân Pháp để giải tán đám đông. Chính chiến công này đã giúp cho chị Võ Thị Sáu của chúng ta lập thêm nhiều chiến công khác oanh liệt hơn.
Sau đó, chị Võ Thị Sáu được cơ quan trung ương Đảng giao cho nhiệm vụ tiêu diệt kẻ gian tế, nên tháng 2 năm 1950 trong khi đi làm nhiệm vụ chị đã bị kẻ thù bắt giữ. Bọn giặc ngoại xâm đã tra tấn chị Võ Thị Sáu của chúng ta vô cùng dã man, bắt chị khai ra những đồng đội của mình. Nhưng chị anh dũng kiên quyết không khai chúng dùng nhiều thủ đoạn tra tấn tàn bạo như dùng dùi điện cho điện giật vào người chị, hay dùng dùi nung lửa nóng khoan lên người chị…Nhưng mọi hình thức tra tấn dã man thời trung cổ đó càng làm chị thêm căm hận kẻ thù chị kiên quyết không hé răng nửa lời.
Cuối cùng không làm được gì chị Võ Thị Sáu chúng buộc lòng đày chị ra Côn Đảo là nơi chuyên giam giữ và đày đọa những người tù chính trị của nước ta, là nấm mồ chôn thân của rất nhiều người anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam ta.
Tới ngày 23/1/1952, chị Võ Thị Sáu anh hùng của chúng ta bị mang ra pháp trường xử tử khi tuổi đời chỉ tròn mười chín tuổi. Cho tới sau này khi đất nước chúng ta hoàn toàn sạch bóng kẻ thù năm 1993 chị Võ Thị Sáu được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, là một trong những chiến sĩ vô cùng trẻ tuổi của ta được vinh danh thiên cổ.
Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng cuộc sống thái bình.