Mở bài nghị luận cảnh khuya
Viết một bài văn nghị luận cảm nghĩ về tình yêu tổ quốc (5-7)về bài cảnh khuya và bài rằm tháng giêng
Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ tài ba, nhà quân sự, chính trị lỗi lạc của cách mạng Việt Nam mà còn là nhà thơ, nhà văn lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Không chỉ làm cách mạng, Bác còn viết thơ, làm văn để phục cho chiến đấu. Bởi vậy, mà trong bảy mươi chín năm cuộc đời của Người không chỉ có những thành quả cách mạng lớn lao mà còn có một bộ sưu tập thơ bất hủ, có thể kể đến tập "Nhật ký trong tù", các bài thơ Bác viết gửi thiếu nhi, hay những bài thơ ngẫu hứng khi ngắm thiên nhiên Bác đều gửi gắm những tâm tư, niềm mong mỏi và cả sự lạc quan, hướng về những điều tốt đẹp trong tương lai. Một trong những bài thơ hay nhất của Bác viết trong kháng chiến có thể kể đến “bộ đôi” hai bài thơ trăng "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng".
Bài thơ Cảnh khuya được mở đầu bằng những câu thơ tả cảnh, gợi cảm đầy mê hoặc:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lòng cổ thụ bóng lồng hoa"
Thiên nhiên vừa tĩnh lại vừa động, tiếng suối róc rách chảy xa xa qua cái cảm của nhà thơ tựa như tiếng hát con người đang vọng lại, ấm áp và đầy thiết tha. Tiếng hát của dòng suối chảy ấy đã át đi cả tiếng của những bom đạn quân thù để rồi trong đêm khuya tĩnh lặng, tiếng suối trở thành một thanh âm thi vị dịu dàng, trong trẻo mang lại chút thư thái nơi tâm hồn của nhân vật trữ tình. Bản nhạc của suối nguồn núi rừng mang đến cho thính giác cảm giác êm đềm, hấp dẫn thì đến cảnh sắc Việt Bắc lại làm cho ánh mắt thi nhân không thể rời. Hoa cỏ, thiên nhiên và đặc biệt là ánh trăng đẹp đẽ trên bầu trời xa kia đã khiến cho tâm hồn nhà thơ không khỏi xuýt xoa mà buông những lời thơ tựa nét vẽ của bức họa núi rừng:
"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Trăng toả ánh sáng xuống trần gian, hòa trong vẻ đẹp của cây rừng Việt Bắc. Ánh trăng lồng qua từng bóng cây già, luồn qua từng cành cây, kẽ lá in bóng cảnh vật xuống mặt như những bông hoa. Trăng, cây, và hoa gắn kết, quấn quýt, giao hòa như tình cảm gắn kết giữa quân và dân Việt Nam. Cảnh hữu tình quá, thơ mộng quá, cảnh làm lòng người xuyến xao khôn tả. Trăng khuya soi rọi bóng cây già, tiếng suối chảy xa tựa bản nhạc ngân nga, rừng Việt Bắc thật đẹp quá.
Và thiên nhiên càng đẹp hơn khi có bóng dáng của con người, giữa núi rừng đại ngàn trăng soi, có người thi sĩ đang ngắm nhìn, đang trăn trở:
"Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Bóng dáng con người hiện lên không miêu tả qua dáng hình, qua khuôn mặt mà được thể hiện qua nội tâm, qua trạng thái của Người - chưa ngủ vì nỗi nước nhà. Suốt bao năm tháng cách mạng, Người vẫn lo một nỗi cho dân tộc, cho kháng chiến, Bác thương nhân dân, thương bộ đội lại càng thương đất nước, xót xa khi Tổ quốc bị xâm lăng. Bác ngắm nhìn cảnh khuya mà nào có thảnh thơi, vẫn lo toan mọi bề khi đất nước chưa được giải phóng. Bác Hồ - Người là vậy, chưa một giây phút nào Bác quên nghĩ đến nhân dân, nghĩ về dân tộc.
Đến với Rằm tháng giêng, ta thấy được ở bài thơ một không gian thiên nhiên đầy đẹp đẽ, một mạch nguồn cảm xúc mới mẻ, tươi tắn. Bài thơ mở đầu thật nhẹ nhàng:
"Rằm xuân lồng lộng trăng soi"
Vào những ngày rằm, trăng tròn trịa và toả sáng hơn, đặc biệt trăng xuân lại càng đẹp, càng mỹ miều hơn nữa. Ánh trăng toả ngát, soi "lồng lộng" khắp không gian, ánh trăng như bao trùm lấy vạn vật, ban thứ ánh sáng kiều diễm mê hoặc lòng người. Trăng sáng chiếu bát ngát, mênh mông khắp nơi, mọi chốn của núi rừng Việt Bắc.
" Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"
Xuân ngập tràn không gian, sức xuân sống động, tươi trẻ và dồi dào toả khắp mây trời, sông nước. Xuân mang niềm vui, niềm thương gửi gắm vào tất thảy thiên nhiên, cảnh vật, dường như cả đất trời đang dào dạt sức sống mùa xuân.
" Giữa dòng bàn bạc việc quân"
Giữa lúc thiên nhiên đang rạo rực sức xuân như vậy, lòng người cũng đang rạo rực vì sự nghiệp kháng chiến. Câu thơ gợi cho ta cảm nghĩ về hình ảnh những người chiến sĩ đang miệt mài, tập trung bàn bạc, tìm ra những kế hoạch, chiến lược cho công cuộc cách mạng trên con thuyền nhỏ lênh đênh giữa dòng, dưới ánh trăng dịu dàng của tạo hoá. Ánh trăng lúc này đây như người chiến sĩ cùng đồng hành, chăm chú dõi theo từng nghĩ suy, từng trăn trở, trăng lại như người bạn tri âm đến gần bên tâm tình với con người.
" Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"
Khi đêm đã khuya, cuộc họp bàn dường như vẫn chưa trọn, thuyền chở đầy trăng vẫn trôi nhẹ giữa dòng. Thuyền chở trăng, chở cả những hy vọng, ước mơ, chở cả những niềm tin vào một ngày đất nước được hoà bình, nhân dân được ấm no, an bình. Thuyền chở đầy trăng chở theo cả niềm lạc quan, sự tin yêu trên con đường cách mạng gian khó, dẫu có những hiểm nguy, dẫu có những mất mát vẫn giữ vững lòng tin vào ngày mai thắng lợi vẻ vang.
Hai bài thơ, tuy có những đặc sắc riêng, song giữa chúng ta vẫn bắt gặp những điểm tương đồng để làm nên dấu ấn, phong cách thơ của nhà thơ dân tộc Hồ Chí Minh. Cả "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" đều có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố cổ điển và tinh thần hiện đại. Đó là những hình ảnh, thi liệu khá quen thuộc được dùng nhiều trong thơ cổ như ánh trăng hay con thuyền. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt lời ít ý nhiều, hàm súc cùng bút pháp gợi mà không tả cũng được vận dụng đầy thuần thục, điều luyện. Đặc biệt, qua hai bài thơ, ta cảm nhận được một tình yêu thiên nhiên hoà trong một trái tim yêu nước thiết tha của Người, niềm lạc quan trong gian khó, phong thái đầy ung dung của một chiến sĩ cách mạng mãi là nguồn cảm hứng cho bao thế hệ trẻ chúng em học tập, nói theo.
"Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" đã mang đến cho em những nỗi nhớ, những niềm thương và cả sự kính trọng dành cho Bác. Chính những lời thơ bình dị, những tình cảm dạt dào gửi gắm trong thơ của Bác đã bồi đắp, nuôi dưỡng trong em tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước mình. Bản thân em sẽ mỗi ngày cố gắng, cố gắng hơn nữa để lớn lên có thể góp sức mình xây dựng quê hương mình ngày một giàu đẹp, ngày một đi lên như lời dạy của Bác năm nào.
nghị luận chứng minh về tác phẩm văn học
vd:
Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh không chỉ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên say đắm lòng người mà ở đó còn có con người thật đẹp.
Bằng hiểu biết của mình về bài thơ “Cảnh khuya”, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Có cần phải nói về những sáng tạo nghệ thuật ko ạ?
mở bài : cảnh khuya trực tiếp
Siêu thần tượng đã nở nụ cười cũng ko đẹp bằng em
tk
Hồ Chí Minh không những là một vị lãnh tụ của nhân dân mà còn là một nhà thơ đầy bản lĩnh và lòng nhân ái. Chúng ta không thể không khâm phục Người khi đi để lại một khối lượng thơ văn khá đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn. Nói đến Bác ta không thể nói đến tác phẩm “Cảnh khuya” bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh khi chúng ta bước sang cuộc chiến đấu chống thực dân pháp tại chiến khu Việt Bắc. Bài thơ là phong thái ung dung lạc quan của Bác tự dành cho mình những phút giây thong thả ung dung để hòa mình với thiên nhiên với cảnh vật khiến cho ta cảm thấy thật ngưỡng mộ tâm hồn thanh cao ấy.
Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần mở đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.
Bài văn này nghị luận về vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Luận điểm: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”
Mở bài nghị luận Lòng Hiếu Thảo
refer
“Công cha đức mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ song thân”
Công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái là vô cùng to lớn, không sao kể xiết. Vì vậy, những người làm con khi đã khôn lớn, trưởng thành phải luôn ghi nhớ công lao trời biển ấy và báo đáp, phụng dưỡng cha mẹ. Đúng như những lời trong câu ca dao: “Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Tham khảo
“Công cha đức mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ song thân”
Công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái là vô cùng to lớn, không sao kể xiết. Vì vậy, những người làm con khi đã khôn lớn, trưởng thành phải luôn ghi nhớ công lao trời biển ấy và báo đáp, phụng dưỡng cha mẹ. Đúng như những lời trong câu ca dao: “Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
tham khao :
“Công cha đức mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ song thân”
Công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái là vô cùng to lớn, không sao kể xiết. Vì vậy, những người làm con khi đã khôn lớn, trưởng thành phải luôn ghi nhớ công lao trời biển ấy và báo đáp, phụng dưỡng cha mẹ. Đúng như những lời trong câu ca dao: “Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Bất kể ai cũng vậy, từ khi mới chào đời ta đã nhận được tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ và những người xung quanh. “Mang nặng đẻ đau” chín tháng mười ngày để rồi vỡ òa trong niềm vui và hạnh phúc khi nghe thấy tiếng khóc đầu đời của con. Còn gì vui sướng hơn khi sau bao nhiêu ngày tháng chờ đợi, thiên thần của cha mẹ đã ra đời. Và cũng từ đó, cha mẹ vất vả hơn khi phải chăm sóc con, lo cho con tất cả mọi thứ, thức trắng đêm trông nom khi con ốm. Cứ như vậy cho đến khi con “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”, thời gian trôi con lớn dẫn trong vòng tay yêu thương, chăm sóc của cha mẹ còn cha mẹ thì vất vả hơn vì vừa phải lo cho công việc vừa phải lo cho con. Nhưng có một điều mà chắc chắn ai cũng biết đó là cho dù vất vả, nặng nhọc đến đâu chỉ cần những đứa con luôn vui tươi, khỏe mạnh thì đó đã là niềm động viên, an ủi, tiếp thêm sức mạnh cho những người làm cha, làm mẹ rồi.
Công lao của cha mẹ thật vô cùng lớn lao, chính vì vậy con cái cần làm tròn trách nhiệm của mình đối với cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành. Khi còn nhỏ, bổn phận của con cái là phải biết vâng lời cha mẹ, chăm chỉ học tập rèn luyện để cha mẹ được vui lòng. Tuy còn nhỏ, chưa thể giúp gì nhiều cho cha mẹ nhưng việc phấn đấu để trở thành con ngoan trò giỏi chính là món quà to lớn dành cho cha mẹ của mình. Mặc dù có nhiều lúc cha mẹ có quát mắng ta nhưng suy cho cùng, những bậc làm cha làm mẹ chỉ muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình. Có thể khi đó, chúng ta còn quá nhỏ để hiểu được một cách sâu xa những lời quát mắng đó là muốn tốt cho mình, nhưng khi đã trưởng thành, ta thầm cảm ơn những lời quát mắng đó đã giúp ta hiểu ra nhiều điều hơn. Khi con cái dần trưởng thành cũng là lúc cha mẹ ngày càng già yếu đi, đây chính là lúc những người làm con cần làm làm tròn chữ hiếu của mình, đó là phải phụng dưỡng, chăm sóc chu đáo cho cha mẹ của mình, có như vậy mới làm tròn chữ hiếu của đạo làm con.
Tuy nhiên không phải những người con nào cũng làm tròn trách nhiệm của mình đối với cha mẹ. Chắc các bạn đã từng đọc hay được nghe câu thơ:
“Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể
Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”
Có những người con xem cha mẹ của mình là gánh nặng khi họ già yếu đi, anh em trong cùng một gia đình đùn đẩy trách nhiệm nuôi cha mẹ hết cho người này rồi đến người khác, có một số người chọn cách đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão để không mất thời gian chăm sóc. Cha mẹ cả một đời vất vả vì con cái, chỉ mong lúc về già được an nhàn, sum họp bên con cháu, vậy mà những người con nỡ nhẫn tâm bỏ mặc cha mẹ trong sự cô đơn, mặc dù vẫn đầy đủ về cuộc sống vật chất nhưng lại thiếu thốn tình cảm, lúc nào cũng cảm thấy cô đơn.
“Công cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”
Một lần nữa phải luôn tự nhắc nhở rằng, công lao, ơn nghĩa của cha mẹ là không gì có thể sánh nổi. Những người làm con phải luôn ghi nhớ công lao ấy và phải làm tròn trách nhiệm của mình đối với cha mẹ, đừng để khi cha mẹ mãi mãi không còn trên thế gian này nữa thì mọi sự báo đáp cũng đã muộn rồi.
Phần mở bài của bài văn nghị luận thường làm gì?
A. Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội
B. Giới thiệu nhân vật, sự việc
C. Trình bày nội dung chủ yếu của bài
D. Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tương, thái độ, quan điểm.
Phần mở bài của bài văn nghị luận có vai trò gì ?
A. Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội mà bài văn hướng tới
B. Nêu ra các luận điểm sẽ triển khai trong phần Thân bài.
C. Nêu phạm vi dẫn chứng mà bài văn sẽ sử dụng
D. Nêu tính chất của bài văn
1) Dựa vào bài "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến. Hãy viết 1 bài văn nghị luận về tình bạn
2) Cho biết về đẹp của bức tranh thiên nhiên "cảnh khuya"
3) Câu thơ thứ 3 của bài thơ "Cảnh khuya" có ý kiến cho rằng "câu thơ giống như một bản lề mở ra hai tâm trạng". Theo em nhận xét trên có đúng không? Vì sao?
Câu 1 :
Đọc thơ Nguyễn Khuyến ta chẳng thấy mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước cảnh đất nước thương đau, trước thói đời lắm nỗi éo le. Nỗi buồn ấy càng sâu càng đậm từ khi ông cáo quan về ở ẩn. Nhưng ta niềm vui bất chợt khi đọc Bọn đến chơi nhà. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn bằng hữu tâm giao cao quý vượt lên mọi nghi thức đời thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp chân thành.
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sự phát triển của ý thơ khá bất ngờ không theo cấu trúc (đề, thực, luận, kết) thường thấy ở thơ Đường. Có lẽ đây cũng là một điều rất đặc biệt như chính tình bạn của họ.
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Câu thơ mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp nhau. Tuổi già thường cảm thấy cô đơn nên người ta khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Vì vậy khi có bạn đến thăm thì quá đỗi vui mừng. Cách xưng hô thân mật bằng bác, cách gọi thân mật dân dã gợi sự nể trọng cũng như thân tình thể hiện sự gắn bó trọng tình giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng ngày: đã lâu rồi nay có dịp bác đến chơi nhà, thật là vui quá. Tôi, bác chẳng xa lạ gì thôi thì mong bác thông cảm cho! Ngày còn ở chốn quan trường việc có bạn tới thăm là lẽ thường nhưng giờ ông đã từ quan, có bạn đến tận nhà thăm thì hẳn phải là thân thiết lắm bởi thói đời: giàu thời tìm đến, khó thời ***** lui. Vui sướng, xúc động nhà thơ đã lấy sự sung túc, giàu có của tình bạn thay vào cái túng thiếu về vật chất để tiếp bạn.
Thông thường theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù là thân hay sơ thì trước hết trầu nước sau là cơm rượu đãi bạn. Nhưng sau lời chào bạn Nguyễn Khuyến nhắc đến một loạt những khó khăn của gia đình:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi chưa chu đáo của mình.
Phần thực, luận tính hệ thống của ngôn ngữ thơ rất chặt chẽ, nhất quán ở một cách nói. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân. Có ao và có cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu, nhưng ... Bức tranh vườn hiện lên sống động vui tươi. Một nếp sống thôn dã chất phác, cần cù, bình dị đáng yêu. Một cuộc đời thanh bạch ấm áp cây đời và tình người. Ta cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn mình ra thăm vườn cây, ao cá và hơn thế mong bạn cảm thông với cuộc sống của mình chăng?
Các từ (sâu, cả, rộng, thưa), các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng bổ trợ cho nhau một cách thần tình, khéo léo, dung dị và tự nhiên. Những từ ngữ này biểu hiện một cuộc sống dung dị, tự nhiên gần gũi đáng yêu.
Dân gian có câu:
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương.
Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn:
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước
Bác với tôi hôm sớm cùng nhau...
(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)
Tình cảm của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật cảm động, họ tri kỷ tri âm với nhau cũng xuất phát từ đó. Đúng vậy, trong bài thơ này những nghi thức xã giao vật chất dần bị bóc để lộ ra hạt ngọc lung linh - ấy là tâm hồn, tình cảm cao quý của họ.
Bác đến chơi đây, ta với ta
Câu kết là sự “bùng nổ” ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị mà chỉ cần có một tấm lòng.
Lần thứ hai chữ bác xuất hiện, bác không quản ngại đường xá xa xôi đến thăm bạn thì thật đáng quý. Tình bạn là trên hết, không gì mua được. Mong tiếp bạn bằng những thứ thật sang, thật bất ngờ nhưng rồi chỉ có ta với ta. Họ hiểu nhau, họ tuy hai nhưng là một, cái đồng điệu ấy chính là sự xem thường vật chất, trọng tình cảm, trọng tình bằng hữu.
Tôi và bác chỉ cần gặp nhau để trò chuyện tâm sự là đã đủ. Tình cảm của họ bộc lộ một cách trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng.
Ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là sự bắt gặp đối diện với chính mình, chính tâm trạng cô đơn u hoài của nữ sĩ. Còn ta với ta trong bài thơ này là sự bắt gặp của hai tâm hồn, hai con người.
Có một số bài thơ của Nguyễn Khuyến viết về bạn khi đọc ta mới thấy hết được ý vị của nó:
Từ trước bảng vàng nhà có sẵn
Chẳng qua trong bác với ngoài tôi
(Gửi bác Châu Cầu)
Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động chứ không như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng lên án Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Tình bạn cao quý ấy còn chói ngời mãi, là điển hình cho tình bằng hữu xưa nay.
Khép lại bài thơ, ai ai cũng xúc động trước tình bạn cao quý của họ. Lời thơ dung dị, ý thơ chất chứa bao tình cảm thân thương trìu mến tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.
Câu 2 :
Cảnh khuya là 1 bức tranh đẹp về thiên nhiên . Tiếng suối làm cho không gian vốn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng . Khi mặt trời lặn xuống để lại 1 màn đêm yên tĩnh thì lúc đó ánh trăng bắt đầu hiện lên bao phủ mặt đất , tán cây cổ thụ . Ánh trăng lấp lánh , huyền ảo lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm sương . Khung cảnh thiên nhiên có xa có gần . Xa là tiếng suối , ánh trăng , bóng cây , bóng hoa hòa quyện lung linh . Sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen . Màu trắng bạc của ánh trăng , màu đen sẫm của tàn cây , bóng cây , bóng lá . Nhưng dưới gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa 1 sức sống âm thầm , rạo rực của thiên nhiên . Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng vời vợi , có bóng cổ thụ , bóng hoa ... Tất cả giao hòa nhịp nhàng , tạo nên tình điệu êm đềm , dẫn dắt hồn người vào cõi mộng.
câu 1Đọc thơ Nguyễn Khuyến ta chẳng thấy mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước cảnh đất nước thương đau, trước thói đời lắm nỗi éo le. Nỗi buồn ấy càng sâu càng đậm từ khi ông cáo quan về ở ẩn. Nhưng ta niềm vui bất chợt khi đọc Bọn đến chơi nhà. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn bằng hữu tâm giao cao quý vượt lên mọi nghi thức đời thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp chân thành.
<span 13px;"="">Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sự phát triển của ý thơ khá bất ngờ không theo cấu trúc (đề, thực, luận, kết) thường thấy ở thơ Đường. Có lẽ đây cũng là một điều rất đặc biệt như chính tình bạn của họ.
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Câu thơ mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp nhau. Tuổi già thường cảm thấy cô đơn nên người ta khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Vì vậy khi có bạn đến thăm thì quá đỗi vui mừng. Cách xưng hô thân mật bằng bác, cách gọi thân mật dân dã gợi sự nể trọng cũng như thân tình thể hiện sự gắn bó trọng tình giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng ngày: đã lâu rồi nay có dịp bác đến chơi nhà, thật là vui quá. Tôi, bác chẳng xa lạ gì thôi thì mong bác thông cảm cho! Ngày còn ở chốn quan trường việc có bạn tới thăm là lẽ thường nhưng giờ ông đã từ quan, có bạn đến tận nhà thăm thì hẳn phải là thân thiết lắm bởi thói đời: giàu thời tìm đến, khó thời ***** lui. Vui sướng, xúc động nhà thơ đã lấy sự sung túc, giàu có của tình bạn thay vào cái túng thiếu về vật chất để tiếp bạn.
Thông thường theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù là thân hay sơ thì trước hết trầu nước sau là cơm rượu đãi bạn. Nhưng sau lời chào bạn Nguyễn Khuyến nhắc đến một loạt những khó khăn của gia đình:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi chưa chu đáo của mình.
Phần thực, luận tính hệ thống của ngôn ngữ thơ rất chặt chẽ, nhất quán ở một cách nói. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân. Có ao và có cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu, nhưng ... Bức tranh vườn hiện lên sống động vui tươi. Một nếp sống thôn dã chất phác, cần cù, bình dị đáng yêu. Một cuộc đời thanh bạch ấm áp cây đời và tình người. Ta cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn mình ra thăm vườn cây, ao cá và hơn thế mong bạn cảm thông với cuộc sống của mình chăng?
Các từ (sâu, cả, rộng, thưa), các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng bổ trợ cho nhau một cách thần tình, khéo léo, dung dị và tự nhiên. Những từ ngữ này biểu hiện một cuộc sống dung dị, tự nhiên gần gũi đáng yêu.
Dân gian có câu:
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương.
Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn:
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước
Bác với tôi hôm sớm cùng nhau...
(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)
Tình cảm của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật cảm động, họ tri kỷ tri âm với nhau cũng xuất phát từ đó. Đúng vậy, trong bài thơ này những nghi thức xã giao vật chất dần bị bóc để lộ ra hạt ngọc lung linh - ấy là tâm hồn, tình cảm cao quý của họ.
Bác đến chơi đây, ta với ta
Câu kết là sự “bùng nổ” ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị mà chỉ cần có một tấm lòng.
Lần thứ hai chữ bác xuất hiện, bác không quản ngại đường xá xa xôi đến thăm bạn thì thật đáng quý. Tình bạn là trên hết, không gì mua được. Mong tiếp bạn bằng những thứ thật sang, thật bất ngờ nhưng rồi chỉ có ta với ta. Họ hiểu nhau, họ tuy hai nhưng là một, cái đồng điệu ấy chính là sự xem thường vật chất, trọng tình cảm, trọng tình bằng hữu.
Tôi và bác chỉ cần gặp nhau để trò chuyện tâm sự là đã đủ. Tình cảm của họ bộc lộ một cách trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng.
Ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là sự bắt gặp đối diện với chính mình, chính tâm trạng cô đơn u hoài của nữ sĩ. Còn ta với ta trong bài thơ này là sự bắt gặp của hai tâm hồn, hai con người.
Có một số bài thơ của Nguyễn Khuyến viết về bạn khi đọc ta mới thấy hết được ý vị của nó:
Từ trước bảng vàng nhà có sẵn
Chẳng qua trong bác với ngoài tôi
(Gửi bác Châu Cầu)
Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động chứ không như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng lên án Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Tình bạn cao quý ấy còn chói ngời mãi, là điển hình cho tình bằng hữu xưa nay.
Khép lại bài thơ, ai ai cũng xúc động trước tình bạn cao quý của họ. Lời thơ dung dị, ý thơ chất chứa bao tình cảm thân thương trìu mến tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.
Phần mở bài của bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ nêu điều gì?
A. Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình (nếu phân tích đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó.
B. Trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ
C. Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ, đoạn thơ
D. Cả 3 đáp án trên