bảng tuần hoàn hóa học lớp 12
Kim loại M 3 + có cấu hình phân lớp ngoài cùng là 3 d 3 . Vị trí của M trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. Chu kỳ 4, nhóm VIB
B. Chu kỳ 3, nhóm IIB
C. Chu kỳ 3, nhóm IIIB
D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB
Việc tìm ra bảng tuần hoàn là một trong những phát hiện xuất sắc nhất trong ngành hóa học. Em hãy tìm hiểu lịch sử phát minh ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Ngay từ khi chưa biết rõ về cấu tạo nguyên tử, các nhà khoa học đã tìm ra cách phân loại, sắp xếp các nguyên tố hóa học để tìm ra quy luật về tính chất của chúng. Trong lịch sử nghiên cứu, một số quy luật sắp xếp đã được tìm ra nhưng đều không thành công.
Đến năm 1869, nhà bác học Nga Men-đê-lê-ép (Dmitri Ivanovich Mendeleev) (1834 – 1907) sắp xếp 63 nguyên tố hóa học đã biết thời đó theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử và phát hiện ra rằng tính chất của các nguyên tố được lặp lại đều đặn sau một số nguyên tố nhất định. Tuy nhiên, ông đã hiệu chỉnh vị trí một số nguyên tố trái với nguyên tắc sắp xếp để chúng phù hợp với quy luật về biến đổi tính chất và dự đoán vị trí một số nguyên tố chưa biết. Tiên đoán của Men-đê-lê-ép là đúng sau khi các nhà khoa học tìm ra các nguyên tố mới. Để ghi nhận sự cống hiến vĩ đại của ông, năm 1955, các nhà vật lí người Mỹ đã đặt tên nguyên tố họ tổng hợp được có số thứ tự 101 trong bảng tuần hoàn là Mendelevium (Md).
Nguyên tố Z thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn. Oxit ứng với hóa trị cao nhất của Z có công thức hóa học ZO3. Số electron ở lớp ngoài cùng của A là
A. 8
B. 6
C. 3
D. 2
Đáp án B
Z có hóa trị cao nhất với oxi là 6 nên có 6e lớp ngoài cùng
Nguyên tố Z thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn. Oxit ứng với hóa trị cao nhất của Z có công thức hóa học ZO 3 . Số electron ở lớp ngoài cùng của Z là
A. 8
B. 6
C. 3
D. 2
B
Hóa trị cao nhất của Z là VI; Z thuộc nhóm A → Z thuộc nhóm VIA
Vậy số electron lớp ngoài cùng của Z là 6
bảng tuần hoàn hóa học
Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hỏi: Các electron ngoài cùng nằm ở lớp electron thứ mấy?
Cấu hình electron lớp ngoài cùng nằm ở lớp thứ ba.
Anion X - và cation Y 2 + đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3 s 2 3 p 6 . Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA
B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA
C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA
D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA
Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
B. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA
C. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA.
D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
Chọn đáp án B.
- Anion X- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6 → Cấu hình electron lớp ngoài cùng của X là 3s23p5 X là Cl (Z = 17) thuộc chu kì 3, nhóm VIIA.
- Cation Y2+có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6 → Cấu hình electron lớp ngoài cùng của Y là 3p64s2 → Y là Ca (Z = 20) thuộc chu kỳ 4, nhóm IIA.
Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA.
Đáp án C
X + 1e → X-
X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p5
→ X có số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA.
• Y → Y2+ + 2e
Y có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s2
→ Y có số thứ tự 20, chu kì 4, nhóm IIA.
→ Chọn C.